Thứ Năm
18 Apr 2024
6:20 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » Cuộc đời của ngài Achaan Mun (Thiền Sư Pháp Minh)
Cuộc đời của ngài Achaan Mun
phongba Date: Thứ Bảy, 20 Jan 2018, 9:02 PM | Message # 1
Major general
Group: Disciples
Messages: 410
Status: Tạm vắng
Cuộc đời của ngài Achaan Mun

Thiền Sư Pháp Minh




1. LỜI TÁC GIẢ

Tiểu Sử của ngài Achaan Mun mà các bạn sắp đọc là kết quả của một công trình nghiên cứu lâu dài. Tôi đã tham khảo, đi gặp các vị đại đức đệ tử của ngài. Những người đã từng sống chung với ngài.

Tôi đã góp nhặt, ghi lại và soạn ra thiên tiểu sử nầy. Tôi hoàn toàn không vừa ý khi soạn bản tiểu sử nầy, vì thật là rẩt khó để cho các Sư , các vị đã từng sống tiếp xúc với ngài diễn tả được hểt những kinh nghiệm sổng trong cuộc đời tu tập của ngài mà ngài đã nói 1ại cho các vị đó nghe. Nhưng nếu tôi chờ có đầy đủ tẩt cả những chi tiết mà các vị đó nhớ lại, thì không những e rằng thời gian sẽ làm chúng phai nhòa và mất đi, mà hi vọng ghi chép lại tiểu Sử về ngài cũng không thành tựu được.

Rẩt là khó, khi tôi phải cho hoàn thành một công việc mà mình chưa vừa ý, nhưng hi vọng của tôi là tập tiểu sử nầy giúp ích được phần nào các đọc giả quan tâm đến Phật giáo

Tôi cố gắng mô tả tất cả những hoạt động của ngài theo thứ tự thời gian, và theo lối hành văn thuật lại đời sống của các vị Thánh Tăng như đã được ghi trong các kinh điển, đồng thời cố ghi lại những bài pháp mà ngài đã giảng cho các đệ tử, mục đích là cho các thế hệ sau thấy tấm gương đạo hạnh của một bậc chân tu, người đã theo con đường chỉ dạy của đức Phật. Và cho thấy khả năng chứng đạo có thể đạt được như mô tả trong các kinh điển, nếu như có một sự gia sức, một sự nỗ lực thành thật trong việc tu hành.

Xin các đọc giả tha lỗi cho tôi nếu như cách trình bày không có gì thích hợp.

Tôi không như ý về tác phẩm nầy, nhưng vẫn xuất bản vì hi vọng các đọc giả Phật giáo có thể tìm thấy một sự lợi lạc trong việc đọc lại cuộc đời của ngài, đại đức achaan mun

Tỳ Khưu Mahā Bowa Ñāṇasampanno


Message edited by phongba - Thứ Bảy, 20 Jan 2018, 9:38 PM
 
phongba Date: Thứ Bảy, 20 Jan 2018, 9:50 PM | Message # 2
Major general
Group: Disciples
Messages: 410
Status: Tạm vắng
- NHỮNG NĂM ĐẦU

Thầy Đại đức Phra Acharn
(1) Mahn Bhūridatta, sanh vào trong một gia đình Phật giáo vào thứ năm ngày 20 tháng 1 năm mùi, Phật lịch 2413 (năm 1870), tại làng Ban Khambong, quận KhongJiam thuộc tỉnh Ubon Ratchathani. Cha ngài là ông Khamduang, và mẹ ngài là bà Jun (Dung) họ Kaenkaew. Là anh cả trong 8 người con trong gia đình, tuy nhiên khi ngài khuất bóng thì chỉ có 2 người em còn sống mà thôi.

Ngài là con đầu lòng, nhỏ thó , nước da trắng hồng. Ngài nhanh nhẹn và tráng kiện lại vừa thông minh, ngay từ thuở nhỏ. Đến năm 15 tuổi, ngài xuất gia tu Sa di , ở chùa làng Khambong. Nhờ ngài hâm mộ việc học hỏi Dhamma (pháp), cho nên không bao lâu ngài thuộc lầu những bài kinh của thầy ngài dạy. Tánh tình và hạnh kiểm của ngài cũng đáng tín nhiệm, không bao giờ gây rắc rối cho bạn bè và bậc trưởng thượng.

Nhưng, hai năm sau khi xuất gia tu sa di, ngài phải hoàn tục, để đáp lại lời thỉnh cầu của cha ngài đang cần đến ngài phụ giúp trong gia đình. Nhưng nếp sống thanh bạch đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm hồn ngài. Ngài không bao giờ quên nó được. Cho nên ngài lập chí nguyện sớm muộn gì ngài cũng sẽ trở lại đường tu. Đây rất có thể là mãnh lực của một đức tin bất thối chuyển, hoặc Saddhā (chánh tín) đã được gắn chặt vào tâm tánh ngài.

Về sau, khi ngài 22 tuổi, tiếng gọi của đời tu phạm hạnh có vẻ thúc giục thiết tha. Ngài bèn cáo biệt song thân. Hai ông bà cũng sẵn lòng chấp thuận và sốt sắng lo liệu việc ngài xuất gia tu lên Tỳ Khưu. Hai ông bà thỏa thích chuẩn bị nhu dụng của Tỳ Khưu cho ngài, rối đưa ngài đi xuất gia tại chùa Liap trong thành phố của tỉnh Ubon Ratchathani. Có đại đức Phra Ariyakawi là thầy tế độ (Upajjhāya), đại đức Pha Khru Sitha là thầy Kiết ma ( Kammavācariya), và đại đức Phra Khru Prajuk Ubonkhun là thầy chỉ dẫn (anusāsanācariya) vào ngày 12 tháng 6 dương lịch (năm 2436 Phật lịch).
Sau lễ xuất gia, ngài có pháp danh là Tỳ khưu Bhūridatta
(2). Xuất gia rồi ngài chăm lo học thiền Minh sát ( Vipassanā) với đại đức Sao (3)tại chùa Liap.

1. ĐIỀM MỘNG TIÊN TRI

Lúc mới khởi sự hành thiền minh sát với Thầy đại đức Sao, ngài Bhūridatta đã chọn pháp môn niệm Phật làm đề mục thiền quán mà ngài thích nhất. Ban đầu, không đem đến cho ngài sự tịnh lạc, an vui theo ý nguyện khiến cho lắm lúc ngài hoài nghi giá trị của nó. Nhưng ngài bền chí gia công niệm mãi, và cuối cùng, ngài đã đạt được một độ nhất tâm và hưởng được sự an vui tịnh lạc quá sức hy vọng của ngài.

Thế rồi, một đêm nọ, ngài nằm chiêm bao: Ngài mơ thấy mình đi ra khỏi cổng làng, băng ngang một khu rừng rậm, có nhiều chổ cây cối mọc chi chít, chằng chịt, không chừa một lối đi. Nhưng ngài ráng sức vượt qua tất cả chướng ngại và sau cùng thoát ra khỏi khu rừng, để thấy một cánh đồng không mông quạnh, thẳng tắp tới tận chân trời, ngài lại tiếp tục cuộc hành trình với những nỗ lực không ngừng.


Chú thích: 1. Phra Acharn : Thầy đại đức ; tiếng Thái, dùng để tôn kính gọi Tăng
2. Bhūridatta :(có nghĩa là nhiều trí tuệ) là tên của vị Bồ tát, tiền thân của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thực hành hạnh Ba la mật. Vì bồ tát muốn thoát kiếp làm rồng nên lên nhân gian thực hành tu bát quan trai giới, và tu thập thiện giới. Và Ngài đã phát nguyện rằng: "Kẻ nào mong được da, thịt, máu và xương trong thân thể ta, thì tùy sở thích". Do đó, tuy bị thầy rắn làm khổ sở đau đớn, nhưng thay vì dùng oai lực thần thông của mình để bảo vệ mình Ngài lại chấp nhận mọi sự khổ đau để giữ lời nguyện, và thực hành được sâu xa pháp nhẩn nhục Ba la mật (Khanti pāramī).
3. Thầy Đại đức Sao Kantasīlo (1859-1942) : Là người sanh ở tỉnh Ubon Ratchathani. Là vị thầy hướng dẫn giới thiệu ngài pháp tu thiền đề mục hay thiền nghiệp xứ (kamma-ţţhāna)


Dọc đường, ngài gặp một cây đại thọ nằm chắn ngang lối đi. Cây nầy thổ ngử Thái gọi là Jāt
(4)(hay cây Sanh). Thân cây rất to lớn, bị hạ đã nhiều năm qua, hiện còn nằm lún dưới đất một phần, vỏ và ruột đã mục nát hiện rõ nên ngoài. Ngài bèn trèo lên đi trên thân cây mục ấy, và quán sát thấy rõỏ là nó đã hết phương mọc lại được nữa rồi. Khi ấy, ngài biết rằng sự sanh của ngài trong vòng tử sanh sẽ phải chấm dứt.

Thân cây Jāti (sanh) ngã nằm đây ngài xem như những kiếp sanh của ngài trong vòng luân hồi. Thân cây đã hết phương mọc được tượng trưng cho sự sanh của ngài lần này sẽ là lần cuối, nếu ngài kiên tâm nỗ lực không ngừng. Còn cánh đồng bao la, rộng khắp bốn phương trời, tượng trưng cho cái vòng tử sanh bất tận.

Ngài còn đang đứng trầm ngâm quán sát những nghĩa lý nầy thì bổng hiện ra một con ngựa kim màu trắng to lớn đi về phía ngài và đứng bên thân cây sanh. Tự nhiên ngài mong muốn cỡi nó. thế là ngài lên ngựa, và nó tức khắc phi nước đại chạy đi. Ngài không có ý quyết định đi đâu hoặc làm gì cả, chỉ biết là mình đã đi được một quãng đường rất xa, trong cánh đồng mênh mông vô cùng tận. Trên đường, ngài nhìn thấy một cái tủ lộng lẫy chạm bạc công phu trong có chứa một bộ Tam tạng kinh. Dường như chiều theo ý ngài, con ngựa đưa ngài đến trước tủ đựng Kinh. Ngài xuống ngựa với mục đích là mở cửa tủ Kinh, thì lập tức con ngựa biến mất. khi ngài bước tới thì lại thấy chỗ đang đứng là bìa một khu rừng rậm hoang vu, mịt mù khói tỏa, đầy gai góc, lùm bụi xoắn chặt nhau không thấy lối đi. Khi ấy ngài định mở cửa tủ Kinh để xem thì ngài thức dậy.

Điềm tâm ảnh (Nimitta) nầy khiến cho ngài tin chắc rằng ngài sẽ có thể đạt đạo, chứng quả trong hiện kiếp, nếu như ngài không bỏ dở dang những nỗ lực của ngài. Từ đó trở đi ngài càng tinh chuyên trì niệm danh hiệu Phật trong mọi lúc.

Đồng thời ngài nghiêm trì những hạnh đầu đà mà ngài chấp thọ từ lúc thọ Tỳ Khưu, nghiêm chỉnh thực hành cho đến lúc mất.

Đó là những hạnh :

1.Mặc y phấn tảo, từ chối những y dâng đến tận tay _ 2. Đi bát hằng ngày không sót, trừ những ngày phát nguyện nhịn ăn _ 3. Không thọ vật thực đem đến sau _4. Chỉ thọ vật thực để trong bát khi ngài đi trì bình _5.Mổi ngày chỉ ăn một bữửa, và độ trong bát _6. Chỉ mặc Tam y – ngài có dùng khăn mặt (dùng để lau thân mà đó là điều cần thiết trong thời đại nầy _7. Ngụ trong rừng, có nghĩa sống và ngủ trong rừng hay nơi hoang dã trong hang núi, hoặc dưới hòn đá cheo leo (trừ ra khi có người thỉnh ngài vào tỉnh thành trong một thời gian ngắn).

Ngoài ra đôi lúc khi ngài có thể ngài cũng thọ thêm những hạnh khác trong 13 hạnh đầu đà. Tuy nhiên trong suốt cuộc đời ngài đã nghiêm trì 7 hạnh đầu đà trên và đó trở thành nhân cách sinh hoạt thường ngày, và khó có thể tìm được người như vậy.

Ngài luôn lôn kiên trì và quả quyết không bao giờ đổi ý trong bất cứ việc gì mà ngài đã quan tâm nghĩ tới, dầu là pháp hành bên ngoài (hạnh đầu đà , v. v..) hoặc hoạt động nội tâm (Minh sát).

Đời sống của ngài là sự hoàn toàn dùng cho mục đích giải thoát, với những nỗ lực xả ly liên tục trong việc tiêu trừ phiền não bên trong. Có rất ít dịp may cho tánh cống cao ngã mạn lẻn được vào tâm trí ngài, mặc dầu thật tế , lúc bấy giờ ngài vẫẩn còn là hạng phàm phu như bao nhiêu người khác. Nhưng , ngài khác hẳn họ ở chỗ : thay vì để tâm bay nhảy tự do, bị phiền não sai sử thì ngài thường trực ở trong tỉnh thức, phòng ngừa các thứ phiền não, và luôn khởi chiến và tấn công nó một cách can đảm. Điều nầy, về sau , ngài có thuật lại chúng tôi mới biết.

Sau đó khi tâm ngài đã được thiết lập vững vàng, tiện dụng cho việc suy tư quán xét, ngài mới hồi tưởng đến điềm chiêm bao khi trước và dần dần hiểu rõ : nếp sống của một gia chủ, là nơi tụ tập của tất cả mọi thứ khổ, giống như khu rừng già là nơi chứa chấp mọi thứ tai nạn. Trái lại , nếp sống phạm hạnh tu theo pháp Phật , chuyễn hóa tâm thức khỏi thế giới độc hại hiểm nguy tới một khoảng không bao la là cảnh giới của sự an lạc, thoát khỏi những sợ hãi, đau khổ.


Chú thích: 4. Tương tự trong tiếng Pali là Jati nghĩa là sanh, (gồm luôn sự chết )
Còn con bạch mã cao lớn ngài cỡi chính là đường lối tu theo pháp Phật, là đường đạo giải thoát, nhờ nó mà đưa ngài đến nơi tự tại. Và khi gặp tủ bạc chạm trỗ công phu, chứa Tam tạng kinh mà chỉ có thể nhìn, vì lẽ ngài còn bất toàn, nên chưa đủ khả năng học hiểu trọn cả bộ Tam Tạng, do đó ngài không thông suốt về mặt văn hóa của Phật giáo, như vậy ngài không trọn vẹn đạt tuệ thuộc về bốn loại đó là : 4 vô ngại biện tài
(5), cần thiết cho một vị pháp sư biện tài vô ngại, thông suốt nghĩa lý và phương pháp giáo hóa, có trí tuệ cao sâu như trời biển, khả dĩ làm thầy của tất cả chúng sanh trong tam giới(6). Theo lời ngài, thì ngài chưa đầy đủ pháp ba la mật để đạt được mục đích nầy, và đó là lý do khiến cho ngài chỉ được nhìn bên ngoài tủ kinh Tam tạng chứ không mở đọc thông suốt toàn bộ giáo lý bên trong.

Ngài tiếp lời rằng : ”Khả năng dạy dỗ người khác của ngài chỉ có thể xem như là sơ đẳng hoặc nhập môn để chuyển tiếp tới những pháp tu cao hơn “. Về sự kiện nầy dầu cho nó hiển nhiên chăng nữa, thì đối với các đệ tử thân tín đã được học hỏi, và tu hành dưới sự hướng dẩn của ngài, thì có một việc rõ ràng là mổi đề tài giảng đạo, thuyết pháp của ngài đều phi thường và cảm kích làm sao, thật không thể dùng lời nào mà tả cho xiết ! Ở thời đại mới, người ta biết tìm đâu ra một lối giảng dạy Dhamma ăn sâu vào tâm thức mà không bao giờ quên được ?

1.LINH ẢNH TRONG THIỀN ĐỊNH

Trong thời gian ngài đang tham thiền, với đề mục niệm Phật (Buddho) ở tại chùa Liap. có một hôm tâm ngài lắng dịu và một linh ảnh hiện ra : trước mặt ngài, một tử thi thúi rục, sình chương, bị những con thú ăn dơ như là kên kên, quạ và chó tranh nhau sâu xé . .. và không bao lâu, tử thi ấy bị rứt ra từng mảnh, rải đi khắp cả mặt đất chung quanh, thấy vậy ngài xúc động mãnh liệt, vừa nhờm gớm, vừa mỏi mệt.

Sau khi tâm ngài rút ra khỏi từng thiền, ngài kềm giữ cái linh ảnh trong tuệ nhãn của ngài làm đề mục chánh trong mọi lúc cả ngày lẫn đêm, trong bốn oai nghi : đi, đứng, nằm, ngồi . Ngài tiếp tục quán tưởng cho đến một ngày kia, hình ảnh tử thi đó biến thành ra một cái đĩa tròn trong suốt lơ lửng trước mặt, quán cái đĩa nầy lâu thì thấy hiện ra đủ thứ cảnh vật khác nhau, những hình ảnh không ngớt thay đổi liền liền, chắc là kết quả của tánh hiếu kỳ của ngài đang khao khát muốn coi thử cái gì sẽ tiếp theo.

Có lúc, hình như ngài đang trèo lên những hòn núi cao, kế đó ngài lại thấy mình cầm một thanh kiếm và mang một đôi hia, rồi đi bách bộ trên núi, một lúc khác, trước mặt ngài bỗng hiện ra một bức tường cao lớn có một cánh cửa, ngài mở cửa ra nhìn thấy một vài vị Tỳ Khưu đang tham thiền phía bên trong.

Kế đó, phong cảnh mở rộng ra cho thấy những sườn núi cheo leo và hang đá gần đâu đó, trong vài cái hang lại có đạo sĩ ẩn cư. Lại một lúc khác nữa, ngài thấy món đồ giống như cái nôi hoặc cái thúng từ sườn núi thòng xuống.

Chú thích: (5). Catu Paţisambhidā : Bốn tuệ vô ngại biện tài:
1. Biện tài về nghĩa ( attha-Paţisambhidā) trí về nghĩa: là biện tài giảng dạy minh bạch một giáo lý vắn tắt, có khả năng dự đoán tiên tri những hậu quả, quán thấy chuyện vị lai. Ngài Ca Chiên Diên (Katyayāna) là vị đệ nhất về nghĩa đế.
2. Biện tài về pháp (Dhamma-Patisambhida) trí biết về pháp: là khả năng ngược lại biện tài về nghĩa, có khả năng tóm gọm những chi tiết phức tạp, và mô tả dài dòng, để cho dễ nhắc sơ qua và ghi nhớ, quán thấy chuyện quá khứ.
3.Biện tài về ngôn từ (Nirutti- Paţisambhidā) trí biết về tất cả ngôn ngữ , văn tự để trình bày pháp và nghĩa
4. Biện tài về trí (Paṭibhāna- Paţisambhidā) trí biết về các loại trí hoặc biện thuyết vô ngại: là thông suốt cách trình bày và giảng thuyết cho thích ứng với mọi trường hợp.biết áp dụng các phương tiện thiện xảo cho từng trường hợp. có khả năng giải quyết ổn thỏa một tình trạng khủng hoảng hay biến cố bất ngờ.

(6). Tam giới : Là ba cõi sinh tử : 1. Dục (có nam nữ dâm dục), 2. Sắc (không có nam nữ , tâm của chúng sanh nhập định hữu sắc, nghĩa là đề mục thiển định là vật hữu hình) và 3. Vô Sắc giới (không có sắc thân chỉ có thần thức, tâm của những chúng sanh đã nhập định vô sắc : nghĩa là đề mục không phải là vật hữu hình).


Ngài thấy mình bước vào trong cái thúng ấy và được nhấc lên khỏi vực thẳm để thấy một chiếc thuyền to trên đó, trong thuyền có cái bàn vuông. Khi ấy, hòn núi bật sáng lên vì có ánh sáng phía sau nó. Và sao đó ngài lại thấy mình độ cơm trên đỉnh núi đó nữa. Đó là cách phong cảnh đổi thay biến hiện liền liền trước mặt ngài, như phim chớp bóng, chứ không dẫn ngài tới đâu cả.

Ròng rã ba tháng trường, cứ hễ ngồi thiền nhập định là ngài toàn thấy những cảnh tượng không đâu ra đâu, biến hiện không ngừng, không biết đến bao giờ mới dứt. Còn kết quả nội tâm thì chẳng có chi đích đáng cả. Sau những thời tọa thiền kiểu đó, thì tâm ngài trở nên xúc động mạnh đối với hình ảnh và âm thanh bên ngoài. Khiến cho ngài khi vui, khi buồn khi thì thích điều nầy, khi thì ghét điều kia. Hiển nhiên là ngài không thể giữ được tâm bình đẳng, điềm tĩnh bằng cách ấy.

Bấy giờ ngài tỉnh ngộ, tin chắc rằng đó không phải là chánh đạo đưa đến giải thoát. Nếu nó đúng thì tại sao không thể kiên định giữ được trạng thái an nhiên, tự tại của tâm. Ngược lại tâm ngài lại bị phân tán, dao động trước những sắc bên ngoài mà tâm tiếp xúc – cũng giống như người bình thường không có tu tập gì cả . Rồi ngài kết luật rằng : “chắc chắn là việc săn đuổi, hoặc sự chú tâm hướng theo cảnh bên ngoài, là nghịch với nguyên tắc hành thiền, đoạt mất sự an lạc bên trong do hành thiền mang lại”

2.NGỘ ĐẠO

Do đó, ngài trở ngược sự chú ý của ngài, mà mang tâm phản chiếu vào chính bên trong thân thể của ngài. Và từ đó trở đi, ngài quán thân mình, đưa tâm xuyên qua khắp châu thân, vào thấu mọi từng, mọi bề, chiều đứng, chiều ngang, bên trên, bên dưới, bên hông, luôn luôn được đặt dưới con mắt tuệ quán sát tỉ mỉ, kỹ càng của chánh niệm.

Lần đầu, ngài thích quán trong khi đi kinh hành, đôi khi để thân nghỉ trước việc làm gắng sức nầy, ngài ngồi định, thay vì để tâm tự động quay về thói quen bình thản vững chải, thì buộc tâm quán thân mình, Cái tâm không có đường chọn lựa nào khác là phải minh sát các bộ phận trong thân. Khi đến lúc phải đi nằm, ngài lại tiếp tục quán cho đến khi ngài thiếp ngủ.

Ngài thiền quán như thế trong nhiều ngày, cho đến khi ngài cảm thấy mình sẵn sàng ngồi nhập định để đạt được trạng thái an lạc bình thản với phương pháp mới nầy. Ngài dùng xác thân làm chủ đề minh sát, nhưng đồng thời hướng tâm vào trong một điểm, Lúc bấy giờ, nhờ tâm đã được huấn luyện và điều ngự đúng đắn trong nhiều ngày rồi, mà chưa được hưởng sự nghỉ ngơi mà nó mong mỏi, cho nên sự “ hồi hưu ” mong đợi nầy thực hiện được một cách mau lẹ và dễ dàng. Và trí phát sanh lên rằng :" Đây là chánh đạo, là pháp tu đúng đắn, chắc chắn không còn nghi ngờ gì cả ". Lần nầy, khi tâm quy hướng, thân và tâm được thấy bị tách rời, và phân tán ra làm hai, sự nhất tâm được thiết lập ngay từ lúc mới vào định. Nó không lang thang, như trước đó nữa.

Và từ đó, ngài đều đặn thực hành quán thân cho đến lúc ngài có thể đạt được trạng thái an lạc được bất cứ lúc nào ngài muốn. Với sự tinh tấn, ngài tu tập lảm cho sung mãn, cho dến khi tâm ngài an trú vững chắc trong định.

Đây là khúc quanh trọng yếu nhất trong đời tu quả cảm của ngài. Trước đó, ngài đã phung phí thời gian ba tháng trong việc tò mò săn đuổi theo những linh ảnh. Đây là sự thiệt hại của người tu mà không gặp thầy là bực thiền sư có bản lãnh dìu dắt và kiểm soát. Ít , thì nó cũng làm chậm trễ ngày giờ một cách vô ích, nguy hơn nữa là nó có thể đưa người tầm đạo lìa xa chánh đạo và lôi kéo người đó vào những nẻo xấu và thấp kém.

3.TỆ TRẠNG CỦA NGƯỜI TU ĐƯƠNG THỜI

Ngài thường nhắc rằng :
Vào thời ngài là du tăng đầu đà, thì pháp môn thiền đề mục (kamma-thana) ít ai để ý và còn cho nó là không phải thuộc về Phật giáo, không có trong đời sống tu sĩ Phật đà. Lúc bấy giờ, hình ảnh một vị sư đầu đà ở phía xa, cách một cánh đồng, cũng đã làm cho dân làng kinh sợ, nều gần làng thì họ hùa nhau chạy trở về làng, còn nếu gần rừng thì họ đâm đầu chạy trốn vào rừng hết cả. Trong chốt lát, vị Tỳ Khưu đầu đà bị bỏ lại trơ trọi một mình, do đó ở những miền xa lạ thì vị Tỳ khưu đầu đà không có dịp hỏi thăm đường đi tới làng xóm hoặc thị trấn gần đó.

Phụ nữ miền quê, thường phải mang con khi đi ra ngoài hái rau, hoặc đi ra suối bắt cá, khi gặp phải các nhà sư đầu đà thì họ la lớn : “ Thầy tu, thầy tu đến”, thế là họ vụt chạy, bỏ cả thúng rổ hay bất cứ gì họ đang mang, dầu có hư bể cũng mặc, rồi chạy đi núp, trong khi đó thì lũ trẻ con bị bỏ lại một mình, sau khi mẹ chúng la hét và bỏ chạy , thì chúng cũng khóc thét lên, và chạy theo, nhưng không bắc kịp người lớn chúng hoảng sợ chạy loanh quanh tìm mẹ, trong khi mẹ chúng núp gần đó nhìn thấy con mình chạy loạn, thì cũng không dám gọi chúng vì quá sợ.

Một cảnh hoảng loạn buồn cười và thật là tội nghiệp. Gặp tình cảnh ấy, thì ông “Thầy tu” chỉ còn cách là chịu khó đi luôn, chớ ở lại tìm cách an ủi lũ trẻ thì càng gây rối thêm và gia tăng sự hoảng sợ của lũ nhỏ. Chỉ khi nào ông “thầy tu” đi khuất dạng rồi , thì mới hết sợ, lúc bấy giờ các bà mẹ mới trở lại dỗ con, và khi thấy không mất đứa nào cả, họ hồi tưởng lại lúc đụng đầu với loại người "dễ sợ “ và rồi thỉnh thoảng họ lại bật cười về cách la hét và chạy trối chết của mình. Rồi thì công việc hái rau, bắt cá hằng ngày của họ lại tiếp tục.

Tình trạng đó thì rất thường xảy ra, trong thời buổi ban đầu vì họ chưa biết gì về du tăng đầu đà. Sự xuất hiện của các Tỳ Khưu nầy rất khác thường, và gây ra sự hoảng sợ cho người bình thường, nhất là phụ nữ và trẻ con. Lý do dễ hiểu là : hình tướng bên ngoài khác thường với những gì họ từng biết. Y phục và đồ dùng là mầu sẫm tối. Khiến cho những sắc tướng nầy có vẽ dễ sợ hơn là đáng được ưa nhìn.
Màu Y vàng sậm được nhuộm bằng nước trích từ lõi cây mít là màu mà các du tăng đầu đà mặc, ngoài ra họ còn mang theo cây dù lớn hơn bình thường
(7), còn vai kia thì đeo bát treo bằng quai vải. Trong trường hợp đi chung thành nhóm , thì các vị Tỳ khưu đầu đà mặc y vàng sẫm đi thành hàng một, đối với ai chưa quen thì lối diễn hành nầy, thì có vẻ rất kỳ lạ.

Tỳ Khưu đầu đà thường tạm trú ở khu rừng ven làng, để cho dân làng quen dần và cho họ có dịp để quen biết. Sau đó thì dân làng bắt đầu hỏi han, nghe pháp và lắng nghe lời khuyên của Tăng. Do đó cuộc sống dân làng được nhiều lợi lạc. Dần dần lòng tin vào Tam bảo gia tăng, và rồi lòng sợ sệt hình ảnh vị tăng đầu đà được thay thế bằng lòng kính mến cảm phục. Và về sau, hình ảnh vị tăng đi trên đường cũng khơi dậy lòng kính tin trong người dân.

Đi tới những vùng xa xôi hoang vắng, Tỳ Khưu đầu đà luôn cảm hóa người dân và mang lại lợi ích cho mọi người, không phải vì người làng này truyền tin cho làng kia mà do nếp sống điều phục, phạm hạnh gương mẩu mà cảm hóa được dân chúng. Chính đây là tác phong của ngài , tư cách điều phục thân tâm theo giáo Pháp mà ngài thuyết giảng.

Chú Thích: 7. Cây dù lớn hay còn gọi là lọng mà các sư đầu đà dùng, đặc biệt là tấm vải may viền chung quanh, khi mở dù thì tấm vải viền rủ xuống giống như cái mùng mà hành giả có thể ngồi dưới để thiền định hoặc nghỉ ngơi, dù không che hết nhưng cũng che bớt mưa nắng, muỗi mòng.

4.CHÁNH NIỆM THƯỜNG TRỰC

Vị Tăng đầu đà luôn tìm những nơi yên tĩnh để thực hành Phật pháp – môi trường tốt cho thân tâm. Chính vì vậy , sau khi mãn mùa an cư 3 tháng, mà ngài thường đi tới những miền xa xôi, sâu trong rừng núi, gần khu vực dân cư nhỏ để khuất thực, và miền ngài ưa đi du hành là miền đông bắc Thái Lan như vùng Nakhon, Phanom, Sakon Nakhon, Udon Thani, Nong Khai, Loei hay Lom Sak, và phía bên kia sông Mekong trong nước Lào, vùng Tha Khek, Vientian, Luang Prabang. Là một khu vực rừng rập, và núi cao thích hợp cho việc tu khổ hạnh.

Đối với ngài , những nỗ lực xả ly là điều có ý nghĩa nhất. Và tập trung mọi tâm trí cho việc thiền quán. Bản tính tự nhiên, ngài không quan tâm đến việc xây dựng tịnh xá, hay giao thiệp bằng hửu mà thích sống một mình, dồn hết nỗ lực cho mục đích chính là giải thoát đau khổ (dukkha). Nhiệt tâm và trung thật đó là cá tính của ngài : Không bao giờ lừa dối mình và người khác.

Sự tinh tấn, dũng cảm trong việc tu tập đã giúp cho ngài một sự tiến bộ vượt bực. Kể từ khi tìm thấy quán thân là một phép thích hợp sơ đẳng, cho ngài, cho việc thiền quán. sự tiến bộ của ngài càng vững vàng, mạnh mẽ.

Xác thân bị mổ sẻ, phân tích từng bộ phận một, từ thô đến tinh vi, xuyên qua tuệ nhãn, một cách liên tục, cho tới khi đạt tới kinh nghiệm đích xác mới thôi, và được làm liên tục và cuối cùng thì ngài có thể quán thân bất cứ lúc nào ngài muốn và phân tích thân thể từ thô cho tới các đại 8 vi tế tạo thành nó.

Cái tâm, nhờ có nỗ lực không ngừng hậu thuẫn càng ngày càng thêm điềm tĩnh và an lạc. Theo lời ngài nói, mỗi sát na của từng cử chỉ , ngài đều nỗ lực dùng chánh niệm quán bất luận ngài đang ở đâu, dầu là đang đi trì bình khuất thực, quét dọn sàn cốc, rửa ống nhổ, may vá y hay là lúc duỗi chân khi nghỉ. chánh niệm của ngài luôn luôn có mặt làm yếu tố theo dõi những cử động, và oai nghi của xác thân. được xử dụng như là những công cụ để gặt hái một sự lơi ích to lớn từ đó.

Chỉ trong giờ ngủ, một chánh niệm như vậy mới vắng mặt. Nhưng ngài đã quyết định luôn rằng: hễ khi ngài đã nhận biết mình đã thức rồi, thì ngài lập tức ngồi dậy, rửa mặt, và thực tập thiền quán. Nếu sau đó mà còn thấy buồn ngủ thì thay vì ngồi thiền thì ngài đi kinh hành, nếu vẫn chưa tỉnh ngủ thì ngài đi kinh hành mau để chế ngự con ma buồn ngủ. Khi thật sự tỉnh, thì ngài ngồi thiền cho tới sáng.

Buổi sáng khi tới giờ đi trì bình khất thực, ngài mặc y trong, khoác y ngoài và thêm y Tăng già lê . Với bát đựng trong quải treo trên vai, ngài khởi hành đi vào làng. Cẩn thận gìn giữ chánh niệm trong từng cử chỉ hành động, không để tâm ý dao động trước ngoại cảnh trên đường. thành ra bận đi cũng như bận về đều là pháp hành thiền tinh tấn. Về đến chỗ trú ngụ, ngài xắp xếp vật thực trong bát, và ngài chỉ dùng những vật thực được cúng dường trong bát. Chỉ về sau, khi quá già yếu, ngài mới cho phép mình nhận vật thực được mang tới cúng dường.

5. CÁCH THỌ THỰC

Sau khi dọn sẵn thức ăn trong bát, bằng cách trộn chung lại với nhau, ngài quán mục đích thật sự của thức ăn [color](9)[color=blue], đây là để ngăn ngừa lửa phiền não có thể lén lút nổi dậy đồng thời với sự đói khát tập trung của cơ thể. Sau phép quán tưởng phòng ngừa nầy, thay vì tâm bị vật thực chuyển hóa thì tâm quán vào tính bất tịnh của nó, ngài mới bắt đầu ăn với chánh niệm không cho sự tham muốn xuất hiện cho tới khi hết, đây là cách thọ thực đúng đắn của một vị Tỳ Khưu 10, Sau bữa ăn, bát được rửa sạch, rồi đem phơi khô trước khi đặt vào lại trong áo bát và đem cất ở chỗ thích nghi.

Chú thích: 8. Đại : đó là đất, nước, gió, và lửa

TAI HẠI VÌ KHÔNG GẶP CHƠN SƯ

Công việc diệt trừ phiền não là một công việc vô cùng khó khăn, tưởng đã trừ diệt được phiền não thì ngược lại phiền não lại thiêu đốt chúng ta. Gây nỗi khó khăn to lớn mà chúng ta phải từ bỏ, qui hàng để cho phiền não làm chủ nhân ông của tâm chúng ta. Thật buồn, khi chỉ có vài người trong thế giới có trí tuệ và dũng cảm để chiến đấu. Chỉ có Đức Phật Thích Ca của chúng ta mới hoàn toàn đoạn trừ phiền não. Và Đức Thế Tôn đã động lòng bi mẫn, thương xót chúng sanh đã chỉ, và hướng dẫn con đường đạo cao quí cho chúng sanh trong Tam Giới, những chúng sanh đang bị phiền não chế ngự , và thiêu đốt.

Noi theo chân đức Phật, từ đó mới có một số người phát khởi hùng tâm đại lực, chiến đấu một cách anh dũng và kiên nhẫn, và có đức tin bất thối, làm hậu thuẫn, số người nầy đã thành công trong cuộc chiến đấu vẻ vang đoạn trừ phiền não và đắc quả Niết Bàn. Các bậc Thánh nầy , A La Hán (Arahant) là tấm gương sáng cho trời, người quy ngưỡng.

Thầy đại đức Mân là một trong những người đã đi theo con đường chỉ dạy của đức Phật, đại đức thật sự có tín tâm bất bối chuyển và lòng quả cảm để đi trên con đường nầy, chứ không lý thuyết xuông. Thọ thực xong, ngài khởi sự đi kinh hành, trên con đường được dọn sạch sẽ dành cho việc kinh hành. Từ đây trận nội chiến trở nên sôi động, với những nỗ lực tăng tiến thêm mãi, trong việc đoạn trừ phiền não, là những mối dây ràng buộc tất cả chúng sanh vào bánh xe tử sanh luân hồi. Ngài chiến đấu một cách dũng cảm, với lòng tin bất thối vào đức Phật, đã khiến cho phiền não không có cơ hội chê cười hay khinh thường ngài.

Sau khi kinh hành thì ngài ngồi thiền, trong khi thực hành thiền định (samādhi), pháp minh sát (vipassanā) cũng đồng thời phát triển song song. Không pháp nào trọng hơn pháp nào. Và tâm ngài luôn an lạc.
Tuy nhiên sự tiến bộ chậm là điều không thể tránh được, vì khi gặp điều nan giải, bế tắc, ngài không có ai để hỏi. Ngài phải tận lực phấn đấu dũng mảnh, và phí mất một thời gian khá lâu, mới khai thông được cái ngõ bí và triệt hạ các cổng gác chận dường. Những chướng ngại ấy, ngoài việc làm chập trễ bước tiến, nó còn đe đọa bằng những hiểm tượng xấu xa. Trong trường hợp đó , vị chân sư bên cạnh là sự cần thiết .

9. Thức ăn :
Tức là bản chất tứ đại của thức ăn và tánh đáng gớm của thực phẩm trộn lộn cả bên ngoài lẫn bên trong cơ thể . và mục đích thọ thục chỉ là duy trì mạng sống, chứ không phải để chơi giởn, hoặc cho thân thể mập béo, hoặc cho nhan sắc xinh đẹp . . .

10. Trong Thanh Tịnh đạo có phân làm 4 loại:


- Thọ dụng 4 thứ vật dụng như hạng người trộm cắp:
Nếu Tỳ khưu, Sa di nào, là người không giữ giới, giới khơông trong sạch dùng 4 thứ vật dụng ấy; thì Tỳ khưu, Sa di ấy thọ dụng 4 thứ vật dụng như hạng người trộm cắp.

- Thọ dụng 4 thứ vật dụng như hạng người mang nợ :
Có số Tỳ khưu, Sa di là người giữ giới, nhưng khi thọ dụng 4 thứ vật dụng khôơng quán tưởng, Như vậy, gọi là Tỳ khưu, Sa di thọ dụng 4 thứ vật dụng như người mang nợ.

- Thọ dụng 4 thứ vật dụng như hạng người thừa hưởng:
Bậc Thánh Hữu học (Sekkha), đó là bậc Thánh Nhập Lưu, bậc Thánh Nhất Lai, bậc Thánh Bất Lai. Ngòai ra Tỳ khưu, Sa di có giới, đang thực hành theo Giới – Ðịnh – Tuệ, khi thọ dụng thứ vật dụng nào, Tỳ khưu, Sa di có trí tuệ quán tưởng thứ vật dụng ấy, cũng có thể kể như hạng người thừa hưởng 4 thứ vật dụng của Ðức Phật cho phép

- Thọ dụng 4 thứ vật dụng như hạng người chủ:
Bậc Thánh A-ra-hán đã tận diệt tất cả mọi tham ái cùng mọi phiền não không còn dư sót, không còn là tôi tớ của tham ái nữa, là người chủ nhân thật sự thọ dụng 4 thứ vật dụng.

Điều nầy chứng minh cái chân lý (do chính đức Phật đã nêu ra) là bậc thiện hữu ( Kalyāņamitta), bạn tốt hay thầy hay, thật là quan trọng cho hành giả. Việc không gặp thiện hữu vừa gây ra sự chậm trễ lại vừa nguy hiểm, và là một sự tai hại cho tất cả cho những hành giả tu thiền.

Một đôi lần , trên bước đường hành đạo, ngài tháp tùng với thầy đại đức Sao là thầy dạy thiền cho ngài. Nhưng khi ngài yêu cầu thầy đại đức giải quyết giùm những nghi vấn của ngài, thì đại đức Sao đáp là :
“ Kinh nghiệm của tôi thì khác xa đại đức, tâm của sư thì vọng động dữ lắm, nó đi tới chỗ cực đoan, khi thì bay bổng lên tận trời xanh, lúc thì chui sâu vào lòng đất, Sau đó thì lặn xuống đáy biển, kế đó thì lại bay bổng lên trời. Ai mà có thể đuổi bắt kịp nó, để có giải pháp chứ ? Tôi khuyên sư hãy tự mình truy tìm giải pháp cho mình”.
Theo lời như vậy , thì rõ là ngài phải tự nhờ cậy vào nỗ lực của chính ngài. Đôi khi, ngài gần như bỏ mạng khi phải tự tìm lối thoát, vượt khỏi các chướng ngại.

Theo lời kể của ngài, thì thầy ngài là đại đức Sao tánh tình thanh tịnh và trầm tĩnh lạ thường. Một sự kiện lạ là trong lúc ngồi thiền nhập định, thì thầy của ngài có thể cất bổng thân mình lên được. Lúc đầu, thỉnh thoảng đại đức (thầy của ngài) cảm thấy thân mình bay bổng trong khi đang tham thiền và đại đức lấy làm ngạc nhiên và bán tín bán nghi.

Muốn biết chắc, đại đức xuất thiền và mở mắt ra. Lúc ấy đại đức đang hỏng khỏi mặt sàn cốc khoảng chừng một thước và sự xuất định đột ngột, làm đại đức rơi phịch trở xuống, bị thốn bàn tọa, ê ẩm mấy ngày liền. Vì vậy đại đức tự bảo phải cẩn thận hơn khi cảm thấy mình cất bổng lên. Lần sau khi cảm thấy mình cất bổng lên, đại đức giữ tâm trong định (samadhi), và từ từ mở mắt và hiển nhiên đại đức thấy mình đang ngồi hỏng khỏi sàn cốc thật. Và lần này thì không bị rơi xuống sàn nữa.

Muốn cho chắc ý hơn nữa, đại đức nhét một vật nhỏ bé giữa những lá lợp trên trần cốc, trước khi ngồi thiền. Khi thấy mình bị cất bổng, đại đức giác tĩnh, chậm rãi rứt lấy vật bé nhỏ ấy cầm nơi tay, vẫn không đem tâm ra khỏi trạng thái định (an trú trong định), và sau đó, đại đức để cho thân mình từ từ hạ xuống mặt sàn, bằng cách từ từ rút tâm ra khỏi trạng thái định. Thấy tang vật nằm trong tay mình, đại đức mới tin chắc là đại đức đã thật sự bay bổng khi ngồi tham thiền. Tuy nhiên sự kiện lạ nầy không phải lúc nào cũng xảy ra trong mỗi thời thiền.

Dầu sao đây cũng là một bằng chứng cụ thể chứng tỏ rằng: sự bay bổng trong lúc nhập định là sự kiện hiển nhiên xảy ra: hỉ (pìti) làm thân tâm khinh an và có khả năng nâng bổng thân người lên cao.
Từ đầu cho tới cuối đoạn đường tu hành thì tâm của đại đức Sao không vọng động, và ương ngạnh như tâm của đại đức Mahn và lối tu hành của đại đức cũng không có gì ngoạn mục, mạo hiểm và đại đức cũng không gặp những hiện tượng khác thường như đại đức Mân kinh nghiệm.

10.LỜI NGUYỆN CŨ

Thầy chúng tôi, đại đức Mahn Bhūridatta, có một lần kể lại rằng, trong tiền kiếp, thầy của ngài là đại đức Sao, có phát nguyện tu thành Bích Chi Phật (Paccekabuddha)
(11), tức là độc giác Phật.

Trong giai đoạn đầu, cứ mổi khi đại đức tận lực cần tu thì bị ngay lời nguyện cũ tự động xen vào ngăn trở không cho đại đức sớm giác ngộ. Điều nầy, quả thật thành ra vật chướng ngại nằm cản ngang lộ trình tiến đến sự dứt khổ trong hiện kiếp.

[/clolor]Chú thích 11. Bích Chi Phật (Paccekabuddha) : là vị người giác ngộ chánh pháp mà hoàn toàn không cần một sự trợ giúp nào cả của một vị thầy. Do đó vị Bích Chi Phật thiếu phương tiện thiện xảo để giáo hóa chúng sanh, thường ưa thích sống một mình, và coi lời nói là sự không cần thiết.[color=blue]

Vì thế đại đức quyết định xóa bỏ lời nguyện cũ, ngõ hầu vơi bớt gánh nặng tử sanh , để khỏi phải luân hồi triền miên lâu xa, và thâu rút ngắn cái mục đích tối hậu cho ở trong vòng hiện kiếp.

Do xóa bỏ lời nguyện cũ, từ đó về sau đại đức tiến hành vững vàng và mau lẹ hơn trước, cho đến khi đạt tới mức an toàn, tới bờ bên kia. Tuy vậy, sự giáo hóa người khác thì bị hạn chế chắc vì khuynh hướng thiên về hạnh Bích Chi Phật - là vị Phật tự mình giác ngộ chánh pháp, trong thời gian không có Phật, có từ trong quá khứ. Hơn nữa điều nầy cho thấy lời nguyện cũ đã không chín quả thành thục cho nên đại đức đã dễ dàng xóa bỏ lời nguyện cũ .

Chính mình đại đức Mahn Bhūridatta cũng đã từng phát nguyện tương tự như vậy trong quá khứ để trở thành bậc chánh giác. Việc nầy chính ngài đã nói cho chúng tôi biết. Cho đến khi thọ trì hạnh đầu đà, cất bước đi trên đường hành đạo, tu tập thiền định, tự mình nhớ biết, nên ngài mới buông xả lời nguyện cũ, vì nhận thức rằng việc đeo đuổi mục đích như vậy sẽ bắt buộc ngài phải luân lưu theo cái vòng tử sanh trong hằng sa số kiếp, đồng thời phải đụng chạm và chịu đụng nhiều nỗi khổ đau, không tả xiết.

Buổi đầu mỗi lần ngài nỗ lực tiến tu, mong đắc đạo quả, thì y như trong trường hợp của đại đức Sao, ngài đâm ra phân vân lưỡng lự , như muốn chận đứng những bước tiến của ngài, để theo lời nguyện cũ. Nhưng sau khi nhất quyết xóa bỏ lời nguyện cũ ấy, thì ngài tự thấy trút hết gánh nặng, và vững vàng tiến nhanh trên đường đạo, đưa đến chứng quả.

Một lần nữa, sở dĩ ngài có thể chuyển hướng được là vì lời nguyện cũ chưa đủ sức mạnh để trở nên bất thối chuyển.

Trong buổi đầu hành đạo, hai vị đại đức thường đi chung trên những lộ trình xa thẳm, đến tận những tỉnh miền đông bắc, mặc dầu khác nhau về tánh nết và khuynh hướng, hai ngài vẩn thích thân cận với nhau. Thầy đại đức Sao thì trầm ngâm ít nói, cho nên chỉ dạy dỗ một cách vắn tắt, đơn giản. Tâm của đại đức, như trước đã nói, thì không hoạt bát và hiếu động như thầy chúng tôi, đại đức Mân Bhūridatta, và do lẽ đó, đại đức ít từng trải và chuyên chú trong việc giáo hóa. Mỗi khi có phận sự phải thuyết pháp , thì đại đức Sao tóm gọn đại ý như sau:
“Quý vị phải bỏ ác, làm lành . Đừng phí bỏ cơ hội hiếm có nầy. Kiếp sống làm người thì rất cao quí, khác xa loài thú, Quí vị đừng ăn ở giống như cầm thú, bằng chẳng vậy chúng ta sẽ xấu tệ hơn chúng, và chúng ta sẽ sa đọa xuống cảnh địa ngục, nơi mà sự đau khổ còn xấu tệ hơn loài thú rất nhiều”.

Thuyết xong, bấy nhiêu, đại đức rời pháp tọa đi về cốc, không lưu ý đến ai cả. Nhưng đó là ân huệ mà người ta có thể chờ đợi nơi một người như đại đức, mà cả ngày ít khi thốt ra nhiều hơn vài ba câu. Tuy nhiên việc làm của đại đức, quả thật là đáng bắt chước. Đại đức có thể ngồi thiền hàng nhiều giờ, và mỗi thời kinh hành của ngài cũng kéo dài cả mấy tiếng đồng hồ. Hình dáng và tác phong của đại đức thì thật uy nghi và đáng kính khiến cho tất cả ai khi gặp đại đức cũng sanh lòng ngưỡng mộ. Cũng như đại đức Mân Bhūridatta, ngài cũng có nhiều đệ tử, gồm cả Tỳ Khưu và cư sĩ.

Cả hai vị Tỳ Khưu được biết là luôn có tính thần tương thân, tương kính. Thuở ban đầu, người ta thấy hai vị ở chung và đi hành đạo chung trong cả hai thời kỳ nhập hạ và ra hạ . Mãi đến sau, hai vị đại đức mới chia tay, mỗi vị ở một nơi, thường thì không xa lắm. Như thể để thỉnh thoảng có tiện dịp, vị nầy ghé thăm vị kia. Trong khoảng thời gian sau, người ta ít thấy hai vị ở chung trong một hạ kỳ. Như thế, có thể là vì mỗi vị đều có số đệ tử càng ngày càng đông, nếu như hai vị ở chung một nơi thì nơi đó tập hợp một số hành giả quá đông, sẽ trở thành một gánh nặng cho những thí chủ, cung cấp chỗ ngụ và thức ăn cho họ.

Tuy nhiên hai vị vẫn thường lưu ý đến sức khoẻ của nhau luôn và năng vấn an lẫn nhau, mỗi khi có đệ tử của vị nầy đến thăm vị kia. Việc vị nầy nhắn thăm vị kia, đã trở thành thông lệ. Mỗi vị đều có lòng ngưỡng mộ tôn kính vị kia, Khi nào vị nầy nhắc đến người kia đều dùng lời tán thán, khâm phục, không khi nào có một chút ý phê bình xấu nào cả.
 
phongba Date: Thứ Bảy, 20 Jan 2018, 9:55 PM | Message # 3
Major general
Group: Disciples
Messages: 410
Status: Tạm vắng
11. DÃ THÚ

Sau khi thọ Tỳ Khưu, ngài hành đạo ở tỉnh Nakhon Phanom ở dọc biên giới Lào, rồi vượt sông Mekong đi sâu vào miền rừng núi Tha Khek. Vùng nầy trong vương quốc lào là nơi có một loại cọp to lớn và dữ hơn nhiều so với bên kia trong nước Thái. Phần nhiều là giống Hùm ăn thịt người , Phần lớn là kiều dân Việt Nam ở đó , và họ có vẽ thản nhiên như thường, và không mấy gì lưu ý tới thứ ác thú nầy, không như người Thái và Lào. Mặc dầu vài người bạn của họ bị cọp tha đi, ngay trước mắt họ, nhưng họ vẩn liều lĩnh, mạo hiểm đi lại vào khu vực ấy, khai khẩn sinh sống. Có lẽ đây là trường hợp sự việc bị cọp giết ăn xảy ra thường , nên họ coi như việc bình thường không mấy quan tâm mà sợ.

Kiều dân Việt có một thói quen kỳ lạ :
Khi bạn đồng hành bị cọp nhảy ra vồ ăn thịt, thì họ không đồng tâm chạy lại đánh cứu mà bỏ chạy tán loạn. Thí dụ như trong lúc ngủ chung ban đêm trong rừng, nếu một người nào bị cọp vồ, thì những người khác nằm gần đó bỏ chạy, mạnh ai nấy tự tìm lấy lối thoát thân, bõ mặc cho nạn nhân lãnh đủ phần bất hạnh. Một chập sau, họ tập hợp kéo nhau dời qua chổ gần dó để nghỉ luôn đêm ấy, coi như không gì xảy ra.

Tác giả biết một số người không sợ cọp, khi họ qua sống ở trong nước Thái họ thường sống ở khu hoang dã đầy thú dữ . Từng người hay từng nhóm họ đi sâu vào trong rừng kiếm gổ quí. Họ ngủ đêm trong rừng mà chẳng lộ vẻ lo sợ chi cả. Khi phải về làng một mình trong đêm họ cũng không tõ vẻ sợ hãi. Khi hỏi tại sao không sợ cọp thì họ trả lời :
“Cọp ở xứ Thái không ăn thịt người, và có lắm con còn sợ người ta nữa”
họ bảo rằng:
” Cọp ở xứ họ phần nhiều là giống ăn thịt người, to lớn khác thường. Giống hùm dữ hơn cọp, và những ai muốn ngủ lại trong rừng phải rào kín chung quanh, giống như ngũ ở trong chuồng".
Ở vài nơi dầu ở trong làng, dân chúng cũng không dám ra khỏi nhà lúc trời tối, nếu không họ sẻ bị cọp nhảy ra vồ ăn. Kiều dân Việt thường nhạo dân Thái là nhát , không dám đi rừng một mình, mà phải đi theo đoàn. Do đó Thầy đại đức Mahn, thường nói người dân Việt không biết sợ cọp.

Nhưng không có con cọp nào gây tai hại cho đại đức cả, mặc dầu ngài cư trú tại khu rừng có nhiều cọp, thường thì ngài thấy dấu chân cọp và ban đêm nghe tiếng cọp gầm. Bản thân ngài , theo thầy kể lại thì lúc ấy, ngài không sợ bị cọp ăn thịt mà chỉ sợ đời nầy không chấm dứt sự đau khổ và giải thoát đạt cõi niết bàn (Nibbāna) mà thôi.

Đại đức thường kể lại cho đệ tử nghe hành trình đi lại của mình, và chưa bao giờ đề cập tới sự nguy hiểm, hiển nhiên là ngài coi đây là việc thường tình trên đường hành đạo qua các miền hiểm trở.
Cả một thời gian dài trong giai đoạn đầu hành đạo, đại đức Mân Bhuridatta vân du ở miền đông bắc Thái Lan, cho đến khi ngài có trình độ điều phục tâm khá vững chắc , ngài mới đi lần xuống miền trung nước Thái, sống hạnh đầu đà, và khi tới thủ đô Bangkok. Thì cũng gần mùa an cư , thì ngài ngụ tại chùa Pathumwan, và trong thời gian đó ngài chú tâm trong việc học tập về phát triển tuệ với vua sãi Chao Khun Upāli Guņūpamācariya 13.

Thầy đại đức Mân sau khi ra hạ, thì du hành tới Lopburi và cư ngụ trong các hang đá , như động Phai Khwang, trong vùng núi Phra Ngam, trước khi ở động Singto (hang sư tử). Những nơi trú nầy cho ngài cơ hội tốt , không ai quấy rầy, thích hợp cho việc hành thiền, ngài có một tâm vô úy khi đương đầu việc tu tập. Lúc bấy giờ pháp tu chỉ của ngài đã vững chắc , và nhờ đó thiền quán (minh sát) được phát huy và tiến bộ. Mỗi sự , mỗi vật đều được ngài dùng con mắt chánh pháp quán sát, nhờ đó mà ngài tìm ra những kỹ thuật mới trong việc tu tuệ.

Sau một khoảng thời gian thích hợp ngài đi về lại Bangkok thăm thầy đại đức Chao Khun Upāli ở chùa Boromaniwat, để thông báo cho biết việc phát triền trong việc thiền định và các mối nghi ngờ trong việc tu tuệ của mình. Sau khi tham khảo, và hài lòng với những kỹ thuật mới trong việc phát triển tu tập tuệ mà ngài khám phá, đại đức từ giả tìm chốn ẩn tu, ngài đến thạch động Sarika thuộc miền núi Khao Yai, trong tỉnh Nakhon Nayok.

12.CHUYỆN LẠ TRONG THẠCH ĐỘNG SARIKA

Đại đức ở trong động Sarika trong vòng 3 năm liền , và trong thời gian ấy có nhiều chuyện lạ đáng kể và không thể quên. Theo trí nhớ không lầm của tôi , tác giả , thì lúc đầu ngài tới làng Ban Gluay ở gần thạch động, mà không xa lắm cho việc đi khuất thực. Vì là người mới tới khu vực nầy, nên đại đức ngỏ lời nhờ dân hướng dẫn lên tới thạch động trên núi. Nhưng dân làng tỏ ra rất e ngại, không muốn đưa đi. Họ thuật cho ngài nghe sự tích của thạch động mà họ cho là ghê gớm lắm. Nhiều vị Tỳ Khưu đã lên đó trước đại đức, được biết là mắc phải một chứng bịnh rất nặng khiến cho các vị ấy rút lui, bỏ đi nơi khác. Có mấy vị mất mạng ở tại đó nữa. Người ta tin rằng thạch động đã bị một đại ác thần có quyền lực ghê gớm chiếm cứ rồi.
Và vị thần đó xử dụng phép lạ chống đối lại bất kỳ ai lên ở trong động của mình, và làm kẻ xâm phạm bỏ mạng tại đó nữa.

Hình như ác thần ưa khiêu khích bất kỳ vị Tỳ khưu nào dám xâm nhập lãnh vực của mình, dầu cho họ có tài phép bùa chú giỏi bực nào đi nữa, và kết cuộc thường là vị Tỳ Khưu ấy thọ bịnh và chết cấp kỳ . Chính vì sự kiện nầy, mà dân làng không muốn đưa đại đức tới thạch động. sợ rằng đại đức lại sẽ vong mạng như mấy vị trước đó.
Nghe tới đây, đại đức bèn hỏi con quỉ lớn ở thạch động làm cách nào cho người ta biết nó ? Họ đáp rằng :
"Chỉ nội đêm đầu, người khách lạ sẽ chiêm bao thấy một con quỷ đen, cao lớn hiện đến, cặp mắt dữ tợn dễ sợ và lăm le muốn hạ sát kẻ lạ. Con quỉ tự xưng là chủ và là thần trấn thủ thạch động, có độc quyền ngự trị trọn cả vùng nầy, nó không dung tha cho kẻ đột nhập phi pháp, và sẻ lôi kéo tống cổ đuổi đi lập tức bất cứ kẻ nào dám xâm phạm vương quốc của nó" .

Và trong phần nhiều trường hợp, ấy vị khách không thể trú ngụ lâu ngày tại đó. Vài vị được biết là đã xuống núi sau đêm đầu tiên, với nét mặt kinh sợ và thề rằng sẽ không bao giờ trỡ lại nữa. Rồi có mấy người khác đã lên mà không thấy trở xuống chắc có lẽ đã chết trên đó. Gần đây nhất là trường hợp, có bốn vị Tỳ khưu vừa mới chết cách đó không lâu. Lúc mới tới khu vực nầy họ được dân làng khuyên không nên ở cái hang động đó, tuy nhiên một trong số họ khoe là có bùa phép oai lực, đủ để tự bảo vệ họ. Nhưng sau khi lên tới đó thì họ bị bệnh, phải trở xuống làng với triệu chứng nhức đầu và sốt cao, và bị đau bụng dữ dội, và cuối cùng thì bỏ xác tại làng. Họ không chắc là cái chết của các vị tỳ khưu đó là do con quỷ làm chết hay là vì lý do khác, nhưng có một điều là họ biết chắc có một oai lực hiện hửu tại hang động đó.

Sự tích cái hang động thật là khiếp sợ, do đó dân làng khuyên nhà sư hay khách lạ, những ai vì có lẽ muốn tìm kiếm oai lực, hay bùa chú đặc biệt gì tại đó tại đó, thì không nên tới. Dù rằng chưa tận mắt thấy, nhưng dân làng đã chứng kiến những hiện tượng lạ xảy ra.
Tuy nghe câu chuyện rùng rợn của dân làng, nhưng đại đức vẩn không thối chí mà quyết định lên đó ở xem hư thực ra sau, và đại đức nghĩ rằng đây là dịp may thử thách phát triển chánh niệm và nhờ đó phát hiện ra vài bài học quí giá trong việc hành thiền. Ngài đà có một tâm bất thối và vô úy trong việc chân chính trên đường giải thoát. Đại đức khiêm tốn thuyết phục dận làng dù rằng câu chuyện thật sự đáng sợ, nhưng đại đức vẫn còn muốn lên ở đó, và trấn an dân chúng rằng khi ngài thấy có một dấu hiệu nguy hiểm nào tới tánh mạng thì ngài lập tức rời hang xuống núi. Thấy không thể ngăn cản được ngài họ đành thuận theo mà chỉ đường lên hang cho ngài.

13.TRIỆU CHỨNG BỊNH

Những ngày đầu ở trong thạch động, đại đức không thấy xảy ra chuyện chi lạ, Thân tâm đại đức được thảnh thơi vui thú nhờ nơi phong cảnh tịch mịch quạnh hiu. Lâu lâu mới nghe tiếng la hú ồn ào của loài dả thú đi lang thang trong vùng ấy. Nhưng những đêm sau đó, thì chứng đau dạ dày lúc trước thỉnh thoảng làm khổ ngài, bây giờ phát trở lại, và kỳ nầy nó có vẻ dây dưa trầm trọng lắm.
Có khi đại đức đi tiêu ra máu, và bộ tiêu hóa hình như bị tê liệt không hoạt động nữa, ăn món gì thì đi tiêu ra cũng thấy còn nguyên. Đại đức nhớ tới lời cảnh cáo của dân làng rằng đã có bốn vị tỳ khưa đã chết gần đây, Đại đức nghĩ : có thể mình sẽ là nạn nhân thứ năm, nếu cơn bệnh cứ tiếp tục như thế.

Một buổi sáng sau, khi có vài người dân làng lên thăm đại đức, ngài nhờ dân làng kiếm thuốc làm bằng vài thứ cây và từ rễ. mà trước kia ngài đã dùng thấy công hiệu. Nhưng rồi , tất cả thuốc men đều vô hiệu. Bịnh càng ngày càng nặng thêm. Thân thể của đại đức suy nhược, mặc dầu tinh thần ngài không bị ảnh hưởng nhiều nhưng cũng giảm sút. Ngày kia khi đang uống thuốc, ngài tự kiểm xét rằng :
“Ta đã uống thuốc đã nhiều ngày, nếu thật sự thuốc công hiệu thì bệnh ta giờ nầy đã thuyên giảm rồi. Mà càng ngày bệnh càng nặng, đó là vì thuốc không công hiệu cho bệnh trạng của ta giờ nầy nữa , Vậy thì ta còn ỷ lại nơi thuốc men làm chi nữa”.

Nghĩ vậy, ngài ngưng dùng thứ y dược chế hóa thông thường, mà chỉ nương cậy vào hiệu năng trị liệu của Pháp (Dhamma), nếu như pháp dược không thể chữa nổi xác thân nầy, thì hãy để cho nó chết tại đây, trong cái hang động nầy. Đại đức tự nhủ lấy mình rằng :
“Ta là Phật tử, đã tiến hành khá xa, đủ để biết chắc con đường dẫn tới đạo (Magga), quả (Phala) , và Niết bàn. Tại sao ta lại thối chí ngã lòng vì chút nổi khổ đau nầy ? Nếu như ta chịu thua bấy nhiêu đau khổ ở giai đoạn nầy, thì ta còn hi vọng gì được nữa, khi trận chiến đấu quyết định bộc phát vào lúc xác thân tan rả, khi mà nỗi đau đớn dồn dập bủa đến, không nương tay thì ta còn sức đâu mà đâu tĩnh thức mà chuyễn hóa tâm thức, giài thoát khỏi tử sanh “.

Tự khuyến cáo như thế, đại đức nghỉ uống thuốc và khởi sự tham thiền để nương cậy nơi hiệu năng trị liệu của Pháp Phật mà thôi. Cái thủ nay cái ý đeo níu vào mạng sống bị bỏ rơi. Ngài để xác thân theo cách tự nhiên của nó, chỉ dùng mọi nỗ lực mà quán tâm. Niệm và tuệ sánh đôi với tín và tấn bám sát theo cái tâm không chết nhưng cứ luôn luôn sợ chết. Con mắt giải phẩu của tuệ được nhắm ngay đến thọ cảm (Vedanā)hay cảm giác đau khổ với những uần khác bị phân tích một cách vô tư. Thế là xác thân hay sắc (Rūpa) bị đau đớn, cảm giác hay thọ (Vedanā) sự đau đớn, trí ghi nhớ hay tưởng (Sađđā) biết đây là đau đớn, và hành (Saṇkhāra ) quá trình mà biết thân thể bị đau thức (Viđđaṇa), tất cả đều bị minh sát bởi chánh niệm và tuệ. Cuộc chiến đấu ác liệt sôi động từ mờ sáng tới nữa đêm thì chấm dứt , lúc ấy thì ngài “hiểu rõ “ bản chất của các uẩn, và cái đau dai dẳng đã tự biểu lộ hoàn toàn. Lúc ấy thì chứng bịnh mất dạng và ngài an trú trong định. Ở tại điểm ấy có cái tam đoạn diệt : dứt khổ , dứt bịnh, và dứt cảm ứng của tâm.

An trú một lúc lâu trong đại định, tâm ngài rút khỏi xuống mức độ cạn hơn, gọi là cận hành định. Thì bổng nhiên xác thân chói ngời hào quang làm phát hiện một người đàn ông da đen , bề cao độ mười thước, tay cầm cây côn to như bắp đùi người lớn, và dài độ bốn thước. Người ấy đến gần đại đức hùng hổ dọa nạt rằng : nếu đại đức không đi khỏi chỗ ấy thì hắn ta sẽ đập cho một côn là bỏ mạng.

Cây côn to nầy có thể nện xuống một cái là voi cũng phải nát thây. Đại đức hướng tâm đến con quỉ và bèn hỏi con quỉ tại sao nó muốn hạ sát ngài, và rõ ràng là đại đức không có làm lỗi chi, và cũng không làm hại ai mà phải chịu hình phạt khốc liệt. Con quỉ nói rằng nó đã được quyền bảo toàn vùng núi nầy, từ lâu rồi, và sẽ không dung tha cho kẻ nào dám cả gan thách thức, hoặc có ý định lấn lướt nó.

“ Nhưng ta không thách thức ai, mà cũng chẳng có ý định lấn lướt người nào cả”
Đại đức nói: “Chính vì muốn thách thức và lấn lướt những phiền não ngự trị trong tâm ta mà ta phải đến đây. Ta xin hết lòng khuyên can nhà ngươi chớ mong hảm hại ta, là một vị tỳ khưu, đệ tử của đức Phật thế tôn mà oai lực, từ bi bao trùm khắp cả tam giới" .

Trong khi giảng đạo cho con quỉ nghe, đại đức hỏi nó có đủ quyền lực thắng được nghiệp (Karma) không ? Thì con quỉ trả lời “dạ không”. Bấy giờ đại đức mới tiếp lời rằng :
” Đức Phật có đủ quyền lực loại trừ khỏi tâm ngài , cái dục vọng muốn xâm lấn và hảm hại kẻ khác” , Vậy bây giờ đại đức hỏi con quỉ
“Nhà ngươi có đủ quyền lực làm như vậy không ?”

Một lần nữa, con quỉ nhận rằng: nó không có.
Nghe vậy đại đức mới khuyên con quỉ , chỉ cho nó , quyền lực của nó , nếu có chỉ là thứ làm cho nó trở thành kẻ thô lỗ, dã man, mà việc tạo nghiệp dữ sẽ làm nó sẽ lảnh hậu quả xấu xa và nặng nề, không biết rằng là làm hại kẻ khác chính là hại chính mình.
“ Ta là một Tỳ Khưu, hành theo Pháp Phật, ta tu để lợi mình và lợi người. Đó là nguyện vọng của ta. Thế mà nhà ngươi đến đây định đánh đập, sát hại ta mà không biết đến tội ác đó sẽ lôi nhà ngươi vào khổ cảnh của ác đạo. Ta không lo ngại về mạng sống của ta cho bằng ta thương hại cho nhà ngươi , bởi vì nhà ngươi sắp bị hại do chỗ mê lầm chấp trước quyền lực của chính nhà ngươi.
Hãy thử nghỉ xem trên đời có thứ quyền lực nào có thể cản nổi quả báo của cái nghiệp ác mà nhà ngươi sắp tạo hôm nay chăng ? Có thứ quyền lực nào bao trùm miền sơn dã nầy của nhà ngươi, mà có thể sửa đổi được Pháp (dhamma) và nghiệp (Karma) chăng ? Nếu như có, thì bây giờ nhà ngươi có thể tùy ý muốn làm gì thì làm,. Ta thì không sợ chết, vì thế nào rồi ta cũng sẽ phải chết khi đến hạn kỳ, dầu nhà ngươi có cố tâm giết ta hay không cũng vậy. Cõi đời là chỗ của muôn loài tử sanh, kể cả nhà ngươi là kẻ mê lầm vì mặc cảm quyền lực”.

Trong khi đại đức Mân Bhūridatta dùng tâm dạy bảo con quỉ chúa, thì nó đứng sừng sửng như bị trời trồng, không cử động, nói năng chi được cả. Nếu là con người, có thể nói là nó sợ quá mất thở và hổ thẹn, nhưng nó là chúng sanh ở cảnh giới khác, chúng không thở như chúng ta. Tuy là nó cố giữ vẻ tự nhiên nhưng rõ ràng là nó lộ vẻ sợ hãi và hổ thẹn, đến nỗi không thể kiềm chế được.
Khi đại đức dứt thời pháp, thì nó chịu phép đầu hàng, và vứt bỏ cây côn vác trên vai xuống. Rồi nó biến hình thành ra một thiện nam nhu mì mến đạo. Nó hạ mình xin đại đức hoan hỉ miễn thứ những cử chỉ thô bạo và ý định xấu xa của nó. Và sau đây là lời tự thú tội của nó, chứng tõ rằng nó đã có đức tin và đã cải tà qui chánh nhờ nghe thời pháp cảnh tỉnh của ngài.

“Con thật hết sức kinh ngạc, ngay lúc gặp đại đức , những ngày trước đây. Hình như là có một đạo hào quang mạnh mẽ phi thường từ nơi đại đức phóng ra và chiếu thẳng vào con, làm tay chân con rũ liệt. Con cảm thấy chán nản một cách lạ kỳ, không muốn làm hại đại đức một chút nào cả. Lúc con bị chụp trong cái vùng hào quang mãnh liệt ấy. Việc nầy, thật con không biết được nguyên nhân , bởi vì con chưa từng thấy bao giờ. Nhưng đại đức có thể tin chắc rằng : những cách hăm dọa của con dầu bằng cữ chỉ hay ngôn ngữ cũng chỉ là giả đò, chứ không thật sự. Con đã hăm dọa đại đức như thế, chẳng qua là vì mặc cảm tự tôn, là vì con đã được các quỉ thần chung quanh vùng nầy qui phục, coi con như là vị chúa tướng.

Chúng con đã quen xử dụng quyền lực của mình một cách thô bạo, và con nhân danh quỉ chúa, con bị bắt buộc phải làm một việc ngoài ý muốn của con, để mà bảo toàn danh vị. Con không hề có ý định nào thật sự muốn làm hại, chỉ vì thói quen muốn bắt nạt kẻ khác khi mình nghỉ mình có quyền lực trong tay. Đó là điều mà ai cũng phạm phải khi mình có chút quyền lực trong tay. Cầu xin đại đức hoan hỉ từ bi cho con sám hối những nghiệp chẳng lành, là việc xúc phạm đến đại đức trong ngày hôm nay. Xin cho nghiệp ấy tiêu tan và không bao giờ còn đè nặng oằn vai con nữa. Ngay từ bây giờ, sự khổ của con đã thấy hầu như quá sức của con rồi”.

Đại đức bèn hỏi con quỉ chúa , lúc bấy giờ đã biến thành một thiện nam tử, tại sao nó lại nói nó khổ, trong khi nó có một xác thân bằng thanh khí không cồng càng , nặng nề như thân người. Ngoài ra, nó không phải nặng lo vì kế sinh nhai, hoặc khổ vì phải kiếm chổ tránh mưa nắng như trong hoàn cảnh của con người. Nó đáp rằng :
” Nhìn bề ngoài, thì loài thần, trời, với thân thể trong sáng có vẻ sung sướng hơn loài người với xác thân thô kệch . Nhưng chúng con cũng có nổi khổ, sự sai biệt phần nhiều là ở mức độ hơn là chủng loại”.

Cuộc đối thoại giữa đại đức và quỉ chúa về vấn đề huyền bí nầy rất sâu xa khó hiểu, đến nổi tôi, tác giả , không thể ghi lại chi tiết nơi đây xin đọc giả thông cảm về chổ thiếu xót nầy.

Khi cuộc thảo luận chấm dứt, vị nam tử, trước kia là đại ác quỉ, đã được thấm nhuần Phật pháp, bèn quy y Tam bảo: Phật Pháp Tăng, và cầu xin đại đức làm giới sư . Vị ấy phát nguyện làm hộ pháp và thỉnh cầu ngài ở mãi luôn ở thạch động. Và sẻ bảo vệ ngài không cho bất cứ ai quấy rầy sự tịnh tu của đại đức, Thật sự thì vị ấy không phải là hắc quỉ như đã xuất hiện đó chỉ là hình dáng giả tạo mà thôi. Vị ấy chính là chúa của những thọ thần . Vị ấy có một đoàn tùy tùng rất đông, trong cả vùng rừng núi Nakhon Nayok và bao gồm nhiều tỉnh khác nữa.

Ngài an trụ trong cận hành định và đàm thoại với vị khách thần cho tới 4 giờ khuy, ngài mới xuất định. Chứng bịnh hoành hoành, lúc đại đức khởi sự tham thiền, bây giờ đã dứt hẵn. Hoàn toàn nhờ pháp dược, đây là kinh nghiệm quý báu mà ngài gặt hái. Thay vì nghỉ mệt, ngài lại gia công gắng sức tham thiền cho tới sáng, mà thân thể không thấy gì mỏi mệt, trái lại tràn đầy sinh lực, sau một đêm nhiều biến cố: Ngài đã thấy pháp Phật cảm hóa được một thần hữu tình thô bạo, kiêu ngạo thành một hữa tình có tín tâm vào Tam bảo.

Ngài đã an trụ trong đại định hàng giờ, trạng thái tịnh lạc cao siêu mà ngài kinh nghiệm được từ đại định, chứng bịnh kinh niên nay hoàn toàn khỏi hẳn, giờ đây tâm ngài đã có sự vững chắc, mà ngài có thể tin tưởng vào để biết đâu là pháp đúng đâu là pháp sai, và nhìn thấu rõ sự Thật của mọi việc, mà lúc trước chưa đạt tới. Nhờ đó mà trừ được cấu uế của tâm và đạt được những phẩm chất cao quí mà tạo cho ngài một cá tánh đặc biệt.
Trong những tháng kế, việc tham thiền của ngài tiến triển một cách dể dàng và không còn trở ngại, và sự tịnh lạc có được thì không lời nào có thể diển tả được điều an lạc đó. Thỉnh thoảng , về đêm ngài tiếp kiến các vị thọ thần, thổ địa, từ các vùng chung quanh, họ đến viếng thăm ngài do vị chủ thần vùng đó hướng dẩn. Khi không tiếp khách thì ngài an vui trong thiền định.

CHẠM MẶT VỚI BẦY KHỈ
Một buổi quá giờ trưa, ngài ra ngoài động hít thở không khí ngoài trời và tọa thiền gần của hang. Ngài quán về Pháp mà đức Thế tôn Thích Ca Mâu Ni đã từ bi chỉ dạy chúng sanh, Pháp Phật thật quá cao siêu để chúng ta hoàn toàn hiểu biết một cách đúng đắn chân thật. Ngài tự nhủ : mình là người có duyên và phước lớn, cho nên mới tin theo pháp Phật và hành đúng theo nhờ vậy mà giác ngộ được nhiều chân lý trong Pháp. Sự thành đạt của đại đức chưa hoàn toàn như ý nguyện của ngài, nhưng đại đức tin rằng mục tiêu tối hậu là giải thoát mọi đau khổ sẻ đạt được, một ngày nào đó không lâu miễn là mạng sống của đại đức đừng kết liểu sớm.

Đại đức còn đang quán các khía cạnh của Pháp là đạo quả và sự tận diệt khổ , thì bổng nhiên có một bầy khỉ rất đông, kéo nhau đi ngang qua lối ấy. Con khỉ đầu đàn đi trước dẫn đường, bầy khỉ đi theo sau, cách một khoảng xa. Bầy khỉ bất ngờ khi gặp đại đức ngồi im nơi đó, nhưng không nhắm mắt. Đại đức cũng liếc thấy bầy khỉ. Có lẽ con khỉ chúa kinh nghi : “Không biết cái thứ gì ngồi trơ ra đó”.

Lo sợ cho đoàn của nó, nó đảo vòng quanh nhảy tới, nhảy lui trên các nhánh cây. Đại đức hiểu được cảm nghĩ của con khỉ chúa trong lúc ấy, và lấy làm tội nghiệp cho sự sợ hãi của nó. Đại đức rãi tâm từ (mettā ) đến nó, và ngầm bảo với nó rằng: đại đức đang hành theo pháp Phật , và không có ý làm hại ai cả. Đoàn của nó chớ sợ, hảy tự do tìm kiếp thức ăn, và tùy ý nếu muốn thì sinh sống chung quanh đây.

Trong phút chốc, con khỉ đầu đàn phóng trở lại bầy khỉ, đại đức mục kích những gì xảy kế trong chuyện nầy vừa bi thảm , vừa khôi hài. Nó thét lên một tiếng cảnh cáo : Goke và những tiếng khọt khẹt nghĩa là “Coi chừng nghe ! có cái gì phía trước, có thể là nguy hiểm” Bầy khỉ chưa nhìn thấy vật gì , thét lên một câu hỏi “Goke, goke” , “ Ở đâu, ở đâu vậy?” Con khỉ chúa quay đầu về phía đại đức nói “Ở đó, thấy chưa ?” Cố nhiên là ngôn ngữ của loài thú rất kỳ bí đối với người thường, nhưng đại đức thì hiểu rõ từng câu nói của chúng.

Sau khi báo động, con khỉ chúa dặn bầy khỉ đừng hấp tấp vội vàng, mà hãy cẩn thận tiến tới. Xong nó đi về phía cửa động nơi đại đức đang ngồi, Tâm nó bấn loạn , vừa sợ lại vừa tò mò, lo ngại cho sự an toàn của bầy tôi của nó đang ngóng trông phía sau, nhiều phút trôi qua . . . Nó cử nhảy truyền lên xuống mấy nhánh cây , theo lối của khỉ thường làm, trong khi đó đại đức dùng tâm quán sát hành uẩn tư tưởng của nó. Sau cùng nó trở lại bầy để báo tin an toàn, và thét lên tiếng “Goke” Tiến lên ! Không có gì nguya hiểm cả “

Theo lời đại đức thì cảnh tượng nầy vừa buồn cười lại vừa bi thảm, nếu chúng ta thấu hiểu ngôn ngữ của loài khỉ. Đối với người thường, tiếng thét của mỗi con và của cả bầy khỉ, dầu ở giọng điệu nào cũng không có vẻ gí khác nhau , và do đó chẳng có nghĩa gì cả. Nhưng đối với đại đức , ngôn ngữ của loài khỉ phận biệt rõ ràng đích xác như ngôn ngữ loài người. Có sự khác nhau rõ rệt trong thinh âm phát ra, từ khi con khỉ đầu đàn nhận thấy đại đức ngồi và báo tin cho bầy bằng những tiếng kêu khọt khẹt của loài khỉ, nhưng đều có ý nghĩa Như : dừng lại, coi chừng nghe ! kế đó lại tiếng kêu khọt khẹt của bầy khỉ “cái gì đó ? “, “ Ở đâu vậy”. Con khỉ chúa đã trả lời : “có cái gì đằng đó có vẻ nguy hiểm “, Cả bầy khỉ thông tin chuyền với nhau rằng : “Có sự nguy hiểm đàng trước “.

Khi ấy tiếng ồn ào vang dội chứng tỏ sự xúc động mạnh, con hỏi , con trả lời liền miệng, tiếng la hú inh õi, chẳng khác nào một nhóm người kinh nghi bị nạn, sợ diếng hồn. Con khỉ chúa bèn trấn an bầy khỉ bằng tiếng “Goke Gake, để ta đi xem lại lần nữa “ Sau khi trở lại, cẩn thận rình theo dõi con người và cử động của đại đức, nó chắc ý an toàn bèn gọi cả bầy khỉ : “Goke, goke, không nguy hiểm , tiến lên” . Rồi thì các con khỉ phía sau đều đổ xô một lượt tới chỗ đại đức đang ngồi. Chúng nó nhảy lên nhảy xuống, nhìn đại đức một cách ngờ vực và hỏi lẩn nhau coi “nó “ là cái gì và tại sao “nó” lại ngồi nơi đây ?

Phần nầy của câu chuyện được lập lại y theo lời kể của đại đức cho các đệ tử nghe, để cho đọc giả có một ý niệm xác đáng về mổi câu vấn đáp mổi lần của loài khỉ đều có ý nghĩa phân biệt rõ ràng. Và để nhấn mạnh rằng loài khỉ ngờ vực loài người đến bực nào, bởi vì chúng nó thường bị con người gài bẫy và ngược đãi từ bao lâu rồi.

Dòng tư tưởng tác động lên âm thanh mà loài thú phát ra để diễn tả tư tưởng của nó, giống như ngôn ngữ của loài người thành lập do dòng ý thức, Những tiếng khọt khẹt chuyện trò, tiếng hét kinh hoàng và tiếng hú thê lương của chúng nó đều có ý nghĩa xác định, như những ngôn từ mà tất cả chúng nó hiểu biết rõ ràng, bởi vì chúng nó có thứ tiếng nói riêng của chúng nó, y như mổi quốc gia, dân tộc đều có thứ tiếng nói riêng của mình.
Không bao lâu lũ khỉ đi lại tự do, và không lưu ý tới “vật” mà chúng nó biết rằng sẻ không làm gì để hại chúng. Từ đó về sau chúng nó lẩn quẩn chung quanh vùng ấy rất tự nhiên. Và đại đức cũng không quan tâm mấy đến chúng , ai nấy đều có phận sự làm , không ai quấy nhiểu ai.

Quả thật, một kiểu “đồng sinh cộng tồn” như thế, tự nó là một nguồn tịnh lạc, khi mà mổi cá thể đều có quyền sống trật tự điều hòa với toàn thể còn lại, không mảy may ngò vực thù hằn. Thường thường thì người ta thấy rằng, trong khu rừng nào có vị Tỳ Khưu đầu đà cư ngụ , thì loài dã thú, lớn có nhỏ có, vẩn hay tập trung đông đảo chung quanh. Hình như chúng nó bị ánh sáng từ bi của vị ấy thâu hút, và giống như người chúng cũng mong có chổ nương tựa an toàn, chúng nó khác con người ở chổ còn khiếm khuyết một trí khôn tròn đủ, và do đó chỉ biết chiều theo cái bản năng sinh tồn, với cái tư tưởng kiếm vật thực và chổ trú ngụ thôi.

Vào một đêm, tự nhiên trong tâm đại đức phát sinh sự kinh cảm 14. mạnh mẽ phi thường, dến nổi đại đức xúc động rơi nước mắt. Khi ấy đại đức đang quán thân và tâm ngài rút vào trạng thái nhất điểm hoàn toàn.
Lúc bấy giờ mức sâu của sự xả ly đã đạt đến, và tâm an trụ trong trạng thái thanh tịnh vắng lặng gọi là “tánh không” 15 . Đối với cái tâm của đại đức lúc bấy giờ , tất cả thế giới đều tan biến mất hết. Sau đó đại đức xuất đại định và minh sát giáo pháp của đức Phật đã tuyên dương, giáo pháp giúp nhân loại tẩy trừ cấu uế phiền não khỏi tâm trong sáng thanh tịnh mà bị vô minh che lấp. Càng quán pháp Phật , càng thấy chổ cao sâu vi diệu của nó, và càng thấy sự vô minh của mình.

Những hoạt động thân thể như cách ăn uống, cách vệ sinh cũng phải dạy cho chúng ta khi còn nhỏ, chúng ta học và tập làm cho đúng, kể cả việc tắm rửa, ăn mặc và các việc sinh hoạt hằng ngày chúng ta cũng phải học để làm cho đúng, nếu không thì hậu quả không tốt sẻ xảy ra.
Cũng như vậy , rất cần thiết trong việc chăm sóc tâm của chúng ta, chúng ta cần phải được chỉ dẫn đúng đắn. Nếu tâm chúng ta không được tập luyện, học hỏi một cách đúng đắn thì chúng ta chắc chắn sẻ tạo những việc sai quấy, điều nầy đúng cho mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi , mọi dân tộc.

Người bình thường trong thế giới này giống như một đứa bé con, cần được dạy dổ chăm sóc dìu dắt , trước khi chúng có thể hi vọng phát triển đến mức trưởng thành. Phần lớn trong chúng ta chỉ trưởng thành về hình dáng bề ngoài, địa vị, tiền bạc, và tự ngã nhưng trí tuệ về con đường đúng đắn để mang lại hòa bình hạnh phúc thì chúng ta không trưởng thành chút nào, mà dường như chúng ta còn không thiết tha muốn học hỏi, truy tìm. Chính vì vậy mà chúng ta ở chổ nào, đi đâu củng gặp sự đau khổ. Đó là sự kinh cảm to tát đã phát sanh nơi đại đức một cách bất ngờ trong đêm ấy.

14. Saṃvega : có nghĩa là sự hòa lẩn nhiều cảm giác như sự tỉnh ngộ, nhận thức được sự khò dại của mình hoặc của người khác, sự vô vọng chán chường hoàn cảnh hiện tại, thỉnh thoảng đi đôi với sự thương xót kẻ khác. Cái Saṃvega nầy luôn luôn có đặc sắc làm phát triển trí tuệ không nhiều thì ít và phải nên phân biệt với sự sân hận hoặc thất vọng chán chường.

15. Tánh không Suññata : cái ý nghĩa hay đúng hơn cái nghĩa lý mà nó gợi ra trong trí của một người rán tìm hiểu nó bằng thuần lý hay đúng hơn bằng cách suy luận, và nó gọi ra trong tâm của một người khác đã chúng nghiệm được nó thì khác xa một trời một vực, đôi khi còn mâu thuẩn nhau nữa. Chúng tôi mong rằng đọc giả sẽ không phán đoán ý nghĩa của từ ngữ nầy, hoặc trên thật tế nhiều từ ngữ khác, chỉ tên căn bản biện chứng pháp và tự nghĩa pháp mà thôi. Vì thế sẻ bất lợi cho quí vị chớ phần tác giả hoặc dịch giả không thiệt thòi chi cả.
( còn tiêp...)
 
atoanmt Date: Thứ Hai, 22 Jan 2018, 11:42 AM | Message # 4
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


Tiếng Thái, chữ Achaan, hoặc Ajahn, đều có nghĩa là "Thầy", Thiền Sư Achaan Mun, cón gọi là Ajahn Mun Bhuridatta Thera, là người rất nối tiếng trong lịch sử các Thiền Sư ở Thái, bài viết về cuộc đời của Sư là do một vị Sư khác, Tỳ Kheo Acariya Maha Boowa Nanasampanno kể lại.

Nhưng trong bản dịch sang Việt Ngữ, có vài đoạn bị lẫn lộn, và nhất là nhiều "Lỗi do người đánh máy" !!!
Có quá nhiều lỗi chính tả, người gõ đã gõ dấu HỎI, hoặc dấu NGÃ sai tùm-lum-tà-la-tá-lả luôn !!! Chữ đáng để dấu HỎI, thì để dấu NGÃ, và ngược lại, cứ gõ sai, hầu như mỗi câu ngắn nào cũng gõ sai !
Khiến Tôi phải lò mò chỉnh sửa lại, nếu không, người đọc sẽ có cảm tưởng là bài viết do 1 người kém học thức viết ra... hahaha

Trong khi đó, bản in thành sách:
Tác giả: Phra Acharn Mahā Boowa Ñāṇasampanno
Dịch sang tiếng Anh: Siri Buddhasukh
Dịch sang tiếng Việt: Sumanā Lê Thị Sương và Sunanda Phạm Kim Khánh
Hiệu đính bản dịch Việt: PT Diệu Hạnh
Thiết kế bìa và ruột: PT Diệu Hạnh

Lại không có lỗi chính tả !

Đề nghị những bài kế tiếp, hãy post từ bản hiệu đính của PT Diệu Hạnh là tốt nhất !



AToanMT
 
phongba Date: Thứ Hai, 22 Jan 2018, 9:09 PM | Message # 5
Major general
Group: Disciples
Messages: 410
Status: Tạm vắng
thầy , con đã từng đọc những tác phẩm nhu mặt hồ tĩnh lặng , chả có ai cả , như một cội cây ...vv... của thiền sư ajahn cha trên trang nhà con thấy hay quá mà trong tác phẩm mặt hồ tĩnh lặng của thiền sư ajahn cha có nói ngài chịu ảnh hưởng lớn bởi thầy của mình la thiền sư ajahn mun nên con tìm đọc về Thiền sư ajahn mun nhưng trên mạng lại quá ít bài viết về ngài , khi con tim được một bản dịch về cuộc đời ngài con đọc thấy hay quá nhưng bản dich lai hơi lủng củng không biêt phải sửa thế nào , cuộc đời ngài được kể lại qua mộ vị để tử thân tín , những bài pháp về các cung cõi , hay các cung cõi đến nghe Phát thế nào , cuộc sống các cung cõi khác như thé nào , hay tại sao một vị alahan giảng đạo thì tất cả các cung cõi đều nghe thấy dù rất xa mà con người ở gần nhưng không nghe thấy ..vv... con thấy điều quá bổ ích mà it tài liệu nào giảng giải rõ thế ... nên biết là tác giả dịch hơi lung cũng con cũng cố đăng cho mọi người đọc , nhưng thầy góp ý con đã tim được tác phảm nay do pt Diệu Hạnh dịch rồi con sẽ đăng cẩn thận hơn ... con cảm ơn thầy , con chúc thầy cô và tất cả mọi thanh viên trang nhà những ngày làm việc đầu tuần thật vui vẻ
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » Cuộc đời của ngài Achaan Mun (Thiền Sư Pháp Minh)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO