Thứ Tư
18 Sep 2024
10:23 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
THIỆT LÀ KẸT
atoanmt Date: Thứ Sáu, 01 Sep 2017, 1:07 PM | Message # 1
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5082
Status: Tạm vắng
THIỆT LÀ KẸT

Bùi Thị Lài

Lài đến nhà một người bạn chơi, tình cờ thấy trên kệ sách có cuốn Hồi Ký Song Đôi của nhà thơ Huy Cận, ấn bản của nhà xuất bản Hội Nhà Văn, lấy xuống lật xem.



Ở bìa 4 của cuốn sách có những dòng viết tay rất tháu, nội dung khá thú vị, nguyên văn như sau:




Cãm ơn Chú biếu Bac quyễn thơ!

Bac xem quyễn thơ suốt mấy zờ.

Muốn Bac fê bình...

Khó nói nhĩ!

Bài hay xen lẫn với bài vừa.


Bài thơ Bác Hồ tặng Huy Cận năm 1963


Vài hôm sau, ngồi không cũng buồn, chẳng làm gì, nên Lài và vài người bạn thử ngồi bình “bài thơ” này, cho vui, mà quả là vui thiệt, tạm bỏ qua những lỗi chính tả và dấu hỏi-ngã sai tùm lum, thì thấy được hai điều sau đây:

1/ Tài làm thơ và bình thơ của Bác.

Quả là lãnh tụ Bác thật trân trọng Chú nhà thơ Huy Cận. Dù trăm công nghìn việc mà lãnh tụ Bác cũng bỏ công đọc quyển thơ của nhà thơ Chú tặng trong suốt mấy giờ, rồi lại lao tâm khổ trí làm thơ tặng lại nhà thơ Chú. Và “bài thơ” này tiết lộ đôi điều rất ngộ.

a/ Cái tương quan “Chú và Bác” giữa nhà thơ Huy Cận và lãnh tụ/nhà thơ Bác qua cách xưng hô trong bài thơ.

b/ Dấu than (!) nằm cuối câu 1 để làm gì vậy cà?

c/

Cãm ơn Chú biếu Bac quyễn thơ!

Bac xem quyễn thơ suốt mấy zờ.


Chữ “quyễn thơ” được/bị lặp lại hai lần trong hai câu liền nhau hơi bị lười và vụng.

d/

Muốn Bac fê bình...

Khó nói nhĩ!


Thiệt là kẹt! nhà thơ Bác đã mất công đọc suốt mấy giờ rồi mà còn bị nhà thơ Chú ép phê bình giúp tác phẩm của mình. Thiệt là: Biết nói gì đây khi hai đường đời không chung hẹn thề . Thì đành xuống giọng xề: Khó nói nhĩ! vậy.

e/ Nhưng điều thú vị nhất trong “bài thơ” này nằm ở câu cuối:


Bài hay xen lẫn với bài vừa.


Người ta thường nói “hay và dở” chứ ít khi nói “hay và vừa”. Có lẽ ý nhà thơ Bác muốn nói là “Bài hay xen lẫn với bài dở” chăng? Nhưng như thế thì lại không đúng luật bằng trắc, vì theo đúng luật thì câu thơ sẽ thành ra “Bài hay xen lẫn với bài dơ” (không có dấu hỏi [?]). Nhưng thơ mà “dơ” thì thiệt là kẹt. Có lẽ lúc bấy giờ trường phái thơ Bút Tre chưa ra đời nên “dơ” đích thị là “dơ” chứ chưa thể “dơ” là “dở”.

Lài thấy lúc này nhà thơ Bác nhích qua tí nhường chỗ cho lãnh tụ Bác vừa xoa đầu vừa thể hiện lòng ưu ái với văn nghệ sĩ.


Bài hay xen lẫn với bài vừa.


Thiệt là tuyệt bút!

Vừa thâm thúy vừa hài hước vừa nhân bản, và nhất là khó mà trật. Toàn “bài thơ” này câu 4 sẽ đọng lại lâu nhất trong trí nhớ người đọc. Các nhà phê bình văn học nên học tập tư tưởng nhà thơ Bác trong công tác phê bình sau này.

Hoan hô nhà thơ Bác!

2/ Nhân cách nhà thơ Huy Cận

a/ Bốn câu nhà thơ Bác phê tặng cho nhà thơ Chú Huy Cận có phải là một “bài thơ” như ông trang trọng cho in ở bìa sách như một lá bùa, như một bảo chứng, cho vận mệnh thi ca của mình chăng?

Không.

Nó không phải là một “bài thơ”.

Một bài thơ dù dở ẹt, dù là viết tếu táo để tặng ai đó lúc ngủ gà ngủ gật sau khi lo toan việc nước, thì chí ít cũng cần có một cái nhan đề. Nhà thơ Chú đã nâng cấp bốn câu tếu táo của nhà thơ Bác viết tặng cho mình lên thành một “bài thơ” là hơi bị “quá hớp”.

b/ Một “Ngậm Ngùi” lóng lánh, một “Tràng Giang” hắt hiu, sang cả, tài hoa là thế, mà khi được xoa đầu phê:
“Bài hay xen lẫn với bài vừa”,

bèn lấy làm sướng quá, trang trọng in lên bìa làm bùa, thì quả là ... ngậm ngùi!

Thiệt là kẹt!

Bùi Thị Lài

Nguồn: http://tienve.org/home....Id=8032


AToanMT
 
cuti Date: Thứ Ba, 12 Sep 2017, 6:32 PM | Message # 2
Major
Group: Disciples
Messages: 90
Status: Tạm vắng
happy Bài này thâm thúy quá. Cám ơn Anh Toàn.
 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO