Thứ Năm
23 Jan 2025
10:10 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum moderator: Nam  
Âm binh là gì? Binh gia là gì? Âm binh và Binh gia giống hay
truclam2011 Date: Thứ Tư, 05 Dec 2012, 10:33 AM | Message # 1
Lieutenant
Group: Users
Messages: 76
Status: Tạm vắng
Âm binh là gì? Binh gia là gì? Âm binh và Binh gia giống hay khác nhau?

Thường thấy mọi người dùng từ âm binh, như gởi âm binh tới nhà người A. Nhà người B bị âm binh phá v. v... nhưng ít ai dùng từ binh gia.
Có phải trong huyền môn chỉ dùng âm binh không? Nếu huyền môn chỉ dùng âm binh, vậy binh gia là gi?

Âm binh là binh lính của nhưng thuật sỉ đào tạo nên để thi hành nhiệm vự do các thuật sỉ đó say khiến.

Binh gia là nhửng binh lính của các vị thần hoàng bổn cảnh.

Âm binh và Binh gia khác nhau.

vậy tại sao các thầy pháp luyện âm binh lại có bàn thờ binh gia ?

"Âm binh" là từ dùng chung cho "Binh - Những người tham gia vào một tổ chức phục vụ cho một môn phái hay một ông thầy nào đó hoạt động theo nhóm hoặc riêng lẽ"

"Âm binh" được chia thành hai loại chính

-Binh gia: Là binh của đạo gia hay pháp gia
Nghĩa là binh này được huấn luyện đào tạo bài bản và thường là họ tự nguyện theo độ trì cho người dụng binh, hoặc độ trì cho pháp dưới trướng của một vị soái lĩnh nào đó (gọi là Hộ Pháp)
-Binh mộ: là binh được chiêu mộ từ những người đã chết mà chưa siêu thoát được được các thầy mộ về phục vụ dưới trướng của mình!

Loại binh này là hổn tạp nhiều thành phần và thường không được đào tạo, tập luyện gì cả! mối quan hệ với các thầy là mối quan hệ chủ - tớ
họ làm việc để đổi lấy những thứ khác mà ông thầy đó có thể mang lại (như đồ ăn hay chút lạc thú khi nhập vào người đang sống chẳng hạn)
Có rất nhiều loại binh tùy theo môn phái,âm binh còn có cái tên gọi đó là BINH THẦY, là những vong chết bất đắc kỳ tử,mấy vong hồn này nó theo thầy để tu hành được gọi là binh thầy.Còn binh gia tức có nghĩa là thuộc binh trên còn gọi thiên binh thiên tướng,những binh gia này là có sắc lệnh nhé khi thầy cần một việc gì thì nhờ binh trên,sắc lệnh của thầy tức là sắc lệnh của tổ, là buộc phải đi làm việc gì đó mà thầy cần nhờ.Vì vậy âm binh và binh gia là hoàn toàn khác nhau.

Không chỉ có bấy nhiêu loại binh mà còn có rất rất nhiều loại binh ví dụ như binh phong,binh võ ,binh mưa ,binh rừng,binh mọi,binh rợ,binh xiêm,binh lèo v.v... tùy theo môn phái mà có nhiều binh gia chứ không phải môn phái nào cũng có nhiều binh gia

Nhờ binh gia chế ngự âm binh.

Tôi xin đút kết các giải thích lại, thêm chút ít ý kiến của riêng tôi để các bạn khác có thể hiểu rõ hơn về hai từ âm binh và binh gia.

Trước tiên tách từ ”binh” ra khỏi từ âm binh và binh gia. Xét riêng từ ”binh” có thể hiểu như là binh lính, một tập hợp có khả năng chiến đấu, có tính cách thi hành nhiệm vụ nào đó, do người chỉ uy giao phó.
Qua giải thích của các bạn tôi nhận thấy từ âm binh được hiểu theo hai nghĩa:

Nghĩa thứ nhất: Âm binh là binh đoàn của người âm, thuộc cỏi âm, phân biệt với binh lính của người trên trần thế thuộc cỏi dương. Từ âm binh ở đây là danh từ chung chỉ cho tất cả các binh đoàn trong âm giới, không chỉ riêng một binh đoàn nào, trực thuộc phái huyền môn nào.

Nghĩa thứ hai: Âm binh là tên của một binh đoàn trong những binh đoàn thuộc cỏi âm. Giống như dương gian có các binh đoàn Bộ binh, Không quân, Hải quân, Dân phòng v. v… thì âm giới có một binh đoàn tên gọi là Âm Binh.

Như vậy âm binh vừa được dùng như danh từ chung, vừa được dùng như danh từ riêng. Theo ý kiến của riêng tôi, có lẽ việc biến từ Âm binh thành danh từ chung là do trong dân gian không hiểu rõ về huyền môn, gọi chung, gọi tắt riết rồi thành lệ.
Theo tôi danh từ chung để chỉ cho tất cả các binh đoàn không thuộc về dương gian là từ binh gia. Dùng từ binh gia để gọi chung tất cả các binh đoàn không thuộc về dương gian có vẽ đúng hơn, vì hầu như môn phái huyền môn nào cũng có binh gia. Những môn phái khác nhau tất nhiên có những đội ngũ binh gia khác nhau. Ngoài ra các đội ngũ binh gia không chỉ có âm với nghĩa âm linh, vong hồn người chết, mà còn có thiên binh, nghĩa là binh trời, binh của các cỏi trong thiên giới. Còn có thần binh, nghĩa là binh trong thần giới. Lại còn có các đoàn binh rừng, còn được gọi là binh rừng tướng núi.

Có lẽ Âm binh có nguồn gốc từ các phái huyền môn thuộc hệ tiên gia, các phái pháp sư phía bắc. Vẫn thường nghe về các truyền thuyết như các thầy sai Âm binh dời đình từ làng này qua làng khác, sai Âm binh tác nước ruộng, hái trái cây, trị bệnh tà, hoặc trục Âm binh đánh nhau với Âm binh của các thấy khác v. v…
Như đã được giải thích, Âm binh là do các thầy chiêu mộ. Qua việc lập đàn, dùng chú phép, cúng kiến nơi đồng hoang cỏ trống, mồ hoang mã lạc, nghĩa địa, chiến trường v. v… bằng sức chiêu cảm người thầy, chiêu gọi các vong hồn uổng tử, vất vưỡng thế gian họp lại, rồi làm giao ước như theo thầy, làm việc cho thầy, thì có chỗ ăn chỗ ở khỏi phải vất vưỡng nơi hoang địa, đói khác, khổ sở. Người thầy sẽ lập am thờ, cúng kiến định kỳ, mỗi khi hành sự, xong việc sẽ cúng kiến thêm, coi như đền bù công vất vã.
Vì có phép tắc của ma, nên Âm binh làm được nhiều việc cho thầy, nhưng nhìn chung họ không có tu luyện, nên chỉ có phép ma như những vong hồn khác, chỉ khác là tánh ý cường bạo hơn. Việc tập hợp thành binh đoàn tạo nên sức mạnh của số đông, nhưng so với những đoàn binh gia khác thì không thiện chiến bằng, vì thiếu sự tu luyện, đội ngũ hổn tạp, phép tắc bình thường. Nếu so sánh với cỏi dương gian cho dễ hiểu thì Âm binh như một đội binh dân phòng, trang bị vũ khí và kỹ thuật chiến đấu không bằng những đội quân chánh qui.
Vì vất vưỡng giửa dương gian và âm cảnh, vong hồn người chết lại là dạng gần gủi và dễ chiêu cảm với người thường, nên việc chiêu cảm để mộ Âm binh tương đối dễ, nếu người thầy biết cách lập đàn, chú phép kêu gọi các âm linh. Tuy nhiên người thầy cũng phải có đủ sắc ấn, đã khai âm nhãn hoặc cảm nhận được âm linh, mới có thể tập hợp âm linh lại, giao kết, và nhờ âm linh làm việc cho mình. Cũng giống như trần gian, muốn người khác làm việc cho mình, thì phải có tiền hoặc quyền, hoặc cả hai thứ. Quyền của vị thầy ở đây là sắc lệnh, coi như giấy chứng nhận thầy có một uy quyền nhất định nào đó trong âm giới. các âm linh, không chịu về với thầy thì thôi, chớ không được phép nỗi sùng làm ẩu. Tiền ở đây xem như khả năng tạo lập chổ ở, cúng kiến cái ăn, cái mặc cho âm linh.
Tuy nhiên suy diễn rộng ra thêm, thầy chỉ có sắc lệnh cũng chưa đủ, bản thân thầy cũng phải có đạo lực qua tu luyện. Nếu thầy không có ấn chứng tu luyện, khơi khơi được cấp sắc, chắc là chỉ có nước xuôi tay chịu trận, khi đội Âm binh của mình trở thành kêu binh, muốn xực luôn thầy.

Nói thêm một chút. Trước đây trên TGVH bạn XuanAnBinh có đăng bài chiêu gọi Âm binh, và có viết rõ ràng, ai nhắm có đủ sắc lệnh hãy luyện, vậy mà vẫn có người mang ra đọc, rồi vào phản hồi rằng, sao đọc hoài không thấy gì hết!
Thiệt hết sức ái ngại cho những người học huyền thuật qua mạng! Cũng may là đọc mà ”không thấy gì”, chứ nếu ”thấy gì” chắc là dữ nhiều lành ít rồi.
Người không có sắc lệnh, không thấy, hoặc không cảm nhận được âm linh, lại không luyện tập, ý không đủ mạnh, không phát ra được lực, nếu chiêu cảm được, các âm linh qui tựu lại, làm sao biết để giao kết, nhờ vã. Và khi họ qui tựu lại, nếu không cúng kiến, họ bắt đầu phá rối, chừng đó sẽ giải quyết ra sao?
Cũng có bạn thấy người ta cúng cô hồn tháng hai lần, cúng theo, mong được họ phò trợ, lâu dần có sức chiêu cảm, tới ngày quên cúng thì được nhắc nhở như nhứt đầu, chóng mặt, xơ vơ sửng vững. Đây là do đã chiêu cảm được, các âm linh đã qui tụ lại, nhưng người chiêu cảm các căn chưa mỡ, ý lực không đủ mạnh, không giao tiếp được với âm linh, nên mối quan hệ chỉ có một chiều, khác với mối quan hệ giửa một người thầy huyền môn và Âm binh, thầy được việc, Âm binh có chỗ ăn chỗ ở.
Người thường chiêu cảm, tụ hợp được Âm binh, thì quan hệ chỉ có một chiều, chỉ việc cúng kiến cho Âm binh thôi, không cúng thì được nhắc nhỡ. Còn việc họ có tự ý giúp gì cho người đó không, khó mà biết rõ.

Người ta hay dùng câu ”huyền thuật là con dao hai lưởi”, nhưng chưa chắc hiểu rõ con dao hai lưởi này như thế nào. Dùng vô tội dạ, để bài bác huyền môn, hay khuyến tu theo một giáo pháp nào khác vậy thôi. Việc gì trên đời này mà không có hai mặt? Nếu huyền thuật là con dao hai lưởi, thì người học luyện huyền thuật, người thầy huyền môn luôn biết phải cầm cán dao. Còn việc dùng lưỡi thiện của con dao để mót chút phước, hay dùng lưỡi ác của con dao để lảnh nghiệp đó là tự tâm, tự ý của từng người huyền môn. Thầy tổ không dạy người làm trái đạo lý, chỉ có người tự ý làm việc sai trái, gieo nghiệp rồi lảnh nghiệp thôi.
Người không trong giới huyền môn, thấy gì cũng thích, học mót, học lén, giống như nhắm mắt chụp dao, khó biết được chụp trúng hay hụt, nắm trúng cán hay nhằm lưởi thiện, lưởi ác, chừng đứt tay, chảy máu, có la làng cũng đã muộn.
Việc luyện Âm binh cũng vậy, không nên tưởng dễ mà rớ vào.

Hầu như mỗi môn mỗi phái huyền môn đều có binh gia. Đó là các binh đoàn theo chân thầy tổ của từng dòng phái. Đó là các binh đoàn có qui cũ, trực thuộc một dòng phái, chỉ huy bởi các vị thần, tiên cấp cao hơn và trên cùng là chư tổ của dòng phái đó, như những tổng chỉ huy. Vì theo một dòng phái, tu luyện phép phép tắc của dòng phái đó, lại có qui cũ, có những chỉ huy các cấp trong các cỏi giới, nên thiện chiến hơn Âm binh. Binh gia các phái thường được coi là thần binh, tiên binh, cũng có phái có binh gia là quỉ binh (xem Vạn Pháp Qui Tông), chỉ về phương diện này Âm binh đã không dám đến gần rồi, nói chi đến việc đối kháng, nên binh gia các phái thiện chiến hơn Âm binh. Còn việc binh gia giữa các phái, binh gia phái nào mạnh hơn phái nào, tôi thiệt mù tịt không biết.

Nếu nói về Âm binh là do người thầy chiêu cảm, tập hợp thành binh đoàn, vậy binh gia các phái từ đâu mà có? Khởi thủy các phái có lẽ do vị tổ lập phái chiêu cảm chư vị trong các cỏi giới mà có, một hình thức như chiêu cảm Âm binh, nhưng ở đây chiêu cảm trong cỏi thần, tiên hoặc quỉ, lập thành binh đoàn có qui cũ. Vì thuộc các cỏi giới cao hơn Âm binh, nên phép tắc cũng cao cường hơn, lại theo chân thầy tổ dòng phái tu luyện, nên phép tắc ngày càng thăng tiến. Từ đây cũng có người gọi binh gia của một dòng phái là binh gia chân thầy tổ, vì theo chân thầy tổ của một dòng phái.
Cũng có vị trong binh gia, trước thuộc cỏi giới nào đó, do cảm đức độ của chư vị thầy tổ dòng phái mà tự nguyện theo độ trì. Cũng có vị do thầy tổ các đời thu phục, xác nhập vào binh gia. Tới nay trong huyền môn vẫn còn việc thu phục, xác nhập này. Như việc trị bệnh tà. Khi trục tà các thầy hay chiêu dụ tà về núi tu hành. Cũng như con người, không phải ai cũng thích tu hành, tà tinh cũng vậy, không chịu tu hành thì thầy cho theo binh gia, thường là tà sẽ chịu. Cũng là tu hành, nhưng theo binh gia hành sự và tu hành theo thần đạo.
Thường nghe người huyền môn nói cầu tổ, triệu tổ, thực ra theo tôi, không có vị tổ nào về đâu, trừ trường hợp cấp bách, khẩn thiết, nghiêng trời, lệch đất và người cầu tổ đạo lực rất mực cao cường. Chư tổ ở các cỏi giới cao, đã an vui trong cỏi giới của mình rồi, chắc không có chuyện ai cầu cũng về, khơi khơi mà về nhúng tay vào việc trần thế, những chuyện thực hành phép tắc đã có binh gia lo rồi.
Vậy có phải người học huyền thuật thì tự động có binh gia theo phò tá không? Không hẳn là như vậy. Như người theo phái có thần quyền thì buổi đầu người thầy làm phép khai mỡ cơ thể, trục vị thần quyền vào người người học để đánh võ, rồi bằng đạo lực cấp lệnh để các vị thần võ theo độ người học. Từ đây về sau, chiêu cảm được với các vị thần võ tới mức độ nào là do sự tu luyện của người học. Vì vậy mới có việc cùng học mà người giỏi, người dỡ khác nhau. Chư vị thần võ cũng thuộc binh gia trong dòng phái.
Người học sẽ tiếp tục chiêu cảm binh gia trong dòng phái qua việc luyện bùa, luyện chú. Muốn làm phép gì cũng phải dùng bùa, dùng chú, đó là hình thức chiêu cảm, nhờ vã binh gia làm theo ý mình.
Tuy nhiên không phải bất cứ phép nào cũng phải có binh gia thực hành. Như khóan dời, vuốt xưng trặc, có lẽ chỉ thuần do vận dụng ý lực, điển và khí gọi chung là nguyên khí phát ra qua đồ hình của chữ bùa, hoặc âm thanh của câu chú mà thành công. Trấn nhà, ếm đất mới cần tới binh gia trấn giữ. Sên nanh, sên tượng cho người khác đeo mới cần có binh gia theo độ trì.
Suy ra việc dùng binh gia trong dòng phái khó hơn việc dùng Âm binh, vì dùng binh gia phải luyện bùa chú chiêu cảm, mỗi khi cần làm việc gì cũng phải vẽ bùa, niệm chú, trước sau đúng cách, qui cũ rõ ràng. Còn Âm binh sau khi chiêu cảm chỉ dùng ý mà nhờ làm công việc. Có lẽ vì vậy mà có người huyền môn dù có binh gia chân thầy tổ, vẩn luyện thêm Âm binh để dùng cho nhanh lẹ.
Tuy nhiên không phải người huyền môn nào cũng dùng Âm binh. Người đạo lực cao thích dùng binh gia hơn. Âm binh dễ dùng, bù lại cũng có giới hạn, đó là vấn đề biên địa – có những vùng đất Âm binh không tới được, có những nơi Âm binh không thể vượt qua. Điều này tôi cũng không hiểu rõ, nên không thể nói thêm.

Tóm lại Âm binh dùng như danh từ riêng khác với binh gia. Âm binh dùng với nghĩa không phải binh lính trần gian thì đồng nghĩa với binh gia. Nhưng cẩn thận khi dùng từ này, vì nếu nói từ Âm binh (hay âm binh) với người huyền môn, thì người huyền môn sẽ hiểu đây là Âm binh, binh trong binh đoàn có tên là Âm binh.

Binh gia có nhiều loại như tiên binh, thần binh, quỉ binh, binh rừng (còn được ra ra thành 12 cửa rừng) binh Chánh Soái Đại Càng, binh Tà Á Rặc và chắc còn nhiều nữa.
Thí dụ như người học phép Xiêm hệ Nam Tông thì có binh gia của phép Xiêm. Người học phép chà thì có binh chà v.v…

Còn một loại binh nữa, ngày xưa tôi có nghe nói qua, nhiều năm rồi không có dịp nghe ai nói đến nữa, ngay trên TGVH này và hình như các diễn đàn tâm linh khác cũng không thấy nói đến, đó là binh biển. Nghe nói đây là binh đoàn hung dữ và hùng mạnh nhất, vì trăm sông rồi cũng đỗ về biển, tất cả nhưng người, những con vật chết trôi, chết chìm, hay bị quăng xác xuống sông rồi cũng tựu về biển cả, lâu ngày biển chứa không biết bao nhiêu vong linh, họp thành binh biển….

Huyền môn, thiệt huyền môn với những từ ngữ, sự việc mờ ảo, rối nùi phải không các bạn.
Hiểu biết của tôi chỉ tới đây, góp chung với ý của các bạn đã luận giải trong phần này, cho có chút bài bản. Bạn nào còn hiểu biết về Âm binh và binh gia xin vui lòng đóng góp thêm.

Binh biển gọi danh từ này là đúng nhưng không ai gọi như vậy mà phải kêu đúng là binh thủy.Còn vấn đề cầu tổ thì người học huyền môn có xác của bề trên thì người ta muốn cầu lúc nào cũng được cả,không nhất thiết phải chuyện đại sự hay là tài phép cao thượng gì đâu,có người có xác của tiên thánh,có người có xác hội đồng tùy theo căn cơ của người học huyền môn.Người có căn xác tiên thánh thì họ cầu tổ về thì chuyện đơn giản như là lấy điện thoại ra gọi vậy,còn người có xác hội đồng thì bao gồm phật,bồ tát,tiên,thánh đều xuống được cả.Xác hội đồng 100 người chỉ có 1 người mà người đó có căn duyên từ kiếp trước mới có xác này.Bề trên xuống xác là khác chứ không phải giống như lên đồng.Còn nói về thầy có sắc ấn tức nhiên người thầy đó phải giỏi và có khả năng,mới được tổ trên ban sắc,thầy có sắc ấn nghĩa là có sắc lệnh của tổ,ví dụ làm việc gì đó sai binh gia đi làm việc gì đó giúp cho thầy thì đó là sắc lệnh thầy giao.Thầy có sắc ấn là thừa hành quyền của tổ,những bậc tiên thánh xuống xác còn phải nể ông thầy đó.Vấn đề binh gia và âm binh là khác nhau,âm binh là thuộc binh ở hạ giới,còn binh gia còn có từ khác nữa đó là thiên binh,thiên tướng những binh này thuộc binh ở cõi trên.Chính vì vậy khi làm bất cứ chuyện gì sai binh tướng đi thì lúc nào cũng phải nhờ binh trên cả.

Thứ nhất thuộc vấn đề địa lý và đất đai,ở mỗi nơi đều có thần hoàng bổn xứ trấn giữ cả,cho nên âm binh không thể bên này mà đi qua bên kia chỉ có giới hạn nhất định ở mỗi lãnh thổ,còn thiên binh thiên tướng thì thuộc trong tam giới đi đâu tới chỗ nào cũng được cả.

Ở mỗi nơi hay bất cứ nơi nào thì đều có binh cả,trên rừng thì có binh rừng,dưới biển thì có binh thủy,trung giới thì có binh gió và binh mưa,ngoài ra còn có binh xiêm,binh lèo và tùy từng môn phái mà có binh gia nhiều hay là ít,còn binh chiến sĩ là những người đi lính hồi xưa bị chết bắn thuộc sự quản lý của cậu hai nguyễn trung lương,còn những người chết bất đắt kỳ tử ngoài đường ngoài xá thì chịu sự quản lý của 5 bà ngũ hành,có nghĩa là thuộc tay chân của mấy chư vị này.

.thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?t=17992

Em xin thỉnh Thầy Toàn và mod Thanhlongphapsu cho ý kiến về bài viết này ạ
 
thanhlongphapsu Date: Thứ Tư, 05 Dec 2012, 11:26 AM | Message # 2
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
happy

Bạn thiệt là thích tò mò mà, thôi đi, hãy sống vui vẻ bình thường cho yên, để ý chi tới mấy cái chuyện này, ai cũng khoe khoang là hỏng sợ ma, đến chừng tui chỉ cho cách gặp ma. Gặp con ma con có 2 tuổi đã té đái trong quần, bò lê bò càng rồi. Mặt mày xanh lè giống như vầy nè sad . Gặp đám âm binh còn mệt hơn, lạng quạng là họ vật cho mà lè lưỡi. Tui gặp ma đói nhiều, cho họ ăn thì họ theo hoài đó. Nên đừng có bày đặt nhân từ, cách tốt nhất là cầu siêu cho họ, lời kinh tiếng kệ diệu âm của Phật pháp giúp họ tỉnh cơn mê mà đầu thai chuyễn thế, vong hồn lang thang vất vưỡng gì nhiều lý do, mà lý do chính là luyến tiếc hồng trần, hoặc oán thù ai đó quá sâu.

Đạo hạnh của tui thấp lè tè, nên chỉ bắt được mấy con ma cà chớn thôi. Nên sư phụ của tui mới dạy cho tui cái phép " Tẩu Vi Thượng Sách "

Tui thấy bạn hay đau ốm, coi mà lo bồi bổ sức khoẻ, tò mò chuyện âm binh làm gì hỏng biết happy
 
atoanmt Date: Thứ Tư, 05 Dec 2012, 1:13 PM | Message # 3
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5085
Status: Tạm vắng
Đọc bài này xong thấy hoa mắt nhức đầu quá, vì nhìu ý lập lại, lộn tùng phèo...rối rắm lung tung...xèng, tà la tá lả lun...

Giỡn chút chơi, thực sự ra, Tui thấy mình đối với người sống còn hong xong, thì làm siu mờ lo chiện Âm Binh nữa?

Lo chiện Âm Binh giống y chang lời bài hát dưới đây nè:

Anh đi rừng chưa thay lá
anh về rừng lá thay chưa ?


Thiệt là đáng quan tâm phải hông bạn?

Tui lo quá, bi giờ hông bít Rừng thay lá chưa nữa...


AToanMT
 
socolar Date: Thứ Năm, 06 Dec 2012, 10:05 PM | Message # 4
Colonel
Group: Users
Messages: 194
Status: Tạm vắng
Trả lời bác atoanmt nè : happy happy happy



Message edited by socolar - Thứ Năm, 06 Dec 2012, 10:06 PM
 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO