Thứ Sáu
19 Apr 2024
7:27 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

File Catalog

TRANG CHÍNH » HỒ SƠ » MẸO VẶT TIỆN-ÍCH

TỎI
10 Sep 2010, 1:14 AM

Tỏi còn có tên là Hồ, Đại toán là củ của cây Tỏi ( mà ta dùng làm gia vị ) Allivum Sativum L thuộc họ Hành tỏi ( Liliaceae )

Thành phần chủ yếu :
Allicin, Citral, geraniol, linaloolphelandrene, 5-methyl-1-cysteine, sulfoxide.

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại :

- Tinh dầu tỏi, nước tỏi, dịch ngâm tỏi đều có tác dụng kháng khuẩn mạnh phổ rộng, kháng khuẩn và ức chế khuẩn. Tỏi vỏ tím có tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn tỏi vỏ trắng. Tỏi chế làm thuốc đều có tác dụng đối với các loại khuẩn kháng với streptomycin, penicillin, chloromycetin, aureomycin. Tỏi cũng có tác dụng ức chế nấm ở vùng sâu và nông của cơ thể, nồng độ của dầu tỏi có tác dụng đối với nấm là 1mcg/1ml.
- Tỏi có tác dụng chống ung thư, có khả năng làm giảm tỷ lệ phát sinh ung thư bao tử.
- Tỏi có tác dụng chống amip và trùng roi ( trichomonas ).
- Tỏi có tác dụng hạ lipid huyết, ức chế các mảng xơ cứng động mạch hình thành, tăng hoạt tính dung giải của fibrin, ức chế sự làm tăng ngưng tập tiểu cầu của ADP và Adrenalin, có tác dụng hạ áp.
- Tỏi có tác dụng làm tăng chuyển dạng lympho bào, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Tỏi còn có tác dụng tốt như chống viêm, hưng phấn tử cung, hạ đường huyết và cải thiện tình trạng nhiễm độc chì mạn tính.

Vài cách sử dụng tỏi thông thường

Phòng và trị cúm : Giã nát 3 tép tỏi, hãm trong 50g nước sôi khoảng nửa giờ. Lấy nước, nhỏ vào mũi mỗi bên khoảng 2 hay 3 giọt, ngày 2 hoặc 3 lần.

Rửa vết thương, chỗ lở loét. :
Pha loãng 1 phần dịch tỏi và 10 phần nước cất, thêm 2% cồn để bảo quản. Kinh nghiệm của bác sĩ Taghiep ( Nga ) cho biết dùng nước tỏi chữa nhiễm trùng do bỏng sau 12,5 ngày thì lành trong khi điều trị với penicillin và sulfamid phải mất 14,5 ngày.

Chữa đau răng : Giã nát 2 tép tỏi trộn với một chút nước ấm. Đợi khoảng 10 phút sau, dùng một que tăm tẩm dịch tỏi thấm đều chung quanh chỗ đau.

Chữa mụn cóc, chai chân : Giã nát 2 tép tỏi, dán gọn vào chỗ bị chai và để qua đêm.

Chữa viêm họng :
Giã nát 2 tép tỏi, trộn 1 phần tỏi và 3 phần hành lá, buộc vào huyệt Hợp cốc ở bàn tay. Để qua đêm. Dịch tỏi sẽ thấm qua da và kích thích mạnh vào huyệt có tác dụng “tả”để chữa viêm họng. Hành lá có tác dụng làm giảm độ nóng để tránh phồng da.
( Úp bàn tay xuống, xoè rộng 2 ngón tay trỏ và ngón tay cái, huyệt hợp cốc nằm trên mặt lưng của bàn tay, ở chỗ lõm giữa 2 xương ngón tay cái và ngón tay trỏ.)

Trị ung nhọt, nhiễm độc thức ăn và rắn cùng các loại trùng thú cắn :

- Dùng cao Tỏi ( lượng tỏi vừa đủ giã nát cho ít dầu mè hoặc các loại dầu thực vật khác ) trộn đều đắp lên nhọt khô thì thay.
- Củ tỏi 3 - 10g, Sơn đậu căn 3 - 10g sắc uống, đồng thời dùng tỏi giã nát đắp ngoài. Trị rắn độc cắn và rết cắn.
- Tỏi sắc nước uống trị ăn phải cua độc.

Bên cạnh đó, tỏi còn được biết đến như một vị thuốc kỳ diệu cho nhan sắc :

Dưỡng da bằng tỏi :
giã nhuyễn tỏi rồi bôi lên da. Chất alicine có trong tỏi giúp tăng cường sự bài tiết hormon , tăng sức sống cho tế bào và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới, làm da đẹp hơn không bị mụn và tàn nhang.
Ngoài ra, tỏi còn chứa vitamin E, vitamin B1, B2 có tác dụng tăng cường sức đàn hồi của huyết quản, chống bệnh hoại huyết, giải độc để phòng ngừa da già mốc, da đồi mồi.

Bài thuốc với tỏi :
- Cho tỏi vào nước nấu cho đến khi đặc quánh rồi thêm chút mật ong, mỗi ngày uống một thìa nhỏ để hạn chế sự hình thành nếp nhăn sớm.
- Cho 6 nhánh tỏi vào trong một chén mật ong, để trong bóng tối, tránh ánh nắng mặt trời trong 2-3 tháng. Dùng hỗn hợp này đắp thay mặt nạ dưỡng da, giúp da luôn sạch sẽ và mịn màng.

Chống bạc tóc, rụng tóc :
Tỏi dùng bên ngoài thúc đẩy tuần hoàn máu, tẩy lớp sừng lão hóa để chống bạc tóc, rụng tóc. Dùng củ tỏi tươi giã nhỏ xát lên da đầu vào buổi tối. Sau 2 giờ gội đầu bình thường.

Cách pha chế rượu tỏi :
Dùng 1,8 lít rượu trắng độ nhẹ (35o), 100g tỏi giã nát, 300g đường trắng, nút kín để vào chỗ râm mát bảo quản. Củ tỏi lột sạch vỏ phơi nắng thật khô cho đến lúc ngả màu vàng. Xếp tỏi khô vào một lọ thủy tinh, đổ rượu trắng theo tỷ lệ 1 phần tỏi khô + 2 phần rượu. Để trong chỗ tối 3 tuần rồi mới sử dụng. Sau đó, hòa một muỗng rượu tỏi với một ly nước vừa đủ uống. Rượu tỏi có mùi hăng khó uống nhưng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt cho cơ thể.

Cách sử dụng : Có thể uống. Nếu dùng bôi bên ngoài thì tốt nhất thay đường trắng bằng mật ong.

Xông hơi :

Khi bị cảm nhẹ, da nổi mẩn đỏ, có vết thâm và ngứa bạn hãy áp dụng cách làm sau :

Lấy 200g tỏi giã dập cho vào nồi ( khoảng 3 lít nước ) đun sôi lên. Bắc ra, để nguội một chút rồi trùm một chiếc khăn lớn và xông. Xông cho tới khi toát mồ hôi, làm như vậy sẽ giúp giải cảm, mụn chóng lành. Độc tố được thoát qua lỗ chân lông trên da nhờ elen và các nguyên tố vi lượng chứa kháng khuẩn alliin, sẽ tiêu diệt đi vi sinh có hại mà không làm mất những vi sinh vật lành trong cơ thể.

THỂ LOẠI: MẸO VẶT TIỆN-ÍCH | CẬP NHẬT bởi: Dragon
Xem: 2212 | TẢI XUỐNG: 0 | BÌNH LUẬN: 2 | ĐÁNH GIÁ: 0.0/0
Tổng-số Ý-kiến: 1
1 kathy  
0 Spam

CHỈ CHO THÀNH VIÊN GÓP Ý
[ ĐĂNG-KÝ | ĐĂNG NHẬP ]