Thứ Sáu
19 Apr 2024
4:13 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » Ngũ Phương Phật
Ngũ Phương Phật
phongba Date: Thứ Tư, 05 Apr 2017, 9:58 PM | Message # 1
Major general
Group: Disciples
Messages: 410
Status: Tạm vắng
Đức Phật Tỳ Lô Giá Na (Phạn: वैरोचन, Vairochana, hoặc Maha-Vairochana)

Tỳ Lô Giá Na có nghĩa là “tỏa sáng”, là ánh sáng chiếu rực rỡ khắp mọi nơi (quang minh biến chiếu). Ngài là Đức Phật ở trung tâm, một trong những vị Phật của Ngũ Phương (Năm Phương). Màu của thân Ngài là màu trắng. Ngài ngồi chính giữa trên một đài sen do tám con sư tử lớn hợp thành. Ngài có thể diệt trừ si độc của ngũ độc, si độc của chúng sanh và có thể chuyển thức A Đà Na ( thức “duy trì”) thành Pháp Giới Thể Tánh Trí. Trong năm bộ của Chú Lăng Nghiêm thì Ngài thuộc Phật Bộ Trung Ương.

Pháp Sư Thật Xoa Nan Đà (Siksananda) vào triều đại nhà Đường đã dùng cách dịch danh hiệu này trong bản dịch Kinh Hoa Nghiêm tám mươi quyển (Bát Thập Hoa Nghiêm) của ngài. Trong quyển 12, “Phẩm Như Lai Danh Hiệu” có nói rằng:
“Chư Phật-tử ! Ðức Như-Lai ở trong tứ châu thiên hạ này, hoặc có danh hiệu Nhứt Thiết Nghĩa Thành, hoặc danh hiệu Viên Mãn Nguyệt, hoặc danh hiệu Sư Tử Hống, hoặc danh hiệu Thích Ca Mâu Ni, hoặc danh hiệu Ðệ Thất Tiên, hoặc danh hiệu Tỳ Lô Giá Na, hoặc danh hiệu Cù Ðàm Thị, hoặc danh hiệu Ðại Sa Môn, hoặc danh hiệu Tối Thắng, hoặc danh hiệu Ðạo Sư, có mười ngàn hiệu như vậy, khiến chúng sanh thấy biết riêng khác.”

Còn Pháp Sư Phật Đà Bạt Đà La (Buddhabhadra) vào triều đại Đông Tấn trong bản dịch Kinh Hoa Nghiêm sáu mươi quyển (Lục Thập Hoa Nghiêm) của ngài đã dịch chữ Phạn Vairochana sang tiếng Trung Hoa là Lô Xá Na (Rocana).

Chú Lăng Nghiêm Cú Kệ Sơ Giải

Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng

50. Đa tha dà đa câu ra da.

Kệ:

Trung ương Phật bộ Tỳ Lô tôn
Như Lai chủng tộc hoá quần luân
Phổ tu vạn hạnh Ba La Mật
Chư pháp vô ngã chứng viên thông.

Tạm dịch:

Phật bộ Tỳ Lô tại trung tâm
Dòng tộc Như Lai dạy chúng sanh
Tu khắp vạn hạnh Ba La Mật
Các pháp vô ngã chứng viên thông.

Giảng giải: Đa tha dà đa dịch là “Như Lai”, cũng chính là Phật Bộ. Chú Lăng Nghiêm có năm bộ, chia ra năm hướng. Chính giữa là Phât Bộ, có Đức Phật Tỳ Lô Giá Na là giáo chủ. Phương tây là Liên Hoa Bộ, có Phật A Di Ðà là giáo chủ. Phương đông là Kim Cang Bộ, có Phật A Súc là giáo chủ, tức là Phật Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư. Phương nam là Bảo Sanh Bộ, Phật Bảo Sanh là giáo chủ. Phương bắc là Yết Ma Bộ, Phật Thành Tựu là giáo chủ. Cọng lại là năm bộ. Thế gian này là do giáo chủ của năm bộ quản lý và trấn áp năm đại ma quân thì năm đại ma quân mới tuân theo quy củ, tuy dù tuân theo quy củ nhưng chúng cứ nghĩ đến việc làm cho thế giới này từ từ rối loạn hư hỏng. Thế giới này sanh ra đủ thứ tai nạn là do thiên ma ngoại đạo làm ra. Thiên ma ngoại đạo chỉ sợ là thiên hạ không có loạn, chỉ sợ thế gian này không hư hoại nhanh chóng, nhưng do có năm phương Phật này trấn áp tại đây nên chúng lén lút phá hoại, không dám ngang ngược làm ác. Trên thế gian thì ma và Phật đối lập với nhau. Phật thì giáo hóa chúng sanh sớm thành Phật đạo, ma thì giáo hóa chúng sanh sớm thành ma đạo. Nhưng Phật là nhờ ma giúp Ngài tu thành tựu, do đó ma chính là thiện trí thức của người tu đạo Phật. Người tu đạo khi cảnh nghịch đến thì thuận theo thọ nhận, nên nhin phía mặt trái để biết được chỗ tốt. Chúng ta cần nên cung kính Phật, nhưng cũng không phản đối ma vương, xem kẻ oán người thân đều bình đẳng, Phật ma đều như một, cần phải như thế thì không ghét cũng không thương, không thiện cũng không ác. Cảnh giới như thế không khác biệt nhiều. Năm Bộ chú Lăng Nghiêm này sau sẽ giảng lại đầy đủ.

Câu Ra Gia là chủng tộc của Phật, là chủng tánh của Như Lai, tức là đệ tử Phật giáo tin Phật.

‘’Phật bộ Tỳ Lô tại trung tâm.’’ Chính giữa là Phật bộ, thuộc về thổ (đất). Ðất sanh ra vạn vật, đất thịnh vượng cả bốn mùa, một năm bốn mùa đất đều thịnh vượng, Xuân hạ thu đông. Mùa xuân thì mộc thịnh vượng, mùa hạ thì hỏa thịnh vượng, mùa thu thì kim thịnh vượng, mùa đông thì thủy thịnh vượng. Một năm chỉ có bốn mùa, nhưng lại có ngũ hành, thì sắp xếp như thế nào ? Vì thổ là ở chính giữa, kim mộc thủy hỏa là bốn bên, cho nên xuân hạ thu đông là bốn mùa. Mùa xuân thì mộc thịnh vượng, mùa hạ thì hỏa thịnh vượng, mùa thu thì kim thịnh vượng, mùa đông thì thủy thịnh vượng. Quý vị xem, mùa đông nơi đây thì ẩm ướt, không chỉ là một chút xíu, người Quảng Đông gọi là “Hồi Nam” có nghĩa là mùa ẩm ướt.

Nếu Thổ không có trong bốn mùa thì như thế nào ? Thổ thịnh vượng trong cả bốn mùa, mùa xuân ba tháng, trong ba tháng có chín mươi ngày, có thổ thì có thể sanh sôi nảy nở. Mùa hạ, mùa thu, mùa đông, đều có thổ. Cho nên ở chính giữa là Mậu Kỷ thuộc thổ, phương đông là Giáp Ất thuộc mộc, phương nam là Bính Ðinh thuộc hỏa, phương tây là Canh Tân thuộc kim, phương bắc là Nhâm Quý thuộc thủy. Ðây là ngũ hành tương sanh tương khắc.

“Phật bộ Tỳ Lô tại trung tâm” Tỳ Lô là Tỳ Lô Giá Na là tiếng Phạn, dịch là “biến nhất thiết xứ”.

“Dòng tộc Như Lai dạy chúng sanh’’ Chính giữa là Phật Bộ. Chủng tộc của Phật đến giáo hóa tất cả chúng sanh.

‘Tu khắp vạn hạnh Ba La Mật.’’ Tu khắp vạn hạnh, lục độ vạn hạnh, thập độ vạn hạnh, tu pháp Ba La Mật đến bờ bên kia.

‘’Các pháp vô ngã chứng viên thông’’ đắc được các pháp vô ngã, các pháp vô thường, chứng được diệu lý viên thông, tất cả đều viên thông, thông dung vô ngại.
 
phongba Date: Thứ Tư, 05 Apr 2017, 10:02 PM | Message # 2
Major general
Group: Disciples
Messages: 410
Status: Tạm vắng
Đức Phật Dược Sư (tiếng Phạn भैषज्यगुरु, Bhaiṣajyaguru), danh hiệu đầy đủ là: Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, là giáo chủ của Thế Giới Tịnh Lưu Ly o phương Đông. Trong Kinh Hoa Nghiêm có đặc biệt đề cập đến: “Một niệm sân hận nổi lên, thì ngàn vạn cửa chướng ngại mở ra”, cần có tâm không sân hận thì lúc đối diện nghịch cảnh mới không khởi tâm gây hại.

Đức Phật A Súc Bệ từ buổi sơ khai trong quá trình tu tập ở nhân địa đã lập lời nguyện là cho dù có đối mặt với bất cứ vấn đề gì, Ngài đều sẽ không bao giờ sanh lòng sân hận hay thù ghét ai cả. Và kết quả là Ngài đã tạo dựng được cõi Tịnh Độ này và không bao giờ thối chuyển.

Thân của Phật A Súc Bệ có sắc xanh, Ngài ngự ở phương Đông và ngồi trên một cái đài làm bằng tám con voi chúa lớn (bát đại tượng vương). Đức Phật này có thể trừ khử được sân độc – độc tố của sự tức giận – và có thể chuyển hóa thức thứ tám thành Đại Viên Kính Trí. Trong Ngũ Bộ của Chú Lăng Nghiêm, thì ở phía Đông là Kim Cang Bộ. Chú Kim Cang Vương là sử dụng chiết phục pháp, tức là dùng phương pháp thuần hóa và chế ngự. Việc ưu tiên hàng đầu và tối quan trọng của những người tu hành là hàng phục và kiềm chế được phiền não hiện hành của chính mình, chứ không phải đi chiết phục người khác.



Chú Lăng Nghiêm Cú Kệ Sơ Giải

Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng

52. Nam mô bạt xà ra câu ra da.

Kệ :
Kim Cang bộ chủ A Súc Phật
Dược Xoa Đại tướng các tuần la
Thiên ma quyến thuộc vọng phong tị
Ngưu quỷ mã thần cấp bôn ba.

Tạm dịch :
Chủ Kim Cang bộ Phật A Súc
Ðại tướng Dược Xoa khắp tuần tra
Thiên ma quyến thuộc phải ẩn núp
Quỷ trâu thần ngựa mau chạy trốn.

Giảng giải : Bạt Xà Ra tức là “Kim Cang Bồ Đề Hải”. Bạt Xà Ra là “Kim Cang”. Câu Ra Da tức là “Quyến thuộc”, quyến thuộc của bộ Kim Cang. Ai là Chủ bộ Kim Cang ? Chủ Bộ là Phật A Súc, ở Thế Giới Lưu Ly phương đông, tức cũng là Nam Mô Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật, mà chúng ta thường niệm.

Ngài làm thế nào để tiêu tai tăng thọ ? Chúng ta niệm Ngài thì cuối cùng chúng ta sẽ được tiêu tai tăng thọ hay Phật Dược Sư tiêu tai tăng thọ ? Ðây chứng minh là chúng ta niệm thì chúng ta sẽ được tiêu tai tăng thọ, vậy là chúng ta niệm để muốn tiêu tai tăng thọ, thì đó là một thứ tâm tham, lại có một thứ tâm mong cầu cho mình, lại chấp trước tướng, phàm có hình tướng thì đều là hư vọng, phải hiển xuất tướng ở bên trong. Vậy chúng ta niệm Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật, hy vọng chính mình tiêu tai tăng thọ, đây tức là tâm tham và tâm ích kỷ. Quý vị thấy nói như vậy có đúng không ? Vậy tiêu tai tăng thọ này là ai ? Cũng không phải Phật Dược Sư tiêu tai tăng thọ, cũng không phải chính chúng ta tiêu tai tăng thọ. Chính chúng ta không có tai nan, thi tiêu tai gì ? Tăng thọ gì ? Cũng chẳng phải nói, tôi không niệm Phật Dược Sư, thì bây giờ tôi sẽ chết, cần phải tăng thọ, cần phải tiêu tai, đây thật là mê tín. Vậy chúng ta tiêu tai tăng thọ cho ai ? Cho tất cả chúng sanh có tai nạn, thậm chí cho những chúng sanh sắp mạng chung. Chúng ta niệm tiêu tai tăng thọ Dược Sư Phật để hồi hướng cho họ. Ðây chính là nghĩa rộng, không phải là nghĩa hẹp. Quý vị nghĩ xem có phải không? Cho nên chúng ta niệm Phật, nhất cử nhất động tu hành, đều phải hiểu được lý luận chân chánh, đừng mù quáng chay theo như thế, người ta nói thi nói theo, họ nói như thế này, thì tôi cũng nói như thế này, họ nói như thế kia, thi tôi cũng nói như thế kia, giống như ngọn cỏ, gió thổi hướng nào thì ngả theo hướng đó. Chúng ta học Phật phải có trí huệ chân chánh, trí huệ chân chánh không phải la chỉ noi và cũng không phai là nhìn thấy mọi người không đúng, phải chú trọng lý luận, nghiên cứu lý luận rõ ràng. Chúng ta niệm Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật là vì tất cả chúng sanh có tai nạn, vi mạng sống chúng sanh gần kết thúc để niệm, đó mới là lợi ích chúng sanh, mới là hành Bồ Tát Đạo.

Câu La Gia này phần trước đã giảng qua mấy lần tức là “quyến thuộc”, quyến thuộc của Kim Cang Bộ tức là tám vạn bốn ngàn Kim Cang Tạng Bồ Tát của Kim Cang Bộ, đến ủng hộ người trì Chú. Cho nên nói “Chủ Kim Cang Bộ là Phật A Súc” Phần trước giảng Phật Bộ là Phật Tỳ Lô Giá Na là Bộ Chủ. Liên Hoa Bộ thi Phật A Di Ðà là Bộ Chủ. Bây giờ giảng về phương đông. Phương đông là Kim Cang Bộ, Phật A Súc tức là bộ chủ Kim Cang Bộ. Có hai mươi Đại tướng Dược Xoa. “Ðại tướng Dược Xoa khắp tuần tra”. Phật Dược Sư có hai mươi Đại tướng Dược Xoa chuyên đi khắp nơi xem xét, xem có thiên ma ngoại đạo nào không giữ quy củ, cũng giống như cảnh sát đi tìm bắt, đi chế phục, đi tuần tra. Cảnh sát của chúng ta là Kim Cang hữu hình, còn Đại tướng Dược Xoa là vô hình, nhìn không thấy, nhưng chắc chắn là có, quý vị không nên hoài nghi.

‘’Thiên ma quyến thuộc phải ẩn núp” Ðây là quyến thuộc của thiên ma, là thiên ma ngoại đạo, yêu ma quỷ quái, quỷ trâu thần rắn (ngưu quỷ xà thần), không gọi chúng là quỷ trâu thần rắn mà gọi là quỷ trâu thần ngựa, thấy từ xa liền chạy trốn.

“Quỷ trâu thần ngựa mau chạy trốn.’’ quỷ trâu thần ngựa phải bỏ chạy sớm vì chúng chẳng dám nhìn Bồ Tát Kim Cang.

Đức Phật Bảo Sanh

Phật Bảo Sanh (Phạn văn: रत्नसम्भव, Ratna-sambhava). Trong Ngũ Phương Phật thì vị Phật này là Như Lai ở Phương Nam, đại biểu cho Phật Tỳ Lô Giá Na “bình đẳng tánh trí”, cũng là đại biểu cho đức vi diệu của Phật Pháp, và cũng chỉ cho sự tăng lợi ích vô lượng phúc đức, trân bảo. Nên gọi là: “Bảo Sanh”. Thân của vị Phật này có sắc vàng” và Ngài ngự trên một cái đài được làm bằng tám con ngựa vua lớn (bát đại mã vương). Ngài có thể chuyển hóa thức thứ bảy thành Bình Đẳng Tánh Trí và có thể điều phục được tất cả chúng sanh kiêu mạn. Trong Chú Lăng Nghiêm, thì đó chính là Bảo Sanh Bộ, biểu thị cho Chú Chư Thiên Vương và thuộc loại Tăng Ích Pháp, có thể làm tăng trưởng giới, định, huệ của chúng ta chứ không phải làm tăng tánh tham danh lợi dưỡng của chúng ta.





Chú Lăng Nghiêm Cú Kệ Sơ Giải

Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng

Nam mô ma ni câu ra da.



Kệ :

Bảo Vương Phật bộ chủ ma ni

Hư Không Bồ Tát quyến thuộc câu

Nam phương vị tại bính đinh hoả

Xí nhiên hồng quang chiếu khảm ly.


Tạm dịch :

Bảo Vương Phật bộ chủ ma ni

Bồ Tát Hư Không quyến thuộc hội,

Phương nam thuộc về lửa Bính Ðinh

Lửa đỏ ánh hồng chiếu Khảm Ly.


Giảng giải :



Nam Mô Ma Ni Câu Ra Da. Ma Ni thuộc về “Bảo” (quý giá), Bảo Bộ là phương nam, phương nam Bảo Sanh bộ.

“Bảo Vương Phật bộ chủ ma ni.’’ Phật Bảo Sanh la bộ chủ Bảo Bộ.

“Bồ Tát Hư Không quyến thuộc hội.’’ Ngài và Bồ Tát Hư Không Tạng và Bồ Tát Ba La Mật cùng đại chúng ở cùng một nơi.

‘’Phương nam vi tri lửa Bính Ðinh.’’ Phương nam là vị trí cua Bính Ðinh hỏa, thuộc về lửa.

Cho nên ‘’Lửa đỏ hồng quang chiếu Khảm Ly.’’ Tuy nhiên tại phương nam nên quang minh mầu đỏ rất mãnh liệt, chiếu Khảm, Khảm là phương bắc, Ly là phương nam. Khảm là phương bắc thuộc thủy, Ly là phương nam thuộc hỏa. Từ phương nam chiếu đến phương bắc hỗ tương chiếu sáng cho nên pháp quang của Bảo Bộ có thể chiếu khắp pháp giới.

Đức Phật A Di Đà

Đức Phật A Di Đà (Phạn: अमिताभ, Amitābha), dịch ý là Vô Lượng Quang (Vô Lượng Ánh Sáng), Vô Lượng Thọ. Mật Tông xem Ngài là giáo chủ của Liên Hoa Bộ ở phương Tây trong các vị Phật của Năm Phương (Ngũ Phương), chủ về Diệu Quan Sát Trí. Thân của Phật A Di Đà có màu đỏ. Ngài kết Di Đà Định Ấn, và ngồi ở phương Tây trên một bảo tòa được làm bằng hoa sen đỏ gắn trên đầu tám con công lớn (bát đại khổng tước). Ngài có thể chuyển hóa thức thứ sáu thành Diệu Quan Sát Trí và loại bỏ nghi độc – độc tố của sự hoài nghi và là một trong ngũ độc. Phật A Di Đà cũng được biết đến với danh hiệu Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Thanh Tịnh Phật, Cam Lồ Vương Phật hay Vô Lượng Quang Phật. Trong Chú Lăng Nghiêm, đó chính là Liên Hoa Bộ và là thần chú của chư Bồ Tát, và sử dụng Nhiếp Thọ Pháp. Đây là phương pháp phù hợp nhất cho các chúng sanh trong cả ba hạng căn tánh (tam căn phổ bị).

Các kinh điển quan trọng về Đức Phật A Di Đà gồm có “Kinh Phật thuyết A Di Đà”, “Kinh Phật Thuyết Vô Lượng Thọ”, “Kinh Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật”, “Kinh Lăng Nghiêm – Chương Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông”, “Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh – Phẩm Nhập Bất Tư Nghị Giải Thoát Cảnh Giới Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện” v.v …

Kinh A Di Đà do Pháp Sư Cưu Ma La Thập phiên dịch. Kinh này là từ kim khẩu của Phật giảng nói lý vi diệu, không cần phải thưa thỉnh. Các kinh điển khác thì phải có người thưa hỏi Phật mới nói ra. Chỉ riêng kinh A Di Ðà này là không có ai thưa hỏi, Phật tự nói ra. Tại sao thế? Vì nghĩa lý kinh này rất huyền diệu, trí huệ của hàng Thanh Văn không thể đạt đến được, tất cả hàng Bồ Tát cũng không thể hiểu rõ, cho nên không có nhân duyên người thưa hỏi về pháp môn Tịnh độ. Chỉ vì pháp môn này đáng được nói ra, cho nên Ðức Phật xem thấy căn cơ thành thục bèn tự nói kinh này.





Chú Lăng Nghiêm Cú Kệ Sơ Giải

Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng



Nam mô bát đầu ma câu ra da.
Kệ :

Tây phương Di Đà bảo liên hoa

Đẳng hậu chúng sinh tảo đáo gia

Nhất tâm trì danh hằng bất thoái

Thập vạn ức độ sát na đạt.


Tạm dịch:

Di Ðà sen báu chốn Tây Phương,

Chờ đợi chúng sanh sớm đến nhà.

Một lòng niệm Phật không thối chuyển,

Mười vạn ức cõi đến liền ngay.


Đây là Liên Hoa Bộ, “Di Ðà sen báu chốn Tây Phương” , Tây Phương là Phật A Di Đà, Ngài chủ trì Liên Hoa Bộ. Bát Đầu Ma này vốn là hoa sen đỏ, nhưng ở đây không nói là hoa sen đỏ, mà là hoa sen màu gì cũng đều có, đỏ, trắng, vàng, tím. Cho nên nói là hoa sen đỏ ánh sáng màu đỏ, hoa sen vàng ánh sáng màu vàng, hoa sen trắng ánh sáng màu trắng, hoa sen xanh ánh sáng màu xanh.

“Chờ đợi chúng sanh sớm đến nhà.’’ Chư vị ở đó đã chuẩn bị hoa sen, chuẩn bị cho tất cả chúng sanh đến đó. Khi hoa nở thì thấy Phật và chứng ngộ vô sanh, đến nơi đó thành Phật. Sớm đến nhà chính là đừng đến chậm trễ.

‘’Một lòng niệm Phật không thối chuyển.’’ Làm thế nào đi đến đó được ? Không có gì khác, chính là một lòng niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật”, luôn chuyên nhất một lòng không thối chuyển, quý vị luôn luôn không thối lui thì được rồi. Niệm Phật hoặc niệm Quán Thế Âm Bồ Tát đều được.

‘’Mười vạn ức cõi đến liền ngay.’’ Mười vạn ức cõi nước chỉ trong thời gian một sát na rất nhanh liền đến ngay. Do đó chúng ta muốn sanh về thế giới Cực Lạc thì phải niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật”, thì nhất định sẽ đi đến Thế Giới Cực Lạc rất nhanh.

Đức Phật Bất Không Thành Tựu

Phật Bảo Sanh (Phạn văn: रत्नसम्भव, Ratna-sambhava). Trong Ngũ Phương Phật thì vị Phật này là Như Lai ở Phương Nam, đại biểu cho Phật Tỳ Lô Giá Na “bình đẳng tánh trí”, cũng là đại biểu cho đức vi diệu của Phật Pháp, và cũng chỉ cho sự tăng lợi ích vô lượng phúc đức, trân bảo. Nên gọi là: “Bảo Sanh”. Thân của vị Phật này có sắc vàng” và Ngài ngự trên một cái đài được làm bằng tám con ngựa vua lớn (bát đại mã vương). Ngài có thể chuyển hóa thức thứ bảy thành Bình Đẳng Tánh Trí và có thể điều phục được tất cả chúng sanh kiêu mạn. Trong Chú Lăng Nghiêm, thì đó chính là Bảo Sanh Bộ, biểu thị cho Chú Chư Thiên Vương và thuộc loại Tăng Ích Pháp, có thể làm tăng trưởng giới, định, huệ của chúng ta chứ không phải làm tăng tánh tham danh lợi dưỡng của chúng ta.



Chú Lăng Nghiêm Cú Kệ Sơ Giải

Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng
(373) Tần đà la tần đà la

Kệ:

Hương cái biến mãn thái hư không

Phổ huân hữu tình pháp tánh trung

Thắng lực năng trì thanh tịnh giới

Bắc phương Yết Ma bộ chủ công.


Nghĩa là:

Lọng hương thơm đầy khắp hư không

Xông khắp hữu tình trong pháp tánh

Lực thù thắng giữ giới thanh tịnh

Phương bắc Yết Ma bộ chủ công.


Giảng giải:

Câu chú này là câu Chú Lăng Nghiêm trong hội thứ Tư, câu 373. Chú lăng Nghiêm này, mỗi một câu đều có công năng của nó, mỗi một câu đều là pháp môn tâm ấn của chư Phật. Bộ Chủ lăng Nghiêm nầy thông triệt thiên địa. Quý vị dù tụng niệm một chữ, một câu, một hội, hoặc tụng niệm toàn bài Chú, đều kinh thiên động địa, chấn động trời đất, quỷ thần khóc, yêu ma chạy trốn, lị mị ẩn hình.

Tần đà la tần đà la. Câu chú văn nầy phiên dịch thành Lọng Hương Thơm. Lọng Hương Thơm này, chẳng những chỉ ở một nơi, mà một khi quý vị niệm câu Chú này thì tận hư không khắp pháp giới đều hiện ra loại lọng hương thơm trang nghiêm này. Bởi vì tận hư không biến pháp giới đều có lọng hương thơm trang nghiêm này, nên yêu mà quỷ quái khi thấy được cảnh giới oai đức trang nghiêm thì đều từ chỗ trốn ngoan ngoãn hiện ra.

Bài kệ này chỉ giải thích ý nghĩa sơ lược của Chú này, kỳ thật năng lực của câu Chú nầy không thế nói hết được. Những gì tôi giảng nói chỉ là một phần vạn, trong vạn phần chưa nói ra được một phần năng lực. Ttuy nói như thế nhưng tôi cũng không che giấu, vẫn có ý nguyện muốn đem một phần đạo lý này nói ra, giới thiệu cho các vị.

Vạn Phật Thánh Thành của chúng ta hằng ngày đều có pháp hội giảng Kinh, giảng Chú Lăng Nghiêm, lại giảng Kinh Hoa Nghiêm, lai giảng các vị Tổ, chẳng có một ngày nào không giảng. Chúng ta trong kiếp sống này đều phải làm sự nghiệp hoằng pháp vô lượng. Trước đây tôi đã giảng Kinh Hoa Nghiêm rồi, tuy nhiên chưa hoàn toàn giảng hết, chỉ là giảng một phần vạn, chứ không giảng đặc biệt tường tận. Không những Kinh Hoa Nghiêm chưa giảng tường tận, mà khi tôi giảng Kinh Pháp Hoa, Kinh Lăng Nghiêm, Kinh A Di Đà, Kinh Kim Cang, Kinh Lục Tổ Pháp Bảo Đàn, Kinh Địa Tạng, Kinh Tứ Thập Nhị Chương … cũng đều như thế, không tường tận, không đạt đủ ý. Không giảng ra hết được toàn bộ đạo lý của Kinh. Vậy thì vì sao tôi vẫn giảng? Suy nghĩ của tôi là tuy tôi giảng không được viên mãn, nhưng trong tương lai quý vị mỗi người đều có đại thiện căn, đại trí huệ, có thể giảng giải lại cho rộng ra và đầy đủ, phát huy thâm sâu thêm. Do đó những Kinh tôi giảng, đều gọi là Thiển Thích (Lược Giảng). Chỉ là giải thích sơ lược

Lần này có Quả Chân đến kế tục bắt đầu giảng lại từ đầu, cũng có thể nói đây là một cơ hội rất lớn cho quý vị mà quý vị trước đây không chú ý, lần này quý vị phải chú ý lắng nghe.

Quý vị cần biết rằng, Thầy Quả Chân này từ Los Angeles, tam bộ nhất bái, trải qua ngàn vạn cay đắng khổ cực, chịu gió đội mưa, gió xua mưa đẩy nắng nung, rất nhiều chướng ngại đều phá tan hết, bây giờ đã đến được Vạn Phật Thánh Thành, lại vẫn tiếp tục ba bước một lạy. Anh ta không nói không cười cẩu thả, lại cũng không nói chuyện, cũng không cười, cũng không khóc, đây là một việc mà một người thanh niên khó mà làm được, anh ta cũng không xem báo chí, cũng không nghe điện thoại, cũng không gọi điện thoại, cũng không viết thư, cũng không xem thư, cũng không nghe máy thâu âm. Trong thời đại nầy mà có người thanh niên chân chánh tu hành Phật pháp, có thể nói là đi khắp thế giới cũng không dễ gì tìm được người thứ ba như vậy. Anh ta phát tâm giảng Kinh Hoa Nghiêm cho tất cả chúng ta, tiếng Trung Hoa anh ta cũng giỏi, tiếng Anh thì càng lưu loát. Quý vị đừng nên bỏ lỡ cơ hội nầy. Tại Vạn Phật Thành thường có tu tập Pháp này, quý vị có thể nói là đi khắp thế giới tìm cũng không có nơi thứ hai như vậy. Đây chẳng phải là chúng ta tự mãn, tự khen mà nói như vậy, mà chính là chân chánh hoằng dương Phật pháp, chân chánh dụng công tu hành, mới được như thế. Cho nên chư Phật Bồ Tát cũng không phụ lòng khổ tâm của chúng ta, mới đem Vạn Phật Thánh Thành, nơi trời tạo đất lập, xuất hiện thành thế giới Cực Lạc, hiến dâng cho chúng ta để đến đây dụng công tu hành. Chúng ta còn không nhận ra, không tu hành cho tốt đẹp, lại bỏ lỡ cơ hội nầy, thật là điều rất đáng tiếc !

“Lọng hương thơm đầy khắp hư không”: Ý nghĩa câu Chú nầy là “lọng hương thơm”, khi quý vị niệm Chú nầy, thì tận hư không khắp pháp giới, đều có một thứ hương thơm lạ, nên nói: Lọng hương thơm đầy khắp trong hư không. Cái hư không này, khi tụng Chú này, thì chẳng những nhân gian tỏa hương thơm, mà trên trời cũng thơm, cho đến địa ngục, ngạ quỷ, cũng đều đắc được pháp cứu hộ.

“Khắp xông hữu tình trong pháp giới”: loại hương thơm nầy xông khắp, loại lọng hương thơm này, không chỉ xông riêng một hai người, mà là xông khắp cả pháp giới.

“Lực thù thắng giữ giới thanh tịnh”: Loai năng lực thù thằng này giúp trì giữ, Chú này lại chuyển thành năng lực thù thắng giúp trì giữ, là năng lực thù thắng giúp giữ gìn giới luật thanh tịnh.

Câu chú văn này là thuộc Bộ chủ của Bộ Yết Ma ở phương bắc, Bộ Yết Ma nói “Phương bắc Yết Ma bộ chủ công ”. Công này chính là giữ gìn công đạo, có thể nói chủ bộ này là công (đạo), đây là một bài kệ tụng.
nguồn;http://vanphatthanh.org/
 
atoanmt Date: Thứ Sáu, 07 Apr 2017, 10:08 AM | Message # 3
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
Bài viết soạn hơi lộn-xộn ! Có lẽ lỗi do người đánh máy !
Như bài tôi đã viết trong chuyện " ANH NĂM SƯ HUYNH - KIM CANG GIỚI"
KIM CANG GIỚI

Thì Ngũ Phương Phật như sau:

1. Đức Đại-Nhật Như-Lai MahaVajrocana मह अज्रोचन, ở trung-tâm.
2. Đông: Là Đức Bất-Động Như-Lai 不動如來 Aksobhya आक्सोभ्य.
3. Nam: Là Đức Bảo-Sinh Như-Lai 寶生如來 RatnaSambhava ऱ्अत्नषम्भव
4. Tây là Đức Vô-Lượng-Quang Như-Lai 無量光如來 Amitabhà आमितभ्
5. Bắc là Đức Bất Không-Thành-Tựu Như-Lai 不空成就如來 आमोघषिद्धि
...

Còn trong bài viết trên của Hòa Thượng Tuyên Hóa, phần Đức Phật Dược-Sư, lại chen vào Đức Phật A-Súc-Bệ ...
Phần dưới thì Đức Phật Bất Không Thành Tựu chen vào Phật Bảo Sanh ...

Tôi nghĩ đây là bản copy ghi lại "LỜI GIẢNG' của
Hòa Thượng Tuyên Hóa, nhưng khi trình bày lại, người viết đã không soạn kỹ, thành ra văn tứ rời rạc, và nhiều điểm lộn-xộn !

Hòa thượng Tuyên Hóa là người nổi tiếng về các bài thuyết giảng rất hay, mà bản chi chép này không được hoàn chỉnh, Tiếc thay !!!


AToanMT
 
kathy Date: Thứ Bảy, 08 Apr 2017, 3:16 PM | Message # 4
Colonel general
Group: Users
Messages: 900
Status: Tạm vắng


Message edited by kathy - Thứ Bảy, 08 Apr 2017, 3:17 PM
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » Ngũ Phương Phật
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO