<>
Realtime Website Traffic
File Catalog
KINH ẨN DỤ I
| 11 Jan 2011, 3:22 PM |
Quyển Kinh Ẩn Dụ này được đánh máy lại từ hai vị vợ chồng cô Giác Anh đã chép tay và truyền sang Mỹ Quốc này. HHMT mạn phép phổ biến lên đây mong rằng hòa thượng Thích Hồng Đạo hoan hỷ cho, vì HHMT chưa có cơ duyên được diện kiến Ngài để xin phép trước. Với lời tựa của quyển kinh này, Ngài đã ước mong tác phẩm của Ngài được truyền bá đến mọi người nên HHMT mạo muội đăng lên để các bạn cùng chung hưởng tác phẩm quý giá này.
Chỉ với quyển kinh nhỏ nhắn như thế, mà hòa thượng thích Hồng Đạo đã gói ghém hầu hết những lời chỉ dạy của Đức Phật Thích Ca qua những thí dụ thực tiển cho chúng sanh suốt cuộc đời hoằng Pháp của Ngài trong thế giới Ta Bà này. Như thế đủ biết công trình sưu tập của Hòa Thượng to lớn biết dường nào. Chẳng những thế, Ngài lại diễn đạt lại bằng những dòng thơ để mọi người dễ thâm nhập hơn kể cả những người với căn cơ còn thấp.
Vì là ghi chép theo "dây chuyền", nếu có gi sơ xót xin các bạn bổ xung cho và xin hồi hướng công đức này đến vợ chồng cô Giác Anh và nhất thiết chúng sanh. KINH ẨN DỤ
Lời Bút Giả Đời và đạo đều có dùng phương ví dụ để răn dạy người. Những mẫu chuyện đời như: con thỏ và con rùa, con ve và con kiến, con ếch và con bò, con cò và con ngao… Những mẫu chuyện đạo như: bốn người mù rờ voi, cây nào trái ấy, bóng hiện theo hình, con rùa mù và cây nổi.v.v… Đời thì có ông Lã Phụng Tiên (La Fontaine) là một nhà ngụ ngôn trứ danh Pháp. Ông là tác giả tập thơ ngụ ngôn "Les Fables De La Fontaine”. Ông mượn toàn thú vật để ví dụ mà răn dạy người. Đạo thì có Đức Phật Thích Ca là Thỉ Tổ Đạo Phật. Muốn cho đạo chúng mau hiểu mau biết và dễ nhớ Phật thường dùng những phương pháp ví dụ để chỉ dạy đạo. Nhưng Đức Phật không hoàn toàn mượn thú vật để ví dụ mà Ngài mượn đủ cách rất đơn giản để ví dụ. Trong cuốn Ẩn Dụ này gồm có 206 bài ví dụ sưu tập ở 57 loại Kinh và 6 loại Luận. Nhưng trong đây chỉ có 10 loại Kinh là có nhiều bài nhất như: kinh Na Tiên Tỳ Kheo, kinh Pháp Cú, kinh Tứ Thập Nhị Chương, kinh Hoa Nghiêm.v.v… Đây là cuốn kinh chúng tôi quý chuộng nhất về phương diện học hỏi được rất nhiều và sâu rộng đạo lý Phật Đà, bằng một cách dễ dàng và rành mạch. Vậy chúng tôi ước mong cuốn kinh Ẩn Dụ này sẽ được may mắn phổ biến rộng rãi và nó sẽ mang lại nhiều phước duyên cho mọi người. Viết tại Chùa Quy Sơn Vũng Tàu Cuối năm Bính Thìn 1976 NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT Thích Hồng Đạo
MỤC LỤC
Chương I Kinh Pháp Hoa Bài 001: Nhà Cháy Bài 002: Người Bỏ Cha Đi Hoang Bài 003: Một Trận Mưa Bài 004: Ánh Sáng Mặt Trời Bài 005: Người Mù Mắt Bài 006: Chỗ Có Nhiều Của Báu Bài 007: Người Nghèo Cùng Bài 008: Khát Nước Đào Giếng Bài 009: Viên Ngọc Báu Bài 010: Ông Thầy Thuốc Giỏi Bài 011: Cha Trẻ Con Già
Chương II Kinh Na Tiên Tỳ Kheo Bài 012: Niệm Phật Như Ghe Thuyền Bài 013: Sa Môn Với Thân Mình Bài 014: Cây Nào Trái Nấy Bài 015: Cắt Lúa Bài 016: Viên Ngọc Làm Nước Trong Bài 017: Người Lướt Qua Rạch Bài 018: Đất Đai Bài 019: Chống Nhà Xiên Muốn Sập Bài 020: Quan Hầu Của Vua Bài 021: Ông Vua Là Chủ Bài 022: Người Cầm Đèn Sáng Vào Phòng Tối Bài 023: Các Đoàn Binh Của Vua Bài 024: Người Nông Phu < Bài 025: Ngọn Đèn Cháy Suốt Đêm Bài 026: Ngọn Đèn Và Bức Thư Bài 027: Không Hái Quả Sống Chỉ Hái Quả Chín Bài 028: Người Trộm Xoài Bài 029: Ngòi Và Trứng Bài 030: Ương Hột Xuống Đất Bài 031: Ngôi Điện Thượng Bài 032: Người Có Công Trạng Với Vua Bài 033: Ông Quan Giữ Kho Bài 034: Người Chế Thuốc Độc Bài 035: Tiếng Đại Hồng Chung Bài 036: Người Đầu Bếp Của Vua Bài 037: Gieo Năm Thứ Hột Bài 038: Trái Trên Cây Bài 039: Đào Giếng Bài 040: Loài Sấu, Rùa, Công, Bồ Câu Bài 041: Nước Chịu Lấy Đất Bài 042: Niết Bàn Là Tịch Diệt Bài 043: Niết Bàn Là Cảnh An Lạc Bài 044: Phật Có Ra Đời Bài 045: Phật Là Cao Thượng Hơn Hết Bài 046: Châm Lửa Đuốc Bài 047: Cây Chưa Có Trái Bài 048: Nông Phu Cày Và Gieo Bài 049: Đốt Một Đám Lửa Lớn Bài 050: Ông Lương Y Bài 051: Tòa Sen Trăm Cánh Bài 052: Hai Người Khóc Bài 053: Mê Tỉnh Bài 054: Gió Ở Tại Đâu? Bài 055: Bụm Nước Biển Mà Nếm
Chương III Kinh Pháp Cú Bài 056: Có Thân Là Khổ Bài 057: Giấy Và Dây Bài 058: Rùa Với Chó Nước Bài 059: Cành Mềm Trước Cơn Gió Lốc Bài 060: Gió Thổi Núi Đá Bài 061: Hoa Sen Thanh Khiết Bài 062: Kẻ Lữ Hành Mỏi Mệt Bài 063: Cái Muỗng Múc Thuốc Bài 064: Cái Lưỡi Với Thuốc Thang Bài 065: Phòng Hộ Thành Quách Bài 066: Voi Xuất Trận Bài 067: Luyện Voi Bài 068: Loài Heo Bài 069: Người Quản Tượng Tài Giỏi Bài 070: Voi Vượt Khỏi Sa Lầy Bài 071: Voi Giữa Rừng Sâu Bài 072: Nhện Giăng Tơ Bài 073: Có Hại Ruộng Vườn Bài 074: Múc Nước Thuyền Bài 075: Thương Khách Điều Phục Ngựa Bài 076: Mặt Trăng Ra Khỏi Mây Bài 077: Thầy Tập Voi Bài 078: Đánh Chuông Khánh Bài 079: Bầu Chứa Vị
Chương IV Kinh Tứ Thập Nhị Chương Bài 080: Một Người Chiến Vạn Người Bài 081: Bóng Hiện Theo Hình Bài 082: Trầm Hương Đốt Lửa Bài 083: Lau Bụi Mặt Gương Bài 084: Nước Trong Bị Quấy Đục Bài 085: Người Cầm Đuốc Vào Nhà Tối Bài 086: Mật Dính Lưỡi Dao Bài 087: Sống Trong Nhà Tù Bài 088: Cái Túi Da Đựng Đồ Dơ Bài 089: Cư Trần Bất Nhiễm Trần Bài 090: Người Chiến Sĩ Bài 091: Trừ Hết Sét Rỉ Bài 092: Ăn Mật Ở Bát Bài 093: Trâu Kéo Mật Bài 094: Trâu Chở Nặng Đi Chổ Bùn Lầy Bài 095: Vàng, Ngọc Như Ngói Sỏi Bài 096: Hiếu Đạo Bài 097: Thân Là Huyễn Bài 098: Nước Và Biển
Chương V Kinh Hoa Nghiêm Bài 099: Đa Văn Bài 100: Cây Trôi Dòng Nước Bài 101: Con Trùng Nằm Trong Đống Phân Bài 102: Mặt Trời Xuất Hiện Bài 103: Pháp Đức Phật Ví Như Đất, Lửa, Nước Bài 104: Viên Ngọc Chưa Giũa Lau Bài 105: Con Đường Lớn Bài 106: Đồ Đựng Nước Bài 107: Chốn Đại Địa Bài 108: Hoa "Ba Lợi Chất Đa” Bài 109: Chim "Ca Lăng Tần Già” Bài 110: Vàng Diêm Phù Đàn Bài 111: Người Có Tay
Chương VI Kinh Tăng Nhất A Hàm Bài 112: Sáu Tên Giặc Bài 113: Vô Lậu Nhơn Bài 114: Sáu Sức Mạnh Thông Thường
Chương VII Kinh A Hàm Bài 115: Người Có Bốn Vợ
Chương VIII Kinh Trung A Hàm Bài 116: Dây Đàn Chương IX Kinh Tạp A Hàm Bài 117: Con Rùa Mù Bài 118: Ma Già Thiên Tử Bài 119: Hoa Sen Trong Bùn Bài 120: Cái Búa Ở Tại Miệng Chương X Kinh Biệt Dịch Tạp A Hàm Bài 121: Bốn Giống Ngựa Chương XI Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Bài 122: Thuyền Hư Chìm Giữa Biển Bài 123: Người Tuổi Già Hơn Trăm Chương XII Kinh Niết Bàn Bài 124: Voi Dữ Và Ác Tri Thức Bài 125: Bốn Núi Lớn Ở Bốn Phương Bài 126: Hoa Vàng Và Vàng Thật Bài 127: Con Voi Đại Ác Bài 128: Người Có Bảy Đứa Con Bài 129: Người Lực Sĩ Bài 130: Kẻ Mù Chữa Mắt Bài 131: Người Bệnh Với Thuốc Bài 132: Nhà Mục Bài 133: Giọt Nước
Chương XIII Kinh Đại Bát Niết Bàn Bài 134: Mặt Trăng Chương XIV Kinh Bách Dụ Bài 135: Chứa Sữa Trong Bụng Bò Bài 136: Người Khát Nước Chương XV Kinh Tạp Thí Dụ Bài 137: Để Bát Cúng Dường Phật Bài 138: Con Rắn Bài 139: Kẻ Nhạc Sĩ Xin Trâu Bài 140: Ba Người Tu Đắc Đạo Bài 141: Thấy Bóng Đánh Lộn Chương XVI Kinh Cửu Tát Thí Dụ Bài 142: Con Ba Ba Chương XVII Kinh Kinh Thủ Lăng Nghiêm Bài 143: Cái Điên Của Chàng Diễn Nhã Đạt Đa Và Những Em Bé Muốn Mò Trăng Trong Chậu Nước Chương XVIII Kinh Lăng Nghiêm Bài 144: Một Bong Bóng Trong Biển Cả
Chương XIX Kinh Di Giáo Bài 145: Vị Thuốc Uống Bài 146: Cái Búa Bén Bài 147: Nhà Nông Đắp Bờ Giữ Nước Bài 148: Rắn Hổ Mun Bài 149: Người Chăn Trâu
Chương XX Kinh Tâm Địa Quán Bài 150: Mặt Trời Với Kẻ Mù Bài 151: Kiếp Hỏa Phá Thế Gian Bài 152: Người Không Tay
Chương XXI Kinh Xuất Diệu Bài 153: Cá Ít Nước Bài 154: Trốn Cái Chết Bài 155: Luyện Kim Khí
Chương XXII Kinh A Dục Vương Thí Dụ Bài 156: Nuôi Trâu Bán Thịt
Chương XXIII Kinh Đại Tập Bài 157: Người Cứu Khổ Bài 158: Áo Bẩn Trăm Năm
Chương XXIV Kinh Đại Thừa Nghĩa Bài 159: Quy Y
Chương XXV Kinh Tứ Tự Xâm Bài 160: Danh Tướng
Chương XXVI Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ Bài 161: Chiếc Thuyền Thiệt Ngữ
Chương XXVII Kinh Tiên Ý Bài 162: Chổi Quét Đất
Chương XXVIII Kinh Nhật Minh Bồ Tát Bài 163: Xiềng Cùm Của Đời
Chương XXIX Kinh A Nan Vấn Sự Phật Cát Hung Bài 164: Cái Cung Nặng Vạn Tạ
Chương XXX Kinh Bột Bài 165: Bạn Bè Bài 166: Cát Trong Biển Cả
Chương XXXI Kinh Hiền Ngu Bài 167: Ngọn Đèn Chẳng Tắt Chương XXXII Kinh Duy Ma Cật Bài 168: Mặt Trăng Với Kẻ Mù
Chương XXXIII Kinh Tam Huệ Bài 169: Lành Như Lúa, Ác Như Cỏ
Chương XXXIV Kinh Lăng Già Bài 170: Sanh Diệt Đồng Thời
Chương XXXV Kinh Nhẫn Nhục Bài 171: Áo Giáp Thần
Chương XXXVI Kinh Quán Phật Tam Muội Bài 172: Cây Chiên Đàn
Chương XXXVII Kinh Lục Độ Tập Bài 173: Dắt Trâu Làm Thịt
Chương XXXVIII Kinh Tiểu Địa Quán Bài 174: Đại Thuyền Trưởng
Chương XXXIX Kinh Báo Ân Bài 175: Miệng Là Dao Búa
Chương XL Kinh Phật Bổn Hạnh Bài 176: Thân Như Cây Đá
Chương XLI Kinh Tạp Bảo Tạng Bài 177: Trái Chín
Chương XLII Kinh Quán Phổ Hiền Bài 178: Sương Mù
Chương XLIII Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt Bài 179: Nhổ Gốc Tội
Chương XLIV Kinh Vị Tằng Hữu Bài 180: Đuốc Sáng Trừ Bóng Tối
Chương XLV Kinh Tỳ Kheo Tỳ Nữ Nhân Ô Danh Bài 181: Loại Thú Rừng
Chương XLVI Kinh Phật Cảnh Giới Bài 182: Bóng Trong Gương
Chương XLVII Kinh Ưu Bà Tắc Giới Bài 183: Bồ Tát Giáo Hóa Người
Chương XLVIII Kinh Viên Giác Bài 184: Người Bệnh Mắt
Chương XLIX Kinh Mạ Ý Bài 185: Bốn Nhân Chứng
Chương L Kinh Đại Trang Nghiêm Bài 186: Có Bị Trói Mới Có Mở Trói
Chương LI Kinh Bảo Tích Bài 187: Tượng Gỗ Đá
Chương LII Kinh Vô Lượng Nghĩa Bài 188: Bốn Tướng Căn Bản
Chương LIII Kinh Thập Trụ Bài 189: Người Mê Đông Chỉ Tây
Chương LIV Kinh Phạm Thiên Tư Ích Sở Vấn Bài 190: Người Sợ Hư Không Và Người Tìm Hư Không
Chương LV Kinh Quán Vô Lượng Bài 191: Hoa Sen Báu Trong Loài Người
Chương LVI Kinh Đại Bi Bài 192: Cá Mắc Câu
Chương LVII Tương Ưng Bộ Kinh Phẩm Cây Lau Bài 193: Lau Xanh Rời Cành Phẩm Vườn Hoan Hỷ Bài 194: Chánh Giác Là Hơn Cả Phẩm Kiếm Bài 195: Sáng Vô Thượng Phẩm Thiêu Cháy Bài 196: Thiêu Cháy Phẩm Già Bài 197: Con Đường Khổ Đau Và Con Đường Giải Thoát Phẩm Thắng Bài 198: Nguyên Nhân Khổ Và Khổ Não Phẩm Đoạn Bài 199: Tài Sản Tối Thượng Bài 200: Chim Bị Bẩy Sập
Chương LVIII Luận Đại Trượng Phu Bài 201: Hai Người Giàu Nghèo
Chương LIX Luận Tỳ Bà Sa Bài 202: Hai Người Cỡi Ngựa
Chương LX Luận Trí Độ Bài 203: Cảnh Chiêm Bao
Chương LXI Luận Thập Nhị Nhân Duyên Bài 204: Bánh Xe Chạy Tròn
Chương LXII Luận Tà Trí Bài 205: Cây Nghiêng
Chương LXIII Luận Đại Trang Nghiêm Bài 206: Sư Tử Và Chó Dại
PHỤ TRƯƠNG Bài 01: Người Bị Bắn Mũi Tên Bài 02: Như Lai Cũng Cày Và Gieo Bài 03: Mưa Rãi Từ Khắp Bài 04: Hoa Hồng Bài 05: Cái Xay Quạt lúa Và Cái Rây Bài 06: Làm Như Kẻ Mù, Điếc, Câm Bài 07: Chông Gai Và Đá Nhọn Bài 08: Sư Tử - Luồng Gió - Hoa Sen Bài 09: Sống Trong Bùn Dơ Nước Đục Bài 10: Đại Ý Bát Nhã Chương I Kinh Pháp Hoa Bài 001: Nhà Cháy
Có một ông nhà giàu, Tuổi ông đã già suy, Nhà của ông rộng lớn, Sức chứa được nhiều người, Trong có các con ông. Nhưng nhà ấy cũ mục, Lại rắn rít rất nhiều, Thêm nỗi bị lửa cháy, Chỉ có một cửa ra, Lại còn quá nhỏ hẹp. Ông lão đứng ở ngoài, Lo sợ cho các con, Muốn xông vào cứu chúng. Nhưng nhớ đến cửa nhỏ, Sợ các con giãy giụa, Mà không đem được hết, Thấy nguy hại trước mắt. Song các con của ông, Mãi cứ lo nô đùa, Không biết sợ sệt gì, Và cũng không muốn ra. Không biết lửa là gì, Và chết thiêu là gì, Ông bèn lập kế này: Hô to: "Các con ơi! Cha có những đồ chơi, Rất đẹp lắm đây nè! Nào là loại xe dê, Cùng là loại xe hươu, Có cả loại xe trâu, Chiếc nào cũng tốt đẹp, Đứa nào ra, cha cho!” Các con nghe nói thế, Ùn ùn kéo nhau ra, Ông nhà giàu ban cho, Mỗi con một thứ xe. Xe lớn vô cùng đẹp, Mà không cho ba thứ, Đủ loại xe lớn nhỏ, Tốt đẹp đều khác nhau. Mà lại ròng một thứ, Thứ lớn và tuyệt đẹp, Vì ông lão giàu có, Kho tàng đều đầy ngập. Phật hỏi Xá Lợi Phất: "Ông Trưởng Giả đã hứa, Cho con ba thứ xe, Nay lại cho một thứ, Mà đều thứ lớn tốt, Ông có nói dối không?” Ngài Xá Lợi Phất bạch: "Dạ không! Thưa Thế Tôn! Dẫu cho thứ xe nhỏ, Mà lại thứ xấu nhất, Ông cũng không nói dối, Hà huống cho thứ lớn. Vì việc hứa cho xe, Chỉ là một phương thế, Phương tiện cứu các con, Ra khỏi nơi nhà cháy”. Phật khen: "Đúng như vậy!” Như Lai, cha trong đời, Tuy đã ra khỏi đời, Vẫn vì lợi chúng sanh, Mà trở vào nhà lửa, Ba cỏi cũ mục này, Để cứu độ chúng sanh, Ra khỏi nạn lửa to. Là sanh già, bệnh, chết. Cùng lo buồn khổ não, Và ngu si tối tăm, Tham giận và mê muội, Sống trong cảnh khổ não. Nhà cháy như thế ấy, Chúng sanh cứ vui chơi, Hỷ hạ chẳng hay biết, Đang bị lửa đốt thiêu, Chẳng biết sợ sệt gì, Cũng không nhàm, không chán, Cũng không cầu ra khỏi. Như Lai rất thương xót, Mới nghĩ phương cứu độ, Đem trí huệ thần thông, Để ra giảng nói ư? Như thế không thể được, Chúng sanh bị thiêu đốt, Làm gì nghe hiểu được. Vậy dùng phương thế nào, Miễn cứu được chúng sanh, Ra khỏi cảnh khổ não. Do đây mà quyền lập, Các phép để tu sửa: Một là Thanh Văn thừa, Hai là Duyên Giác thừa, Ba là Bồ Tát thừa, Tùy căn cơ trí huệ, Của mỗi hạng chúng sanh. Như ông nhà giàu nọ, Trước hứa ba thứ xe, Nay cho đồng các con, Mỗi đứa một xe to, Khi ra khỏi nhà lửa. Như Lai cũng như thế, Chúng sanh dứt khổ não, Bất luận cho xe nào, Thanh Văn hay Duyên Giác, Hay Bồ Tát cũng thế, Bèn ban cho cái vui. Sự lợi ích to lớn: Thiền Định và giải thoát, Đó là những cổ xe, Đưa đến bậc Vô Thượng, Chánh Đẳng cùng Chánh Giác, Như ông Trưởng Giả kia, Phật không phạm nói dối. Bài 002: Người Bỏ Cha Đi Hoang
Có người lúc bé thơ, Đã bỏ cha đi hoang, Mấy mươi năm trôi giạt, Tuổi lớn lại nghèo khổ. Đến phải đi ăn xin, Nơi này sang nơi khác, Tình cờ gã về xứ, Cha kiếm tìm khắp nơi, Nhưng không gặp được con. Ông là nhà giàu lớn, Tiền của chất đầy kho, Kẻ tôi tớ chật nhà, Chẳng những giàu trong xứ, Có của tận các nước. Việc cha con ly biệt, Giữ không tỏ cùng ai, Ông vẫn thường suy nghĩ: "Ta nay giàu có lớn, Thế mà con không có, Một mai chết đi rồi, Ai đâu người giao phó. Của cải ắt tan mất, Phải chi ta gặp con, Để giao phó cho nó, Dầu chết cũng an lòng”. Đứa con lạc loài kia, Tình cờ đến nhà ông, Đứng ngoài cổng ngó vào, Thấy phú ông sang trọng, Uy nghi ngồi trên ghế, Xung quanh người hầu hạ. Trong nhà lại trưng bày, Nào ngọc ngà châu báu, Không biết là bao nhiêu. Chàng ta đâm hoảng hốt, Thầm bảo đã lạc bước, Đến chổ của vua chúa. Nghĩ vậy nên lo sợ, Không khéo mà bị bắt, Bỏ chạy đến xóm nghèo, Hợp với hoàn cảnh chàng, Kiếm việc làm độ nhật. Phú ông thấy gã ấy, Biết người đó con mình, Ông sai người bắt chàng. Bị bắt chàng sợ quá, Van xin không được thả, Chàng quỵ ngã xuống đất, Chết ngất một hồi lâu. Thấy vậy, ông ra lệnh: "Thôi không cần người ấy, Lấy nước rưới lên mặt, Để nó được tỉnh lại, Cho nó đi nơi khác”. Biết con mình quen sống, Cảnh nghèo hèn ty tiện, Nếu đột nhiên nhận nó, Chính là con của mình, Mà mình quá giàu sang, Nhất định nó không tin, Mà còn thêm sợ sệt, Chi bằng thả nó đi, Lập kế dẫn dụ nó; Chính đó là thâm ý, Của những bậc ông cha. Ông mật sai hai người, Giả dạng thật bần khổ, Tìm đến chổ anh ở, Rũ anh đi làm thuê, Biết làm được tiền nhiều, Anh tự vui lòng đi. Cả ba chuyên hốt rác, Ở nhà sau phú ông. Thấy con vẽ tiều tụy, Bụi đất bám cùng mình, Ông lão thương xót quá, Thay bỏ quần áo tốt, Mặc đồ thô rách xấu, Ông lân la đến gần, Nơi đám người hốt rác, Ông bảo với con mình: "Anh nên làm ở đây, Ta sẽ trả thêm tiền, Còn có cần dùng chi, Cứ nói ta cấp cho, Nên xem ta như cha”. Anh ta rất đỗi mừng, Nhưng không quên phận mình, Quả là người hạ tiện. Ông lão bổng có bệnh, Ông cho kêu anh đến, Giao phó việc quản lý, Cả gia tài của ông. Cho anh quyền xuất nhập, Bất cấm ở trong nhà, Anh làm tròn bổn phận, Và không hề dám tiêu, Quá sự mình cần dùng. Anh vẫn ở chổ cũ, Không hề lên nhà trên. Trải qua thời gian ngắn, Phú ông nhận biết mình, Chắc sắp phải lìa trần, Ông hội cả thân tộc, Và trước mặt vua quan, Ông liền chỉ anh đó! Mà tuyên bố mấy điều: "Anh này con ruột tôi, Bấy lâu phải xa cách, Vì anh bỏ nhà đi, Khi anh còn thơ bé. Ngày nay rất may mắn, Cha con được trùng phùng, Tất cả gia tài tôi, Tôi giao hết cho anh, Trước do anh quản lý, Và biết rõ mọi việc”. Người con nghe cha nói, Vui mừng không xiết kể, Cho việc chưa từng có, Tự nghĩ không mong ước, Mà được, thật không ngờ. Chấm dứt chuyện thí dụ, Bốn vị đệ tử lớn, Đồng cung kính bạch Phật: "Ông Trưởng Giả nói đó, Thí như Đức Như Lai, Chúng con như gã nọ. Như Lai là bậc cha, Chúng con là con Phật, Chúng con vì "Tam Khổ”, Mãi ở cảnh sanh tử, Chịu các sự nóng đốt, Cùng lo phiền mê lầm, Ưa thích "giáo pháp nhỏ”, Làm việc hốt rác rến, Các giáo pháp trò đùa, Tự cho là thỏa mãn, Với giá công Niết Bàn. Như Lai không bắt buộc, Chúng con theo con đường, Tất cả đều có phần, Hưởng kho tàng tri kiến, Mà cha cho chúng con, Theo khuynh hướng thấp hèn, Rồi tùy theo phương tiện, Thuận theo mà dạy bảo. Chúng con là con Phật, Mà chúng con không biết, Nên không mong hưởng thụ, Cả sự nghiệp vĩ đại, Của cha mình là Phật. Mà chỉ đành cam phận, Với đồng tiền Nhị Thừa, Ấy tại vì chúng con, Không cho mình con Phật, Nên Phật không tự nhiên, Đây quả là cha được. Chúng con tự xét nghĩ: Duyên may gặp lại cha, Nhưng không nhận ra được, Sau nhờ cha phương tiện, Cho vào nhà làm thuê, Rèn luyện cho nên người, Có tài đức đảm đang, Gánh vác được gia nghiệp, Sau mới nhận là con, Giao hết cả gia tài, Cho trọn quyền sử dụng. Chúng con cũng như thế, Được Phật thọ ký cho, Tặng báu của Pháp Vương, Trước chưa từng ước mong, Nay tự nhiên mà được”. Bài 003: Một Trận Mưa
Như Lai thông các Pháp, Nhưng đứng trên các Pháp, Phương tiện mà dạy bảo. Lời nói tuy có khác, Tất cả các Pháp yếu, Đều đưa đến chủ đích, Là cái "Biết tất cả”. Thí dụ "Một Trận Mưa”, Đủ các loại cây cỏ, Kể luôn loài làm thuốc, Dầu lớn, dầu nhỏ chi, Cũng đều hứng nước được. Nhưng tùy sức mỗi loại, Sự hấp thụ khác nhau, Tuy đồng trên miếng đất, Cùng thấm nhuần trận mưa, Sáng đơm hoa kết quả, Đều vẫn có sai khác. Như Lai hiện ra đời, Chẳng khác như vầng mây, Nói pháp như trận mưa, Bao trùm cả chúng sanh, Cũng như cây và cỏ, Chúng sanh đều được lãnh, Một phần của nước mưa, Tùy sức mình hấp thụ, Đều được lợi lạc cả. Nếu mưa không riêng tư, Như Lai cũng bình đẳng, Nói pháp cho tất cả, Nhờ vậy mà có nhỏ, Có bậc trung và cao, Cây nhỏ cùng cây lớn, Đồng hưởng tùy sức mình.
Bài 004: Ánh Sáng Mặt Trời "Pháp Như Lai có thể, Tỷ dụ như ánh sáng, Mặt trời cùng mặt trăng, Bình đẳng chiếu khắp nơi, Thế sao có Ba Thừa?” Ca Diếp cung kính hỏi: Đức Thế Tôn đáp lời: "Có một thứ đất sét, Nhưng nhu cầu sai khác, Mà những bồn và lọ, Đựng đường, mỡ và sữa, Mới được nắn tạo ra. Cũng như thế chẳng khác, Chỉ có một giáo pháp, Là Phật Thừa mà thôi, Không có thứ hai, ba". Bài 005: Người Mù Mắt
Ca Diếp thưa hỏi tiếp: "Thừa chỉ có một thôi, Niết Bàn có mấy thứ?” Phật đáp: "Có một thứ”. Hãy nghe thí dụ này: Một người bị mù mắt, Từ khi lọt lòng mẹ, Đối với anh mù này, Không vấn đề hình dáng, Cùng là màu sắc chi, Cũng không trời, không sao, Và cũng không có ai, Người ngắm sắc, xem sao, Dầu ai nói với anh, Những cái ấy là có, Anh vẫn không hề tin. May có một ông thầy, Có tài trị bá chứng, Vì thương anh mù mắt, Nên nghĩ phương điều trị, Chỉ trên núi mới có, Đủ bốn thứ dược thảo, Trị lành được bệnh mù: Loại đủ vị và màu, Loại trị cả chứng bệnh, Loại trừ mọi thuốc độc, Loại cho sự an lạc, Trong tất cả hoàn cảnh. Nghĩ xong, ông lên núi, Lấy thuốc cho bệnh dùng, Uống vào liền sáng mắt, Thấy ngoại cảnh, nội thân, Thấy xa, gần, trời, đất, Tỉnh biết mình trước kia, Thật là quá ngu ngốc. Anh chàng tự bảo rằng: "Bây giờ tôi thấy hết, Đã thoát khỏi bệnh mù, Được sáng suốt trở lại. Trên đời này còn ai, Là hơn nổi tôi đâu!” Thoạt có bậc Đại Tiên, Đã đắc được ngũ nhãn, Đến nói với anh rằng: "Anh đã biết gì đâu, Mà tự mãn như vậy! Như anh ngồi trong nhà, Anh nào thấy được gì, Ở tận ngoài đường đâu! Người ta thương, ghét anh, Trong lòng họ không nói, Nào anh đã biết chưa? Còn nói về cái nghe, Cách anh một khoảng xa, Những tiếng trống, tiếng còi, Những tiếng người, nói gọi, Đối anh vẫn như không. Đi, anh phải dùng chân, Không dùng mà đi được, Chỉ bốn trăm khuỷu tay, Trưởng dưỡng trong lòng mẹ, Nay anh còn nhớ gì, Cảnh sống chật chội ấy? Thì anh đã biết gì, Mà cho mình "thấy hết”. Anh nên nhìn nhận rằng, Cái sáng đối với anh, Thật ra là cái tối, Cái anh cho là tối, Thật ra là cái sáng”. Nghe xong, anh chàng hỏi: "Bạch Tiên Ông dạy cho, Làm sao để thấy hết?" Tiên bảo: "Có gì đâu! Hãy tìm nơi thanh vắng, Ở núi rừng chẳng hạn, Mà suy gẫm các Pháp, Và hãy tự giải thoát, Tất cả mọi cám dỗ, Nếu đã đắc được định, Anh sẽ có trí huệ”. Anh chàng nghe làm theo, Sau đó được ngũ nhãn, Chừng đó anh mới thấy, Trước anh thật kẻ mù, Dù đôi mắt đã sáng. Phật bảo Ngài Ca Diếp: "Phải hiểu thí dụ ấy, Có nghĩa như thế này, Mù từ lọt lòng mẹ, Đó chỉ là chúng sanh, Còn bị kẹt trong vòng, Sanh tử và luân hồi, Chúng không biết các Pháp, Tích lũy những hắc ám, Của bao nhiêu cám dỗ, Vì vô minh làm mù, Chúng để cho danh sắc, Cùng bao nhiêu quan niệm, Làm đau khổ triền miên. Như Lai phải được xem, Như là Đại Y Sư, Bốn thứ cỏ thuốc là: Không, Vô Tướng, Vô Nguyện, Lại thêm vào Niết Bàn. Thanh Văn cùng Duyên Giác, Vì kẻ mù được sáng, Giải thoát được xiềng xích, Đau khổ và trầm luân, Của sanh tử luân hồi, Ra khỏi nơi Tam Giới, Tưởng thế, đầy đủ rồi, Cái thấy của hai bậc, Chưa phải so bằng được, Cái thấy biết của Phật, Phật mới dạy Phật Thừa, Mở tâm Bồ Đề họ".
Bài 006: Chỗ Có Nhiều Của Báu Trên bước đường tầm đạo, Hàng Phật Tử hữu tâm, Nương nhờ bậc Đạo Sư, Hướng dẫn nhiều phương tiện, Mới ngộ được Chánh Giác. Lòng thương xót chúng sanh, Phật nói lời ví dụ: Như đoàn người đi xa, Cốt mong tìm của báu, Muốn đến được nơi ấy, Phải dọ đường nguy hiểm, Dài năm trăm do tuần, Đường đi không bóng người, Rất hoang vắng ghê sợ. Đám người muốn đến đó, Để lấy số của báu, Họ phải nhờ một người, Thông minh và can đảm, Hướng dẫn đường cho họ. Dù vậy, bởi đường dài, Bọn ấy quá mệt nhọc, Thêm sợ sệt, chán nản, Tỏ ý muốn trở lui. Thương xót bọn người ấy, Sao có ý lui bước, Mà đành bỏ của báu, Người dẫn đường mới nghĩ: "Dùng phép hóa một thành, Bảo bọn kia vào ở, Được an ổn sung sướng. Còn muốn tiếp thêm nữa, Để đến kho trân bảo, Thì cũng tiện không sao”. Bọn kia nghe theo vào, Ở, nghỉ được an ổn. Biết chúng hết mỏi mệt, Người dẫn đường mới nói: "Thành ấy, ta biến hóa, Các ông tạm nghỉ mệt, Chưa phải là nơi đến, Hãy cố gắng tiến them, Để đến chỗ châu báu, Ở gần đây không xa”. Biết thâm tâm chúng sanh, Sợ đường dài tu hành, Phải cần khổ nhiều lắm, Mới đến chỗ thành Phật. Phật như người dẫn đường, Mới tạm nói chúng biết: "Có hai thứ Niết Bàn: Một cho hàng Thanh Văn, Một cho hàng Duyên Giác”. Vì chúng sanh tưởng lầm, Hai nơi là cứu cánh, Phật đưa sự thật ra, Nếu tu hành như thế, Chưa phải trọn xong đâu, Cần phải tiến thêm nữa, Mới đến nơi cứu cánh. Bài 007: Người Nghèo Cùng
Thuở Phật giảng Pháp Hoa, Có một ngàn hai trăm, Các bậc A La Hán, Trong tâm tư nghĩ rằng: "Nếu Phật đều thọ ký, Cho tất cả chúng ta, Như các đệ tử lớn, Thì mãn nguyện biết bao!” Phật biết tâm niệm đó, Bèn lần lượt thọ ký, Năm trăm A La Hán, Bắt đầu: Kiều Trần Như, Tất cả sẽ thành Phật, Đồng một hiệu: Phổ Minh. Năm trăm A La Hán, Vui mừng đảnh lễ Phật, Và cung kính bạch Phật: "Thế Tôn! Trước tới nay, Chúng con vẫn cứ tưởng, Đã được diệt độ rồi. Chúng con thật vô trí, Vì đáng được trí huệ, Của Như Lai không khác, Mà cứ cho trí nhỏ, Của mình là đủ rồi”. Các vị trình thí dụ: "Trong kho tàng Phật báu, Chúng con được một phần, Mà tự cho là đủ, Chẳng khác người nghèo cùng, Đến chơi nhà thân hữu, Là người giàu có lớn, Sau khi dự tiệc rượu, Anh nghèo say, nằm ngủ. Bạn giàu gấp việc đi, Để tặng bạn nghèo mình, Bèn lấy ngọc vô giá, Cột vào vạt áo bạn. Hết say, anh nghèo đi, Không hay mình có ngọc, Đến nước khác mưu sống, Làm ăn rất vất vả, Của cải có chút ít, Tự cho là đủ rồi, Không dám mong muốn hơn. Bạn giàu gặp trở lại, Thấy anh khốn khổ quá, Bạn giàu trách móc anh, Sao chẳng dùng viên ngọc, Trong vạt áo của anh, Để kinh doanh giàu có. Chừng đó anh mới hay, Mình cũng giàu như ai, Anh liền dùng vốn ấy, Kinh doanh trở nên giàu". Các vị A La Hán, Kết luận như sau đây: "Chúng con cũng như vậy, Đã từ lâu xưa rồi, Thế Tôn thường giáo hóa, Đã gieo vào tâm con, Nguyện rộng lớn Vô Thượng, Bậc Chánh Đẳng, Chánh Giác, Mà chúng con vô trí, Chẳng hay cũng chẳng biết, Được chút phần Niết Bàn, Tưởng rằng mình đã đủ, Không cần gì thêm nữa. Nay Phật giác ngộ cho, Dạy bảo chúng con biết, Đặng Phật Huệ Vô Thượng, Mới thật là diệt độ!”
Bài 008: Nước Đào Giếng Phật bảo ngài Dược Vương: "Bất luận người tại gia, Ai thành đạo Bồ Tát, Mà chẳng có khả năng, Thấy nghe cùng đọc tụng, Biên chép hoặc lãnh thọ, Cúng dường kinh Pháp Hoa, Thì nên biết người ấy, Chưa tu đạo Bồ Tát. Người đặng nghe kinh này, Mới hành đạo Bồ Tát, Nghe xong liền tin hiểu, Và còn chịu lãnh giữ, Nên biết đó là người, Gần Vô Thượng Chánh Giác. Như khát nước đào giếng, Thấy đất khô, phải biết, Nước hãy còn ở xa, Ra công đào không thôi, Đào lần thấy đất ướt, Rồi lần thấy đất bùn, Là biết gần có nước. Bồ Tát chưa nghe hiểu, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Là người còn cách xa, Bậc Vô Thượng Chánh Giác. Nghe hiểu và suy gẫm, Cùng tu tập kinh này, Là người gần Chánh Giác”. Bài 009: Viên Ngọc Báu
"Như Lai diệt độ rồi, Bồ Tát nào thành tựu, Được Pháp an lạc này, Khi thuyết kinh Pháp Hoa, Thời không bao giờ có, Sự sai lầm mất mát. Vua quan đến thường dân, Sẽ cung kính cúng dường, Chư Thiên thường hộ vệ, Vì kinh Pháp Hoa này, Được tất cả Chư Phật, Ba đời thường bảo hộ. Này Văn Thù Sư Lợi! Trong cõi nước vô lượng, Nếu số người nghe kinh, Tên Diệu Pháp Liên Hoa, Còn chưa có được thay, Hà huống được thấy kinh, Được thọ trì đọc tụng. Ví như nhà vua kia, Khi dẹp xong giặc loạn, Muốn thưởng công tướng sĩ, Có thể cấp cho họ, Đất cát và y phục, Ngọc ngà và cùng châu báu, Xe ngựa thêm nô tỳ, Nhưng không bao giờ cho, Viên ngọc báu trên mão, Của nhà vua đang đội. Như Lai cũng như thế, Nhờ sức mạnh vô biên: Thiền Định và Trí Huệ, Phật là đấng Pháp Vương, Thống ngự cả ba cõi. Ma Vương không quy phục, Nên Như Lai mới dung, Chư Hiền Thánh làm tướng, Để đánh dẹp Ma Vương. Đối với bậc hữu công, Trong trận chiến lớn này, Pháp Vương Như Lai ban, Những tiền của: Thiền Định, Giải Thoát và Vô Lậu Cùng thành quách Niết Bàn. Tạm nói là diệt độ, Để dẫn dắt tâm họ, Khiến mọi người hoan hỷ, Song Phật chưa vì họ, Giảng nói kinh Pháp Hoa. Như các bậc Nhân Vương, Khi chiến thắng giặc loạn, Muốn ban thưởng binh sĩ, Những người lập công to, Nhà vua sẽ cho họ, Viên ngọc vô giá kia. Như Lai cũng như thế, Thấy đội quân Hiền Thánh, Đã lập được đại công, Chiến thắng Ngũ Ấm Ma, Phiền Não Ma, Tử Ma, Đã diệt xong ba độc, Đã ra khỏi ba cõi, Phá hoàn toàn lưới ma, Ban cho kinh Pháp Hoa, Đó là lời thuyết Pháp, Cao cả nhất của Phật”. Bài 010: Ông Thầy Thuốc Giỏi
Phật dạy các Tỳ Kheo: "Các Tỳ Kheo nên biết, Chư Như Lai xuất thế, Là điều rất khó gặp, Những hạng người đức mỏng, Trong vô lượng ức kiếp, Có khi gặp được Phật, Cũng có khi không gặp. Vì vậy nên ta nói: Như Lai rất khó thấy”. Được nghe lời nói này, Chúng sanh tất nghĩ đến, Lẽ ngàn năm một thuở, Mà sanh lòng luyến mộ, Rồi gieo trồng căn lành. Bởi cớ đó cho nên, Tuy không được diệt độ, Mà vẫn nói diệt độ. Pháp của Phật cũng vậy, Chân thực không hư dối, Chỉ có một mục đích, Là đưa dắt chúng sanh. Như ông thầy thuốc giỏi, Trí huệ và sáng suốt, Phương dược rất khéo luyện, Bịnh nào trị cũng hết. Nhà con cái rất đông, Ông có việc đi xa, Các con ông ở nhà, Đều uống phải thuốc độc, Rồi cơn điên nổi lên, Và té nằm dưới đất. Rất may ngay lúc đó, Ông cha về đến nhà, Các người con của ông, Đứa mất tâm, đứa còn. Khi chúng thấy cha về, Tất cả đều vui mừng, Quỳ lạy và chào hỏi, Rồi thưa: "Vì ngu si Nên uống phải độc dược, Xin cha cứu tử cho!" Cha thấy con khổ não, Theo các phương kinh nghiệm, Mà chế thuốc cho con, Màu sắc và hương vị, Cả thảy đều tốt đẹp. Rồi bảo các con uống: "Đây thật là lương dược, Mùi ngon và sắc đẹp, Các con hãy uống đi, Sẽ mau trừ khổ não, Và bao nhiêu khổ hoạn, Sẽ không tái phục nữa”. Những đứa không mất tâm, Chúng nghe xong liền uống, Và đều được hết bệnh, Còn những đứa mất tâm, Thấy cha cũng vui mừng, Cầu xin được chữa bệnh, Nhưng thuốc không chịu uống. Vì bệnh độc thấm sâu, Đã mất tâm trí rồi, Nên thuốc ngon sắc đẹp, Lại cho là không ngon. Ông cha mới suy nghĩ: "Những đứa này đáng thương, Thấy cha, mừng cầu cứu, Cho thuốc không chịu uống, Cũng vì bị chất độc, Tâm trí đều điên đảo, Phải dùng chước mới được”. Nghĩ xong, ông nói rằng: "Cha nay quá già yếu, Sẽ sắp chết nay mai, Có mấy món thuốc hay, Cha để lại nơi đây, Các con giữ mà dùng, Khỏi sợ lầm thuốc dở”. Nói xong, ông ra đi, Đến ở một nước khác, Và cho người báo tin, Là ông đã chết rồi. Hay tin cha mình chết, Các đứa mất tâm kia, Chúng nó mới thầm nghĩ: "Cha lành mình đã chết, Thì nay còn ai đâu, Mà cứu hộ cho mình”. Thường nhớ thương như thế, Tâm chúng bèn tỉnh ngộ, Biết thuốc cha để lại, Quả là thuốc rất hay, Chúng liền lấy ra dùng, Bao nhiêu bệnh độc kia, Đều hoàn toàn lành hết. Nghe tin, ông cha về, Cho con cái thấy mặt. "Này các thiện nam tử, Các ngươi nghĩ thế nào, Nói dối như ông lang, Có phải là tội không?” "Bạch Đức Thế Tôn! Không!” Phật nói: "Ta cũng thế! Tự thành Phật đến nay, Vô lượng trăm ngàn ức, Do tha tăng kỳ kiếp, Vì cứu độ chúng sanh, Nên phương tiện mà nói, Là ta sẽ diệt độ. Vậy đối với sự thật, Cũng không thể nói rằng, Ta phạm tội nói dối”.
Bài 011: Cha Trẻ Con Già
Ngài Di Lặc hỏi Phật rằng: "Khi Phật ở thành Tỳ Gia, Thành đạo dưới cây Bồ Đề, Cho đến nay chưa bao lâu, Mà được nhiều Phật, Bồ Tát, Đã vô số kiếp tu hành, Tôn kính lễ bái Thế Tôn. In như ông già trăm tuổi, Bảo một kẻ thanh niên rằng: ‘Người là cha của ta vậy’ Cha mà tuổi trẻ hơn con, Người đời chẳng ai tin nỗi, Xin Phật vì người đời sau, Giải thích cho điều nghi này”. Phật bảo các Bồ Tát rằng: "Khi ta thành Phật đến nay, Đã vô số ức mãy trần, Cũng đã trải qua trăm ngàn, Vạn ức thời gian vô kiếp, Từ ấy đến nay ta thường, Ở thế gian này giáo hóa, Còn ở nhiều thế giới khác, Làm lợi ích cho chúng sanh”. Này các Bồ Tát lắng nghe: "Ta ở trong thời gian ấy, Đã làm các món Phật sự, Lại nói rằng nhập Niết Bàn, Đó là dùng phương tiện vậy. Các Bồ Tát! Ta biết ngươi, Ứng theo trí thức của họ, Mà dùng danh tự chẳng đồng, Có lúc nhập Niết Bàn, Có lúc chẳng nhập Niết Bàn, Với chúng sanh ưa tiểu pháp, Thời ta nói với họ rằng: Ta xuất gia từ lúc nhỏ, Rồi sau đó chứng được quả, Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Nhưng kỳ thật là thành Phật, Đến nay đã lâu lắm rồi, Đó chỉ là những phương tiện, Dùng để giáo hóa chúng sanh, Khiến cho họ vào Phật Đạo, Nên mới nói vậy thôi." Này các Bồ Tát lóng nghe: "Như Lai diễn nói kinh điển, Đều nhắm độ thoát chúng sanh, Tuy là hoặc nói thân mình, Cùng là hoặc hiện việc mình, Hay là hoặc hiện việc người, Đã nói ra đều chân thật. Tại vì Như Lai biết thấy, Tướng ba cõi không có sanh, Không có tử hoặc vào ra, Cũng không có kẻ tại thế, Cũng không có kẻ diệt độ. Chẳng phải thật, chẳng phải hư, Chẳng phải đồng, chẳng phải dị, Chẳng giống như cái thấy biết, Ba cõi của kẻ phàm phu, Như Lai thấy biết rõ ràng, Không bao giờ có lầm lẫn. Bởi chúng sanh tham muốn nhiều, Và có nhiều món phân biệt, Nên phải nói nhiều nhân duyên, Để khiến tu các điều lành. Như Lai thành Phật đến nay, Thật đã rất là lâu xa, Sống lâu vô lượng vô biên, Thường trú chẳng sanh chẳng diệt, Mà lại nói rằng 'nhập diệt', Vì muốn độ chúng sanh vậy. Thế thì sao chẳng nói: Như Lai thường trú bất diệt, Bởi có những người bạc đức, Chẳng chịu theo trồng căn lành, Nếu họ biết Phật bất diệt, Họ càng bần cùng hạ tiện, Sanh lòng tham lam ngũ dục, Mà bị đọa vào vọng kiến. Cho nên phương tiện bảo rằng: Chư Phật ra đời khó gặp, Phải trải qua trăm ức kiếp, Mới có Phật hiện ra đời, Nhưng có người chẳng thấy Phật. Chúng sanh nghe lời nói này, Thời sẽ nghĩ là khó gặp, Mới khao khát trông gặp Phật, Rồi gieo trồng các căn lành, Vậy nên Như Lai chẳng diệt, Mà bảo rằng diệt độ vậy!
Chương II Kinh Na Tiên Tỳ Kheo Bài 012: Niệm Phật Như Ghe Thuyền
Vua Di Lan hỏi, Na Tiên Tỳ Kheo: "Trẩm thường nghe nói: Con người làm ác, Cho đến trăm năm, Chừng sắp mãn phần, Nếu biết niệm Phật, Được sanh cõi Trời, Tôi không tin nỗi”. Lại còn nói rằng: "Một lần sát sanh, Chết đọa địa ngục, Cũng không tin nổi!" Na Tiên trả lời: "Người cầm cục đá, Để trên mặt nước, Đá nổi hay chìm?” Vua trả lời: "Chìm!” Ngài Na Tiên nói: "Trăm cục đá lớn, Chất hết trên thuyền, Thuyền ấy chìm chăng?” Vua nói: "Chẳng chìm!” Ngài Na Tiên nói: "Trăm hòn đá lớn, Chất cả trong thuyền, Nhờ thuyền, chẳng chìm. Người tuy tội lớn, Nếu biết niệm Phật, Nhờ Phật chẳng đọa, Địa ngục súc sanh. Được sanh lên Trời. Sao chẳng tin nổi? Đá nhỏ lại chìm, Như người làm ác, Chẳng biết niệm Phật, Chết đọa địa ngục, Sao lại chẳng tin?” Nhà vua khen ngợi: "Hay quá! Hay quá! Ngài nói hay quá!” Bài 013: Sa Môn Với Thân Mình
Nhà vua Di Lan hỏi, Ngài Na Tiên Tỳ Kheo: "Sa Môn có tự yêu, Tấm thân của mình không?” Na Tiên Tỳ Kheo đáp: "Đã là Sa Môn rồi, Chẳng còn yêu thân nữa”. Nhà vua bèn hỏi rằng: "Nếu chẳng còn yêu thân, Sao còn ở nhà ấm, Ăn những thức ăn ngon, Muốn bảo vệ lấy nó?” Na Tiên hỏi vua rằng: "Nhà vua đã từng vào, Trong những trận chiến chứ?” Vua đáp: "Có nhiều lần”. "Vậy có bị thương không?” "Có bị thương mấy lần!” "Làm sao lành vết thương?” "Thoa thuốc và băng bó” "Vì yêu vết thương chăng? Cho nên băng bó nó.” "Chẳng phải yêu vết thương!” "Tại sao chăm sóc nó?” "Muốn nó được mau lành!” Ngài Na Tiên bèn thuyết: "Các Sa Môn cũng thế, Các Ngài chẳng yêu thân, Cho nên việc ăn mặc, Không vì ăn mặc sang, Mà chỉ dùng chi độ, Tạm cho thân thể thôi, Đặng phụng hành đạo Pháp, Của Đức Như Lai vậy. Bởi vậy trong kinh nói: ‘Thân người có chín lỗ Chỗ thúi hôi bất tịnh!’” Vua Di Lan khen ngợi: "Hay quá! Thật hay quá! Ngài nói thật là hay!" Bài 014: Cây Nào Trái Ấy
Vua Di Lan thưa hỏi, Ngài Na Tiên Tỳ Kheo: "Người trong thế gian này, Ai cũng có tứ chi : Đầu, mặt, mắt và tai, Cùng thân thể vân vân, Nhưng có người sống lâu, Có kẻ lại chết yểu, Kẻ nhiều bệnh, ít bệnh, Nghèo, giàu và sang hèn, Đẹp đẽ và xấu xí. Có người được tin cậy, Có người bị nghi ngờ, Có kẻ thật thông minh, Có người lại ngu muội. Sao có sự bất đồng, Như thế đó, thưa Ngài?” Ngài Na Tiên trả lời: "Ví như trái cây kia, Của các thứ loại cây, Thứ cay, chua, thứ ngọt”. Ngài hỏi lại nhà vua: "Nó sai khác thế nào? Tại sao? Tâu Đại Vương?” Nhà vua trả lời rằng: "Vì trồng nhiều thứ cây, Mỗi loại, đều khác nhau!” Ngài nói: "Cũng như thế Giống như người trồng cây, Bởi hành động tạo tác, Của mỗi người sai khác, Chẳng ai giống ai vậy. Nên quả báo sai biệt, Như Đại Vương nói trên. Và còn thêm điều này, Ai cũng có cái miệng, Sao kẻ nói ra tiếng, Mà có người lại câm! Cho nên kinh Phật dạy: Giàu nghèo hay xấu tốt, Đều do sự tạo tác, Của đời trước mà ra, Thời lành dữ tốt xấu, Tùy theo tự thân mình, Mà được như vậy đó!"
Bài 015:Cắt Lúa Vua Di Lan Đà hỏi, Ngài Na Tiên Tỳ Kheo: “Kính bạch Ngài cho biết: Nhất tâm ra làm sao?” “Nhất tâm là hiểu biết, Trí tuệ là đoạn tuyệt” “Xin Đại Đức hoan hỷ, So sánh cho Trẩm hiểu”. “Chắc Bệ Hạ có biết, Những người gặt lúa chứ? Họ cắt lúa làm sao? Tay trái gom bó lúa, Tay mặt họ cắt lúa. Như thế đó chẳng khác, Người tu dùng nhất tâm, Mà gom tư tưởng lại, Và họ dùng trí huệ, Mà cắt đứt phiền não, Cho nên mới nói rằng: Nhất tâm là hiểu biết, Trí tuệ là đoạn tuyệt”.
Bài 016: Viên Ngọc Làm Nước Trong
Vua Di Lan Đà hỏi, Ngài Na Tiên Tỳ Kheo: “Kính bạch Ngài cho biết, Thành tín ra làm sao?” “Thành tín là trở lên, Trong sạch là tinh tấn, Lướt lên để đắc quả”. “Trong sạch ra làm sao?” “Hễ thành tín không còn, Nghi nan và ngần ngại, Thành tín là: tin Phật, Tin Pháp và tin Tăng. Tin có quả La Hán, Tin có sự tái sanh, Tin làm lành hưởng phước, Làm ác thì phải đọa. Nhờ tin tưởng chân chánh, Mà lòng dạ trong sạch, Diệt được năm tội ác, Năm tội ác ấy là: Tham dâm và giận hờn, Làm biếng và ham ngủ, Xài phá và ăn chơi, Đờn địch và nghi kỵ. Chưa diệt năm tội ấy, Lòng dạ còn dơ bẩn, Lúc đã diệt xong rồi, Lòng dạ được trong sạch”. “Xin Ngài cho thí dụ, Để Trẩm hiểu rõ hơn”. “Như vị Đại Vương kia, Lướt qua một cái rạch, Dắt theo những xe cộ, Ngựa voi và binh lính, Nước rạch trở nên đục. Qua rồi vua khát nước, Giá như vua có ngọc, Khả dĩ làm nước trong, Vua ném ngọc xuống nước, Tức thời nước trong sạch, Vua có nước để uống. Lòng dạ của người đời, Với năm tội ác kia, Cũng như là nước đục. Người tu Phật đắc đạo, Thoát khỏi vòng sanh tử, Lòng dạ đà trong sạch, Cũng như viên ngọc kia, Làm cho nước trong vậy. Người đã diệt tội ác, Thời mối lòng thành tín, Đã trở nên trong trẻo, Như viên ngọc rực rỡ, Tựa ánh sáng trăng rằm”.
Bài 017: Người Lướt Qua Rạch
Vua Di Lan Đà hỏi, Ngài Na Tiên Tỳ Kheo: “Ngài có dạy thành tín, Là tinh tấn lướt lên, Có nghĩa là thế nào?” “Các đệ tử của Phật, Hằng thấy biết nhau rõ, Các Ngài thấy chư Sư, Tống ra những ác trược, Đắc quả Tu Đà Hoàn, Đắc quả Tư Đà Hàm, Đắc quả A Na Hàm, Đắc quả A La Hán. Các Ngài liền ra sức, Tinh tấn, lòng thành tín, Lướt lên để đắc quả, Và giải thoát phiền não. Cũng như các Sư ấy, Thành tín là tinh tấn, Mà lướt lên là vậy”. “Xin Ngài cho thí dụ, Để cho Trẩm hiểu rõ”. “Như một trận mưa to, Phía trên một hòn núi, Và nước mưa chảy tràn, Làm ngập cả mé rạch. Một tốp người đi tới, Họ không hiểu sâu cạn, Dừng lại không dám qua. Có người từ xa đến, Anh nhìn nước độ biết, Sâu cạn như thế nào, Tự biết tại sức mình, Anh liền bước xuống nước, Và lướt qua khỏi rạch. Cũng như thế chẳng khác, Các đệ tử của Phật, Thấy các Sư trước mình, Được lòng dạ trong sạch, Mà đắc được thành quả, Liền tinh tấn lướt lên, Để cùng chứng các quả”.
|
THỂ LOẠI: TRUYỆN PHẬT GIÁO | CẬP NHẬT bởi: HHMT
|
Xem: 2257 | TẢI XUỐNG: 0
| BÌNH LUẬN: 5
| ĐÁNH GIÁ: 5.0/1 |
Tổng-số Ý-kiến: 5 | |
HHMT CÔNG ĐỨC, CÔNG ĐỨC...
|
2
BSKH
(18 Jan 2011 8:15 PM)
Bộ Kinh hay lắm huynh HHMT. Post tiếp đi huynh, mình cổ vũ cho nhé. Trong các kinh điển nhà Phật mình thấy sử dụng rất nhiều từ gây khó hiểu cho nhiều người mới bước đầu tìm hiểu đạo Phật như Thật Tướng Vô Tướng, Niết Bàn Diệu Tâm, chánh pháp nhãn tạng........ Nhưng lấy ví dụ là dễ hiểu hơn hết. ví dụ: bóng đèn trong sáng(người thông minh) - bóng đèn lu mờ (người kém thông minh) và ngọn đèn sáng bên trong thì giống nhau. ví dụ: ngọn đèn là Thiền Định, ánh sáng là Trí Tuệ. Thầy Toàn mà trả Công Đức thì bạn đừng nhận nhé coi chừng bị Đức Công đó. :) [color=blue] ví dụ: bóng đèn trong sáng(người thông minh) - bóng đèn lu mờ (người kém thông minh) và ngọn đèn sáng bên trong thì giống nhau. :)
|
4
HHMT
(25 Jan 2011 8:50 PM)
Cám ơn huynh BSKH đã quan tâm và nhắn nhở HHMT. Huynh ơi! "ĐỨC CONG" thì HHMT hổng sợ vì mình có thể uốn nắn và bẻ nó từ từ cho "THẮNG" lại chứ "CÔNG ĐỨT" rồi thì thì khó mà "HÀN" hay "NỐI" trở lại lắm lắm… Vài hàng đùa với hai huynh cho vui. Chúc hai huynh luôn dồi dào sức khỏe và an lạc.
|
3
HHMT
(25 Jan 2011 8:47 PM)
Xin lỗi huynh ATOANMT, vì muốn tranh thủ post bài thêm trước khi đi xa nên xin mới đình lại đến hôm nay để được hầu chuyện với Huynh đây: Rất cảm động và cám ơn huynh nhiều thật nhiều đã vẽ cho CUỐN KINH ẨN DỤ. Mãi đến hôm nay HHMT mới được thưởng thức vì tuần trước vào mạng là lo posted bài lên liền nên chẳng thấy gì cả và tiếc hùi hụi đó Huynh ạ! Úi trời ơi! Huynh ATOANMT thương cho HHMT cái thân thể gầy gò này 1 tí, để được nhẹ thân nhẹ mình chứ Huynh "chưởng" liên tiếp mấy cái CÔNG ĐỨC nặng hàng tấn... tấn…ấy thì HHMT làm sao thở cho nổi, Huynh hổng thấy HHMT đã hồi hướng hết TẤT CẢ cho nhất thiết chúng sanh ở phần giới thiệu rồi đó sao, có thế thì mình mới được nhẹ nhàng thơi thới... phiêu bổng trong hư không chứ... Hi…Hi…
|
Rất cám ơn bạn HHMT đã chia sẻ bộ kinh quý này.
|
|
|
| |