Thứ Bảy
01 Jun 2024
9:01 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Vacxin 5 trong 1. Sự nguy hiểm tiêm phòng
phongba Date: Thứ Sáu, 06 Nov 2015, 6:45 PM | Message # 1
Major general
Group: Disciples
Messages: 410
Status: Tạm vắng
Trong thời gian gần đây vấn đề tiêm
Phòng vacxin cho trẻ nhẻ nhỏ là vấn đề đươc mọi người dân quan tâm nhiều nhất hay nói " lo sợ "thì đúng hơn .vì khi tiêm vacxin xong các bé có những biểu hiện tím người nôn ra máu nhiều trường hợp đã bị tử vong không hiểu bộ y tế nhập thuốc kiểu gì để xảy ra những sự việc đáng tiếc thế nay .Phong Ba mong rằng qua bài này tất cả các thành viên trong diễn đàn co con nho hoặc những người thân trong gia đình co tre nhỏ hay tìm hiểu kỹ vấn đề tiêm phòng để tránh sự việc đáng tiếc xảy ra

Tìm hiểu về vác - xin 5 trong 1
TVM-Thời gian gần đây, dư luận xã hội quan tâm đến việc một số trẻ khi tiêm Vắc - xin 5 trong 1 bị tai biến, thậm chí tử vong. Xin cung cấp một số thông tin về loại vắc - xin này
Vắc xin 5 trong 1 là gì?

Đây là loại vắc –xin đã được WHO tiền kiểm định với chỉ một mũi tiêm nhưng phòng được tất cả các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mủ (Hib)), thay cho việc phải sử dụng nhiều mũi tiêm ngừa như hiện nay trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Loại vắc xin này đã được sử dụng ở 34 quốc gia trên thế giới, tiêm cho trẻ lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi. văcxin này có tính ưu việt nữa là ngừa viêm màng não mủ và lại được tiêm ngừa miễn phí. Trước đây Hib là văcxin dịch vụ giá khá cao, không phải trẻ em nào cũng có cơ hội được tiêm ngừa.

Jean Dupraz, Phó đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) tại Việt Nam cho biết, hiện 2,3 triệu liều vắc-xin 5 trong 1 được cung ứng thông qua UNICEF đã tới kho bảo quản của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia tại Hà Nội và sẵn sàng sử dụng để tiêm cho trẻ.

Các chuyên gia của WHO khuyến cáo, khi sử dụng vắc xin “5 trong 1” cần lưu ý, với những trẻ đã được tiêm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván và viêm gan B mũi 1, 2 thì các mũi sau sẽ được tiêm tiếp bằng vắc xin 5 trong 1, không tiêm cho trẻ nếu có phản ứng nặng đối với liều tiêm trước hoặc có phản ứng với vắc xin DPT (bạch hầu, ho gà, uốn ván) hoặc viêm gan B; hoãn tiêm cho trẻ nếu trẻ sốt hoặc mắc các bệnh mãn tính; không tiêm cho trẻ nhỏ dưới 6 tuần tuổi vì vắc xin không hiệu quả do còn miễn dịch từ mẹ; không tiêm cho trẻ lớn trên 5 tuổi và người lớn vì sẽ có phản ứng sau khi tiêm.

Vì sao cần thiết phải tiêm chủng cho trẻ

Một số trường hợp tai biến sau tiêm vắc-xin khiến các bậc phụ huynh lo lắng, dẫn đến việc giảm sút số trẻ được tiêm chủng.

Trẻ mới sinh ra đã có khả năng miễn dịch (không bị nhiễm bệnh), do nhận được các kháng thểtừ mẹ. Tuy nhiên, khả năng miễn dịch này chỉ kéo dài được từ 1 tháng – 1 năm. Sau đó, trẻ không còn nhận được kháng thể từ mẹ nữa và dễ dàng bị nhiễm các bệnh có thể phòng tránh được bằng vắc-xin, thí dụ ho gà, sởi…

Khi đứa trẻ không được tiêm chủng bị nhiễm vi khuẩn hoặc vi-rút, cơ thể của trẻ sẽ không đủ sức mạnh để chống lại, trẻ sẽ bị nhiễm bệnh. Thực tế đã chứng minh cho thấy trước khi con người phát minh ra vắc-xin, đã có rất nhiều trẻ em bị chết vì những căn bệnh: ho gà, bại liệt, sởi, bạch hầu… Ngày nay tỉ lệ trẻ bị chết do các bệnh trên giảm là nhờ trẻ được dự phòng bệnh trước bằng tiêm chủng.

Việc tiêm chủng cho trẻ không chỉ giúp dự phòng bệnh cho bản thân đứa trẻ mà còn bảo vệ sức khỏe cho cả cộng đồng chúng ta, nhất là cho những đối tượng không được tiêm chủng bao gồm các trẻ quá nhỏ chưa đủ tuổi để được tiêm chủng, những trẻ không thể tiêm chủng do có các bệnh lý khác (vd: như trẻ bị bệnh bạch cầu cấp)… Tiêm chủng cho trẻ còn giúp làm chậm đi hoặc ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh.

Vì những lý do trên đây nên việc quyết định không tiêm chủng cho trẻ do nghi ngại các tai biến sau tiêm sẽ dễ dàng khiến trẻ có nguy cơ bị nhiễm bệnh và tử vong, gây bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng.

Các phản ứng bất lợi (tác dụng phụ) của vắc-xin

Tiêm phòng vắc-xin là phương pháp đưa vào cơ thể người hoặc động vật một lượng kháng nguyên. Các kháng nguyên có thể là các vi khuẩn hoặc vi-rút đã bị giết chết hay còn sống nhưng đã bị bất hoạt, bị làm suy yếu (không còn khả năng gây bệnh) hoặc các protein của chúng đã được tinh khiết để kích thích hệ thống miễn dịch của người hoặc động vật sản sinh ra kháng thể chống lại các bệnh do chính những vi-rút hoặc vi khuẩn đó gây nên.

Cũng như các loại dược phẩm khác, khi được đưa vào cơ thể, vắc-xin có thể gây nên một số phản ứng bất lợi. Các phản ứng này có thể rất nhẹ như đau, sưng, đỏ tại nơi tiêm; phản ứng toàn thân như sốt, dễ bị kích thích, cảm giác khó chịu… Tuy nhiên có thể gặp một số phản ứng nặng như sốc phản vệ, phản ứng quá mẫn (nổi ban, ngứa…). Tùy từng loại vắc-xin sẽ có những phản ứng đặc thù khác nhau.

Nguyên nhân có thể do bản chất của vắc-xin; do sai sót trong thực hành tiêm chủng; do sự trùng hợp ngẫu nhiên (chỉ định tiêm chủng trên một trẻ đang bị bệnh tiến triển); các phản ứng tâm lý (sợ) hoặc không rõ nguyên nhân.

Với vắc-xin 5 trong 1, phản ứng thường gặp là phản ứng tại chỗ tiêm, khoảng 10% có sốt hơn 38 độ C. Riêng với bệnh do Hib, các nghiên cứu cũng cho thấy nếu trẻ được tiêm đủ mũi vắc xin Hib sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh do Hib ở trẻ nhỏ tới trên 90%.

Không có bất kỳ loại vắc-xin nào bảo đảm an toàn 100%. Nhưng các nghiên cứu cho thấy, khi tiêm vắc-xin phối hợp DPT-VGB-Hib thì các phản ứng sau tiêm sẽ ít hơn so với tiêm từng loại vắc-xin. Không có phản ứng nặng sau tiêm được ghi nhận, các phản ứng thường gặp là phản ứng tại chỗ tiêm, một số ít có sốt nhẹ.

Các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến cáo, khi sử dụng DPT-VGB-Hib cần lưu ý, không tiêm cho trẻ vắc-xin DPT-VGB-Hib nếu có phản ứng nặng đối với liều tiêm trước hoặc có phản ứng với vắcxin DPT (bạch hầu, ho gà, uốn ván) hoặc viêm gan B; hoãn tiêm cho trẻ nếu trẻ sốt hoặc mắc các bệnh mãn tính; không tiêm cho trẻ nhỏ dưới sáu tuần tuổi vì vắcxin không hiệu quả do còn miễn dịch từ mẹ; không tiêm cho trẻ lớn trên năm tuổi và người lớn sẽ tăng phản ứng sau khi tiêm do thành phần ho gà toàn tế bào có trong vắc-xin.

Sau sự cố 3 trẻ tử vong sau tiêm tại Nghệ An, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế yên cầu ngừng sử dụng vắc xin “5 trong 1” Quinvaxem trên toàn quốc.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết, lô vắc xin bị ngừng sử dụng là vắc xin Quinvaxem phối hợp 5 thành phần DTwP-HepB-Hib dạng lỏng, số lô: 1453037, hạn dùng: 26/11/2014, số đăng ký: QLVX-0604-12. Sản phẩm do Công ty Berna Biotech Korea Corporation sản xuất. Cục Quản lý Dược yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, y tế các ngành, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng vắc xin tạm ngừng sử dụng lô vắc xin trên; thực hiện việc bảo quản theo đúng điều kiện quy định ghi trên nhãn. Đồng thời, Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu Văn phòng đại diện Công ty tại Việt Nam phối hợp với nhà nhập khẩu, phân phối gửi thông báo tạm ngừng sử dụng sản phẩm đến những nơi phân phối, sử dụng lô vắc xin trên. Báo cáo tình hình nhập khẩu, quá trình phân phối vắc xin gửi về Cục trước ngày 25/12 này.
Trịnh Văn Mạnh/tretho.com
 
thanhlongphapsu Date: Thứ Bảy, 07 Nov 2015, 6:42 AM | Message # 2
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng


 
kathy Date: Chủ Nhật, 08 Nov 2015, 8:43 AM | Message # 3
Colonel general
Group: Users
Messages: 900
Status: Tạm vắng
 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO