Thứ Năm
25 Apr 2024
1:38 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG Y HỌC - SỨC KHỎE » THUỐC TỪ ĐỘNG VẬT » SÁ SÙNG - THẦN DƯỢC ! (Bài sưu tầm)
SÁ SÙNG - THẦN DƯỢC !
Tieuquanhquanh Date: Chủ Nhật, 15 Jul 2012, 9:41 AM | Message # 1
Lieutenant
Group: Users
Messages: 40
Status: Tạm vắng
Mốt bồi bổ sá sùng của quý ông: 'Thần dược' đắt như vàng

Những đồn thổi về "thần dược" sá sùng tráng dương khiến nhiều quí ông tìm về tận Quảng Ninh - nơi có sá sùng ngon nhất nước - mua cho bằng được với hy vọng tăng cường sức khỏe và cải thiện khí lực.


Sá sùng "xếp hàng" phơi khô…


"Ông chén bà khen"

Những con sá sùng tươi khiến nhiều người ghê sợ bởi hình dáng của chúng trông như con giun đất thì sau khi phơi, sấy khô trông chúng lại còng queo, "hiền khô" như cọng cây.

Theo kinh nghiệm truyền trong dân gian thì sá sùng phơi, sấy khô, nướng giòn rồi tán nhỏ thành bột mịn, pha với nước cơm đang sôi, hấp chín cùng cơm rồi ăn rất tốt cho sức khỏe. Anh Vũ Tá Hùng (biệt danh "Hùng cá", chuyên sưu tầm, ngâm các loại rượu quý có tiếng ở Hà Nội) cho biết: "Nếu tán nhỏ thành bột mịn rồi uống với liều lượng từ 6 đến10g mỗi lần với nước ấm hoặc ngâm rượu, uống hàng ngày rất bổ thận, tráng dương, ích tinh chữa yếu sinh lý, liệt dương". Một số người còn dùng sá sùng hấp với lá dâm dương hoắc để chế thành món ăn bổ dưỡng ngũ tạng, tư âm tráng dương, tăng cường khí lực.

Theo y dược học cổ truyền ghi sá sùng vị mặn, tính lạnh, có công dụng bổ dưỡng phần âm và giải nhiệt, làm mát phổi và cải thiện công năng tỳ vị. Theo đó, sá sùng thường được dùng để chữa các chứng bệnh như nóng chưng bốc ở tầng sâu bên trong, hay sốt về chiều, đổ mồ hôi trộm, vã mồ hôi trộm do âm hư, trong ngực bứt rứt buồn bực không yên, răng lợi sưng đau, ho khạc đờm nhiều do phế hư, tiểu đêm nhiều...

Theo lương y Trần Văn Quảng (Thày thuốc ưu tú, Ủy viên thường trực Hội Đông y Việt Nam): "Sá sùng là một một vị thuốc quý, nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Nếu dùng 5g sá sùng khô, 5g thanh cao và 3g địa cốt bì sắc uống mỗi ngày 1 thang sẽ trị được chứng nóng chưng bốc. Còn nếu dùng 5g sá sùng khô, 5g cát cánh và 3g tuyền phúc hoa sắc uống mỗi ngày 1 thang sẽ chữa được bệnh hen suyễn ho khạc đờm nhiều. Sá sùng tươi hoặc khô tán mịn pha uống mỗi ngày 2 lần còn có thể chữa bệnh đau răng lợi. Trong vô số công dụng theo kinh nghiệm y học dân gian thì công dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường "bản lĩnh đàn ông" được quan tâm và đồn thổi nhiều hơn cả. Nhiều người lùng mua về sử dụng khiến loài sinh vật biển có bề ngoài giống giun đất này được gắn mác "thần dược" và bán với giá đắt đỏ".


Mua bán Sá Sùng

"Địa sâm"…

Thực chất, sá sùng là một loài giun biển, thuộc họ Sâu đất, dài khoảng 10cm, nặng từ 10 đến 12g, thân thon tròn như ống, màu hồng nhạt, phần giữa thân có 30 sợi cơ dọc bao quanh. Loại to được gọi là sá sùng chuối, có thể nặng đến 120g, thân mầu nâu nhạt, cơ dọc giữa thân dưới 30 sợi.

Sá sùng có nhiều ở các bãi cát pha bùn thuộc vịnh Bắc Bộ như Minh Châu, Quan Lạn, Đông Linh, hay ở các tỉnh phía trong như vùng Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau. Tuy nhiên, nổi tiếng nhất và ngon nhất thì chỉ có sá sùng ở vùng biển Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh). Vào tháng 3 đến tháng 7 hàng năm là thời điểm sá sùng đạt đến vị ngon nhất, nên người ta thường chỉ khai thác chủ yếu vào thời gian này. "Trong những lần đi Quảng Ninh lùng mua sá sùng chất lượng tốt, tôi chứng kiến người ta thường bắt sá sùng vào lúc sáng sớm, khi nước triều vừa rút đi để lại những dấu vết của chúng sau một đêm ngoi ra khỏi cát đi kiếm ăn và giao phối.

Khi phát hiện dấu vết sá sùng, chỉ cần xúc sâu vào lớp cát sẽ tìm thấy chúng bên dưới. Để đào được sá sùng thì phải có kinh nghiệm, bởi nếu người nào không có kinh nghiệm sẽ làm sá sùng bị đứt, phải bỏ đi, không dùng được. Nếu đào không nhanh, sá sùng chui sâu xuống lòng đất không bắt kịp, hoặc nếu có tóm được thì người chúng cũng bị giãn ra, nhanh chết. Một con sá sùng dài trung bình từ 7cm đến 15cm", Hùng "cá" cho hay.

Sá sùng được ví như "địa sâm" với công dụng bồi bổ sức khỏe vô cùng công hiệu. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở Trường Đại học Khoa học tự nhiên (TP. Hồ Chí Minh) cho thấy, sá sùng có lượng đạm khá cao, chứa nhiều acid amin quý và các khoáng chất nên là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng. Theo đó, sá sùng chứa tới 17 nguyên tố khoáng, 18 loại acid amin. Đặc biệt trong đó có 8 loại không thể thay thế rất cần thiết cho cơ thể con người. Sá sùng tươi còn được chế biến thành các món rán, xào, nướng hoặc nấu cháo cho người ốm bồi bổ sức khỏe. Do sá sùng chứa rất nhiều cát trong cơ thể nên sau khi rửa sạch, cho vào rang khô, xoa mạnh thì mới hết được những hạt cát còn bám ở phía trong. Chỉ cần một vài con sá sùng khô thả vào nồi nước hầm là có vị ngọt, thơm đặc biệt không loại xương nào sánh được. Bản thân con sá sùng khô có vị ngọt tự nhiên rất đậm nên chỉ cần nướng qua là đã thành một món ăn bổ dưỡng tiện lợi cho "quý ông".


Sá sùng tươi trông bề ngoài giống giun đất.

1kg sá sùng = 1 chỉ vàng

Sá sùng tươi có màu nâu đỏ, trông bề ngoài có hình dạng giống như con giun đất (trùn đất), trên mình có những sợi vân nhỏ li ti, nhưng kích thước lớn hơn giun đất và ruột chứa nhiều cát. Sá sùng sống trong hang sâu dưới cát. Sá sùng còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như bông thùa, sâm đất, chặt bông... Sá sùng tươi có thân nhũn, mát như giun đất, chỉ khác ở chỗ miệng của sá sùng được bao quanh bằng 18 đến 24 tua cảm, tua này có thể lộn vào trong cơ thể. Sá sùng không phân đốt, không có ngăn vách như giun đất.

Phần ngon nhất của sá sùng chính là thành cơ thể, đó là một vách cơ khỏe. Điều đặc biệt là khi bị đe dọa, sá sùng có thể co cơ thể lại thành khối trông giống như củ lạc to. Sá sùng giống như một chiếc túi cát mỏng, vì thế để chế thành sá sùng khô đem bán thì trước tiên là phải thả sá sùng vào nước biển, lộn ruột để bỏ hết cát ra ngoài, tiếp đến rửa bằng muối cho bớt tanh, rồi cho vào chảo rang cho khô. Sau đó, tiếp tục bỏ ra rổ, xoa cho hết những hạt cát còn lại bám lại; kế đến là mang luộc vừa sôi, phải có kỹ thuật luộc để sá sùng không chín hẳn mà cũng không bị ươn, rồi chọn ngày nắng thật to mang phơi hai hoặc ba nắng là được. Sá sùng sau khi phơi khô có hình dạng như miếng vỏ cây khô quăn queo, có thể để được trong thời gian dài.

Trước đây, khi giá vàng chỉ khoảng 1,5 triệu đồng/1 chỉ thì giá sá sùng cũng đã được bán với giá tương đương. Còn ở thời điểm hiện tại, khi giá vàng dao động trong khoảng 4,3 đến 4,5 triệu đồng/1 chỉ thì giá 1kg sá sùng khô cũng "đắt như vàng" với mức dao động từ 2,2 triệu đến 3-4 triệu đồng/1kg tùy loại.

Chị Đỗ Thúy Trà (TP. Hạ Long, Quảng Ninh) cho hay: "Tùy từng chất lượng sá sùng mà mức giá khác nhau. Sá sùng thân dày, thân mỏng giá đã chênh lệch nhau rất cao rồi. Loại thân dày thì mới là loại ngon. Chủ yếu được bán ở Quảng Ninh hiện nay là sá sùng khô, còn sá sùng tươi thì khó kiếm lắm". Giá sá sùng khô ở Nha Trang có chất lượng không ngon bằng sá sùng Quảng Ninh thì giá cũng đã dao động trong khoảng hơn 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng/1kg. "Bèo" nhất là loại sá sùng "vụn" được "mông" lại bằng nhiều cách, chất lượng kém thì cũng xấp xỉ gần 1 triệu đồng/1kg. Một số cơ sở còn đóng gói sá sùng tươi với khoảng 8 đến 10 con/1 hộp, trộn với bùn nhão và xốp để xuất khẩu đi Trung Quốc hoặc tiêu thụ tại một số nhà hàng ở tỉnh lân cận với giá vài trăm ngàn đồng/1kg.

Loại thực phẩm này tuy đắt như vàng nhưng vẫn được nhiều người dân lùng mua bằng được là bởi những đồn thổi từ kinh nghiệm dân gian cho sá sùng là thần dược tráng dương "ông ăn bà khen hay". Tuy chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào được thực hiện đầy đủ về công dụng trị liệt dương từ sá sùng, nhưng thực tế không thể phủ nhận đây là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có công dụng tốt trong việc bồi bổ sức khỏe, khí lực.

Theo Giadinh
 
atoanmt Date: Thứ Hai, 16 Jul 2012, 9:08 AM | Message # 2
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


AToanMT
 
Trantrans_68 Date: Thứ Ba, 17 Jul 2012, 8:28 PM | Message # 3
Lieutenant colonel
Group: Disciples
Messages: 125
Status: Tạm vắng
sao đến h mới cho bít sá sùng quý như thế? vậy phải phạt bạn mới được tqq ơi...



 
LSK Date: Thứ Tư, 18 Jul 2012, 9:35 AM | Message # 4
Major general
Group: Disciples
Messages: 484
Status: Tạm vắng
chị Tieuquanhquanh

Sá sùng là một vị phẩm không thể thiếu trong nước phở bắc xưa, để cho một nồi nước dùng ngon ngọt.
Ngày nay Sá Sùng mắc và hiếm như vậy, nên người ta bỏ bột ngọt vô thay thế Ăn xong 1 tô phở tê hết cả gáy, toát mồ hôi do cơ thể phản ứng với bột ngọt. => Phở dần mất gốc.


Tin thêm về Sá sùng


Theo thông tin từ Viện Hải Dương học Nha trang cho biết:
Sâm đất có tên khoa học là Siphunculus nudus có vị trí phân loại như sau: Ngành Sipuncula, Lớp Sipunculidea, Bộ Sipunculiformes, Họ Sipunculidae, Giống Sipunculus Linnaeus, 1766
Giống Sipunculus bao gồm khoảng 28 loài, trong đó, loài Sâm Đất ở Bến Tre có tên khoa học là Sipunculus nudus

Đa số các loài trong giống Sipunculus phân bố rộng từ vùng ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới ở độ sâu thấp hơn 30 m nước. Loài Sipunculus nudus sống ở vùng triều, nền đáy cát bùn và bùn cát, trong rừng ngập mặn (Schulze and Rice, 2004).

Kết quả nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng trong thịt Sá Sùng (Sâm đất) của Zhang Chaohua, Takeshi Suzuki, Yumiko Yoshie (2000) cho thấy:
Sá Sùng khô có 10,3% amino axit tự do và nitơ tổng số 77,9 %. Những amino axit ngọt nh- glycine (3,2%), alanine (2,5%), glutamin (0,25%) và succinic (0,35%) đã tạo nên hương vị thơm ngon của Sá Sùng.

Những thành phần vô cơ như Na+ chiếm 0,8%, Cl- chiếm 1,4 % cũng góp phần tạo nên hương vị đặc biệt này của Sá Sùng. Ngoài ra, chúng còn là sinh vật biển giàu taurine (3,2%) và khoáng chất (1,2%). Đây là những thành phần dinh dưỡng và dược học cơ bản tạo nên hương vị thơm ngon và bổ dưỡng cho con người.

Chính vì thế mà Sá Sùng đã trở thành món ăn ngon và có giá trị kinh tế cao phục vụ cho thị trường xuất khẩu trên thế giới. Một nhóm các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh đã tiến hành phân tích các thành phần sinh hoá của loài Sá Sùng, tìm thấy trong thịt của loài này có chứa 17 nguyên tố khoáng, 8 loại axít amin không thay thế và 10 loại axít amin thay thế rất cần thiết cho cơ thể con người.

Ở nước ta đã phát hiện thấy Sá Sùng phân bố rải rác ở vùng triều ven biển, ven đảo thuộc các tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh (Chỉ tính riêng khu vực bãi cát chạy dài từ mom Cửa Đối đến Cù Lao Mang (Quảng Ninh -Minh Châu), dài khoảng 6 km, rộng trung bình khoảng 1,2 km với diện tích khoảng 729 ha, sinh lượng của Sá Sùng đạt trung bình 0,025 kg tươi/m2, trữ lượng đạt khoảng 189 tấn tươi và sản lượng khai thác ước tính đạt 90 tấn/năm (2003), tương đương với 9 tấn khô) và Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh).

Gần đây, Sá Sùng được tìm thấy ở Vùng rừng ngập mặn ở Bến Tre (người dân gọi là Sâm Đất, Chạc Khoai). Theo 1 số báo thì loài này có tên khoa học là Sipunculus nudus, tuy nhiên vẫn chưa thấy tài liệu khoa học nào xác định tên loài Sá Sùng ở Bến Tre.

Trước đây khi chưa biết giá trị kinh tế của chúng nên loài này đã không được người dân khai thác ở Bến Tre. Tuy nhiên vào khoảng của năm 2005 đầu 2006, do nhu cầu tiêu thụ loài này từ Trung Quốc tăng cao nên người dân bắt đầu khai thác. Giá trên thị trường của Đâm Đất có khi đạt 11.000 đồng/kg. Do lợi ích kinh tế tương đối lớn như vậy nên đã khuyến kích một bộ phận lớn lao động nhàn rỗi ở Bến Tre tham gia khai thác. Nổi bật nhất là hiện tượng khai thác hết sức rầm rộ ở Xã Thạnh - Phong Huyện Thạnh Phú.

Điều đáng quan tâm nhất là hình thức khai thác đã hủy diệt hệ sinh thái Rừng Ngập Mặn phòng hộ ven biển. Do Sá Sùng sống dưới rễ cây nên để bắt được phải chặt đốn rễ và dùng xẻng đào tìm. Theo ước tính thì mỗi ngày nếu có khoảng 100 người khai thác thì diện tích rừng bị hủy diệt khoảng 1 ha.

Ngoài việc tàn phá Rừng Ngập Mặn thì việc khai thác Sá Sùng ở Bến Tre là hoàn toàn tự phát. Số người khai thác ngày càng tăng làm cho nguồn lợi tự nhiên ngày càng giảm sút và việc khai thác không theo qui hoạch đang đe dọa nguồn lợi và sinh cảnh của loài hải đặc sản này.

(nguồn dost-bentre.gov.vn)


Message edited by LSK - Thứ Tư, 18 Jul 2012, 9:36 AM
 
HienTao Date: Thứ Sáu, 20 Jul 2012, 8:46 AM | Message # 5
Lieutenant
Group: Disciples
Messages: 67
Status: Tạm vắng
Con sá sùng này mấy ngày trước con vô tình xem được tivi thấy dân đi biển bắt rất nghề , đặc biệt là toàn phụ nữ bắt chứ không có đàn ông vì nơi này , sùng là vật dể khai thác và nghẹ nhàng.. cách làm sùng thì cũng rất khéo léo , lấy đất trong bụng sùng xong lấy đi hấp rồi phơi khô , nhưng tìm được 1 kg sùng đi phơi khô chắc cũng mệt lắm. Sùng này lấy đi chiên giòn là ngon nhất
 
Cường Date: Thứ Năm, 14 May 2015, 9:19 PM | Message # 6
Major general
Group: Disciples
Messages: 352
Status: Tạm vắng
 
FORUM » TRANG Y HỌC - SỨC KHỎE » THUỐC TỪ ĐỘNG VẬT » SÁ SÙNG - THẦN DƯỢC ! (Bài sưu tầm)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO