Thứ Sáu
24 Jan 2025
6:32 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
HỘI CHUYÊN CÂU
atoanmt Date: Thứ Bảy, 23 Aug 2014, 10:19 AM | Message # 1
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5085
Status: Tạm vắng
Hội những người chuyên “câu” Việt kiều thích xơi “cỏ non”

Dăm bảy phụ nữ độ tuổi từ 30-40 lập thành nhóm truyền cho nhau kinh nghiệm "câu tiền" từ những ông Việt kiều già, thích xơi "cỏ non".


Hồ sơ của Ái Liên trên trang web VietS.


Cứ mỗi Chủ nhật, tại quán cà phê M trên đường Nguyễn Du, quận 1, TP HCM hoặc quán cà phê S ở đường Nguyễn Lương Bằng, khu Phú Mỹ Hưng, quận 7, lại xuất hiện một nhóm 6 – 7 phụ nữ ở độ tuổi 30 – 40, ăn mặc khá sang trọng.

Thường thì khoảng 11 giờ họ gặp nhau nhưng không phải để bàn chuyện làm ăn hay tán gẫu, mà để mách mối cho nhau, hoặc truyền cho nhau kinh nghiệm “câu tiền” từ những ông Việt kiều già, thích xơi “cỏ non”. Nhóm của họ được biết dưới cái tên “Hội câu Sài Gòn”.

1. Tôi quen Ái Liên bắt nguồn từ Thu (tên một số nhân vật trong bài đã được thay đổi). Thu là bạn thân của vợ tôi, họ học chung với nhau hồi phổ thông. Sau đó Thu lấy chồng rồi theo gia đình chồng qua Mỹ định cư.

Theo lời Thu thì gần 30 năm ở Los Angeles, California, ông Tâm – chồng cô không về Việt Nam lần nào vì họ hàng trong nước cũng chẳng còn nhiều:
“Thế mà đột nhiên 2 năm gần đây, ổng về liên tục, có lần về ở suốt 2 tháng. Hỏi ổng, ổng nói kiếm cơ hội làm ăn nhưng làm ăn gì mà mỗi lần về, ổng mang theo 5 – 7 nghìn “đô”, lúc trở qua thì hết sạch nhưng lại không hề ghé thăm bà con bên tôi lần nào…”.

Vẫn theo lời Thu, khi quay lại California, ngày nào chồng cô cũng lên mạng chat, ít thì 4 – 5 tiếng, nhiều thì từ sáng tới chiều. Cứ mỗi khi cô đến gần chỗ chồng ngồi thì ông Tâm lại kéo hộp thoại trên màn hình xuống để Thu khỏi nhìn thấy ông đang chat với ai, chưa kể có những cuộc điện thoại, ông thường lẳng lặng ra tuốt ngoài vườn để nghe.

Thu nói:
“Tôi 55 tuổi, chồng tôi 65, già rồi, con cái cũng đã lớn, ra ở riêng hết. Tôi chẳng ghen tuông gì nữa nhưng thái độ của ổng – nhất là khi lục trong vali ổng, thấy có cả lọ Viagra khiến tôi không khỏi nghi ngờ nên quyết làm cho ra chuyện”.

Và thế là đầu tháng 6 vừa rồi, sau khi gom đủ 3 kỳ lương hưu, ông Tâm lại nói với vợ “về Việt Nam làm ăn”.
Ngay khi chồng vừa bước vào khu cách ly ở sân bay Los, Thu liền điện thoại cho đứa em họ – là con của người cậu hiện sống ở Sài Gòn. Thu kể
“Tôi cho đứa em biết giờ giấc chồng tôi xuống Tân Sơn Nhất, tôi gửi luôn cả tấm hình chụp ổng lúc ra sân bay Los để nó dễ nhận diện”.

Hai ngày sau, đứa em họ gửi Thu một email:
“Khi ảnh xuống tới nơi thì có một con nhỏ chừng 30 tuổi, mặc váy trắng đón ảnh. Nó khoác tay ảnh lên taxi, coi bộ thân mật lắm. Hiện giờ ảnh và nó đang ở khách sạn T, đường Lê Anh Xuân, quận 1″.

Đọc xong email, Thu gọi mấy đứa con, dặn dò chuyện nhà rồi chấp nhận mua vé giá cao để bay về. Tuy nhiên, khi tìm đến khách sạn T thì quản lý cho biết :
“Ông Tâm và cô Giang đã trả phòng từ ngày hôm kia, còn họ đi đâu tôi không rõ”.

Mở cuốn sổ đăng ký, trong giấy chứng minh nhân dân mà Giang gửi khách sạn để thuê phòng, địa chỉ cư trú chỉ được nhân viên tiếp tân ghi vắn tắt là Vị Thanh, Hậu Giang. Mà đất Vị Thanh mênh mông, biết tìm cô ta ở nơi nào, chưa kể địa chỉ cư trú là một chuyện, còn nó có thường xuyên ở đó hay không lại là chuyện khác.

Hai bữa sau, một buổi tối Thu thất thểu ghé nhà tôi, vừa để gặp lại người bạn cũ là vợ tôi và cũng là để chào từ biệt vì ngày mai Thu về Mỹ. Sau khi kể cho vợ chồng tôi nghe đầu đuôi câu chuyện,
Thu nói:
“Qua tìm hiểu, tôi biết có một nhóm phụ nữ ở Sài Gòn thường xuyên vào trang web VietS để “câu” những ông già Việt kiều, càng già càng dễ “câu” bởi có lần tình cờ tôi thấy chồng tôi viết thư trả lời cho một con nhỏ trên trang web đó.
Tôi nhìn thấy hình nó nhưng chưa kịp nhìn xem ổng viết gì thì vừa thấy tôi, ổng tắt máy.
Anh làm báo, tôi nghĩ anh nên tìm hiểu về cái nhóm này để cảnh tỉnh mấy ông già ham gặm cỏ non”.


2. VietS là một trang web kết bạn bốn phương miễn phí. Đến thời điểm này nó đã có gần 100 nghìn người – chủ yếu là người Việt ở khắp nơi trên thế giới, cả nam lẫn nữ – đăng ký làm thành viên.

Thủ tục đăng ký cũng rất đơn giản, chỉ cần điền thông tin cá nhân mình vào bản mẫu, kèm theo một hay vài tấm hình là xong. Còn những thông tin ấy có chính xác không, hình có phải là hình thật của người đứng ra đăng ký hay không thì… trời biết!

Công bằng mà nói trên trang web ấy, ngoài những người thật sự có nhu cầu giao lưu, kết bạn, thì cũng không thiếu những gái mại dâm, gái chat sex mượn VietS để hành nghề, cũng như những nhóm “thợ câu” dùng nó để “câu” những ông Việt kiều “5 bó, 6 bó”, thậm chí là “7 bó” miễn họ có tiền, đồng thời chịu móc tiền ra.

Để tìm hiểu về cái nhóm mà Thu nói, tôi vào VietS tạo một hồ sơ, trong đó tôi là “Việt kiều 60 tuổi, tên David Chương, sống ở thành phố Miami, bang Florida, Mỹ. Vợ đã mất, có 2 con cũng đã lập gia đình nên muốn tìm một bạn gái ở Việt Nam để tâm sự những lúc buồn vui”. Tiếp theo, tôi lấy hình của một người đàn ông châu Á, già nhưng nhìn vẫn còn phong độ lắm, dán vào.

Hồ sơ tôi tạo hôm trước thì chỉ 3 hôm sau, trong hộp thư của tôi ở trang VietS đã xuất hiện 6 email làm quen. Trong 6 email ấy, tôi đặc biệt chú ý đến một cô tên là Ái Liên.

Mở hồ sơ của Ái Liên ra coi, ngoài tấm hình chân dung khá xinh xắn, cô ta giới thiệu:
“30 tuổi, độc thân. Nghề nghiệp nhân viên văn phòng, muốn kết bạn với những người ở phương xa để giao lưu học hỏi”,

còn trong email cô viết cho tôi thì lời lẽ rất dễ thương:
“Anh thân mến, hôm nay tình cờ vào VietS, thấy profile của anh nên em viết những dòng chữ này gửi đến anh, hy vọng sự quen biết với em theo thời gian sẽ giúp anh quên đi sự cô đơn, vơi đi mọi nỗi buồn…”.

Ngày qua ngày, thư đi thư lại, Ái Liên cho tôi nickname của cô rồi rủ tôi vào chat để có thể “nói chuyện trực tiếp với nhau chứ ngày nào cũng đợi thư anh, chắc em đau tim quá”.

Chao ơi, với những dòng chữ tình tứ như thế, chả trách lắm ông Việt kiều “6 bó, 7 bó” tự nguyện biến thành “cá”, để cho cái “hội” này thả cần buông câu. Tạo một tài khoản trên Yahoo, tôi dành nguyên buổi sáng Chủ nhật chat với cô.

Phải công nhận Ái Liên là một “thợ câu” có nghề, những câu hỏi cô ta đặt ra với tôi về nghề nghiệp, về nhà cửa, xe cộ, về mức lương hưu, về số tiền tôi đã dành dụm, được hỏi rất khéo léo, hỏi mà cứ như không hỏi.
Gần 12 giờ trưa, tôi kết thúc bằng câu:
“Bên đó giờ này cũng nửa đêm rồi. Thôi em ngủ đi để giữ sức khỏe, anh đi ăn”.

Đáp lại, cô ta viết:
“Anh cho em số phone để mỗi lúc nhớ anh, em gọi”.


Một cô trong “Hội câu Sài Gòn”
ra sân bay Tân Sơn Nhất đón “người tình già”.


Tôi nhanh tay tắt máy, làm như không đọc được câu này. Tôi biết cô ta xin số điện thoại để xác định tôi có thật là đang ở Mỹ hay không vì khi chat, cô ta đòi xem dung nhan tướng mạo của tôi qua webcam nhưng tôi trả lời:
“Laptop của anh là đời cũ, không có camera. Để bữa nào rảnh anh mua cái mới”.

Còn gọi sang Mỹ hay bất cứ một quốc gia nào bằng giao thức Internet thì những cô “thợ câu” này quá rành, tuy hơi chậm một chút nhưng không tốn kém.

Đã nhập vai thì nhập cho trót, tôi soạn một email gửi anh Quyên Ca, là cộng tác viên của tôi ở Orange County, bang California, Mỹ. Trong thư, tôi kể rõ mọi chuyện rồi đề nghị anh đóng thế tôi qua điện thoại để tôi lấy tư liệu viết bài.

Trả lời tôi, anh viết:
“Ok, mày cứ cho nó số phone anh. Anh sẽ diễn. Nhưng viết bài xong mày nhớ gửi anh một bản, anh đăng trên tờ Calitoday để mấy ông “6 bó, 7 bó” ham của lạ ở bên này biết mà đề phòng”.

Tối, tôi vào Yahoo messenger, gửi cho Ái Liên số điện thoại kèm lời giải thích
“vừa nhìn thấy em hỏi xin số phone thì anh đã lỡ tay tắt máy”.

Hôm sau, anh Quyên Ca email cho tôi:
“Nó dựng anh dậy lúc 11 giờ khuya. Mày coi chừng, con nhỏ này coi bộ siêu lắm. Nó hỏi anh ở Miami, Florida mà sao lại xài điện thoại mã vùng Cali?

Anh nói trước kia anh ở Los. Dựa vào những chi tiết mày kể trong thư nên nó hỏi tới đâu, anh trả lời rôm rốp tới đó.
Bà mẹ ơi, trước khi cúp máy, nó cho anh số phone của nó, mà là số khuyến mãi 0128450…
Nó còn nói nhớ anh rất nhiều rồi hun anh chùn chụt”.


Thư đi thư lại, chat chít tới lui. Trong nhiều lá thư, nhiều lần chat, Ái Liên ngỏ ý muốn mời tôi về Việt Nam để cô “có dịp làm hướng dẫn viên, đưa anh đi thăm nơi này, nơi nọ, thưởng thức những món ăn ngon của mọi miền đất nước và cũng để mình có dịp gần nhau”.

Đáp lại, tôi nói tôi sẽ sắp xếp vì hiện tại, mặc dù
“đã nghỉ hưu ở tập đoàn điện thoại iPhone, nhưng anh vẫn làm thêm cho một hãng chuyên sản xuất vi mạch điện tử, hàng tháng cũng kiếm được… mấy nghìn!”.

Thế rồi đột ngột, Ái Liên dừng hẳn mọi liên lạc với tôi. 3 ngày, 5 ngày vẫn chẳng thấy cô email hay nhắn tin trên chat. Tôi nghĩ có lẽ cô ta đã phát hiện ra tôi không phải là Việt kiều.
Hỏi anh Quyên Ca, anh nói
“5 ngày trước nó có gọi cho anh thêm một lần, anh trả lời là anh đang bận vì không thấy mày thông tin gì nữa, anh sợ nói năng trật chìa. Nó hỏi khuya mà anh còn làm gì? Anh nói anh làm ca đêm. Nó chúc anh khỏe, hun anh chóc chóc”.

3. Ngày thứ bảy kể từ khi Ái Liên dừng mọi liên lạc, tôi gửi cho cô một tin nhắn, đại ý tôi rất nóng lòng vì không biết cô có đau ốm, hoặc gặp chuyện xui xẻo nào đó hay không mà chẳng thấy cô lên mạng. Đến tối ngày thứ tám, tôi nhận được email của Ái Liên và sau khi đọc xong, tôi biết cô bắt đầu “buông câu”.

Trong thư, cô nói cô cũng rất nhớ tôi nhưng vì má cô bệnh nặng, đang nằm ở Khoa Ung bướu Bệnh viện Chợ Rẫy chờ mổ nên cô không còn lòng dạ nào mà viết cho tôi:
“Bác sĩ nói má em bị ung thư tử cung, bây giờ phải mổ. Nghe nói tiền mổ, tiền thuốc men, tiền vô hóa chất lên tới 60 – 70 triệu nên em buồn quá vì lấy đâu ra số tiền đó ngay được”.

Cuối thư, cô than thở:
“Bây giờ nếu có ai “mua” em, chắc em cũng phải bán mình để cứu má”.


Cái mồi “má em phải mổ” chỉ là một trong hàng chục cách mà “Hội câu Sài Gòn” dùng để câu những tờ đôla của những ông Việt kiều bạc tóc nhưng lại nhẹ dạ, cả tin.

Sau này, khi đã tiếp cận được với một vài nhân vật trong hội, tôi mới biết họ còn nhiều cách moi tiền siêu hơn nữa!


Làm ra vẻ hết sức thương cảm cho hoàn cảnh của cô, tôi email
“anh rất muốn về để cùng em chăm sóc má nhưng anh chưa xin nghỉ phép được. Ở Sài Gòn anh có người bạn thân, năm ngoái anh ấy mượn anh 50.000 USD để mua nhà, cần lấy lại lúc nào cũng được. Nếu em không ngại, anh sẽ cho anh ấy số điện thoại của em để ảnh liên lạc với em, đưa tiền để em lo mổ cho má”.

Email gửi xong, chỉ nửa tiếng sau tôi nhận được trả lời. Trong thư, Ái Liên hỏi tôi sao không gửi tiền trực tiếp cho cô mà lại qua người khác? Tôi nhắc lại rằng bạn tôi còn nợ tiền tôi, mà cả 2 người đều cùng ở Sài Gòn nên chuyện giao nhận tiền bạc vừa nhanh, lại vừa thuận tiện.

Cuối cùng, Ái Liên đồng ý. Để kiểm chứng, tôi gọi cho một bác sĩ quen ở Bệnh viện Chợ Rẫy và sau khi biết chắc trong hơn nửa tháng qua, Khoa Ung bướu không có bệnh nhân nào là phụ nữ lớn tuổi nhập viện vì ung thư tử cung, đang chờ mổ, tôi báo cho anh Quyên Ca biết “nhiệm vụ của anh đến đây là chấm dứt”.

Nghe tôi dặn xong, anh cười:
“Anh cũng đang tính email cho mày. Hồi sáng, trước khi mày email cho nó, anh gọi nó vì chẳng lẽ mình là Việt kiều mà lại tiếc tiền điện thoại. Mày biết không? Nói câu trước câu sau, nó khóc sụt sùi như mưa tháng bảy. Nó kể anh nghe là bác sĩ kêu về lo tiền mổ lẹ đi, chứ không thì không kịp (?!)”.

Về phần tôi, kể từ giờ phút ấy, tôi khai tử Việt kiều David Chương rồi trong vai bạn thân của David Chương, tôi bắt đầu tìm hiểu thực tế về nhóm “Hội câu Sài Gòn”…


(Còn tiếp)
Nguồn:(Không để tên Tác Giả)

http://www.datviet.com/hoi-nhu....-co-non


AToanMT
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 23 Aug 2014, 3:33 PM | Message # 2
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


Đại Bi Chú
 
Tieuquanhquanh Date: Thứ Ba, 26 Aug 2014, 10:24 AM | Message # 3
Lieutenant
Group: Users
Messages: 40
Status: Tạm vắng
Những cô gái như bài trên nói thì số lượng rất ít , và đó hầu như là những cô gái hư hỏng , chứ : miếng ngon đâu còn đến trưa . Nên những người đàn ông gặp những người phụ nữ đó thất vọng là đúng rồi .

Xã hội bây giờ bệnh tật đầy rẫy , lây nhiễm chưa có thuốc chữa , vậy nên các quý ông cẩn thẩn , cẩn thận !
 
kathy Date: Chủ Nhật, 31 Aug 2014, 1:55 PM | Message # 4
Colonel general
Group: Users
Messages: 900
Status: Tạm vắng
Thời xưa những người Việt Nam sống rất tôn ti lễ giáo còn bây giờ lễ giáo cũng chẳng còn, chỉ cần có tiền đô là được.
Tôi có một người bạn có 2 đứa cháu mới bảo lãnh từ Việt Nam qua, cô bạn đưa đến nhà chơi, khi nói chuyện qua lại 2 cô cháu kể cuộc sống hiện giờ ở Việt Nam. Khu cô đang ở mấy ông việt kiều già về lấy mấy cô khoảng 20 tuổi không hà, cô ta nói nguyên văn như sau:
-"Ở làng chúng cháu, các bạn cùng trang lứa với cháu chuyên môn lấy Ông Nội, Ông Ngoại không hà !"

Ông xã tôi hỏi:
-"Lấy vậy là làm sao?"

Cô ta trả lời:
-"Là chúng cháu lấy mấy ông Việt kiều già cỡ tuổi Ông Nội, Ông Ngoại đó !"

Ông xã tôi hỏi tiếp:
-"Còn cỡ Bác thì sao?"

Hai cô cùng cười và đáp:
-"Cỡ Bác thì lấy lẹ ! Vì già hơn Bác nhiều cũng còn lấy nữa đó !"

Tôi hỏi tại sao ?, cô nói lấy mấy ông già mà sớm đứt bóng thì mình được lãnh tiền tử ...

Nếu mấy Ông Già mà ham dzui, về VN bị con gái gạt cũng đáng đời !


Message edited by kathy - Chủ Nhật, 31 Aug 2014, 9:53 PM
 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO