Thứ Sáu
26 Apr 2024
3:23 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

File Catalog

TRANG CHÍNH » HỒ SƠ » TRUYỆN PHẬT GIÁO

ĐẠI SƯ THỨ 74 - SAKARA
02 Oct 2012, 2:18 PM
CÁC VỊ CHÂN SƯ ĐẠI THỦ ẤN

Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

---o0o--



ÐẠI SƯ THỨ 74 SAKARA (Sinh trong hoa sen)



Long vương Basuka

chế ngự những con người đau khổ

bằng những trận mưa dầm dề.

Nơi có quyền năng cao nhất của Như Lai.

Long vương của Trí tuệ

ban những cơn mưa xuân mát mẻ

của Bí mật pháp

Cho những ai may mắn hiểu được lý âm dương.



Truyền thuyết:

Indrabhuti cai trị Vương quốc Kanci gồm một triệu bốn trăm ngàn hộ, chưa có một mụn trai để kế nghiệp. Ngài cùng Hoàng hậu ngày đêm cầu khẩn Trời, Phật ban cho ngài một Hoàng tử.

Sáu tháng sau, Hoàng hậu năm mộng thấy bà nuốt trọn ngọn núi Meru, uống cạn nước của một đại dương, gót hài của bà dẫm nát cả ba cõi thế giới. Ðức vua không đủ khả năng để giải thích giấc mộng. Ngài ban lệnh sẽ thưởng cho những ai có thể giải đoán được, một đạo sĩ tuyên bố:

- “Đây là điềm báo trước sự ra đời của một bậc Đại trí, một vị Bồ Tát, hay một bậc Minh quân, một vì vua của Vương quốc chân lý. Ngay lúc ngài sinh ra sẽ có một trận mưa vàng bạc tưới đều khắp nơi.”

Quả nhiên sau đó hoàng hậu thụ thai. Và đúng như lời tiên đoán, đến kỳ khai hoa nở nhuỵ liền có một cơn mưa vàng bạc đổ xuống nơi nơi.

Sau khi cơn mưa dứt, người ta phát hiện ra một hài nhi nằm trên đóa sen lớn trong vườn thượng uyển.

Vị hoàng tử sơ sinh được đặt tên là Saroruha. Do công đức đời trước của hoàng tử nên từ khi ngài sinh ra, dân chúng luôn được sống trong sự sung túc.

Ít lâu sau, hoàng hậu lại sinh thêm một hoàng nam.

Khi đức vua băng hà, Saroruha từ chối việc kế vị ngai vàng, trao vương quyền cho em. Bản thân ngài trở thành một tu sĩ.
Rời khỏi hoàng cung, Saroruha đi về phía Sri Dhanyakataka để tìm Chân sư. Trên đường đi tầm sư học đạo, Saroruha đã gặp được Chân sư. Đây chính là hoá thân của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Để thử thách Saroruha, Bồ Tát nói với Saroruha rằng ngài cũng có thể hiển lộ pháp thân. Nhưng Saroruha thành thực thưa với thầy rằng ngài không thể tự mình đi đến giải thoát.

Saroruha cung kính đảnh lễ vị Chân sư để cầu pháp. Bồ Tát liền hiện thân truyền pháp thiền định Hevajra cho Saroruha rồi biến mất.

Saroruha tiếp tục đi đến Sri Dhanyakataka để tu tập thiền định.

Một hôm, có một vị du tăng từ xa đến nơi ngài Saroruha đang tu tập để tìm hiểu giáo pháp. Vị này xin làm thị giả cho ngài với điều kiện là khi nào ngài đắc quả thì truyền pháp cho ông ta.
Sư đồng ý. Vị du tăng liền lưu lại trong hang động để phục vụ ngài trong suốt 12 năm.

Ngay vào lúc ngài Saroruha bắt đầu nhập thất, nạn đói hoành hành khắp nơi vì nắng hạn, người chết nhiều vô kể.

Sợ biến cố này làm kinh động đến Chân sư, trở ngại việc thiền định của thầy, nên người thị giả im lặng không tiết lộ.

Vào ngày cuối cùng của thiền thất trải qua 12 năm, người thị giả đến khất thực tại hoàng cung, nhưng ngay cả tại đây người ta cũng chỉ có thể cúng dường cho ông một chén gạo nhỏ.

Ông cẩn thận mang về dâng lên vị Chân sư. Rủi thay, khi về đến nơi, lúc bước qua ngưỡng cửa thì vị này vấp té, làm rơi bát gạo vung vãi khắp nơi.

Sư thấy thế, bèn hỏi: “Ngươi say à?”

“Thưa không! Đệ tử chỉ vì quá đói bụng nên đi không vững.”

“Ngươi không tìm được thức ăn à?”

Người thị giả thú thật rằng ông đã giấu thầy về nạn đói. Sư quở trách: “Cớ sao ngươi không cho ta biết? Ta có thể làm mưa để cứu dân lành.”

Saroruha nhặt những hạt gạo bị đổ dưới đất rồi đi ra một dòng sông. Tại đây, ngài tác pháp cúng dường cho các Hộ pháp Long vương, đoạn dùng ấn chú triệu thỉnh tám vị Long vương đến quở trách cho đến khi đầu của bọn họ sắp vỡ tung. Ngài mắng rằng: “Nạn đói này là do các ngươi gây ra. Các ngươi phải chịu trách nhiệm. Hôm nay các ngươi phải làm một cơn mưa thực phẩm, ngày mai là mưa ngũ cốc, ngày kế tiếp lại là mưa thực phẩm, sau đó phải mưa vàng, bạc trong ba ngày. Đến ngày thứ bảy, hãy mưa như bình thường.”

Các vị Long vương vâng lệnh làm theo lời Sư.

Sau đó Sư truyền tâm pháp cho Rama, tên của vị thị giả, và dặn dò đệ tử: “Ngươi không được hành động vì lợi ích của bản thân mà hãy vì lợi ích của chúng sinh. Nếu không, ngươi sẽ không bao giờ đạt tới cứu cảnh giải thoát. Sau khi ta đi rồi, ngươi nên đến Sri Parvata mà tu tập.”

Nói rồi, như có đôi cánh, Sư bay vút vào không trung.

Sau khi Rama đến Sri Parvata thì lấy một nàng công chúa làm vợ, nhưng cả hai vợ chồng đều từ bỏ cung điện vào sống trong một khu rừng già cho đến khi tu chứng.









TRUYỆN PHẬT GIÁO



THỂ LOẠI: TRUYỆN PHẬT GIÁO | CẬP NHẬT bởi: atoanmt
Xem: 983 | TẢI XUỐNG: 0 | ĐÁNH GIÁ: 5.0/1
Tổng-số Ý-kiến: 0
CHỈ CHO THÀNH VIÊN GÓP Ý
[ ĐĂNG-KÝ | ĐĂNG NHẬP ]