Thứ Tư
22 Jan 2025
12:10 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
THẦY HAY SƯ PHỤ ?
BSKH Date: Thứ Hai, 14 Mar 2011, 9:15 PM | Message # 1
Sergeant
Group: Users
Messages: 31
Status: Tạm vắng
Thầy hay sư phụ?
tác giả: TrungDao - tgvh
Chắc rằng chúng ta đều biết nghĩa của hai từ này, tưởng không cần giải thích thêm. Tôi nói đến hai từ này đầu tiên vì tinh thần tôn sư, trọng đạo, nhân tiện luận giải một chúc về từ thầy, vì theo tôi nghĩ, có lẽ một số bạn sơ cơ hay bị nhằm lẫn về ý nghĩa của từ thầy.

Thầy hay sư phụ trong huyền môn cũng đồng nghĩa với thầy ngoài đời, là người dạy dỗ, hướng dẫn học trò.
Ngày nay ít ai gọi thầy là sư phụ. Có khi huynh đệ đồng môn nói chuyện với nhau, dùng từ sư phụ khi nhắc đến thầy mình, đây chỉ là một cách nói, chứ khi tiếp xúc trực tiếp thường gọi thầy mình là thấy chứ không gọi là sư phụ.
Gần đây với sự xuất hiện của những giáo phái mới, từ sư phụ được dùng lại khá rộng rải.
Người của những giáo phái này dùng từ sư phụ như danh từ chung khi nói chuyện, viết bài, khiến người nghe, đọc có cảm giác họ cố ý biến sư phụ của họ thành sư phụ của tất cả mọi người. Đây là quyền tự do ngôn luận của mỗi người, xin được miễn bàn tiếp.
Người miền tây khá đặc biệt, thường gọi thầy của mình theo quan hệ xóm giềng, tuổi tác. Tùy quan hệ, có khi gọi ông, bác, chú hay anh kèm theo thứ hoặc biệt danh, như ông hai Hòa Bình, ông năm, chú ba, anh bảy Bình Minh v. v… Đây có lẽ vì tính chất hề hà của người miền tây, cũng có thể do ảnh hưởng giai đoạn từ sau năm 1975, các phái huyền môn bị cấm đoán, nên các thầy muốn học trò, đệ tử gọi mình theo vai vế bình dân để tránh phiền phứt.

Nhân đọc bài ”Đây có phải là người theo đạo không hả các huynh” của bạn HOANG KIM, link http://www.thegioivohinh.com/diendan...ad.php?t=12920 , và bài ” " Thầy " gì đây hả mọi người....? ”, link http://www.thegioivohinh.com/diendan...light=hoangkim nên tôi viết thêm vài suy luận của mình, để các bạn sơ cơ khỏi nhầm lẫn từ thầy và từ đạo.

Nếu được hỏi ”Đây có phải là người theo đạo không hả các huynh”, tôi sẽ trả lời là ”phải”. Chúng ta không nên nhầm lẫn từ ”đạo” để chỉ người huyền môn học huyền thuật, với từ đạo để chỉ các tôn giáo như đạo Phật, đạo Thiên chúa v.v…
Nếu được hỏi " ”Thầy " gì đây hả mọi người....? ”, tôi sẽ trả lời đây là thầy bùa. Chúng ta chớ nên nhầm lẫn thầy bùa với thầy… chùa, là từ người bình dân gọi các sư Phật giáo.

Trên diễn đàn TGVH, thường thấy các bạn muốn học pháp thuật huyền môn hay mỡ những tiêu đề ”Tầm sư học đạo”, đa số chúng ta đều hiểu ngầm là các bạn này muốn học huyền thuật, đạo thuật huyền môn và theo đó mà góp ý. Cũng có một số bạn theo Phật giáo, cắt cớ hỏi lại ”bạn muốn học đạo nào”, rồi như vô tình, hướng dẫn về Phật học. Thật sự đa số đều hiểu rằng chữ đạo của huyền môn không bắt buộc phải đồng nghĩa với chữ đạo phật là đạo giải thoát. Không đồng nghĩa thì không đồng nguyên lý. Vì vậy người thầy huyền môn không bắt buộc phải có đạo hạnh của một nhà sư Phật giáo.

Thầy huyềnmôn không giống thầy Phật giáo, hoặc các tu sĩ thuộc các đạo giáo khác.
Thầy huyền môn không được cúng dường nên phải tự túc. Có thực mới vực được đạo, người chỉ sống bằng nghiệp thầy bà, không có nghề nghiệp trong xã hội, thì việc lấy tiền tổ cao để sống cũng là… bình thường thôi.
Khi tìm thầy nhờ việc gì, có lẽ nên chuẩn bị tinh thần trước. Điều kiện đầu tiên là… tiền đâu? Nếu thấy không kham nỗi cái giá ”tiền tổ” mà thầy đưa ra, nên nhẹ nhàng rút lui, không nên dùng ”từ bi” để tranh luận, ngã giá với thầy.
”Từ bi” không phải là một hạnh bắt buộc phải có trong tâm tất cả các thầy huyền môn. ”Từ bi” thuộc Phật giáo chứ không thuộc huyền môn.
Đa số các phái huyền môn, khi nhập môn đều có lời nguyện ”cứu nhân độ thế, coi người giàu, nghèo như nhau”. Nhưng trôi theo dòng đời, nặng lo cơm áo, lời nguyện ngày nào trong tâm một số thầy như đã xa vời, chìm khuất mất rồi.

Theo tôi, quan trọng là thầy có làm được việc ta nhờ thầy giúp hay không. Nếu may mà gặp quí thầy có hạnh nguyện giúp đời, sống bằng sức lao động, việc cấp phép chỉ là giúp cho người, mót phước cho mình, không màng đến tiền tổ thì tốt rồi. Ngược lại tùy theo khả năng kinh tế mà ta nhờ hoặc không nhờ thầy.
Nếu suy nghĩ phóng khoán một chút, chúng ta sẽ có thể chấp nhận việc một người thầy dùng thời gian một đời người luyện phép để sống bằng việc cấp phép. Chúng ta sẽ thấy việc này cũng tự nhiên như một người trong đời, cố gắng học hành để sau này có việc làm tốt, lương bổng cao, thế thôi.[size=14][size=14][size=14]

Message edited by BSKH - Thứ Hai, 14 Mar 2011, 9:17 PM
 
atoanmt Date: Thứ Bảy, 19 Mar 2011, 7:03 AM | Message # 2
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5084
Status: Tạm vắng
happy

AToanMT
 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO