atoanmt |
Date: Thứ Tư, 13 Aug 2014, 4:33 PM | Message # 1 |
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5084
Status: Tạm vắng
|
Các nghiên cứu mới đang tập trung khám phá vai trò của hiện tượng đắc khí trong lĩnh vực châm cứu. Đắc khí là một bộ các cảm giác của cơ thể có được từ kỹ thuật châm cứu kết hợp các phản ứng sinh lý đến từ các kích thích bằng kim châm. Cảm giác đắc khí thường được miêu tả: căng, tê, tức, mỏi, ngứa, rung điện, thoải mái, nhẹ nhõm, kéo giật.
Các nhà nghiên cứu phân loại các trải nghiệm chủ quan khác nhau khi châm cứu dựa vào các loại sợi thần kinh thực hiện các phản ứng. Hóa ra cảm giác tê rần, cảm giác nhức nhối trong trạng thái đắc khí đều được truyền phát bởi các sợi thần kinh khác nhau. Sự truyền phát thông tin này đưa đến sự khác biệt trong các vùng não bộ được kích thích.
Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng huyệt vị châm cứu đặc định có các đặc điểm đắc khí riêng biệt. Mức độ đau, sự căng và sức nặng biến đổi phụ thuộc vào huyệt vị. Sự khác biệt này vẫn xảy ra giữa các huyệt vị châm cứu trên cùng một đường kinh mạch và các huyệt vị châm cứu với cấu trúc mô giống nhau. Theo họ, sự phân bổ dây thần kinh có ảnh hưởng lớn đến cảm giác đắc khí.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra phát hiện thú vị là sự kích thích trực tiếp bằng kim châm và sự tiếp xúc với các đường kinh mạch tại huyệt Nội Quan không nhất định gây ra trạng thái đắc khí. Ngược lại, trạng thái này thường đạt được mà không có bất kỳ sự kích thích trực tiếp nào đến động mạch thần kinh. Như vậy, trạng thái đắc khí là một phản ứng sinh lý của hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại vi độc lập với các tiếp xúc trực tiếp với các sợi thần kinh.
Một phát hiện thú vị khác là việc đạt được trạng thái đắc khí tại huyệt châm cứu sẽ gây nên các phản ứng ở vỏ não. Một số huyệt châm cứu cho thấy tác dụng nhất quán đặc biệt khi chỉ kích phát vào các vùng não bộ riêng biệt trong trạng thái đắc khí.
Thao tác châm kim
Cuộc điều tra đã phát hiện ra rằng, cách thao tác châm kim sẽ có ảnh hưởng đến trạng thái đắc khí. Châm kim sâu và vê đầu kim sang hai chiều có mối tương quan tích cực với việc kích phát các phản ứng đắc khí. Vê đầu kim làm tăng các phản ứng của các loại cảm giác sâu, âm ỉ và nặng nhưng không liên quan đến cảm giác đau nhói hoặc buốt. Vê kim châm để kích thích trạng thái đắc khí tại huyệt Khâu Khư và huyệt Thái Xung, qua đó kích phát các phản ứng không có được ở huyệt châm cứu khác.
Ngoài ra, rất nhiều các nhà châm cứu đề cập đến việc liên hệ cảm giác nắm giữ kim với sự xuất hiện của trạng thái đắc khí.
Trong lịch sử, loại trạng thái này đã được miêu tả trong bình luận Tiêu U Phú trong cuốn sách Châm Cứu Đại Thành. Cảm giác nắm giữ kim được miêu tả như là cảm giác của người câu cá và “sự xuất hiện của khí như thể cá cắn câu”.
Sự xuất hiện của trạng thái đắc khí sẽ giảm thiểu các hoạt động của hệ thần kinh giao cảm và tăng cường hoạt động của hệ thần kinh phó giao cảm. Loại phản ứng này đã được ghi nhận sẽ tạo ra các phản ứng có lợi cho sức khỏe đối với sự biến thiên tần số tim (HRV), một thước đo về sức khỏe tim mạch.
Các nghiên cứu điện não đồ cũng cho thấy các biến đổi đặc thù trong hoạt động não bộ khi có sự xuất hiện của trạng thái đắc khí tại các huyệt châm cứu. Các nghiên cứu tương tự cũng đã liên hệ các biến đổi hoạt động của hệ thần kinh vòng viền với sự xuất hiện của trạng thái đắc khí như được xác nhận trong phương pháp chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI).
Có một số điểm chính trong nghiên cứu thực hiện ở Trường Châm Cứu, Hơ ngải và Thôi nã thuộc Đại học Y Dược Bắc Kinh. Trạng thái đắc khí thường được bệnh nhân miêu tả với các biểu hiện: căng, tê, tức, mỏi. Trạng thái đắc khí thường được nhìn nhận bởi những nhà châm cứu là một loại cảm giác nắm giữ kim. Nghiên cứu tổng quan đã cho thấy một mối tương quan tích cực và cùng hướng giữa các thay đổi trong hoạt động của hệ thần kinh và các phản ứng não bộ khi có sự xuất hiện của trạng thái đắc khí.
Việt Nguyên dịch
Về HealthCMi: Viện Y học Chăm sóc Sức khỏe (HealthCMi) chuyên xuất bản các tin tức, nghiên cứu và kỹ thuật châm cứu cùng các khóa đào tạo CEU và PDA trực tuyến về châm cứu. Tìm hiểu thêm tại www.healthcmi.com.
AToanMT
|
|
| |