Thứ Sáu
19 Apr 2024
5:26 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG Y HỌC - SỨC KHỎE » ĐỘC HẠI CHO SỨC KHỎE » MÌ ĂN LIỀN (TTVN)
MÌ ĂN LIỀN
atoanmt Date: Thứ Bảy, 19 Jan 2013, 9:44 PM | Message # 1
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
Mì ăn liền
(phía Bắc gọi là Mì Tôm)


Thiếu dinh dưỡng

Mặc dù sau mỗi lần ăn mì ăn liền, bạn cảm thấy rất no, nhưng thực chất, cảm giác no này là do carbohydrate đem lại. Mì ăn liền chỉ chứa nhiều năng lượng chủ yếu từ chất béo và tinh bột. Dùng nhiều mì ăn liền không những khiến bạn có nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất xơ, vitamin, chất đạm, khoáng chất… mà lại còn có nguy cơ béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột.

Tiện lợi và ngon miệng, mỳ ăn liền đã trở thành một phần của lối sống hiện đại nhưng kèm theo nó là các vấn đề về sức khỏe như ung thư, suy dinh dưỡng…

Bệnh tim mạch

Thường xuyên dùng mì ăn liền, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường. Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.
Tiện lợi và ngon miệng, mỳ ăn liền đã trở thành một phần của lối sống hiện đại nhưng kèm theo nó là các vấn đề về sức khỏe như ung thư, suy dinh dưỡng…

Hư thận, hại xương

Một thành phần có mặt trong mỗi gói mì ăn liền mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra chính là muối. Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn, bạn đã vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận.
Ngoài ra, mì ăn liền cũng chứa đầy phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Tuy giúp bạn ngon miệng nhưng chất này lại khiến chúng ta dễ bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều.

Ung thư

Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự độc hại của mì ăn liền, với các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, quá nhiều muối, chất béo bão hòa… Và hầu hết các nghiên cứu đều kết luận mì ăn liền có khả năng gây ung thư nếu ăn nhiều trong thời gian dài.

Dị ứng

Trong mì ăn liền thường chứa một phụ gia gọi là "bột ngọt" (còn được gọi là mì chính, là chất monosodium glutamate monohydrate = MSG), đây là loại phụ gia tổng hợp mùi vị, khiến cho món mì trở nên ngon miệng hơn, kích thích vị giác tối đa. Thế nhưng, trên thế giới cũng đã ghi nhận trường hợp dị ứng với MSG do dùng nhiều mì ăn liền. Các triệu chứng bao gồm:
- Cảm giác nóng rát ở ngực, lưng và tay
- Buồn nôn, khó thở, uể oải
- Đau đầu, đau ngực
- Tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt
- Bị tê tay chân.

TTVN


AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Bảy, 19 Jan 2013, 9:50 PM | Message # 2
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
Mì ăn liền có tốt cho sức khỏe?

Mì ăn liền, thường được gọi là “mì tôm”, thực chất chẳng có con tôm, miếng thịt nào hoặc nếu có thì chỉ là hình vẽ hoặc chút nước vỏ tôm.

Thành phần mì ăn liền:

- Bột mì (98 - 99%), có khi trộn lẫn một ít bột ngũ cốc khác hay khoai củ.
- Gói bột nêm mà chủ yếu là muối, mì chính (MSG) rất mặn.
- Gói sa tế (dầu cọ + gia vị tỏi, tiêu...) hoặc gói hành phi.
- Dầu mỡ để chiên mì (thường là shortening: loại acid béo trans).

Về mặt lợi ích:

Mì ăn liền được chế biến rất tiện lợi (chỉ cần chế nước sôi vào là có ngay tô mì vị thịt), thơm ngon, có thể nói ai ăn cũng thích, nhưng đó là vị giác của con người bị phỉnh lừa bởi mì chính (bột ngọt) là chất có vị ngọt của thịt mà muốn cho có vị ngọt thịt thì phải cho thêm thật nhiều muối (NaCl) nó mới tạo ra vị thịt.

Về giá trị dinh dưỡng

Mì ăn liền chủ yếu cung cấp chất bột từ bột mì và 9% chất đạm thực vật - cũng từ bột mì, nếu trộn khoai tây vào thì đạm rất kém (vì khoai tây chỉ chứa 1 - 2% protein thôi).
Protein động vật kể như không có (hình vẽ hoặc chỉ thêm mươi “viên thịt cỡ bằng hột tiêu” trong gói hành phi!).

Giá trị dinh dưỡng của mì ăn liền là không cân bằng vì thiếu đạm động vật và sinh tố từ rau quả tươi. Chẳng những thế mà mì ăn liền còn rất mất cân bằng vì lượng bột ngọt và muối quá nhiều!
Nếu bạn ăn hết tất cả những gì trong một gói mì ăn liền, kể cả gói bột nêm và nước dùng thì cả buổi sau đó bạn có thể “bí tiểu” mà không hay! Bí tiểu thì cơ thể không được giải độc, nếu ăn mì tôm thường xuyên thì bạn sẽ bị ngộ độc vì ít đi tiểu...

Cái nguy hại nhất thường có trong mì ăn liền là chất béo trans. Đó là các dầu thực vật được hydrogen hóa mất các nối đôi ở vị trí trans nên chúng trở nên “trơ”, nghĩa là không bị oxy hóa (ôi dầu) khi mì được tồn trữ lâu ngày. Vì thế đa số các loại mì tôm đều được chiên bằng chất béo trans, còn gọi là “bơ thực vật” như shortening, margarin...

Chất béo trans (trans fat) có cái lợi là ở thể rắn có thể dùng như bơ và không bị oxy hóa, có lợi về mặt công nghiệp thực phẩm (dùng trong các loại fastfood như mì tôm, khoai tây chiên, các món “giòn giòn” (crackers), đậu phộng da cá, bánh mì kem, kem, các loại bánh ngọt có “bắt bông kem”...).

Nhưng chúng rất có hại về mặt sức khỏe người tiêu dùng vì nó làm tăng cholesterol xấu (LDL) và đồng thời cũng làm giảm cholesterol tốt (HDL) xuống gây xơ vữa động mạch (gây hẹp lòng động mạch) nên làm giảm sự lưu thông của máu.

Chất béo trans không thể được chuyển hóa hoàn chỉnh trong cơ thể mà “đọng lại” trong thành mạch thành khối xơ vữa, nếu dùng lâu ngày sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng là xơ vữa động mạch nên rất nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng (Đến tuổi 40 trở đi, những người dùng nhiều acid béo trans sẽ bị thiếu máu cơ tim, tai biến tim mạch).

Các nghiên cứu khoa học ở các nước Âu Mỹ đã chứng minh điều trên nên ngày nay họ đã có luật cấm dùng các chất béo trans trong thực phẩm hoặc phải ghi đầy đủ hàm lượng acid béo trans trong thực phẩm trên nhãn hiệu thực phẩm ấy để người tiêu dùng biết mà tránh.

Tóm lại, mì ăn liền (mì tôm) là loại thức ăn nhanh, có thể được dùng theo như vai trò của nó là dùng để ăn tạm “chữa cháy” khi thật cần thiết chứ không nên dùng thường xuyên và khi dùng cũng nên đập thêm vào một quả trứng, thêm một ít rau tươi, và chỉ nên dùng 1/3 gói bột nêm trong đó mà thôi. Và ngành công nghiệp mì ăn liền cũng cần sản xuất ra sản phẩm không có chất béo trans.

Theo DS. Phan Bảo An - Khoa học phổ thông


AToanMT
 
thanhlongphapsu Date: Thứ Bảy, 23 Aug 2014, 10:04 PM | Message # 3
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
Mì gói oxalic gây sạn thận chỉ là hoang tưởng


Mì gói oxalic tưởng đâu đã trôi vào dĩ vãng sau một thời ồn ào ngẫu hứng của giới truyền thông. Nhưng mới đây qua phản hồi của một độc giả, đã than thở sau khi đọc bài “Mì gói, chia tay lại nhớ” gửi kèm theo số liệu phân tích acid oxalic đầy “ấn tượng”. Xem ra “di chứng oxalic”trong mì gói vẫn còn quá nặng.

Độc giả này phản hồi:

Đành là vậy! Nhưng là 1 Nhà khoa học rất uy tín GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Hội Y tế công cộng công bố tại Hội thảo về An toàn thực phẩm : 100% mì tôm chứa chất gây sỏi thận. Ông đưa ra nhiều luận chứng như:

- Công ty CP Dịch vụ Khoa học công nghệ sắc ký Hải Đăng, TP Hồ Chí Minh đã tiến hành phân tích 873 mẫu bún, bánh phở, mì tôm, hủ tiếu, há cảo, bánh bông lan… thì phát hiện 363 mẫu, tương ứng với khoảng 42% có chứa axit oxalic rất cao. Riêng, mì ăn liền thì trong 62/62 mẫu đều có chất này với nồng độ dao động 30,8-449mg/kg.

- Tác nhân gây sỏi thận là axit oxalic (chất tẩy rửa trong công nghiệp, hóa chất đó không được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm ). Axit oxalic có xu hướng kết tủa nếu gặp chất dinh dưỡng có chứa canxi. Và sự kết tủa này sẽ gây sỏi thận và “đóng” ở các khớp xương thành “gai”, gây nên đau đớn cho những người mắc bệnh này…
“Mì tôm” một thời là “cứu cánh” cho dạ dày của tui, bây giờ vẫn vậy! Bi chừ biết “mần” sao? Nhìn đâu cũng thấy chất độc! Ăn cái gì bây giờ hở tác giả?? ( Hồng Đức Phạm – 5/8/2014)

——O——


Acid oxalic đâu chỉ có trong mì gói, mà còn có nhiều ở các loại rau xanh, củ quả,.. Với hàm lượng oxalic trong mì gói từ 30,8 – 449 mg/k. Đó là con số bạn nêu ra, còn số liệu từ Cục An Toàn Thực Phẩm là 31,9 đến 177 mg/kg. Tính ra mỗi gói mì (75gr) mới chỉ có từ 2,3 – 33,67 mg (hay là 2,4 -13,3 mg theo Cục ATTP), nhằm nhò gì so với dâu tây, đậu phộng, hạt điều, củ cải đường, cacao,… Dĩ nhiên còn tùy thuộc mức tiêu thụ mỗi ngày của từng loại, và nếu con số 2,3 – 33,67 trong mì gói được làm thống kê cho tử tế, thì đúng là lượng acid oxalic trong mì gói chẳng nhằm nhò gì thiệt.

Vậy thì tại sao acid oxalic trong mì gói lại bị “đánh hội đồng” tơi tả như vậy? Điều này chỉ có giới truyền thông trả lời được.

Báo chí nói, ăn thực phẩm nhiễm acid oxalic, vào cơ thể sẽ có xu hướng kết tủa oxalate calci. Chất này đọng lại gây sạn thận. Điều này chẳng có gì trật. Trong phòng thí nghiệm, nhỏ vài giọt dung dịch clorur calci vào dung dịch acid oxalic loãng, kết tủa oxalate calci sẽ xảy ra ngay (phản ứng rất nhạy). Nhưng cơ thể con người không phải là ống nghiệm. Nếu không xài được (hấp thu) acid oxalic, cơ thể biết cách chế biến nó qua dạng khác (oxalate), và đào thải qua đường nước tiểu.

Tại nó như thế…

Mặc dù acid oxalic được xem là nguyên liệu để “bào chế” ra những viên sạn ở thận hay bàng quang,.., nhưng đó không phải là nguyên nhân chính gây sạn thận. Mấy ông bác sĩ chuyên khoa tiết niệu biết rõ điều này, biết sạn hình thành thế nào, biết có bao nhiêu loại sạn,.. Trong vụ khủng hoảng mì gói oxalic, các vị này đã “tọa sơn quan hổ đấu”. Người biết thì nín lặng, nhưng có ai hỏi đâu mà nói?

Có nhiều bằng chứng cho rằng, ăn nhiều thịt và nước tiểu bị acid hóa có liên quan đến việc hình thành sạn acid uric, loại sạn phổ biến nhất. Nhưng đó chưa phải là nguyên nhân gốc. Cùng chế độ ăn uống như nhau, có người bị sạn thận (thiểu số), có người không (đa số), thậm chí có người ăn rất ít loại thực phẩm có hàm lượng acid oxalic cao, vẫn bị sạn thận. Tại sao? Điều này khoa học chưa giải thích được. Lẹ nhất là đổ thừa tại… di truyền, hay nôm na là, “Tại nó…như thế!”

Acid oxalic khi vào cơ thể không chỉ tạo muối oxalate với calci đâu, mà còn “chộp” cả magnesium, sắt, kẽm,.., nhưng các kim loại này không thể cạnh tranh với calci. Thế là người ta nghi ngờ acid oxalic là thủ phạm gây thiếu chất khoáng này trong cơ thể. Nhưng những nghiên cứu sau này đã chứng tỏ sự ngờ vực này là thiếu cơ sở.


Việt Nam đi trước thế giới về quy định acid oxalic?

Tổ chức FAO và WHO thấy acid oxalic trong thực phẩm chẳng gây ra vấn đề gì, nên cũng không đưa ra khuyến cáo nào. Thậm chí Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm Codex (của FAO/WHO) còn cho phép dùng acid oxalic như là chất hỗ trợ chế biến thực phẩm (processing aids). Chất hỗ trợ chế biến là chất thêm vào để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong lúc chế biến. Chất này phải được loại bỏ, hoặc còn sót lại không đáng kể trong thành phẩm. Vậy nếu dùng acid oxalic cấp thực phẩm để làm trắng bún, trắng gạo.. là vi phạm luật? Chưa có nước nào trên thế giới quy định mức tối đa acid oxalic trong thực phẩm.

Tuy nhiên, có một giáo sư trong nước đề nghị ngành y tế quy định mức tối đa acid oxalic trong bột gạo. Trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, không đơn giản là lấy mẫu, phân tích, thống kê và ra quy định. Làm thế thì thuyết phục được ai? Việt Nam sẽ đi trước thế giới về quy định acid oxalic?

Cũng không nên thách thức…

Nếu nồng độ oxalate trong dịch cơ thể trở nên đậm đặc hơn, thì có nguy cơ kết tinh. Do đó, dù khỏe mạnh cũng không nên “thách thức” oxalate bằng cách ăn quá nhiều thực phẩm cao oxalic trong thời gian dài. Lỡ kẹt, thì nên uống nước nhiều. Thái nhỏ, rửa, nấu có thể làm giảm một phần acid oxalic trong thực phẩm.

Những người có vấn đề về thận, sạn thận, bàng quang, bệnh gout, thấp khớp, viêm khớp,.. dĩ nhiên là phải né acid oxalic rồi. Bác sĩ điều trị sẽ cho bạn lời khuyên tốt nhất về ăn kiêng, và chắc chắn họ sẽ không quên nhấn mạnh đến kiêng thịt và thủy sản, chứ chẳng riêng gì những thực phẩm cao oxalic.

Các nhà sản xuất mì gói chẳng dại gì dùng acid oxalic để tẩy trắng mì. Họ cần sợi mì màu vàng chứ không phải màu trắng. Theo số liệu kiểm tra của Cục An Toàn Thực Phẩm (Bộ Y tế) thì hàm lượng acid oxalic trong bột mì là 110 mg/kg, và nếu nhìn vào bảng kê của Litholink, thì oxalate trong mầm lúa mì có đến 2.690 mg/kg. Mì gói có acid oxalic là điều không thể tránh khỏi.

Acid oxalic trong mì gói gây sạn thận chỉ là chuyện…hoang tưởng. Vấn đề của mì gói là sự mất cân bằng dinh dưỡng (nếu xem mì gói là bữa ăn chính), và quan trọng hơn, đó là hàm lượng trans fat trong mì gói, dùng lâu dài có nguy cơ gây ra vấn đề tim mạch

Vũ Thế Thành
 
FORUM » TRANG Y HỌC - SỨC KHỎE » ĐỘC HẠI CHO SỨC KHỎE » MÌ ĂN LIỀN (TTVN)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO