Thứ Hai
20 May 2024
4:44 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » THÀNH VIÊN » SƯU-TẦM GÓP NHẶT » Hủ tiếu bà Năm (Vương Vi)
Hủ tiếu bà Năm
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 05 Oct 2014, 1:26 PM | Message # 1
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Hủ tiếu bà Năm

Hồi còn học đại học ở Sài Gòn, tôi ở trọ trong một con hẻm nhỏ trong Quận 11. Phần lớn những người sống ở khu vực này là người Hoa. Họ sống chủ yếu bằng nghề buôn bán từ mặt hàng ăn uống, đến gia công làm đủ thứ vật dụng từ nhỏ đến lớn, từ rẻ tiền đến đắt tiền.

Cộng đồng người Hoa ở khu vực Quận 11, quận 10, quận 5 và quận 6 khá đông. Nhiều người Hoa ở đây sinh đẻ ở khu vực chợ Lớn, Sài Gòn, dòng họ tổ tông họ sang Việt Nam từ những năm ở thế kỷ trước, rồi an cư lập nghiệp ở đây, nhưng bao đời qua họ vẫn giữ được ngôn ngữ của họ, trong cuộc sống đời thường sinh hoạt, làm ăn họ đều nói Quảng Đông. Tôi còn nhớ ngay phía đầu con hẻm nhỏ nơi tôi ở trọ là xe hủ tiếu của bà Năm. Vợ chồng bà Năm đều là người gốc Hoa sinh ra và lớn lên ở khu vực chợ Lớn Sài Gòn này. Nghe đâu từ những năm đầu của thế kỷ trước, dòng họ bên nội của bà Năm cùng với mấy người trong làng từ Quảng Đông sang Việt Nam làm ăn, buôn bán ở khu chợ Lớn. Một trong những người cùng làng đi theo gia đình bên nội của bà Năm ngày đó là ba má chồng bà bây giờ. Vợ chồng bà Năm nên duyên vợ chồng cũng gần giống như là câu chuyện của những cặp nam nữ thanh mai trúc mã trong tiểu thuyết, phim ảnh trung hoa ngày xưa, hai gia đình biết nhau, hứa hôn hứa hẹn cho hai đứa nhỏ, rồi hai đứa lớn lên cùng nhau, rồi thành vợ thành chồng như là nhân duyên thiên mệnh.

Quán hủ tiếu của vợ chồng bà Năm nằm ngay đầu con hẻm. Nói là cái quán cho sang chứ thật ra chỉ là một chiếc xe đẩy hai bánh bằng gỗ với thùng nước lèo bên cạnh một cái tủ nhỏ đựng đồ ăn. Gia đình bà Năm mưu sinh với xe hủ tiếu này cũng hơn ba chục năm nay có, ngày trước tôi có nghe kể, gia đình bà Năm có truyền thống làm nghề xay bột gạo, làm bánh phở, rồi xong sau ngày bà Năm lấy chồng, sinh bốn đứa con, vợ chồng bà sống luôn với nghề bán hủ tiếu này. Có thời gian vì cuộc sống mưu sinh, ông Năm phải sang bên Campuchia đi buôn ve chai, phế liệu, rồi chẳng biết học lóm đâu cái nghề nấu hủ tiếu, xong mới về lại Sài gòn lập nghiệp với xe hủ tiếu này để nuôi bốn đứa con ăn học tới nơi tới chốn. Ở cái đất Sài Gòn nhộn nhịp này, thật sự ra thì cũng không mấy khó tìm những quán hủ tiếu như thế. Có khác chăng là quán hủ tiếu của bà Năm trông có vẻ sang trọng hơn tấm biển “hủ tíu bình dân 25.000đ”, chiếc xe hủ tiếu, cái tủ nhựa đựng chén bát muỗng đũa và gần mười bộ bàn ghé nhựa gần như chiếm trọn cả nửa chiều dài con hẻm. Quán bán từ lúc xế chiều đến tối khuya. Khách lúc nào cũng đông, xe dựng khắp vỉa hè bên ngoài đường, đến dọc hết chiều dài bên hông con hẻm. Quán ngoài lề đường, vỉa hè vậy chứ trông rất sạch sẽ, bàn ghế nhựa bóng loáng, tô dĩa sành màu trắng, đũa gỗ và muỗng inox sáng tinh, rau xanh giá tươi nhìn bắt mắt, đông khách cũng phải. Ngoài vợ chồng bà Năm ra thì quán có chừng năm, sáu người chạy bàn phục vụ. Hầu hết là những người gốc Hoa tuổi trung niên sống gần khu vực đó. Cứ độ xế chiều khi vợ chồng bà Năm đẩy xe hủ tiếu ra là họ đến, phụ bày biện bàn ghế, sắp xếp gia vị, nhóm lửa bắc nồi xách nước, xắt thịt soạn giá rửa rau, phụ coi xe, dẫn xe cho khách, dọn dẹp, rửa tô, lau khô, chạy bàn, tính tiền. Trong số những người chạy bàn phục vụ ở quán, cũng có vài người mưu sinh bằng nghề bán vé số. Ban ngày họ đi lanh quanh khu vực chợ lớn, chợ Nguyễn Tri Phương bên quận 10 để bán vé số, đến xế chiều thì đến quán hủ tiếu bà Năm để phụ chạy bàn. Tranh thủ còn ít vé số chưa bán được thì mời khách ăn hủ tiếu mua giúp để kịp sổ trong đêm. Khách ăn hủ tiếu mua hay không thì họ cũng cám ơn. Ngày nào hên thì mấy người khách ăn hủ tiếu cũng mua giùm hết. Đến cuối ngày, trước khi dọ hàng, vợ chồng bà Năm thường đãi miễn phí một tô hủ tiếu cho từng người giúp việc chạy bàn, ai thích ăn thì ăn, không thì thôi. Có mấy hôm, đêm đã khuya mà lanh quanh gần con hẻm, thấy có mấy người ăn xin, tàn tật, có cả phụ nữ ăm con nhỏ, người nói giọng bắc, người nói giọng miền tây còn nằm ngồi lê lếch bên lề đường, mấy người chạy bàn phục vụ trong quán bèn đến xin vợ chồng bà Năm nấu cho họ mấy tô hủ tiếu, còn gì thì ăn nấy, xương nạc giò hay bò viên, rau giá hành ngò tiêu ớt còn lại bao nhiêu thì nấu bấy nhiêu tô. Ăn xong ai cũng tíu tít khen ngon rồi cám ơn ríu rít, có người móc hết trong quần áo có được năm bảy ngàn đồng cũng đưa bà Năm, nhưng bà không lấy. Bà coi như làm phước, bao nhiêu năm qua mưu sinh với xe hủ tiếu này, không ít lần vợ chồng bà Năm và mấy người giúp việc chạy bàn trong quán làm như vậy. Bởi có lẽ họ cũng là những người xuất thân từ tầng lớp lao động nghèo trong xã hội, họ thấu hiểu được cái nghèo, và sự vất vả, nên họ cũng muốn chia sẻ miếng ăn của mình cho người khác, coi như giúp người giúp mình. Mỗi lần được mọi người trong quán hủ tiếu bà Năm tiếp đãi chu đáo xong, những người khách qua đường ấy lại lặng lẽ tìm cho mình một góc nhỏ ven lề đường ngủ qua đêm giữa đất Sài Gòn nhộn nhịp bon chen.

Hơn ba mươi năm mưu sinh với xe hủ tiếu này, vợ chồng bà Năm giờ đây cũng đã gần tám mươi, tóc bạc đã gần hết. Cả đời sống lam lũ, một chữ tiếng việt bẻ đôi cũng không biết viết, chỉ với cái giọng lơ lớ đậm chất "người Tàu" mà vợ chồng bà đã lam lũ nuôi bốn đứa con ăn học thành tài ở đất Sài Gòn này. Giờ đứa nào cũng đều giàu có sang trọng thành đạt xe hơi nhà lầu, cháu nội ngoại của ông bà gần chục đứa, trai thời đều khôi ngô tuấn tú, gái thời xinh đẹp giỏi giang, đứa nào cũng ngoan hiền lễ phép. Bốn đứa con của bà Năm không ít lần khuyên can muốn ông bà dẹp xe hủ tiếu này đi rồi ở nhà dưỡng già, cho tụi nó góp tiền phụng dưỡng, báo hiếu, mà ông bà Năm không chịu, cứ nằn nặc đòi đi bán cho vui tuổi già. Mấy người ở trong xóm tôi ngày đó vẫn thường nói bọn nhỏ con cháu của ông bà Năm hưởng phước của ông bà, từ cái quán hủ tíu bé nhỏ này, bán buôn mưu sinh kiếm sống và chia sẻ cả cái tình người ở đất Sài Gòn này.

Vương Vi


Đại Bi Chú

Message edited by LongTracAn - Chủ Nhật, 05 Oct 2014, 1:44 PM
 
thanhlongphapsu Date: Chủ Nhật, 05 Oct 2014, 2:33 PM | Message # 2
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
 
atoanmt Date: Thứ Hai, 06 Oct 2014, 11:54 AM | Message # 3
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng



AToanMT
 
kathy Date: Thứ Hai, 13 Oct 2014, 9:42 AM | Message # 4
Colonel general
Group: Users
Messages: 900
Status: Tạm vắng
 
FORUM » THÀNH VIÊN » SƯU-TẦM GÓP NHẶT » Hủ tiếu bà Năm (Vương Vi)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO