Kiến ghét gì ?
Kiến ghét ai ?
Kiến có đáng ghét hok ? Kiến ghét gì ?
- Sau khi Thầy Atoanmt nghiên cứu và tìm hiểu về loài Kiến, thì thấy : Mùi quả dưa leo làm Kiến tránh xa, nên Thầy đã hướng dẫn cho bá tánh mang vỏ dưa leo để gần nơi có ổ Kiến thì Kiến sẽ bỏ đi nơi khác. Như vậy hok phải là Kiến ghét dưa leo, mà mùi nồng nồng của vỏ quả dưa làm Kiến sợ
- Và các nhà ngâm cứu khoa học lại còn hướng dẫn dân chúng đem ngâm điếu thuốc lá vào nước chừng 4 đến 5 tiếng, sau đó đêm xé nhỏ vụn và rắc vào nơi có Kiến hoặc ổ Kiến, làm chúng chết nhăn răng...con nào con nấy chìa hết cả mái hiên tây ra, thế là sạch bóng quân thù.
Qua đó mới thấy là : Do mọi người ghét Kiến mà xua đuổi đó thôi ---> tóm lại, Kiến hok ghét gì cả.
Kiến ghét ai ?
- Kiến làm tổ mọi nơi mọi chỗ, tính cần cù siêng năng của Kiến đã được các nhà khoa học chứng minh. Mỗi nơi Kiến đều xây dựng lâu đài cung điện nguy nga, làm nơi trú ngụ cho Kiến Chúa. Nếu bôi một chất tiết ra từ những côn trùng chết lên con Kiến khoẻ mạnh thì con Kiến này lập tức bị loại khỏi tổ, bởi vì tạo hoá đã đặt trong những cái đầu nhỏ bé đó một chương trình rất chặt chẽ: phải đưa xác chết ra khỏi tổ...
-Một con kiến có thể nhớ và truyền cho con khác cùng họ đến 8 byte thông tin. Nếu xem tổ kiến như một siêu cơ thể từ hàng trăm nghìn đơn vị cơ sở thì chúng ta sẽ nhận được một cái gì đó giống như chiếc máy tính với bộ nhớ khoảng 1-2 nghìn kilobyte.
Một lần, với mục đích khoa học, các nhà nghiên cứu đã thử tìm cách dạy kiến ra khỏi tổ đúng vào 12 giờ. Để thực hiện điều này, hằng ngày, vào giờ đó họ đặt trước tổ bông có tẩm mật ong, nhưng kiến rất ranh mãnh, thay vì cố gắng đoán đúng thời gian này, chúng cử 2 con kiến trực tại nơi đặt “miếng mồi”. Khi các nhà nghiên cứu đưa thức ăn vào, những con kiến trực vội vã đi "báo cáo" với đồng loại. Và chỉ khi đó, tất cả đàn mới vội vã đi ăn. Sau đó các nhà nghiên cứu bắt giữ những con kiến trực. Nhưng cả bầy không hề nao núng: chúng bắt đầu thay phiên trực 15 phút một lần. Nhóm nghiên cứu vừa kịp “nhốt” những con kiến trực vào trong lọ thì hai con kiến khác xuất hiện. Khi hai con kiến này đi báo có thức ăn, mồi lập tức được cất đi. Đàn kiến kéo ra và không có gì cho chúng cả. Chúng đã tỏ rõ thái độ: lúc đầu tất cả ra “biểu tình” và sau đó, 3 ngày liền không xuất hiện. Chỉ khi thức ăn được đặt ngay tại lối vào, chúng mới có mặt. Có cảm giác là không phải các nhà nghiên cứu làm thí nghiệm với kiến, mà là chính chúng đang thử nghiệm với họ...
Một điều kỳ lạ nữa là trong tổ kiến có đến triệu con cùng sống mà không có con nào bị đói rét. Trong điều kiện bình thường (tức là không có lũ lụt, cháy hoặc các thảm họa khác), cả tổ sẽ không bao giờ biết đến xung đột hay chấn động nào. Có vẻ như những con vật bé nhỏ đó còn tổ chức xã hội tốt hơn con người ---> qua đó có thể thấy Kiến hok ghét ai.
Kiến có đáng ghét hok ?
Năm 1985, một nhà khoa học Pháp từng phát hiện ra rằng loài kiến biết dập lửa. Về sau, thực nghiệm của một nhà khoa học Anh đã chứng minh điều phát hiện đó của nhà khoa học Pháp ấy.
Nhà khoa học Anh đã đưa một vòng hương muỗi đã được châm sẵn vào một tổ kiến. Lúc đầu, bầy kiến trong tổ sợ hãi cuống cuồng. Nhưng chỉ chừng 20 giây sau, có nhiều con kiến đã bất chấp nguy hiểm xông lên, lũ lượt bò vào chỗ hương đang cháy và phun dãi ở miệng ra. Thế nhưng dãi ở miệng một con kiến dẫu nhiều cũng là rất có hạn, cho nên, một số “dũng sĩ” ấy đã phải chết cháy. Thế nhưng chúng đã làm như người, người trước ngã người sau tiến lên, chưa đầy một phút đồng hồ sau, cuối cùng chúng đã dập tắt được nén hương. Những con còn sống đã lập tức đem thi thể của các “chiến hữu” của mình,, kéo đến một “nghĩa địa” ở gần đó, lấp lên một lớp đất mỏng như để mai táng.
Một tháng sau, một nhà sinh học người Anh lại đưa một cấy nến đang cháy vào tổ kiến đã thử lần trước để quan sát. Mặc dù lần này “hỏa hoạn” đến lớn hơn, nhưng bầy kiến như đã có thêm kinh nghiệm, điều binh khiển tướng nhanh chóng hơn, hiệp đồng tác chiến đâu ra đấy hơn, chưa đầy một phút sau, ngọn lửa nến đã bị dập tắt, mà lũ kiến thì chẳng suy suyển con nào. Các nhà khoa học cho rằng đàn kiến đã tạo nên kỳ tích trong việc dập tắt lửa.
Biểu hiện khác thường khi đàn kiến phải đối đầu với mối tai họa ngập đầu, càng khiến cho người ta phải rùng mình kinh ngạc.
Khi ngọn lửa bốc lên, để được sống sót, biết bao nhiêu là kiến đã nhanh chóng quây quần lại, ôm nhau thành một cục, rồi sau đó lăn nhanh đi như một quả cầu tuyết, càng lăn càng lớn, để thoát ra biển lửa. Tiếng nổ lép bép trong lửa cháy, tức là tiếng kêu gào của bầy kiến ở lớp ngoài cùng dùng thân mình để mở con đường sống cho đồng loại, là tiếng kêu của bầy kiến đã quên mình không hề oán hận.
Khi xảy ra nạn lụt bạo ngược năm ấy, hàng đoàn người đứng trên mặt đê trân trân nhìn từng con sóng hung dữ. Bỗng nhiên, có người kêu lên: “Nhìn kìa! Cái gì kia?” Một khối đen giống như cái đầu người nhấp nhô trôi tới theo làn sóng, mọi người đang chờ vật đó trôi đến gần xem, nếu phải là đầu người thì ra cứu. “Đó là một quả cầu kiến!” – Một người già nói – “giống kiến vốn có linh tính. Trận nước lũ lớn năm 1969, tôi cũng đã từng thấy một quả cầu kiến như thế, nó to bằng một quả bóng rổ vậy. Khi nước lũ tràn tới, lũ kiến ôm lấy nhau thành một cục, để trôi theo dòng nước. Những con kiến ở lớp ngoài của quả cầu ấy có một số bị bật ra trôi trên mặt nước. Nhưng chỉ cần quả cầu kiến ấy chạm được vào bờ hoặc chạm vào một vật gì lớn đang trôi, là bầy kiến sẽ được cứu sống”. Một thời gian không lâu sau, quả cầu bầy kiến ấy đã áp được vào sát bờ, những con kiến như những chiến sĩ trên chiến hạm áp vào bờ để đổ bộ, tản ra từng lớp, từng lớp một, nhanh chóng, lặng lẽ nhưng trật tự từng hàng xông lên bờ. Trên mặt nước ở gần bờ còn lại một quả cầu kiến nhỏ hơn. Đó là những kẻ chịu hi sinh nằm ở lớp trong của quả cầu. Chúng không còn có thể leo lên bờ được nữa, nhưng xác chết của chúng vẫn bám chặt lấy nhau, im lặng bình thản biết bao, bi tráng biết bao!...
Trung Quốc có câu ngạn ngữ: “Lạc đà cõng ngàn cân, kiến cõng một hạt nhỏ” là muốn nói tới sức mạnh nhìn qua trọng lượng bản thân, như thế thì sức mạnh của loài kiến đã vượt xa sức mạnh của lạc đà. Nhà khoa học Mỹ Franklin từng nói: “Không có một loài động vật nào lại chuyên cần hơn loài kiến, vậy mà chúng lại là loài thầm lặng nhất. Sau khi đã quan sát thấy sự vô tư và trí dũng của bầy kiến khi đứng trước tai họa, thì những lời khen ngợi sâu sắc, đẹp đẽ với loài kiến bỗng tỏ ra tối tăm mờ nhạt. Con kiến bé nhỏ thế kia, liệu sẽ khêu gợi cho chúng ta được điều gì đây?”
Đọc xong bài này thì thấy loài Kiến cũng hok có gì đáng ghét, mà rất đáng yêu, có phải hok Thầy Atoanmt và các bạn ?
Kiencang cảm ơn Thầy Atoanmt có bài "KIẾN...GHÉT...?" và có tấm hình Kiencang động đậy...đệp....đệp....đệp...!