Thứ Sáu
19 Apr 2024
8:45 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 2 of 2
  • «
  • 1
  • 2
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » KINH NA TIÊN TỲ KHEO (Cao Hữu Ðính Dịch Việt)
KINH NA TIÊN TỲ KHEO
atoanmt Date: Thứ Ba, 21 Apr 2015, 3:41 PM | Message # 51
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
47. Mười sáu cách nhớ

Vua hỏi:

-- Bạch Ðại Ðức, có bao nhiêu trường hợp khiến con người phát khởi được trí nhớ?

--Tâu Ðại Vương, có mười sáu trường hợp:

01) Nhớ là vì việc đã làm từ xa xưa.
02) Nhớ vì mới vừa được học hỏi
03) Nhớ vì một dịp vinh quang.
04) Nhớ vì nghĩ đến điều thiện.
05) Nhớ vì từng bị khổ đau.
06) Nhớ vì tự mình suy tư.
07) Nhớ vì có nhiều yếu tố xen lộn.
08) Nhớ vì được nghe nhắc lại.
09) Nhớ vì thấy dấu hiệu.
10) Nhớ vì được thôi thúc nhắc nhở.
11) Nhớ vì quen tay.
12) Nhớ vì quen tánh.
13) Nhớ vì thuộc lòng.
14) Nhớ vì nhứt tâm.
15) Nhớ vì đọc sách.
16) Nhớ vì đã cất dấu nay thấy lại.

Như trên là 16 trường hợp khiến con người phát khởi được trí nhớ.

-- Thế nào là nhớ vì việc đã làm từ xa xưa?

-- Như đệ tử Phật là Ðức A Nan (Ananda) và nữ đệ tử là Ưu bà di Cưu thù đan la (Khujjuttarã) cùng nhiều thánh tăng, đều nhớ được các kiếp trước của mình.

-- Thế nào là nhớ vì mới được học hỏi.?

-- Như có người đã học và biết rồi, nhưng sau đó quên đi, thấy người khác học bỗng nhớ lại.

-- Thế nào là nhớ vì một dịp vinh quang?

-- Như nhà vua nhớ ngày đăng quang , người xuất gia nhớ ngày thọ giới. Ðó là những việc trọng đại vinh quang của đời mình, cho nên nhớ dai.

-- Thế nào là nhớ vì nghĩ đến điều thiện?

-- Như nhân có một dịp may nào đó, mình được đãi ngộ xứng ý. Do đó tự nghĩ rằng kiếp trước hẳn mình đã có gây nhiều phước đức nhân duyên mới được hưỡng quả báo tốt đẹp như thế này.

-- Thế nào là nhớ vì từng bị khổ đau?

-- Như những người từng bị lao lung khốn đốn, thường nhớ mãi những đau khỗ mình đả chịu đựng.

-- Thế nào là nhớ vì tự mình suy tư?

-- Như những gì mình đã thấy quen mắt trong gia đình, bất cứ là cha mẹ, anh chị em, hoặc vườn nhà, gia súc v.v., nay thấy những hình ảnh khác hao hao giống như thế, thì tự mình tư duy rồi liên tưởng từ cái nọ sang cái kia.

-- Thế nào là nhớ vì nhiều yếu tố xen lộn?

-- Như tên người, tên vật cùng là tự loại của chúng và màu sắc hương vị thơm hôi đắng ngọt .v.v.. của từng vật một; nương nơi sự xen lộn của các yếu tố sai khác ấy tạo thành sự vật mà nhớ được chúng thì gọi là nhớ vì được tạo bởi nhiều yếu tố xen lộn.

-- Thế nào là nhớ vì được nghe nhắc lại?

-- Như người có tánh hay quên, nhờ kẻ khác nhắc lại mới nhớ.

-- Thế nào là nhớ vì thấy dấu hiệu?

-- Như trâu có dấu hiệu riêng của trâu, bò có dấu hiệu riêng của bò, v.v.. Người ta nhớ từng sự vật, nương nơi các dấu hiệu riêng của chúng.

-- Thế nào là nhớ vì được thôi thúc nhắc nhỡ?

-- Như trong hoàn cảnh của người hay quên, phải có kẻ đứng bên nhắc nhở, hoặc tự người ấy phải luôn luôn tâm niệm để tránh khỏi quên.

-- Thế nào là nhớ vì quen tay?

-- Như người học chữ, phải tự mình viết đi viết lại mới nhớ mặt chữ được.

-- Thế nào là nhớ vì quen tính?

-- Như người học toán, học đến mức thành thục thì tính toán phân minh mau lẹ, có thể nhớ được những con số rất lớn.

-- Thế nào là nhớ vì thuộc lòng?

-- Nhờ thuộc lòng, người ta nhớ được nhiều bản văn rất dài và rất khó nhớ. Ðây giống như luật trả vay. Có vay thì có trả, có thuộc lòng thì có nhớ.

-- Thế nào là nhớ vì nhứt tâm?

-- Nhứt tâm đạt được là nhờ tham thiền. Nhờ tu hành, nhờ nhứt tâm, mà nhớ được những sự việc đã xảy ra trong mỗi đời.

-- Thế nào là nhớ vì đọc sách?

-- Vua chúa ai cũng có sử sách ghi chép lại những việc làm của triều đại mình. Nay muốn biết một đời vua nào có làm được những việc gì trong năm nào, chỉ cần lật sách ra đọc là biết. Như thế gọi là nhớ vì đọc sách.

-- Thế nào là nhớ vì cất dấu?

-- Vật gì mình đã dụng ý cất dấu kỹ lưỡng cẩn thận, đến khi thấy trở lại thì nhớ rõ mồn một từng chi tiết.

-- Hay thay!


AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Ba, 21 Apr 2015, 3:42 PM | Message # 52
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
48. Phật là Ðấng Toàn Giác

Vua hỏi:

-- Bạch Ðại Ðức, Ðức Phật có biết hết tất cả các việc quá khứ và vị lai không?

-- Tâu Ðại Vương, có, Ðức Phật biết hết.

-- Nếu Phật biết hết, vì sao Ngài không truyền trao giới luật và giáo pháp cho đệ tử trong cùng một lúc mà phải đợi dịp ban bố dần dần?

Na Tiên hỏi ngược lại nhà vua rằng;

-- Trong quốc độ của Ðại Vương có vị lương y nào không?

-- Thưa có.

-- Vị lương y ấy có biết hết cả các vị thuốc trong thiên hạ không?

-- Thưa, biết hết.

-- Khi vị lương y ấy trị bịnh, ông ta có cho bệnh nhân uống tất cả các vị thuốc cùng một lúc không? Hay ông ta cho uống dần dần, hết vị này sang vị khác?

-- Phàm cho uống thuốc thì phải ứng với bệnh. Bệnh nào uống thuốc ấy.

-- Cũng như thế đó, Ðức Phật là đấng toàn giác, Ngài biết tất cả quá khứ, hiện tại, vị lai, nhưng không thể cùng một lúc mà Ngài truyền trao hết giáo pháp và giới luật cho đệ tử được. Phải chờ dịp để ban bố đúng lúc thì mới khiến đệ tử nhớ mà phụng hành trọn đời.

-- Hay thay! Hay thay!


AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Ba, 21 Apr 2015, 3:42 PM | Message # 53
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
49. Nhân it, quả nhiều

Vua hỏi:

-- Bạch Ðại Ðức, các sa môn trong hàng ngũ của Ðại Ðức bảo rằng những kẻ trọn đời làm ác nhưng đến khi lâm chung biết tưởng nghĩ đến Phật thì được sanh lên các cõi trời. Quả thật Trẫm không tin được điều đó. Các ngài lại còn bảo rằng những kẻ trọn đời làm lành, nhưng nếu phạm tội giết một sinh mạng thì sau khi chết, đều phải đọa địa ngục. Ðiều này Trẫm lại cũng không thể tin được.

Na Tiên hỏi ngược lại nhà vua:

-- Giả sử có kẻ cầm một cục đá nhỏ ném xuống nước, cục đá ấy nổi hay chìm?

-- Thưa chìm.

-- Bây giờ, có kẻ đem một trăm viên đá lớn chất vào một chiếc ghe bự đủ sức chở hàng ngàn tảng đá lớn, thì trăm viên đá ấy có chìm không?

-- Thưa không.

-- Ðá không chìm là nhờ ghe chở. Cũng giống như thế, người làm ác khi chết biết tưởng nhớ đến Phật, được Phật lực nâng đỡ nên không đọa vào địa ngục mà lại được sanh lên các cõi trời. Hễ ai tin Phật và tưởng nhớ đến Phật thì khi lâm chung đều được Phật tiếp độ.


AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Ba, 21 Apr 2015, 3:43 PM | Message # 54
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
50. Ngừa giặc khi chưa đến

Vua hỏi:

-- Bạch Ðại Ðức, các sa môn trong hàng ngũ Ðại Ðức vì sao phải học đạo tu hành? Ðể làm gì?

-- Tâu Ðại Vương, Ðại Vương không thấy quá khứ đầy đau khổ, hiện tại đầy đau khổ, và tương lai đầy đau khổ sao? Vì muốn tiêu diệt đau khổ, muốn thoát khỏi đau khổ, nên chúng tôi mới học đạo tu hành làm sa môn.

-- Nếu là đau khổ của đời sau thì cần gì phải lo trước.

Na Tiên hỏi lại:

--Có nước cừu địch nào lăm le xâm chiếm nước của Ðại Vương không?

-- Thưa có.

-- Thế thì Ðại Vương có chờ cho đến khi giặc quân đến công phá ngoài thành rồi mới lo rèn đúc binh khí, luyện tập binh mã, hay phải lo toan dự phòng các việc ấy từ trước?

-- Phải lo dự phòng từ trước.

-- Giặc chưa đến thì dự phòng làm gì?

-- Vì giặc đến bất thình lình.

-- Cũng thế, khổ đau đến với kiếp sống không thể nào lường trước được. Nếu không chuẩn bị thì không kịp thời đối phó.

Na Tiên lại hỏi:

-- Tâu Ðại Vương, đợi đói mới trồng, khát mới đào giếng, hay phải làm các việc ấy từ khi chưa đói, chưa khát?

-- Phải lo từ trước.

-- Cũng thế, việc diệt trừ khổ đau nếu không lo toan từ trước thì không cách gì ứng phó kịp thời. Vì vậy mà chúng tôi xuất gia học đạo tu hành.

51. Thần thông chẳng quản xa gần

Vua hỏi:

-- Bạch Ðại Ðức, từ mặt đất lên tới cõi trời Phạm Thiên (1) đường dài phỏng độ bao xa?

-- Tâu Ðại Vương, rất xa. Giả sử có người cầm một tảng đá lớn bằng tòa cung điện của nhà vua đây mà đứng nơi tầng trời ấy rồi buông tay ra cho đá rơi xuống thì phải mất sáu tháng đá ấy mới rơi tới mặt đất.

-- Mặt khác các sa môn trong hàng ngũ Ðại Ðức lại dạy rằng những ai chứng đắc đạo quả A La Hán đều có phép thần thông, bay từ mặt đất lên tới cõi trời Phạm Thiên, mau bằng khoảng thời gian của người lực sĩ co duỗi cánh tay. Quả thật trẫm không thể nào tin được điều đó. Vượt qua cả ngàn muôn ức dặm, sao lại có thể lẹ đến như thế được?

-- Thưa, Ðại Vương quê quán ở đâu?

-- Ở ốc đảo A Lệ Tán nước Ðại Tân (2)

-- Từ đây đến đó bao xa?

-- Hai ngàn do tuần (3)

-- Có khi nào Ðại Vương tưởng nghĩ đến những sự việc xảy ra ở quê cũ không?

-- Có. Trẩm tưởng nhớ đến luôn.

-- Bây giờ, Ðại Vương thử nhớ lại một việc đã làm tại đấy.

-- Trẩm nhớ lại rồi.

-- Sao Ðại Vương vượt qua tám vạn dặm vừa đi vừa về, mà lại mau đến thế?

-- Hay thay! Hay thay!

---o0o---


Ghi chú:

(1) Cõi trời Phạm Thiên: tầng trời thứ bảy, sau khi vượt khỏi tầng trời của cõi dục.

(2) Nước Ðại Tân cũng gọi là nước Ðại Hạ, tức nước Batriane, ở về phía tây Trung Á, và phía Bắc nước Ba Tư ngày nay. Nước nầy do một tướng lãnh người Hy Lạp tên là Diodotos thành lập. Ông vốn là tổng trấn xứ nầy, do triều đình Séleucides bổ nhiệm, đến năm 200 trước TL thì tự tách ra vương hiệu của ông là Diodotos i, vua nước Batriane. Truyền đến đời con là Diodotos II (235 225 trước TL) bị mất vào tay một tướng lãnh làm phản tên là Euthydème de Magnesie là Démétrios kế nghiệp cha, cất quân đánh chiếm Ấn Ðộ, tiến xuống tới vùng lưu vực sông Hằng và vây hảm thành Ba Liên Phất (Pataliputra).

Bãy giờ cũng là lúc đế quốc Khổng Tước (Maurya) sụp đổ (187 trước TL). Trên đường về, ông giao vùng tây Ấn lại cho rể ông cai trị. Ðó là vua Di Lan Ðà (Milinda) nói trong kinh nầy.

Ốc đảo A Lệ Tán tức Alasanda, một thị trấn do A Lịch Sơn đại đế thành lập, nguyên gọi là Alexandrie sous caucase ở về phía tây cuối rặng Thông Lãnh (Hindukush), trên con đường giao thông giữa Bắc Trung Hoa và Tiểu Á Tế Á, quẹo xuống Ấn Ðộ, thị trấn nầy trước khi chưa thành lập nguyên là một ốc đảo.

(3) Do tuần: Ðơn vị đo bề dài của Ấn Ðộ xưa. Một do tuần bằng 40 dặm của Trung Hoa, phỏng non 10Km


AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Ba, 21 Apr 2015, 3:44 PM | Message # 55
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
52. Cùng đến một lượt

Vua hỏi:

-- Bạch Ðại Ðức, giả sử có hai người cùng chết ở đây, một người sanh lên cõi trời Phạm Thiên, một người đi đầu thai tại nước Kế Tân (Kashmir) cách đây mười hai do tuần, thế thì ai là kẻ đến trước?

-- Tâu Ðại Vương, cùng đến một lượt.

-- Ðường đi xa gần không đồng nhau, vì sao lại cùng đến một lượt?

-- Ðại Vương thử nhớ nghĩ đền xứ A Lệ Tán đi.

-- Rồi.

-- Bây giờ, Ðại Vương thử nhớ nghĩ đến xứ Kế Tân đi.

-- Rồi.

-- Ðại Vương nhớ nghĩ đến xứ nào mau hơn?

-- Hai bên mau như nhau.

-- Cũng như thế đó, người sanh lên cõi trời Phạm Thiên và người đi đầu thai ở xứ Kế Tân, cả hai cùng đến một lượt.

Na Tiên hỏi lại:

-- Nếu có một cặp chim cùng bay, nhưng một con đến đậu trên một gốc đại thọ, và một con đến đậu trên một cành cây con, cả hai con cùng đậu, bóng con nào in xuống mặt đất trước?

-- Cùng một lượt.

-- Người chết sanh lên cõi trời Phạm Thiên và người chết đầu thai ở xứ Kế Tân cũng như thế đó.


AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Ba, 21 Apr 2015, 3:44 PM | Message # 56
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
53. Bảy sự việc tựu thành giác ngộ

Vua hỏi:

-- Bạch Ðại Ðức, muốn thành tự giác ngộ, cần phải tu học bao nhiêu việc?

-- Tâu Ðại Vương, cần phải tu học bảy việc.

-- Xin nói cho nghe.

-- Một là phân biệt điều thiện điều ác. Hai là cố gắng tinh tấn xông tới. Ba là an vui trong niềm đạo. Bốn là chế phục tâm ý để làm lành. Năm là luôn luôn nhớ nghỉ đạo lý. Sáu là quy nhứt cái tâm trong đại định. Bảy là bình thản chấp nhận mọi cảnh ngộ.

-- Ai cũng phải học đủ bảy việc ấy mới đưọc giác ngộ chăng?

-- Không hẳn. Thường thường chỉ cần làm một việc là đủ. Như dã đắc trí tụ rồi thì tất nhiên cũng phân biệt được thiện ác.

-- Nếu chỉ cần tu học một việc mà biết đủ hết thì hà tất phải nói đến bảy việc?

-- Ví như người cầm con dao cất dấu trong bao da mà đứng dựa bên vách, con dao ấy tự nó có cắt đứt được vật gì không?

-- Thưa không.

-- Tâm con người cũng thế. Tuy tâm ấy đã bừng sáng, nhưng phải hội đủ sáu việc hiệp lại mới tựu thành trí tuệ giác ngộ được.


AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Ba, 21 Apr 2015, 3:45 PM | Message # 57
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
54. Làm việc lành nhỏ được phước lớn.

Vua hỏi:

-- Bạch Ðại Ðức, phải chăng người làm điều lành thì được phước lớn, còn người làm điều dữ thì bị họa lớn?

-- Tâu Ðại Vương, hẳn nhiên là người làm điều lành thì được phước lớn. Nhưng người làm điều dữ chỉ bị họa nhỏ thôi.

-- Tại sao vậy?

-- Tại vì ngưòi làm điều dữ thỉ suốt ngày đêm lòng thường hối hận nên điều ác càng ngày càng vơi bớt. Còn người làm điều lành thì suốt ngày đêm lòng thường hoan hỷ nên phước đức càng ngày càng gia tăng. Thuở trước, hồi Phật còn tại thế, một hôm Ngài gặp một tội nhân bị chặt hết hay chân đem đến dâng cúng Ngài một cành hoa sen.

Phật liền quay lại bảo các tỳ kheo rằng:
"Nhờ phước đức này, suốt trong chín mươi mốt kiếp sắp tới, người cụt tay chân kia không những khỏi bị đọa vào ba đường dữ là đia ngục, ngạ quỷ và súc sanh, mà lại còn được sanh lên cõi trời cho đến khi hưởng hết phước ấy mới trở lại làm người".

Do đó nên biết rằng làm việc lành nhỏ vẫn được hưởng phước lớn. Còn người làm việc dữ mà lòng biết ăn năn hối hận thì dần dần tội lỗi sẽ giảm thiểu tiêu trừ hết. Vì vậy mà bần tăng biết rằng người làm điều dữ chỉ bị họa nhỏ thôi.


AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Ba, 21 Apr 2015, 3:45 PM | Message # 58
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
55. Kẻ trí làm điều dữ ít bị tai vạ hơn người ngu.

Vua hỏi:

-- Bạch Ðại Ðức, giả sử có kẻ trí và người ngu cùng làm điều dữ, ai bị tai vạ nhiều hơn?

-- Tâu Ðại Vương, người ngu.

-- Sao vậy? Theo luật pháp trong nước của trẩm, thì một vị đại thần phạm tội phải bị xử phạt rất nặng. Cũng tội ấy, chưng nếu ngu dân phạm vào thì xử phạt nhẹ hơn. Như vậy, kẻ trí làm điều dữ hẳn phải bị tai vạ nhiều hơn người ngu chứ?

-- Tâu Ðại Vương, giả sử có một hòn sắt cháy đỏ mà có hai người cùng cầm. Một người biết đó là sắt đương cháy đỏ, còn người kia thì không hay biết gì hết. Trong hai người ấy ai là người bị phỏng tay nhiều hơn?

-- Người không biết.

-- Cũng giống như thế. Người ngu làm điều dữ thì đâu có biết ăn năn hối hận cho nên bị tai vạ lớn. Còn kẻ trí làm điều dữ thì tự biết lẽ đáng không nên làm, cho nên lòng luôn luôn hối hận. Biết hối hận như thế cho nên tai vạ sẽ giảm thiểu đi rất nhiều.

-- Hay thay!


AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Ba, 21 Apr 2015, 3:46 PM | Message # 59
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
56. Bay lên trên không

Vua hỏi:

-- Bạch Ðại Ðức, có ai cất nổi mình bay lên đến cõi trời Phạm Thiên hoặc cõi Bắc câu lô châu hay một cõi nào khác mà mình muốn được không?

-- Tâu Ðại Vương, được.

-- Làm sao có thể bay lên như thế?

-- Ðại Vương hãy nhớ lại hồi còn nhỏ có khi nào Ðại Vương nhảy cao đến một trượng không?

-- Có. Lúc nô đùa, Trẫm nhảy cao hơn một trượng.

-- Làm thế nào để nhảy?

-- Trẩm nghĩ trong trí rằng "phải nhảy cao đến đó", nhờ vậy mà thân hình bỗng trở nên nhẹ nhàng mà nhảy lên được.

-- Cũng giống như thế. Bậc tu hành đắc đạo cũng nhờ tâm niệm tưởng nghĩ và tự mình làm chủ được mình mà cái thân trở nên nhẹ nhàng, do đó bay lên được trên không.


AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Ba, 21 Apr 2015, 3:46 PM | Message # 60
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
57. Xương dài bốn ngàn dặm

Vua hỏi:

-- Bạch Ðại Ðức, các sa môn trong hàng ngũ của Ðại Ðức có những đốt xương dài đến bốn ngàn dặm. Thân hình như thế nào mà xương dài đến như thế?

-- Tâu Ðại Vương, Ðại Vương đã từng nghe dưới biển có loài cá tên là Chất, mình dài hai vạn tám ngàn dặm chưa?

-- Thưa có.

-- Một con cá mình dài hai vạn tám ngàn đặm thì xương hông của nó dài bốn ngàn dặm, đâu có gì là lạ!


AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Ba, 21 Apr 2015, 3:46 PM | Message # 61
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
58. Ngừng hơi thở

Vua hỏi:

-- Bạch Ðại Ðức, các sa môn trong hàng ngũ của Ðại Ðức bảo rằng họ có thể ngưng hơi thở. Làm sao ngưng được?

-- Thưa có. Tâu Ðại Vương, Ðại Vương đã từng nghe người ngũ ngáy chưa?

-- Thưa có.

-- Khi trở mình người ấy ngưng ngáy, phải không?

-- Thưa phải.

-- Ðấy Ðại Vương thấy chưa? Người thường chưa từng học đạo, chưa chế phục được tác động của thân và khẩu, mà chỉ bằng một cái trở mình cũng đủ ngưng được tiếng ngáy. Huống là người đã dày công tu luyện, từng khắc phục được tác động của thân và khẩu, đã quy nhứt được cái tâm, đã chứng được phép tứ thiền, mà lại không ngưng được hơi thở hay sao?


AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Ba, 21 Apr 2015, 3:47 PM | Message # 62
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
59. Biển

Vua hỏi:

-- Tâu Ðại Ðức vì sao gọi là biển? Nước là biển chăng?

-- Tâu Ðại Vương, sở dĩ gọi là biển vì trong đó có nửa phần nước và nửa phần muối.

-- Vì sao nước biển lại mặn?

-- Vì bị chứa đựng lâu ngày, cộng thêm có xác cá, rùa, cua, ốc v.v. tan rã và tiết rỉ ra, thấm vào nước khiến nước ấy trở nên mặn.


AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Ba, 21 Apr 2015, 3:47 PM | Message # 63
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
60. Trí tuệ soi thấu tất cả.

Vua hỏi:

-- Bạch Ðại Ðức, người đắc đạo có thể tư duy mà thấu hết được sự vật sâu kín chăng?

-- Tâu Ðại Vương, được. Pháp Phật sâu xa mầu nhiệm phân tích đủ hết mọi sự, nhưng không thể cân nhắc suy lường được mọi sự. Chỉ có trí tuệ mới làm được việc đó.


AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Ba, 21 Apr 2015, 3:48 PM | Message # 64
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
61. Thần hồn, trí và thức

Vua hỏi:

-- Bạch Ðại Ðức, cái thần hồn cái trí và cái thức có giống nhau không?

-- Tâu Ðại Vương, cái thức thì nhận biết sự vật, cái trí thì phán đoán mà hiểu được đạo, còn cái thần hồn thì không có.

-- Nếu không có thần hồn thì ai thấy bằng mắt, nghe bằng tai, ngửi bằng mủi, nếm bằng lưỡi, sờ mó bằng thân, suy nghĩ bằng ý?

-- Nếu Ðại Vương cho rằng phải có cái thần hồn thấy bằng mắt, nghe bằng tai vv. thì trong khi người ta khoét con mắt cho to, cái thần hồn có trông thấy rõ và xa hơn không? Trong khi người ta banh lỗ tai ra cho lớn, cái thần hồn có nghe được rõ và xa hơn không? v.v.

-- Thưa không.

-- Như thế thì đâu có cái thần hồn?


AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Ba, 21 Apr 2015, 3:49 PM | Message # 65
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
62. Phật làm được việc khó làm

Na Tiên nói:

-- Phật làm được việc rất khó làm và pháp Phật rất huyền diệu.

-- Việc gì mà khó làm và huyền diệu?

-- Lời Phật nói soi rõ tận tim gan con ngưòi. Ngài phân biệt được hết các pháp vô hình vô tướng ở trong mỗi giác quan của con người, từ việc mắt thấy, tai nghe đến những ý nghĩ thầm kín sâu xa nhất.

-- Xin cho ví dụ.

-- Ví như có người ngậm một ngụm nước biển vào miệng. Thử hỏi người ấy có phân biệt được trong ngụm nước đương ngậm ấy có mấy phần là nước suối, mấy phần là nước khe, mấy phần là nước sông nọ, mấy phần là nước sông kia không?

-- Các thứ ấy hợp thành một, quả thật khó mà nhận ra.

-- Ðối với việc trước mắt mà còn khó như thế, huống nữa là đối với các pháp vô hình vô tướng trong con người, từ tâm niệm đến mắt thấy, từ tâm niệm đến tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân sờ, ý nghĩ?

Vậy mà Phật đều phân biệt và giảng giải rõ ràng từng pháp một. Vì vậy cho nên bần tăng mới nói rằng pháp Phật rất huyền diệu và Phật đã làm được việc rất khó làm.

-- Hay thay! Hay thay!


AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Ba, 21 Apr 2015, 3:50 PM | Message # 66
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
Lời cuối cùng

Ðến đây, Na Tiên tâu với vua rằng:

-- Tâu Ðại Vương, bây giờ đã nửa đêm rồi. Bần tăng muốn trở về chùa.

Vua Di Lan Ðà liền truyền thị vệ lấy vải và dạ quấn lại, bên trong tẩm đầy dầu, đốt lên làm đuốc để tiển đưa Na Tiên ra về. Nhà vua phán:

-- Các ngươi phục vụ trẩm như thế nào thì cũng phục vụ Ðại Ðức như thế ấy.

Xong ông quay ra bạch Na Tiên:

-- Có Thầy như Ðại Ðức và có đệ tử như trẩm thì hẳn là người đời mau thông hiểu đạo lý lắm .

Tất cả các câu hỏi của nhà vua đều được Na Tiên ứng đáp rành rẽ và mau lẹ, cho nên ông hết sức hài lòng. Ông liền truyền mở kho lấy ra một cây gấm đáng giá mười vạn đồng dâng cúng cho Na Tiên và bạch rằng:

-- Bạch Ðại Ðức, từ nay về sau, trẫm nguyện cúng dường tám trăm đại đức sa môn ngay tại cung điện này, chư Ðại Ðức cần dùng những gì thì xin cứ tùy thích. Của trong kho có sẵn.

-- Tâu Ðại Vương, xin đa tạ, bần tăng và huynh đệ là những kẻ tu hành, không ham muốn gì hết.

-- Trẫm vẫn biết như vậy. Nhưng Ðại Ðức nên tự bảo vệ và đồng thời bảo vệ luôn cho trẩm nữa.

-- Vì sao vậy?

-- Vì nếu Ðại Ðức từ khước thì e dư luận sẽ cho rằng, một là trẩm là người keo lẫn, được Ðại Ðức dạy bảo và cởi mở hết mọi hoài nghi thắc mắc mà không chịu đền ơn, hai là Ðại Ðức không đủ sức giải đáp thắc mắc của trẩm cho nên trẩm không ban thưởng gì hết. Ngược lại, nếu Ðại Ðức không từ khước thì điều đó khiến trẩm được phước mà chính Ðại Ðức cũng vẹn toàn tiếng thơm.

-- Xin lãnh ý Ðại Vương.

Nhà vua ngùi ngùi tâm sự rằng:

-- Trẩm ngày nay như con sư tử bị nhốt trong lồng vàng thường nghểnh cổ ra ngoài mơ ước một cuộc đời phóng khoáng. Thân tuy làm quốc vương nhưng lòng chẳng bao giờ thơ thới. Lắm lúc trẩm muốn từ bõ ngôi vua để xuất gia cầu đạo mà không được.

Sau câu tâm tình cũa nhà vua, Na Tiên đứng dậy cáo từ và trở về chùa. Ngài đi rồi, nhà vua nằm thao thức ôn lại và tự hỏi: "Ta đã hỏi Na Tiên những gì? Ngài đã đáp ta những gì? "Ông thầm xét rằng: "Ừ, những gì ta hỏi, Na Tiên đều đã giải đáp thỏa đáng. Ta đã hỏi hết rồi. Ngài cũng đã đáp hết rồi." Ông thao thức như thế cho đến lúc trời sáng.

Về phần Ðại Ðức Na Tiên khi đã về đến chùa, củng nằm ôn lại và tự hỏi: "Nhà vua hỏi ta những gì? Ta đã đáp ông những gì?" Rồi cũng thầm tự xét: "Ứ, những gì vua hỏi, ta đều giải đáp thỏa đáng. Vua đã hỏi hết rồi. Ta cũng đã đáp hết rồi." Na Tiên nằm thao thức ôn lại như thế cho đến lúc trời sáng. Sáng sớm hôm ấy, Na Tiên lại choàng cà sa, ôm bình bát, trở lại cung vua, ngồi nơi chỗ đã dành sẵn cho Ngài hôm trước. Vua Di Lan Ðà đãnh lễ, rồi ngồi né bên cạnh và bạch rằng:

-- Bạch Ðại Ðức, chắc Ðại Ðức không ngờ trọn đêm trẩm không ngủ được vì lòng hết sức hân hoan được nghe những lời dây bảo của Ðại Ðức. Tất cả các mối nghi ngờ của trẩm đều đã được giải tỏa.

-- Tâu Ðại Vương, chắc Ðại Vương cũng không ngờ rằng trọn đêm bần tăng cũng chẳng ngủ được vì lòng hết sức hân hoan đã giãi đáp cặn kẽ hết các nghi vấn của Ðại Vương.

Sau khi chúc tụng nhau, Na Tiên cáo biệt. Di Lan Ðà đứng dậy hành lễ và tiễn chân ra khỏi cung.

Hết


Cao Hữu Ðính Dịch Việt


AToanMT
 
saigoneses Date: Thứ Tư, 22 Apr 2015, 4:02 AM | Message # 67
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng
Quote atoanmt ()
-- Con người cũng vậy đó. Phải làm điều lành khi còn có thì giờ. Chớ nên để bị thúc bách quá gấp rồi mới chịu làm, thì nào có ích gỉ? Lại ví như đợi có giặc đến, Ðại Vương mới chịu sai quân binh luyện tập ngựa voi, rèn đúc khí giới, thao dượt binh mã, thử hỏi như thế thì có kịp ứng phó với giặc không? Hay là phải lo toan sắp đặt từ trước? -- Phải lo toan từ trước mà còn chưa chắc đã kịp. -- Tâu Ðại Vương, chính vì vậy mà Phật có dạy rằng: "Phải nên tự mình sớm nhớ nghĩ làm điều lành. Chớ đừng để chậm trễ về sau, không ích lợi gì hết." Na-Tiên lại nói tiếp: -- Ðừng bỏ đường lớn phẳng phiu mà đi vào đường cong queo gập ghềnh. Chớ bắt chước kẻ ngu bỏ lành theo dữ, để rồi khóc lóc nỉ non khi lâm nạn. Phàm những ai bỏ điều trung chánh, chạy theo điều vạy cong, đến chừng cái chết rình bên lưng, biết hối hận thì đã quá trễ.


Anh Toàn đã đưa lên Kinh Na Tiên giảng Phật pháp rất hay và dễ hiểu cũng như thông qua việc hỏi đáp giữa vị Vua và Tỳ Kheo Na Tiên đã giải thích rất nhiều vấn đề trong cuộc sống hôm nay


Message edited by saigoneses - Thứ Tư, 22 Apr 2015, 4:11 AM
 
vecsara001 Date: Thứ Tư, 22 Apr 2015, 9:15 AM | Message # 68
Private
Group: Users
Messages: 5
Status: Tạm vắng
Bản dịch này không hay và đầy đủ các câu hỏi bằng bản dịch của Hoà thượng Giới Nghiêm,
Kính mời mọi người tham khảo theo link sau

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-mitien/mitien-00.htm


Message edited by vecsara001 - Thứ Tư, 22 Apr 2015, 9:18 AM
 
atoanmt Date: Thứ Tư, 22 Apr 2015, 9:50 AM | Message # 69
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
vecsara001
Quả thật bản bên budsas.org dài và đầy đủ hơn !
Tôi sẽ cố post lên trong Trang Nhà sau...


Nhưng sau khi đã tốn nhiều thời gian để post bài "MI TIẾN VẤN ĐÁP" ...
Đến phần cuối cùng, coi kỹ thì thấy nguyên văn như sau:


Kính cáo

Thượng tọa Chánh Niệm - trụ trì chùa Phật Bảo, số 57 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh - tìm trong di cảo của cố Hòa thượng Giới Nghiêm, thấy Ngài đang làm lại trọn bộ kinh Mi-tiên Vấn đáp. Nghĩ đến giá trị của bộ kinh và cũng muốn đáp đền ân đức của Thầy Tổ, Thượng tọa Chánh Niệm đã không quản công lao và thời gian, quyết tâm hoàn thành di chí của Ân sư.

Là đệ tử của Ngài, tôi thật sự cảm kích trước việc làm của Thượng tọa Chánh Niệm; nên không nệ tài hèn sức kém, không ngại Phật sự đa đoan bộn bề, đã góp sức cùng Thượng tọa hầu để hòan thành tác phẩm này.

Sau hai năm làm việc, quyển kinh có nội dung như hiện nay, tương đối dễ đọc, dễ hiểu đối với đại chúng, nhưng chúng tôi thấy mình đã vấp phải những lỗi lầm sau đây:

- Đã không còn theo sát nguyên văn bản dịch của Thầy Tổ.
- Đã đi xa bổn kinh Pàli văn và cả bản tiếng Anh.


Vì vậy, tất cả những lệch lạc, khiếm khuyết ở đâu đó trong quyển kinh này, trách nhiệm thuộc về phần chúng tôi. Chỉ có một điều được an ủi, mà chúng tôi biết, là nội dung quyển kinh không sai lạc với giáo pháp uyên nguyên.

Chúng Đệ tử chân thành sám hối với Ân sư. Kính cáo lỗi cùng các bậc thức giả, trí giả và mong chư vị niệm tình hỷ xả.

Trân trọng,

Trụ trì chùa Phật Bảo, Tp HCM
Tỳ kheo Chánh Niệm Sammasati
(Nguyễn Đình Pháp)

Phong Trúc Am, Huế
Mùa Phật Đản 2544
Tỳ kheo Giới Đức Silaguno
----

Tôi mới giựt mình khi Ông Tỳ kheo Chánh Niệm Sammasati
(Nguyễn Đình Pháp)
viết câu:
"- Đã không còn theo sát nguyên văn bản dịch của Thầy Tổ.
- Đã đi xa bổn kinh Pàli văn và cả bản tiếng Anh."


Tỳ kheo Chánh Niệm viết mơ hồ như vậy, mình không biết là phần nào, đoạn nào "..đã không còn theo sát nguyên văn bản dịch của Thầy Tổ, cũng như đã đi xa bổn kinh Pali ...!!!

THIỆN TAI THIỆN TAI !!!


AToanMT
 
hailove Date: Thứ Sáu, 24 Apr 2015, 6:56 PM | Message # 70
Lieutenant general
Group: Moderators
Messages: 514
Status: Tạm vắng


NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT
 
Cường Date: Chủ Nhật, 26 Apr 2015, 2:30 AM | Message # 71
Major general
Group: Disciples
Messages: 352
Status: Tạm vắng
 
saigoneses Date: Chủ Nhật, 26 Apr 2015, 8:50 AM | Message # 72
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng

Anh Toàn, Anh mất thời gian đưa lên rồi anh mới thấy còn SGN thấy ngay từ đầu vì khi nghe giới thiệu Bản dịch này không hay và đầy đủ các câu hỏi bằng bản dịch của Hoà thượng Giới Nghiêm thì hăm hở chạy qua bển đọc. Còn định bụng đi mua sách giấy, may sao kéo con chuột cái rẹt để xem đầu, xem đuôi trước . Thấy "Kính cáo", đọc xong là đã thấy...nản sad nhưng ít ra cũng phục là ít ra ông Tỳ Kheo... nói thật ! Nếu dòng kính cáo này để ngay đầu trang thì chắc là... wacko

Thôi thì đọc bản dịch xưa cũ của cụ Đoàn Trung Còn cho nó lành happy




Message edited by saigoneses - Chủ Nhật, 26 Apr 2015, 8:55 AM
 
kathy Date: Thứ Hai, 27 Apr 2015, 8:36 AM | Message # 73
Colonel general
Group: Users
Messages: 900
Status: Tạm vắng
 
LongTracAn Date: Thứ Tư, 29 Apr 2015, 0:46 AM | Message # 74
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


Đại Bi Chú
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » KINH NA TIÊN TỲ KHEO (Cao Hữu Ðính Dịch Việt)
  • Page 2 of 2
  • «
  • 1
  • 2
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO