Thứ Tư
24 Apr 2024
12:28 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG Y HỌC - SỨC KHỎE » DƯỠNG SINH & BÀI THUỐC » sơ cứu khi bị rắn cắn (sưu tầm internet)
sơ cứu khi bị rắn cắn
hailove Date: Thứ Sáu, 19 Oct 2012, 8:44 AM | Message # 1
Lieutenant general
Group: Moderators
Messages: 514
Status: Tạm vắng
ai nạn rắn cắn thường xảy ra bất ngờ, khiến nạn nhân và những người trong gia đình lúng túng, chậm trễ, nhiều khi không cứu nổi.

Cách sơ cứu

Sau khi cắn người, con rắn thường chạy mất, nạn nhân không kịp nhận diện để biết là rắn lành hay rắn độc, nhất là trong đêm tối. Do vậy, khi không may bị rắn cắn, nạn nhân phải thật bình tĩnh, cố gắng qua vết cắn để sơ bộ đoán là rắn lành hay độc.

Nạn nhân và những người có mặt không được sờ vào miệng rắn cho dù rắn đã bị đánh chết hoặc đầu rắn đã bị chặt rời khỏi thân.

Nếu đúng là bị rắn độc cắn hoặc không xác định được chắc chắn thì phải ngồi yên, tuyệt đối không cử động phần cơ thể (chân, tay...) bị rắn cắn vì sẽ làm cho chất độc lan nhanh trong cơ thể. Nếu bị cắn ở chân, nạn nhân không được đi hay chạy.

Bệnh nhân bị rắn cắn, trước hết hãy lấy vải hoặc dây cột chặt lại ngay chỗ gần vết thương, để nọc độc không chạy khắp người. Có thể dùng một trong các biện pháp sau:

- lấy môt hạt nhãn (nếu có) cắt đôi, áp vào vết thương rắn cắn để hút nọc độc ra.

- Lấy gừng tươi, rửa sạch, giã nát đắp vào chỗ rắn cắn, hễ thấy khô thì thay gừng mới.

- Lấy trái mướp đắng, rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn lấy nước cốt uống, bã đắp vào chỗ rắn cắn

- Lấy vài củ tỏi tươi, bóc vỏ, giã nát hòa nước cho uống, lấy vài củ tỏi khác, bóc vỏ giã nát đắp vào chỗ vết thương

- Lấy một nắm me đất, rửa sạch, giã nát đắp vào vết thương.

Lưu ý:

Nếu có phương tiện sơ cứu, nên làm như sau: Rửa sạch vết rắn cắn bằng xà phòng và nước sạch. Dùng dao sạch (đã khử khuẩn bằng cách hơ trên ngọn lửa) rạch một đường dài khoảng 10 mm, sâu độ 3 mm tại vết răng nanh, sau đó nặn ra ít máu. Sát khuẩn vết rạch bằng cồn 70 độ hoặc thuốc tím 0,1%, nước oxy già, nước muối 9‰, rồi băng vết thương bằng gạc vô khuẩn.

Nếu vết cắn đã bị hoại tử hoặc rắn đã cắn nửa giờ thì không nên rạch da vì không có tác dụng.

Sơ cứu xong, cần bất động chi bị cắn, chuyển nạn nhân đi bệnh viện ngay. Nên chuyển bằng cáng hoặc ô tô, không nên chở bằng xe đạp, xe máy nhất là khi nạn nhân có dấu hiệu bị sốc hoặc liệt phần chi bị rắn cắn.

Theo dõi sát mạch, huyết áp, nhịp thở của nạn nhân. Chú ý phát hiện sớm các dấu hiệu suy hô hấp, truỵ tim mạch để có cách xử trí kịp thời. Nếu do rắn hổ (hổ mang, cạp nong, cạp nia…) cắn, sẽ có dấu hiệu viêm nhiễm rất sớm, thường chỉ sau 5 phút đến 1-2 giờ. Nạn nhân thấy đau buốt tại chỗ, người mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khó há miệng, sụp mi, giãn đồng tử, mạch nhanh, huyết áp tụt, rồi ngừng tim, ngừng thở và tử vong. Nếu do rắn lục cắn, nơi bị cắn sưng tấy nhanh, chỉ sau 6 giờ toàn chi sẽ sưng to, tím tái, sau 12 giờ vết cắn bắt đầu hoại tử, nạn nhân bị truỵ tim mạch, viêm thận, suy thận cấp.
nguồn:vatgia.com


NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT
 
atoanmt Date: Thứ Bảy, 20 Oct 2012, 6:46 AM | Message # 2
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


AToanMT
 
FORUM » TRANG Y HỌC - SỨC KHỎE » DƯỠNG SINH & BÀI THUỐC » sơ cứu khi bị rắn cắn (sưu tầm internet)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO