Thứ Bảy
20 Apr 2024
0:41 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » NƯỚC MẮT KẺ TU HÀNH (Lâm thanh Huyền-Phạm Huê (dịch))
NƯỚC MẮT KẺ TU HÀNH
muusy Date: Thứ Năm, 24 Jul 2014, 11:44 AM | Message # 1
Sergeant
Group: Users
Messages: 29
Status: Tạm vắng
NƯỚC MẮT KẺ TU HÀNH

Nguyên tác: Lâm Thanh Huyền
Người Dịch: Phạm Huê


Có một vị cao tăng, đắc đạo kia là một người đã nửa đời xuất gia.
Từ ngày quyết chí tu hành, ông đi tu ở một thiền tự, thanh tịnh rất xa quê nhà, đó là một điều cần thiết cho những người hằng mong ước, có được sự yên tĩnh trong tâm hồn, để học đạo.

Nhà sư là một người học thức uyên bác, đạo hạnh rất cao, ông đã dịch và chú giải nhiều kinh điển, giáo lý của ông đơn giản nhưng thực tiễn, cho nên tín đồ dễ cảm thông và chấp nhận, vì vậy mà số đệ tử đi theo ông tu học ngày càng đông.

Lúc bình thường, nhà sư thường hay giáo hoá những đệ tử là nên cắt bỏ những sự ràng buộc với thế tục thì mới có thể "tự ngã giác ngộ". Khi đạt đến trình độ này, người tu hành mới có thể tinh tiến khai triển trí tuệ và giải trừ được cái "lỗi cố chấp".

Chỉ khi nào con người có thể vượt khỏi được hàng rào tình và dục (ái dục), thì họ mới có thể tìm được sự "giải thoát vô thường".

Một hôm, từ nơi quê nhà của nhà sư có hung tin báo cho nhà chùa biết rằng, đứa con trai duy nhất của sư cụ đã mang bạo bệnh qua đời.

Những đệ tử nhập thất của nhà sư biết được tin này trước, họ liền ngồi lại thảo luận, để xem có nên thông báo cho thầy biết sự việc hay không?
Một nhóm đệ tử chủ trương giấu nhẹm việc này, vì sợ nhà sư đau lòng.

Nhóm khác thực tế hơn, họ cho rằng sự việc trước sau gì cũng ra chân tướng cho nên không cần phải giấu giếm.
Họ nghĩ rằng sư phụ của họ là người tu hành đắc đạo, chắc chắn ông đã xem nhẹ những sự liên hệ tình cảm với gia đình.
Điều đó đã được chứng minh vì hơn 30 năm tu hành, ông không hề bước chân ra khỏi cổng chùa, như vậy dù cho còn một chút tình cảm đi nữa, thì chắc chắn ông cũng sẽ rất lạnh nhạt với nguồn tin này mà thôi.

Cuối cùng thì mọi người đồng ý chọn lựa giải pháp thứ hai:

Báo tin buồn cho nhà sư biết.

Khi nghe tin đứa con trai độc nhất qua đời, nhà sư đau lòng, rơi rớt những giọt lệ già nua.

Không những vậy, nhà sư còn bật khóc nức nở khiến cho những đệ tử cũng mũi lòng theo.

Hầu hết những đệ tử đều lấy làm thắc mắc, vì phản ứng của nhà sư trước hung tin này đã đi ngược lại dự đoán của mọi người.

Ai cũng tưởng rằng sư phụ của họ đã xem thường chuyện sanh tử, không ngờ nhà sư lại còn liên hệ quá nhiều "tình cảm trần tục" như vậy.

Trong số những đệ tử, có một người cảm thấy thắc mắc nên đã bạo phổi hỏi nhà sư rằng:

— Thưa sư phụ, thường ngày thầy dạy chúng con nên cắt bỏ tình duyên với nhân thế để đi tìm tự ngã giác ngộ. Thầy là người đã cắt bỏ được hết luyến ái từ thuở nhỏ, cho nên đã "dứt áo ra đi" chọn con đường tu hành.
Nhưng tại sao bây giờ trước hung tin của "người con" mà thầy lại bi thương đến độ này? Điều này có phải ngược lại với những lời thầy dạy hàng ngày hay không?


Nhà sư từ từ ngước khuôn mặt, ràn rụa nước mắt lên trả lời:


Hằng ngày, ta dạy các con nên cắt đứt những liên hệ tình cảm với đời, để mưu cầu sự giác ngộ. Nhưng điều đó không có nghĩa là các con chỉ nghĩ đến bản thân, chỉ lo lắng chuyện thành tựu của mình, mà quên đi những lợi ích của chúng sanh.

Mỗi một chúng sanh khi chưa kịp giác ngộ, mà đã lìa bỏ cõi trần, là điều khiến cho kẻ tu hành như chúng ta cảm thấy đau lòng.

—Các con nên biết rằng, nếu chưa giác ngộ mà chết đi tức là chúng sanh này sẽ tiếp tục lẩn quẩn ở "vòng sanh tử luân hồi", không bao giờ được giải thoát.

Đứa con trai của ta cũng là một trong số chúng sanh đó.

Ta xem tất cả chúng sanh cũng như con của ta.

—Ta rơi lệ khóc cho đứa con chưa giác ngộ, và cũng đồng thời khóc cho muôn vạn chúng sanh khác chưa "chịu giác ngộ".

Chính điều sau này mới thật sự khiến cho ta đau lòng.

Chúng đệ tử, sau khi nghe lời giải bày của sư phụ thì mới chợt hiểu tấm lòng từ bi, cao cả của nhà sư.

Những đệ tử trẻ này càng quyết chí tu hành hăng say hơn nữa, để mong có ngày bắt kịp sự thành tựu như thầy của họ.

Đây là một câu chuyện rất cảm động đã nói lên động cơ và mục tiêu của sự tu hành.
Nếu như một người nào đi tu chỉ với mục đích tự giải thoát lấy phần hồn của mình, thì có vẻ như quá ích kỷ. Chúng ta có thể khâm phục ý chí kiên quyết cá nhân của họ, chứ không thể nào sùng bái họ được.
Chỉ có những người tu hành mà mục tiêu của họ luôn luôn hướng về chúng sanh và không bao giờ nghĩ đến "tiểu ngã" mới đáng cho chúng ta khâm phục.

Từ bài học này chúng ta thấu hiểu được tinh thần chân thật của Phật Giáo Đại Thừa.
Đại Thừa Phật Pháp dùng tấm lòng Từ Bi làm căn cứ địa. Điều này khiến cho "vạn Pháp giai không" có được điểm tựa mà dừng chân, cũng có thể gọi là “nói không mà chẳng không”, được giải thích là "vô ngã thị không, từ bi bất thị không".

Tuy biết rằng không có cái ta (tôi), nhưng kẻ tu hành lại không ngừng phát triển tấm lòng từ bi.

Nếu một người tu hành không hiểu rõ ràng ý nghĩa của "chữ không", thì họ không thể hiểu được sự thuần nhất giữa chúng sanh và bản thân của họ, như vậy tấm lòng từ bi của họ sẽ còn có kẽ hở nên sẽ không phải là chân từ bi.

Đó chính là lý do tại sao vị cao tăng này muốn những đệ tử của ông trước hết phải tiến vào " tánh không" rồi mới nói đến chuyện "từ bi", ý nghĩa từ bi đồng nhất mà kinh Hoa Nghiêm gọi là “nhất thiết pháp, bình đẳng tính".

Đức Phật Thích Ca trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, có nói rằng:

" Ta yêu nhất thiết chúng sanh, như ta yêu La Hầu La."


Điều này đã nói lên rõ ràng sự việc, đức Phật không có sự phân biệt giữa chúng sanh và con ruột của ngài.

Ngài đã xem tất cả mọi người là đồng nhất.
Bồ Tát Thừa và Đại Thừa Phật Giáo có một chỗ khác biệt quan trọng so với Tiểu Thừa: Đó là tấm lòng từ bi.
Phật Giáo nói rằng tham, sân, si là "tam độc", là tất cả mầm mống phiền não của thế gian.
Những người theo Tiểu Thừa có thể đoạn tuyệt được với tham sân si. Thế nhưng Bồ Tát của Đại Thừa lại không đoạn được, ngược lại họ còn dùng trái tim vướng bận này, để độ trì chúng sanh.

Tại sao vậy?
Nguyệt Khê Pháp Sư đã trả lời điều này như sau:

Ta tham độ chúng sanh, mong muốn tất cả chúng sanh thành Phật.
Ta sân vì không hài lòng tính ích kỷ của Tiểu Thừa hành giả.
Ta si vì lúc nào cũng xem chúng sanh như con cái của ta”.


Bồ Tát không đoạn được "tham, sân, si," không có nghĩa là Bồ Tát còn cố chấp, nhưng vì mong muốn độ hết chúng sanh mà những vị này không dứt được "tam độc".

Nguồn: Những Hạt Đậu Biết Nhảy
Văn Nghệ Xuất Bản, California 1997


Message edited by muusy - Thứ Năm, 24 Jul 2014, 2:24 PM
 
thanhlongphapsu Date: Thứ Năm, 24 Jul 2014, 3:01 PM | Message # 2
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
 
hailove Date: Thứ Bảy, 26 Jul 2014, 9:06 AM | Message # 3
Lieutenant general
Group: Moderators
Messages: 514
Status: Tạm vắng


NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT
 
atoanmt Date: Thứ Bảy, 26 Jul 2014, 9:17 AM | Message # 4
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng



AToanMT
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » NƯỚC MẮT KẺ TU HÀNH (Lâm thanh Huyền-Phạm Huê (dịch))
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO