Thứ Ba
23 Apr 2024
8:57 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG Y HỌC - SỨC KHỎE » ĐỘC HẠI CHO SỨC KHỎE » CẢNH BÁO THỰC-PHẨM (CHẾ TẠO BẰNG CAO-SU !)
CẢNH BÁO THỰC-PHẨM
atoanmt Date: Thứ Tư, 22 Jun 2011, 9:04 AM | Message # 1
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
Khuyên nhau cẩn thận khi mua thức ăn Á Đông sản xuất.

Gà chiên và rong biển dỏm bằng… cao su

Không thể tin được là họ có thể làm đồ ăn bằng... cao su để bán
cho người tiêu dùng.


Rong biển cao su

Món rong biển giả này được phát hiện ra ở Malaysia, nhưng trước đó
nó đã xuất hiện tại Thái Lan. 1 người phụ nữ có tên Boonyang đã
mua 1 túi rong biển tại siêu thị Nakhon Ratchasima ở Thái Lan, ban
đầu cô khá ngạc nhiên vì rong biển này có màu khá nhạt. Và cô đã
vô cùng hãi hùng sau khi ngâm rong biển vào trong nước ấm và kéo
miếng rong biển ra thì thấy nó co dãn như cao su vậy.


Miếng rong biển... co dãn:


Cận cảnh những miếng rong biển "fake".

Cơ quan thẩm-quyền đã lấy mẫu rong biển khô này và kiểm tra thì đúng chúng được làm từ cao su thật. Màu của rong biển này gần giống như rong biển thật. Khi kiểm tra trên bao bì thì không có bất cứ một chứng nhận về an toàn thực phẩm nào.



Bao bì của gói rong biển này:




Gà cao su

Món gà cao su này được phát hiện ở Penang, Malaysia. Theo 1 số nguồn tin thì người ta đã cho thêm nguyên liệu cao su vào để món gà thêm giòn và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, hiện giờ các người ta vẫn chưa xác minh được món gà cao su này được xuất phát từ đâu.




Trông sợ quá

Hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, vì thế các bạn nên kiểm soát kỹ trước khi đi ăn ở ngoài.

CẨN THẬN NHẤT LÀ ĐỐI VỚI CÁC THỨC ĂN SẢN XUẤT TỪ TRUNG CỘNG !


AToanMT
 
LSK Date: Thứ Tư, 22 Jun 2011, 9:20 AM | Message # 2
Major general
Group: Disciples
Messages: 484
Status: Tạm vắng
Thầy
Ở Quảng Ninh năm ngoái đã có mực khô cao su bị phát hiện.
Người Tàu họ có tài hại nhau quá. Trong nước thì trộn hóa chất vào sữa cho con nít.
Dùng dầu ăn vớt từ cống nước thải....
Xuất ra nước ngoài các thứ tẩm uớp hóa chất và giả tạo
Các loại rau củ quả nhập từ TQ, hóa chất kích thích tăng trưởng cho cây cối và động vật lan tràn ở VN.
sad sad sad
 
ThiệnTâm Date: Thứ Tư, 22 Jun 2011, 11:19 AM | Message # 3
Major general
Group: Moderators
Messages: 365
Status: Tạm vắng
Thầy
Một bài Post hữu ích cho cuộc sống và Sức Khỏe Con Người.

*****************************************************************************

Những người dân Thu Nhập với mức sống trung bình,
thì họ thường sử dụng các mặt hàng giá rẻ để tiết kiệm túi tiền.
Lợi dụng vấn đề này TRUNG CỘNG làm ra những sản phẩm giá rẻ
bằng những thứ độc hại như :
Dùng Cao Su để làm ra các thứ Rong Biển - Gà Chiên - Gạo , Thịt Heo để các hóa chất kích thích khiến lượng Nạc trong thịt tăng lên bất ngờ , Đồ chơi trẻ em thì có tẩm chất gây độc. và còn nhiều mặc hàng khác mà chúng ta đang phải cố tìm ra, họ muốn đầu độc các dân tộc khác bằng hình thức kinh tế, mặt khác cũng có nhiều nhà kinh doanh của TRUNG CỘNG vì HAM LỜI mà người gánh lấy những hàng giả có hại này là người Á Đông ( trong đó có Việt Nam)

Thương 1 số người dân Việt Nam và các người dân của các nước chưa biết về thực phẩm giá rẻ là nguyên do từ đâu ?, họ thật tình chỉ vì thấy hàng rẻ nên mua vì tiết kiệm được Tiền , khi dùng phải thì bị mắc bệnh, hậu quả dẫn đến không lường được. surprised :(


Khi đọc bài của Thầy Post xong thì ThiệnTâm hiểu ra được các ý :

- Phải đặt dấu hỏi khi thấy những hàng giá rẻ và không rõ nguồn gốc.
- Đề Phòng những mặt hàng có xuất xứ từ TRUNG CỘNG ( thấy trên
nhãn có chữ China), và những mặt hàng giá rẻ không rõ nguồn gốc
xuất xứ, và các nhãn hiệu chưa từng nghe giới thiệu qua truyền
thông, sách báo...


Message edited by ThiệnTâm - Thứ Tư, 22 Jun 2011, 11:29 AM
 
LSK Date: Thứ Năm, 23 Jun 2011, 8:55 AM | Message # 4
Major general
Group: Disciples
Messages: 484
Status: Tạm vắng
Việt Nam ta ở gần cái anh Tàu, nên ít nhiều bị lây nhiễm sản phầm rồi như tư tưởng độc hại. Lúc đầu là nạn nhân sau lại có người biến thành thủ phạm.
Cách đây khoảng trên 20 năm là nạn phun thuốc trừ sâu 666 vào hoa trái, cụ thể là dưa lê, mùa hè năm nào các tỉnh phía Bắc cũng có người chết vì ngộ độc sau khi ăn dưa lê.
Rồi tiếp đến vụ bánh phở trộn foocmon đình đám một thời, nhưng rồi đâu cũng vào đấy. Sau này có vụ nước tương chứa chất gây ung thư
Và bây giờ thì lan tràn từ thực phẩm ôi thúi thối được tẩm chế lại, thuốc tăng trọng cho động vật, thuốc kích thích tăng trưởng cho giá đỗ, rau cỏ, trái cây... Rau tưới bằng nước cống pha nhớt thải và thuốc sâu, thịt thối làm chà bông, chân gà thối, phủ tạng động vật hư thối nấu lẩu, hành chiên dầu máy, ca phê độn và trộn hóa chất, trà xanh khô tẩm bột ngọt. Tương ớt , miến bánh khô trộn hóa chất........... quá trời
Trước cứ bảo ăn mặn ( thịt động vật) klho6ng tốt vì này kia, chuyển sang ăn chay cho lành. Nhưng bây giờ ăn chay cũng liệu chừng
Đến vật nhỏ nhất phục vụ chót của một bữa ăn là cái tăm cũng bị đầu độc.

==========

Nhìn cảnh này, người Việt nào còn dám xỉa răng?
Thứ ba, 24 Tháng 5 2011 07:06


(GDVN) – Nhìn những chiếc tăm nhỏ nhắn, quen thuộc với mỗi người sau những bữa ăn, ít ai biết rằng, phía sau đó là công đoạn sản xuất đáng giật mình, đặc biệt là công đoạn tẩy trắng tăm bằng đủ các loại hóa chất, đến người làm cũng phải đeo găng tay, khẩu trang mới dám “xông” vào.


Có dịp đến thăm các xưởng làm tăm tại xã Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa – Hà Nội), điều dễ khiến du khách nhận ra là công nghệ sản xuất mặt hàng tăm tre ở đây đã khác xưa rất nhiều. Từ một xã chuyên sản xuất tăm bằng lao động thủ công cách đây vài năm thì nay, việc sản xuất gần như phụ thuộc vào máy móc. Tuy nhiên, có một công đoạn mà không máy móc nào có thể thay thế được và cũng là công đoạn khiến nhiều người dùng tăm lo sợ nhất từ trước tới nay chính là khâu tẩy trắng tăm.

Nhiều hộ làm tăm ở Quảng Phú Cầu vẫn đinh ninh, việc dùng các loại hóa chất để tẩy trắng tăm là đương nhiên nếu muốn ra thành phẩm bắt mắt. Hơn nữa, việc này lại không tốn điện, không… độc hại.

Ông T, chủ một xưởng sản xuất tăm tại xã Quảng Phú Cầu cho biết: Cả xã này trước đây rất nhiều người sử dụng các hóa chất để tẩy trắng tăm nhưng giờ chỉ còn một số hộ gia đình vẫn giữ công thức cũ, trong đó có xưởng nhà ông. Theo ông T, việc tẩy trắng và chống mốc cho tăm bằng hóa chất… không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Để minh chứng, ông dẫn chúng tôi vào khu vực ngâm, ủ tăm để “mục kích”. Tuy nhiên, đến nơi, khái niệm “không độc hại” của ông T dường như không “ăn nhập” gì với những hình ảnh chúng tôi chứng kiến.


Xung quanh các bể ngâm tăm là ngổn ngang các can nhựa đựng hóa chất.

Trong các bể ngâm tăm được xây bằng bê tông dày là thứ nước màu vàng đục đang sủi bọt. Các nhân viên phải bịt kín khẩu trang, đeo gang tay rất cẩn thận trong khi đảo các bó tăm. Xung quanh bể là ngổn ngang các can đựng hóa chất.

Mùi hôi từ các hóa chất trong bể xộc lên khiến chúng tôi cảm thấy xốn xang, tức ngực. Khi chúng tôi muốn nhấc đầu một bó tăm lên để xem tác dụng của chất tẩy trắng, một nhân viên cảnh báo: không đeo gang tay thì đừng sờ vào, kẻo bỏng rộp tay.

Lúc này, ông T mới cho biết: các hóa chất này ông vẫn nhập tại các kho ở phường Đức Giang (Long Biên - Hà Nội). Do quen biết nên mỗi khi mua, chỉ cần bảo lấy chất để ngâm tẩy tăm là họ xuất hàng. Cứ thế mang về, sử dụng theo công thức cố định mà không cần biết đó là… chất gì. “Nông dân như chúng tôi thì không cần phải biết các thành phần của nó đâu”, ông T nói.


Khu vực dành cho việc tẩy trắng tăm rất đơn giản nhưng kín đáo.

Tuy nhiên, theo anh B.Đ – chủ một xưởng sản xuất tăm hương lâu năm trong xã, thì các chất tẩy trắng phần lớn là NAHSO3, H2O2 (oxi đậm đặc). Theo đó, những bó tăm sau khi được tiện tròn ở xưởng sẽ được tẩy trắng và chống mốc rồi cho vào bể ủ khoảng 4 giờ, sau đó tiếp tục cho vào dung dịch xút ngâm thêm 2-3 giờ nữa trước khi vớt ra, phơi khô rồi đóng bó. Nhiều gia đình chỉ gia công đến giai đoạn này là xuất hàng. Nhưng nếu khách có nhu cầu, các xưởng ở đây sẽ tiếp tục thao tác cho ra tăm thành phẩm ở công đoạn cắt, làm trơn bóng tăm và ủ hương liệu quế.


Tăm được ngâm trong hóa chất để tẩy trắng và chống mốc.

Khi được hỏi các hóa chất đó có gây độc hại cho sức khỏe không, anh B.Đ thừa nhận: "Dung dịch này nếu bắn vào da sẽ làm rát và phồng đỏ, đặc biệt là xút. Mùi của xút cũng khiến người làm choáng váng mỗi khi mang tăm đi phơi dưới trời nắng gắt". Nhưng chốt lại, anh BĐ khẳng định: “Tăm không ngâm hóa chất thì không thể trắng được và rất mau mốc”.


Sau khi tẩy trắng bằng nước hóa chất, tăm được đưa vào
bể khô để ủ trong vòng 10h đồng hồ. Sau đó, theo yêu cầu
của khách, tăm sẽ được tiện tròn, và ủ hương quế.


Theo ông Lê Văn Dịu - Phó chủ tịch UBND xã Quảng Phú Cầu: Hiện nay, trong xã chưa có hộ nào đăng ký kinh doanh về việc sản xuất tăm tre nên việc quản lý sản xuất của chính quyền địa phương tới các hộ dân vẫn khó khăn. Việc cấp bách bây giờ là vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ việc các hộ gia đình dùng hóa chất tẩy tăm thải thẳng ra môi trường chứ không phải là dùng các hóa chất trong việc tẩy trắng tăm nữa”.

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Giáo Dục Việt Nam, ông Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ thực phẩm, đại học Bách Khoa Hà Nội - cho biết: Bất cứ một loại hóa chất nào khi dùng để tẩy trắng tăm đều có thể gây độc hại, và mức độ độc hại tùy theo nồng độ của các hóa chất. Hiện nay, một số hóa chất như Na2SO3, K2SO3, H2O2 được cho phép sử dụng trong việc tẩy trắng thực phẩm, nhưng theo tôi, dù ở góc độ nào thì cũng không nên sử dụng vì các loại hóa chất này khó bảo quản, trong quá trình vận chuyển có thể “biến chất” thành các hóa chất khác. Mặt khác, khi ngâm hóa chất để tẩy trắng tăm trong thời gian dài, các hóa chất này ngấm sâu vào trong, người tiêu dùng sử dụng sản phẩm vẫn rất nguy hiểm.

Trần Nguyên
Theo GDVN online

>> "Tắm trắng" măng bằng... chất tẩy rửa cực mạnh

>> Tẩm hóa chất biến quả non thành quả già "bắt mắt"

>> Choáng với trái cây “mác” Úc, Mỹ để cả năm không… thối

>> Chất phụ gia "biến” thịt lợn thành thịt bò đã có ở VN?

>> Kinh hãi công nghệ làm bánh ngọt từ trứng thối ở "cơ sở ruồi nhặng[


Message edited by LSK - Thứ Năm, 23 Jun 2011, 9:00 AM
 
atoanmt Date: Thứ Năm, 23 Jun 2011, 1:23 PM | Message # 5
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
Kinh hãi thực phẩm độc của Trung Quốc


Chỉ cần 500 đến 2.000 đồng là trẻ có thể mua được một gói quà thực phẩm “lạ”, bao bì chằng chịt tiếng Trung, không có bất cứ thông tin tiếng Việt nào cho thấy là hàng được kiểm soát, chất lượng ra sao...

Cầm trên tay một gói quà vặt nhìn bề ngoài có mầu sắc rất bắt mắt và in hình con hổ, em Nguyễn Đức Tiến – học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Trần Phú (TP. Bắc Giang) cho biết: “Mấy đứa bạn em thường hay mua gói cay và thịt hổ ăn. Thực tế, em cũng chẳng biết đó có phải là thịt gì nhưng ăn thấy vừa chua, cay và ngọt nên mua ăn”.

Các sản phẩm gói cay, thịt hổ được bày bán ở nhiều cổng trường học.


Không biết là gì cũng ăn...


Theo em Tiến, tên gọi của các loại quà vặt này là do nhiều người ăn gọi đại cái tên cho dễ nhớ chứ ngoài bao bì của sản phẩm toàn tiếng Trung Quốc nên chẳng biết đó là món gì.

Theo khảo sát của phóng viên trên địa bàn TP.Bắc Giang, ở hầu hết các cổng trường và những quầy tạp hoá đều có thể dễ dàng mua những sản phẩm quà vặt của trẻ nhỏ có xuất xứ từ Trung Quốc, mẫu mã rất phong phú và có màu sắc bắt mắt.

Ngoài Bắc Giang, khảo sát của chúng tôi ở địa bàn Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng… cũng thấy có bán các sản phẩm tương tự. Tại địa bàn Lập Thạch (Vĩnh Phúc) và Na Hang (Tuyên Quang), rất nhiều quán tạp hóa và quán nước trước cổng trường có bán các loại bánh kẹo có giá 1.000 - 2.000 đồng/gói chỉ toàn chữ Trung Quốc.

Thậm chí, có nhiều người bán hàng rong cũng bán các sản phẩm này. Chỉ cần bỏ ra 30.000 đồng, chúng tôi đã mua được gần 20 loại quà vặt khác nhau, hầu hết các sản phẩm đều không hề ghi nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác, thời hạn sử dụng…

Những lọ sữa bán kèm theo cả bình với giá 3.000 đồng/lọ; que cay là sản phẩm được nhiều trẻ nhỏ yêu thích có giá 2.000 đồng/gói với nhiều màu sắc khác nhau; ô mai, bim bim các loại cũng chỉ có giá từ 500 - 2.000 đồng/gói. Ngoài ra, còn một loại bánh xuất xứ Trung Quốc được gọi là bánh rán, nếu mua cả gói to là 30.000 đồng, còn mua lẻ là 500 đồng/chiếc…

Các sản phẩm gói cay, thịt hổ được bày bán ở TP. Bắc Giang.


Đặc biệt phải kể tới sản phẩm “thịt hổ” với bao gói sản phẩm in hình con hổ nhưng bên trong chẳng rõ là thứ gì. Khi ăn thử “thịt hổ” thấy hơi dai như kiểu cao su lại có vị ngọt, chua và hơi cay (giá 2.000 đồng/gói).

“Khi cầm trên tay gói bánh này ai cũng tự đặt câu hỏi: Bây giờ vẫn còn nhiều hổ đến thế hay sau mà chỉ cần 2.000 đồng mua được cả một gói thịt”- anh Trần Văn Tuyến, phụ huynh một học sinh lớp 5 ở Dĩnh Kế, Bắc Giang nói.

Ăn thử thấy phát sợ

Mang các sản phẩm mua được đến gặp chị Hà Dung - phiên dịch của một doanh nghiệp chuyên bán thiết bị y tế nhập từ Trung Quốc nhờ dịch, chị cho hay: Thông tin trên bao bì thể hiện đây là các sản phẩm làm từ bột mì có loại tên là “gậy ròn”, có loại là “dũng mãnh” (hình con hổ). Món quà vặt hình con hổ được hướng dẫn là phải ngâm cho nở và chế biến (nấu) trước khi ăn… Các món hàng này có xuất xứ từ Trùng Khánh, có ghi sản phẩm đã được bảo hộ, chống làm giả.

Chị Hà Dung cho biết, ngay cả lãnh đạo công ty chị (là người Trung Quốc) khi xem mấy sản phẩm này đều nói: “Không tin tưởng được các dòng thông tin trên bao bì, ngay cả dòng chữ “sản phẩm được bảo hộ”. Ở Trung Quốc, các bậc cha mẹ không cho con ăn các loại này bao giờ”.

Để hiểu rõ hơn những sản phẩm quà vặt này hấp dẫn trẻ con ở điểm nào, chúng tôi đã thử bóc từng gói ra nếm thử. Loại có hình bánh rán, khi đưa lên mũi ngửi có mùi của hạt hướng dương mốc và mùi của mỡ ôi. Ăn thử một chiếc bánh thấy rất dai và tanh tanh chỉ muốn… nôn.

Riêng món thịt hổ, chỉ cần mở túi ra ngửi mùi đã… không thể chịu nổi. Thịt có mùi rất hắc và khó chịu, cố đưa vào mồm ăn thử thì cũng thấy dai như da lợn phơi khô, ngọt nhợ như vị của mì chính và hơi chua, cay.

Để tìm hiểu về nguồn gốc của các sản phẩm này, trong vai người đi lấy hàng về bán chúng tôi được một chủ quầy tạp hoá ở phường Hoàng Văn Thụ (TP.Bắc Giang) cho biết: “Bình thường những người giao hàng vẫn mang đến tận nơi giao với giá buôn, chúng tôi cũng không đi lấy trực tiếp nên chẳng biết nguồn gốc hàng xuất phát từ đâu”.

Theo lời chủ quầy tạp hoá, chúng tôi ngồi chờ để theo chân một người giao hàng, cuối cùng đã thấy điểm lấy hàng đi giao là chợ Thương – chợ đầu mối lớn nhất của TP. Bắc Giang. Tại đây, chúng tôi dễ dàng tìm thấy một số quầy tạp hoá bày hàng thùng những sản phẩm như “thịt hổ”, gói cay… với giá bán buôn rẻ hơn các quầy tạp hoá và những quán nước gần cổng trường học nhiều lần. Tuy nhiên, dù đã tìm nhiều cách để gặng hỏi nhưng các chủ cửa hàng này cũng không tiết lộ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Không thể kiểm soát chất lượng hàng trôi nổi

Để rõ hơn thành phần có chứa trong các sản phẩm “thịt hổ”, bánh rán, gói cay… được gọi là quà vặt của trẻ nhỏ, chúng tôi mang đến cơ quan chức năng xét nghiệm. Nhận định ban đầu, bà Vũ Thị Trang - chuyên viên xét nghiệm Labo Hoá, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm, cho hay, các sản phẩm này thường có phẩm màu kiềm (phẩm màu độc), có đường hoá học (hiện có 4 loại cấm dùng) và chất bảo quản. Còn về “chất liệu” để làm ra các sản phẩm này, bà Trang cũng chưa rõ là chất gì.

Là người làm công tác xét nghiệm trực tiếp thực phẩm nhưng bà Trang cũng chưa kiểm nghiệm các sản phẩm này. Theo nhận định của bà Trang, đây là sản phẩm nhập lậu, nhập tiểu ngạch 100% nên không có nhãn hàng phụ (của công ty nhập khẩu) và không có các xét nghiệm cần thiết của cơ quan chức năng về an toàn vệ sinh thực phẩm.

“Thông thường, sản phẩm thực phẩm nhập khẩu chính hãng sẽ có giấy chứng nhận của cơ quan quản lý thực phẩm nước xuất đi. Dựa trên cơ sở đó, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm mới cấp giấy phép cho nhập hay không. Nếu là hàng trôi nổi, chúng tôi chỉ xét nghiệm khi có đề nghị của Thanh tra ATVSTP, các cơ quan chức năng và báo chí” - bà Trang chia sẻ.

(Nguồn: http://www.yeulaptop.com/kinh-ha....48.html )


AToanMT
 
hailove Date: Thứ Sáu, 24 Jun 2011, 0:05 AM | Message # 6
Lieutenant general
Group: Moderators
Messages: 514
Status: Tạm vắng
Xuất hiện gạo giả làm từ nhựa


(Tin tuc 24h) - Một bài báo đăng trên tờ Weekly Hong Kong trích dẫn các tin tức của báo chí Singapore đang gây xôn xao dư luận khi cho biết: “Gạo giả làm từ nhựa đang bày bán khá nhiều trên thị trường Trung Quốc”.
Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Theo bài báo này, gạo giả hiện đang được bày bán khá nhiều và công khai ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Gạo này thực chất là hỗn hợp của khoai lang, khoai tây và nhựa.

Một chuyên gia về thực phẩm cho biết: “Gạo này được hình thành từ bột khoai tây và khoai lang. Ban đầu, bột được kết lại có hình dáng như hạt gạo, sau đó cho thêm nhựa công nghiệp tổng hợp”.

“So với gạo bình thường, gạo này cứng như đá ngay cả khi đã nấu chín, hơn nữa loại nhựa tổng hợp được dùng rất có hại cho cơ thể”.

Một quan chức Trung Quốc cảnh báo, nếu một người ăn ba bát cơm “gạo nhựa”, tương đương với ăn một túi nilon.

source:http://www.lyson.org


NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT

Message edited by hailove - Thứ Sáu, 24 Jun 2011, 0:07 AM
 
duyenhanhngo Date: Thứ Năm, 26 Jan 2012, 0:31 AM | Message # 7
Lieutenant
Group: Users
Messages: 77
Status: Tạm vắng

DHN và chị em nội trợ cám ơn Thầy đã cảnh báo những thức ăn không rõ nguồn xuất xứ hay được chế biến từ Trung Cộng. Độc hại không lường được...!!!
smile smile smile
 
thanhxuansg Date: Thứ Năm, 26 Jan 2012, 3:09 PM | Message # 8
Lieutenant colonel
Group: Users
Messages: 113
Status: Tạm vắng

 
FORUM » TRANG Y HỌC - SỨC KHỎE » ĐỘC HẠI CHO SỨC KHỎE » CẢNH BÁO THỰC-PHẨM (CHẾ TẠO BẰNG CAO-SU !)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO