Thứ Sáu
29 Mar 2024
3:20 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG Y HỌC - SỨC KHỎE » ĐỘC HẠI CHO SỨC KHỎE » PHÂN BIỆT TRÁI CÂY TRUNG CỘNG (TỔNG HỢP)
PHÂN BIỆT TRÁI CÂY TRUNG CỘNG
atoanmt Date: Thứ Tư, 30 Jan 2013, 5:44 PM | Message # 1
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
Trái cây Trung Quốc được đổi... quốc tịch

Đội lốt nho Mỹ bất thành, nho Trung Quốc lại được các lái buôn gắn cho mác mới là nho Ninh Thuận, một giống nho nổi tiếng trong nước đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Còn cam Trung Quốc thì lừa người tiêu dùng bằng thương hiệu cam Hà Giang.


Các xe nho gắn mác nho Ninh Thuận
được bày bán trên xa lộ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh


Dọc tuyến xa lộ Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, gần đây những tấm biển quảng cáo "nho Mỹ giá rẻ" được treo trên các xe nho bán ven đường đã được thay nội dung thành “Nho ngọt Ninh Thuận 15.000 đồng ½ Kg”.

Nhưng nhìn kỹ lắm mới thấy được số ½, vì được viết nhỏ xíu, nếu vừa nhìn qua, khách đi đường cứ tưởng 15.000 đồng/kg.

Thực tế khi hỏi giá, người bán cho biết nho loại 1 có giá 40.000 đồng/kg, nho loại 2 là 30.000đồng/kg, người bán cũng cam đoan rằng đó là nho Ninh Thuận chính gốc.

Nhưng khi được hỏi làm sao để phân biệt được nho Ninh Thuận của Việt Nam với nho Trung Quốc, họ chỉ trả lời qua loa hoặc lảng sang chuyện khác.

Anh Nhân, công nhân tại một công trường gần đó, cho hay: "Ngày nào ở đây cũng có 4 -5 xe nho xếp hàng chào bán, xe nào cũng trưng biển "Nho ngọt Ninh Thuận". Thấy người đi đường ghé vô mua nhiều nên tôi cũng mua về ăn, chứ hồi đó đến giờ có nghe nói trái nho Ninh Thuận như thế nào đâu mà biết".

Còn cô Thoa, một khách hàng khác cho biết cô chẳng quan tâm gì đến mấy tấm biển quảng cáo này vì:
"Bây giờ ở đâu mà chẳng có trái cây Trung Quốc. Người dân cũng khó phân biệt giữa trái cây trong nước và trái cây Trung Quốc do không có được nguồn thông tin hoặc hướng dẫn cách phân biệt".

\
Thực tế đây là nho Trung Quốc, có giá bán tại chợ đầu mối Thủ Đức 6.000đ/kg.
Tuy nhiên, chúng đã được bóc khỏi bao bì, sau đó mạo danh nho Ninh Thuận.


Chúng tôi tò mò mua 1kg nho rồi đến gặp chị Hà Thị Quốc, chủ một đại lý chuyên cung cấp nho tươi Ninh Thuận tại TP. HCM (nhà chị cũng là hộ trồng nho chính gốc lâu năm tại Ninh Thuận). Không cần so sánh, chị cho biết luôn số nho mà chúng tôi mua chính là nho Trung Quốc. Sau đó, chị cho chúng tôi xem một chùm nho Ninh Thuận "xịn" mới đem từ Ninh Thuận vào phân phối cho các cửa hàng bán trái cây lẻ tại TP. HCM.


Hình ảnh phân biệt chùm nho Ninh Thuận Việt Nam (bên trái) - Nho Trung Quốc (bên phải).


Chị Quốc còn chia sẻ, rất dễ nhận biết nho Ninh Thuận Việt Nam và nho Trung Quốc, bởi 2 loại nho có sự khác nhau rõ rệt về màu sắc, kích thước. Nho Ninh Thuận có đặc trưng riêng, như hình cầu, trái nhỏ, vỏ quả bóng, mỏng, có vị ngọt hài hòa với vị chua nhẹ, được người tiêu dùng ưa chuộng. Còn nho Trung Quốc quả lớn, chùm thưa, màu nhạt và trên quả có đốm trắng vàng. Chị còn cho biết thêm, giá của một 1kg nho Ninh Thuận tại vườn vào thời điểm này từ 10.000- 15.000 đồng/kg, giá bán lẻ tại thị trường TP HCM dao động từ 25.000đồng đến 30.000 đồng/1kg, và thời gian bảo quản chỉ từ 2 đến 3 ngày sau khi thu hoạch.

Không khác với cách cho nho Trung Quốc đội lốt nho Ninh Thuận, nhiều thương lái phía Bắc cũng đổi quốc tịch cam Trung Quốc, biến chúng thành cam Hà Giang để đánh lừa người tiêu dùng.

Tại thị trường Hà Nội, nhất là tại tuyến quốc lộ 32, đoạn qua nghĩa trang Mai Dịch-Cầu Diễn và các đường lân cận như Lê Đức Thọ, Nguyễn Phong Sắc, Trung Kính...khá nhiều điểm bán cam Hà Giang với giá rẻ bất ngờ, chỉ dao động 3.000-15.000 đồng/kg, được quảng cáo là cam ngọt Hà Giang đầu mùa chính hiệu.


hực tế theo tìm hiểu, thời điểm này cam Hà Giang chưa vào mùa, nếu có thu hoạch sớm thì cũng phải đến tháng 11, trong khi loại cam này bán từ mấy tháng nay. Hơn nữa, nếu cam Hà Giang có thu hoạch sớm thì cũng rất hiếm, không thể có giá rẻ bất ngờ như vậy.




Để tìm hiểu nguồn gốc loại cam này, chúng tôi mai phục tại chợ Long Biên-một chợ đầu mối hoa quả lớn của Hà Nội. Tầm 3h sáng, cảnh mua bán đã huyên náo. Nếu không phải là dân bản địa thì không thể nào nghĩ đây là chợ trái cây của Việt Nam, bởi toàn bộ hàng hóa giao dịch đều là hàng Trung Quốc.
Mà không biết thằng..NGU nào lại vẫn cứ cho nhập khẩu hàng độc hại như vậy !???



Dạo một vòng quanh chợ, chúng tôi cũng tìm ra được điểm tập kết và biết được nguồn gốc của loại cam giá rẻ đang được bán rộng khắp tại Hà Nội chính là cam Trung Quốc.

Những chiếc xe tải trọng lớn từ vài tấn đến vài trăm tấn chen nhau đậu san sát phía cuối chợ. Dưới mỗi xe là hàng chục thương lái vay quanh để lấy hàng. Hàng trăm thùng cam xếp chồng lên nhau và cam được bọc kín bởi giấy báo Trung Quốc.

Theo cánh lấy hàng, mỗi ngày có hàng trăm tấn cam được tập kết về đây rồi phân bổ đi khắp Hà Nội và nhiều tỉnh thành lân cận.


Rất nhiều người tiêu dùng chọn mua vì giá rẻ.



Thực tế đây là cam Trung Quốc.
Không khó để phân biệt bới chúng có màu xanh hơi ngả vàng, vỏ mỏng, láng mịn, quả không quá to...
Chủ hàng cam cho biết, giá cam Trung Quốc loại 1 là 100.000 đồng/thùng, loại 2 chỉ có 60.000 đồng/thùng.


Chị Linh, một người bán trái cây tại phố Chùa Láng, cho biết không khó để phân biệt cam sành Sài Gòn, cam Hà Giang của Việt Nam với cam Trung Quốc đội lốt cam Hà Giang.

Bởi cam sành Sài Gòn quả có màu xanh xậm, vỏ xù xì, quả khá to và hơi dẹt, bổ ra có nhiều hạt.

Còn loại cam Trung Quốc giá bèo đang bán tràn lan ngoài đường quả không to, vỏ mỏng, trơn láng, đặc biệt bổ ra không có hạt.


Trong kho đó cam Hà Giang chính hiệu quả chín vàng mới thu hoạch.


Quả cam Hà Giang có đặc điểm là căng mọng nước. Khi bổ ra hạt cam đã già, thịt cam màu vàng và rất thơm. Cam càng chín kỹ độ thơm và ngọt càng nhiều.

Theo Thế Yên - Như Hoàn - Tuyết Ninh
Khampha.vn




AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Tư, 30 Jan 2013, 5:52 PM | Message # 2
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
Khi người tiêu dùng có xu hướng “tẩy chay” trái cây Trung Quốc (TQ),

người bán đánh tráo xuất xứ trái cây TQ thành hàng trong nước hoặc nhập khẩu từ Mỹ, Úc, New Zealand…

Theo bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức - TPHCM, trái cây ngoại chiếm khoảng 15% - 20% tổng lượng trái cây về chợ, 50% trong đó là hàng TQ. Trái cây TQ cũng thu hoạch theo thời vụ và về Việt Nam rộ theo mùa. Hiện đang vào mùa hồng, lựu nên 2 mặt hàng này về nhiều nhất. Riêng táo, lê thì về thường xuyên quanh năm. Do được dùng nhiều chất kích thích, bảo quản nên hầu hết trái cây TQ có kích thước đều đặn, láng bóng và giữ được rất lâu trong môi trường tự nhiên. Để ý kỹ, người tiêu dùng có thể phân biệt trái cây TQ và trái cây xuất xứ từ các nơi khác qua những đặc điểm sau:

Cam: Cam Vinh trái tròn, nhỏ, có màu xanh vàng, vỏ thường bị nám.

Cam TQ trái to, có màu vàng tươi, vỏ mỏng, trơn láng, không hạt; múi có mùi úng.

Quýt: Quýt TQ vào Việt Nam được quảng cáo là quýt nội. Quýt TQ vỏ dày, bóng và khi bóc ra 2 đầu múi thường bị khô, chai.

Quýt Việt Nam vỏ mỏng, thường bị nám.

Lựu: Lựu Việt Nam trái nhỏ, hột nhiều, dày, màu da xanh.

Lựu TQ to, tròn, vỏ mỏng, màu trắng hồng.

Nho: Nho TQ to tròn, có lớp vỏ màu nhạt, ăn vị chua, mềm, bở và nhiều hạt.

Nho Mỹ vỏ sậm hơn, thuôn dài, vị ngọt, giòn, rất ít hoặc không có hạt.

Nho Phan Rang (Ninh Thuận) quả nhỏ, chùm ngắn, màu xanh tươi.

Táo: Táo TQ quả tròn, bọc trong lưới xốp, khi bóc ra có hạt mịn như phấn bám trên vỏ (do hóa chất bảo quản bị bay hơi).

Táo New Zealand, Mỹ hơi vuông, góc cạnh...

Hầu hết các loại trái cây nhập khẩu đều có chất bảo quản để giữ thời gian dài trong quá trình vận chuyển. Tốt nhất, người tiêu dùng nên sử dụng trái cây trong nước để bảo đảm tươi ngon; mua trái cây đúng mùa (vì trái cây trái vụ thường phải “xử lý” chất kích thích tăng trưởng, bảo quản nhiều hơn).

Để hạn chế hóa chất tồn dư, người tiêu dùng nên ngâm trái cây trong nước muối loãng 30 phút và gọt, bóc vỏ trước khi ăn. Tuyệt đối không ăn trái cây có ruột bị nhũn, màu khác thường và có mùi lạ.

Theo bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức – TP HCM, trái cây ngoại chiếm khoảng 15 - 20% tổng lượng trái cây về chợ, trong số này, 50% là hàng TQ.

Trái cây TQ cũng thu hoạch theo thời vụ và về Việt Nam rộ theo mùa. Hiện đang vào mùa hồng, lựu nên 2 mặt hàng này về nhiều nhất. Riêng táo, lê thì về quanh năm.

Để ý kỹ, người tiêu dùng có thể phân biệt trái cây TQ và trái cây xuất xứ từ các nơi khác qua những đặc điểm sau:

Cam: Cam Vinh trái tròn, nhỏ, có màu xanh vàng, vỏ thường bị nám. Cam TQ trái to, có màu vàng tươi, vỏ mỏng, trơn láng, không hạt; múi có mùi úng.

Quýt: Quýt TQ vào Việt Nam được quảng cáo là quýt nội. Quýt TQ vỏ dày, bóng và khi bóc ra 2 đầu múi thường bị khô, chai. Quýt Việt Nam vỏ mỏng, thường bị nám.

Lựu: Lựu Việt Nam trái nhỏ, hột nhiều, dày, màu da xanh. Lựu TQ to, tròn, vỏ mỏng, màu trắng hồng.

Nho: Nho TQ to tròn, có lớp vỏ màu nhạt, ăn vị chua, mềm, bở và nhiều hạt.

Nho Mỹ vỏ sậm hơn, thuôn dài, vị ngọt, giòn, rất ít hoặc không có hạt. Nho Phan Rang (Ninh Thuận) quả nhỏ, chùm ngắn, màu xanh tươi.

Táo:
Táo TQ quả tròn, bọc trong lưới xốp, khi bóc ra có hạt mịn như phấn bám trên vỏ (do hóa chất bảo quản bị bay hơi). Táo New Zealand, Mỹ hơi vuông, góc cạnh...

Người tiêu dùng tốt nhất khi mua, nên sử dụng trái cây trong nước, trái cây đúng mùa (vì trái cây trái vụ thường phải 'xử lý' chất kích thích tăng trưởng, bảo quản nhiều hơn).

Để hạn chế hóa chất tồn dư, người tiêu dùng nên ngâm trái cây trong nước muối loãng 30 phút và gọt, bóc vỏ trước khi ăn.

Tuyệt đối không ăn trái cây có ruột bị nhũn, màu khác thường và có mùi lạ.

Các nhà khoa học đã khẳng định bằng cảm quan rất khó có thể nhận biết được rau nào là rau an toàn, rau nào là rau không an toàn. Nhưng trước tình trạng không thể kiểm duyệt hết thành phần hóa học và xuất xứ của từng loại rau củ nhập về từ Trung Quốc, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, lựa chọn rau, quả tươi cần chú ý đến hình dáng bên ngoài như:

Phải còn nguyên vẹn, lành lặn, không dập nát, trầy xước, thâm nhũn ở núm cuống; Cảnh giác với loại quá mập, "phổng phao"; Về màu sắc: Có màu sắc tự nhiên của rau quả, không úa, héo; Không chọn các loại quả xanh và màu sắc bất thường.

Chú ý cảm giác "nhẹ bỗng" của một số rau xanh được phun quá nhiều chất kích thích tăng trưởng và hóa chất bảo vệ thực vật; Nhiều loại quả còn dính hóa chất bảo vệ thực vật trên lá, cuống lá, núm quả, cuống quả... có các vết lấm tấm hoặc vết trắng; Nếu lượng hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư nhiều, ngửi thấy mùi hắc, mùi hóa chất bảo vệ thực vật.

Nông sản Trung Quốc thường có các chất bảo quản nên láng bóng, có thể để được rất lâu, ở nhiệt độ bình thường bên ngoài từ 3 - 7 ngày mà không bị hỏng.

Ví dụ:

Súp lơ Việt Nam thì thường còn nguyên lá, phần bông chia không đều (chỗ thưa chỗ dày), còn hàng từ Trung Quốc thì bị cắt hết phần cuống và lá, màu trắng phau, bông cuốn rất chặt.

Bắp cải, cải thảo Trung Quốc rất tròn và mượt, không bị nhàu, xước, đầu búp uốn vào không bị xoăn. Các rau cải làn, cải thìa, hành, thìa là, rau thơm... chủ yếu đều bó bằng nhiều sợi rơm chập vào nhau và xoắn. Rau cải mớ thường tròn, lá ngắn hơn rau của ta.

Cà chua Trung Quốc
thường có cuống xanh hoặc hơi phớt hồng trong khi bên ngoài đã tròn đỏ căng do chúng được dấm cả cót lớn.

Các loại củ như cà rốt, củ cải và quả su su thường to hơn của ta, các rãnh củ rất nông và da trơn, sờ vào rất mát.

Khoai tây Trung Quốc dài, dẹp, màu nhạt, da bóng, khác với khoai tây Việt Nam tròn, da ửng hồng.

Su hào Trung Quốc
thường to tròn, dẹt như bánh xe, vỏ xanh thẫm, sờ mát tay; súp lơ thì to và trắng hơn. Cà rốt Trung Quốc củ đỏ tươi, to đều, da láng bóng, phần lá bị cắt sạch, khác với cà rốt Việt Nam củ nhỏ, màu nhạt hơn, kích thước không đều nhau và còn nguyên phần cuống lá.

Bí đỏ Trung Quốc quả dài, có màu sắc rất đỏ đẹp trong ruột nhưng ăn nhạt, không ngọt thơm như bí Việt Nam. Bí đỏ Việt Nam thì thường là quả tròn, hơi bẹp.

Tỏi Trung Quốc có củ và tép thường lớn, màu trắng, dễ lột vỏ hơn,

tỏi Việt Nam có củ nhỏ, màu nâu tía.

Hành tím Trung Quốc củ to, không có tép nhỏ bao quanh, màu đỏ nhạt.

Gừng Trung Quốc cũng rất lớn, màu vàng óng, khác với gừng Việt Nam củ nhỏ, da sần sùi...



AToanMT
 
thanhlongphapsu Date: Thứ Năm, 31 Jan 2013, 9:55 AM | Message # 3
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
ght

Message edited by thanhlongphapsu - Thứ Bảy, 24 Mar 2018, 4:53 AM
 
FORUM » TRANG Y HỌC - SỨC KHỎE » ĐỘC HẠI CHO SỨC KHỎE » PHÂN BIỆT TRÁI CÂY TRUNG CỘNG (TỔNG HỢP)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO