Thứ Bảy
20 Apr 2024
4:47 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » CHÚ ĐẠI BI - CHÚ GIẢI 84 THÁNH TƯỢNG (GIẢI MINH)
CHÚ ĐẠI BI - CHÚ GIẢI 84 THÁNH TƯỢNG
saigoneses Date: Chủ Nhật, 08 Jun 2014, 10:24 AM | Message # 1
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng
LỜI GIAO CẢM


Mọi việc ở đời đều do nhân duyên mà có, rồi từ đó diễn tiến theo thời gian, không gian hoàn cảnh, hội ngộ chậm hoặc mau, cộng thêm đạo hạnh của mỗi người, đưa đến kết quả tốt hoặc xấu mà thôi, ta không thể cưỡng lại được.

Mạnh Thu năm Nhâm Tý (1972), thiện duyên đã đến, trong một dịp tình cờ, tôi hân hạnh được đón nhận quyển Đại Bi Thánh Tượng mà trong quyển ấy gồm có ba phần: - Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm – Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Thần Chú – Đại Bi Thánh Tượng bằng chữ Hán, ấn hành tại Chợ Lớn, do một vị Đại Đức cho mượn. Tôi rất hân hoan cảm xúc, vì được thấy tận mắt một bản Phật Kinh quý giá, mà trong lòng hằng mong ước.

Mạnh Xuân năm Quý Sửu (1973), lại trong một dịp khác, tôi được hân hạnh đọc quyển “Kinh Đà La Ni Xuất Tượng”, bản chữ Việt, âu cũng do túc duyên nên mới được như thế, nghĩ mình được duyên lành với Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, nên tôi mạnh dạn dịch bản kinh nói trên sang tiếng Việt, với mục đích duy nhất: Phổ biến một bản kinh quý để mọi người biết được công hạnh, oai linh của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, tạo cho mình một lòng tin vững chắc để tăng thêm phần công đức phước huệ.

Tháng Giêng năm Ất Dậu (2005), tôi được một vị Thượng Tọa biếu quyển Đại Bi Chú Giải gồm đủ 84 thánh tượng của Đức Quán Thế Âm hóa thân. Đầu tháng hai Ất Dậu, tôi ấn hành “Linh Cảm Viên Thông” đã ấn hành 25 năm về trước, tôi vận động cho in lại để ấn tống, không ngoài mục đích cho người Phật Tử hiểu được sự diệu dụng vô lường của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Rồi một nhân duyên đến tôi trân trọng đón nhận quyển “Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Sám Pháp”, tôi cảm xúc vô cùng, âu cũng là một phước duyên, để hình thành trọn vẹn bản Phật Kinh quý giá: “Đại Bi Thánh Tượng và phương pháp hành trì Lễ Sám Đại Bi Thần Chú, nếu chư Tăng Ni Phật Tử thực hiện lễ sám, để tội tiêu phước trưởng, thì còn gì quý báu bằng dứt trừ trọng tội?”

Do vậy tôi gộp bản “Linh Cảm Viên Thông, Đại Bi Chú Giải và Đại Bi Sám Pháp làm một, để quý vị thấy được linh diệu của Đức Quán Thế Âm và nhờ phương pháp lễ sám hành trì sẽ tăng trưởng phước duyên, quý giá vô cùng. Đó cũng là một việc làm góp phần nhỏ nhặt trong đời sống tu tập “Tu thân, hành thiện, tạo duyên lành” được Tam nghiệp thanh tịnh, tu tịnh độ nhân, khi xả bỏ thân này, không rơi vào đường ác, đắc sanh Tịnh Độ.

Mạnh Xuân Ất Dậu 2005
Giải Minh, Cẩn Chí
 
saigoneses Date: Chủ Nhật, 08 Jun 2014, 10:31 AM | Message # 2
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng


Thánh Tượng 01:

Nam mô Hắc Ra Đát Na Đa Da Dạ Da - (Namo Ratnatrayaya)
-
Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát tay cầm chuỗi hạt


Lược giải: Lời chơn ngôn trên, Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hy vọng tất cả chúng sanh có thể quy y đại đạo được chơn chánh, thì được minh tâm kiến tánh (rõ tâm thấy tánh), thành tựu Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác. Quy y tức là quy Tam Bảo: quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng.

Quy y Phật, là trở về nương tựa nơi tự tánh thanh tịnh của mình, tâm không còn tư lự suy nghĩ việc gì khác, đặt hết niềm tin vào đấng Lưỡng Túc Tôn (1)

Quy y Pháp là nương tựa vào giáo pháp của đức Phật, dùng tất cả các kinh điển của đức Phật làm chuẩn mực, để tu trì, không oán trời trách người. Lấy cái thể của giáo pháp để hiểu được ly duyên khởi, duyên diệt (duyên sanh duyên diệt).

Quy y Tăng là nương tựa vào bản tâm thanh tịnh, bản tánh như như bất động. Đạo tâm kiên thành tu trì, quyết có thể đạt đến tâm thể diệu cảnh bản nhiên, lại được thanh tịnh an lạc, Phật quả viên mãn vô ngại.

Trì niệm chơn ngôn này (chú Đại Bi), nếu thành tâm, có thể giúp ta tránh được ách nạn, tai chướng được tiêu trừ.
-----
(1) Lưỡng Túc Tôn: Chỉ cho phước và huệ của đức Phật đầy đủ. Đây là lời dụ cho đấng Phật Đà, cao cả tôn sùng kính ngưỡng, mà trong thế gian không ai có thể đủ phước và huệ, nên gọi đức Phật là bậc Lưỡng Túc Tôn.




Thánh Tượng 02:

Nam mô A Rị Da - (Namo arya)

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát, tay cầm pháp luân.


Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát chỉ dạy thế nhân (người đời) trong việc tu hành, nên lấy tâm làm gốc, vì muôn pháp trong trời đất đều do tâm khởi hiện. Từ đó mà tất cả ma chướng cũng đều do tâm mà sanh ra.

Vì thế, người tu hành quyết phải hạ thủ công phu, để được minh tâm kiến tánh. Nếu có thể một niệm ác không sanh, thì hẳn nhiên thấu triệt, tâm này sẽ không bị vật dục lôi cuốn làm che lấp, liền có thể rỗng suốt.

Tất cả muôn tượng trong đại thiên thế giới, chẳng khác gì mây khói qua mắt. Giá trị của đời người chỉ ở cầu được quang minh, khiết tịnh nơi tâm cảnh chính mình. Không lụy về vật, không sầu về tình, ung dung tự tại. Trong biển lớn nhân sanh tử đó, mới có cơ hội đạt đến bờ Cực Lạc. Đức Phật dạy: “Tướng do tâm sanh, tướng tùy tâm diệt”. Tâm nếu không sanh, tướng từ đâu mà đến? Tướng từ đâu mà diệt? Sở dĩ tướng sanh, tướng diệt chỉ ở một niệm, không vào ma chướng. Tất cả nhân quả đều là Phật quả, chỉ vì chúng sanh si mê. Cho nên Bồ Tát nói chơn ngôn này, với mục đích muốn tất cả chúng sanh xa lìa ác pháp, quy Thích Già. Qua chơn ngôn trên, có nghĩa là kính lễ các bậc Thánh giả, vì các Ngài đã xa lìa tất cả ác pháp.


Message edited by saigoneses - Chủ Nhật, 08 Jun 2014, 10:32 AM
 
saigoneses Date: Chủ Nhật, 08 Jun 2014, 10:39 AM | Message # 3
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng


Thánh tượng 3:

Bà lô yết đế, thước bát ra da - (Avalokiteshavaraya)

Đức Quán Thế Ảm Bồ-Tát tay cầm bình bát


Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát vì lòng thương xót các nỗi thống khổ của chúng sanh, Ngài phát tâm đại bi để cứu độ tất cả chúng sanh đồng tu Phật quả. Ngài Quán Tự Tại Bồ-Tát là bậc Bồ-Tát không còn nhiễm trước: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, cả sáu căn luôn luôn thanh tịnh. Cho nên bậc tu hành, phải giữ tâm của mình luôn trong sáng, tâm tánh thuần khiết, sau rồi mới có thể tu tập đạo lớn.

Tất cả những vinh hoa phú quý, danh lợi, ân ái, yêu thích v.v... mà người thế gian tham tiếc, đều trở về không. Đối với sắc, thanh, hương, vị v.v... đều là những sắc chất. cuối cùng chỉ giống như giấc mộng, như huyễn như hóa. Cảnh tượng hoa tươi, nước trong, trăng sáng v.v... không lưu lại lâu bền. Người tu hành nên hiểu rõ, để liễu ngộ đạo lý, đóng chặt lục môn (*)
--------
(*) Lục môn: Sáu cửa này gây nên tội lỗi, mà cũng chính sáu cửa này giúp chúng ta ngộ đạo. Sáu cửa này gồm: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Cũng gọi là sáu căn, sáu căn này phát sanh sáu thức, phân biệt tiền trần.



Thánh tượng 4:

Bồ đề tát đỏa bà da - (Bodhisattvaya)

Đức Quán Thế Ảm Bồ-Tát tay cầm bất không quyển sách (tấm tơ lụa)


Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát chuyển hóa tất cả chúng sanh trong đại địa, sớm tinh ngộ tu trì chơn ngôn đại đạo. Điều cốt yếu ở nội tâm phản chiếu, quán sát nơi chính mình, xem xét tất cả muôn vật trong vũ trụ đều là hư huyễn, không thật. Đối với thân này, là do duyên tứ đại hợp thành, tứ đại tan rã thì thân này không còn. Nhưng người đời nhìn qua trần duyên rồi sanh tâm đắm trước, không tự mình giác ngộ, hướng ngoại bồi hồi mến tiếc, không theo một pháp nào để thâm nhập chánh pháp. Từ đó vọng niệm dễ phát sanh, không mong ra khỏi. Do đó, đức Quán Thế Âm Bồ-Tát, khiến tất cả chúng sanh, đạt đến chánh giác, giải thoát. Và Ngài phát thệ nguyện hóa độ tất cả chúng sanh. Nhưng bản thân mỗi chúng sanh phải có ý chí lập định lâu dài, không giải đãi, nỗ lực tu tập, đạt đến chân thật giác ngộ. Chân đế là sở cầu của nhân sinh, với mục đích chính là khôi phục lại thiện niệm được phát sanh, không bị vật chất làm mê mờ che lấp tâm trí. Nếu thiện niệm không mất, thì thiện nghiệp ắt phải sanh khởi, dần dần có thể phản phục quy chơn, ngộ nhập Niết Bàn. Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát đã giác ngộ, mong cho tất cả chúng sanh giác ngộ giải thoát như Ngài.

 
thanhlongphapsu Date: Chủ Nhật, 08 Jun 2014, 4:36 PM | Message # 4
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
 
saigoneses Date: Chủ Nhật, 08 Jun 2014, 7:47 PM | Message # 5
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng


Thánh tượng 5:

Ma ha tát đỏa bà da - (Mahasattvaya)

Đức Quán Thế Ẵm Bồ-Tát bổn thân tụng chú


Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát, mong muốn tất cả chúng sanh, không nên chạy theo con đường chấp sắc thân là thật thể, vì nó chỉ là giả thân. Từ chỗ nhận chân đó, mà ta có thể trở lại căn bản tu hành.

Ma ha là chỉ đạo pháp rộng lớn vô cùng, không thể nghĩ bàn. Người tu đạo quyết phải hiểu rõ các hình sắc trong đại thiên thế giới, đều là giả tướng, do nhân duyên hòa hợp mà sanh khởi. Biết rằng nó chỉ là giả tướng, nhưng nó vẫn có nhân quả. Chúng sanh không thể thấu triệt nhận thức: Giả tướng nhân quả kia là việc ngẫu nhiên, vì chúng ta thọ nhận các vật chất kia đều từ nơi tự nhiên mà ra. Cho nên chúng ta hằng xa rời nó.

Nếu không thể ngộ dược diệu lý “Ma Ha Di Mạn Lục Hạp” (*) này, mà lầm lẫn vào con đường tắt. Thế cho nên, người tu hành nhất định phải thấu triệt đạo lý là nguồn gốc của việc tu hành. Chuyên giữ và phát sanh thiện niệm, suốt đời phụng hành cho đến lúc lâm chung. Do vậy, phương pháp này có thể biện minh điều phải trái, đi theo con đường chân chánh, sẽ thoát khỏi thống khổ luân hồi.
------
(*) Lục hạp: Tức là lục hòa hạp, chỉ sự hòa hợp giữa 6 căn với 6 trần (nhãn, nhĩ, tỷ v.v... - sắc, thanh, hương v.v...) cùng một linh minh ấy mà chia ra sáu hòa hợp. Chính là 6 căn hợp với 6 trần thành 18 giới. Nếu hiểu rõ 18 giới là vô sở hữu thì 6 hòa hợp làm một linh minh, tức là tâm vậy.



Thánh tượng 6:

Ma ha ca lô nỉ ca da - (Mahakarunikaya)

Đức Quán Thế Ảm Bồ-Tát hiện tướng Mã Minh Bồ Tát


Lược giải: Đức Quán Thế Ầm Bồ-Tát khuyên người tu hành, điều trước hết là thân tâm buông xả, xa lìa tất cả huyễn cảnh, không còn thấy tướng người, tướng mình, tâm luôn rỗng rang, tự tại.

Vì sao như vậy? Vì người tu hành quyết phải đối cảnh vong tình, nên nhận rõ thân mình nhưng chẳng phải là thân ta, tâm này chẳng phải là tâm ta. Đôi với cảnh giới này, có thể nói không sắc tướng. Lúc bấy giờ tự mình có thể thấy được chân tánh xưa nay, xa lìa tất cả mọi thông khổ.

Chúng ta nên biết Phật pháp rộng lớn vô lượng vô biên, hướng dẫn mọi người tu hành. Điều quan trọng tất cả chúng sanh, nên hằng tâm tu hành, thì mới có thể thâm nhập Thánh đạo, là con đường dạt đến cảnh giới Cực Lạc.

Nếu đạo tâm không bền vững, nửa đường phế bỏ, hoặc trải qua các thử thách (nội tâm, ngoại cảnh), không vượt qua được, rồi thối lui thì chắc chắn không thể nào siêu xuất chốn nhơn thiên, thoát khỏi bể khổ.



Thánh tượng 7:

Án – (Om)

Đức Quán Thể Ảm Bồ-Tát hiện tướng chư quỷ thần vương, chắp tay tụng chú


Lược giải: Án, đức Quán Thế Âm Bồ-Tát phát tâm đại bi của chân không vô cùng cực, mục đích hoán tỉnh mọi người trở lại bản tánh thanh tịnh vốn có từ xưa, khiến thâm nhập chơn ngôn “Bất nhị pháp môn” (1) . Nếu chúng sanh nào có thể tu dược "Diệu đạo” này không những chư quỷ thần đều chắp tay hộ vệ, mà lại còn có thể xa lánh các kiếp nạn (2) sớm đăng dạo quả.

Nhưng người tu hành không chỉ chú trọng ở bên trong hành trì đoan chánh, đạo đức uy nghiêm, mà bên ngoài nên công đức được viên mãn, hoằng pháp lợi sanh, Như thế tướng này sẽ được bổ sung cho các tướng kia, có thể được nhiều lợi ích, hiệu nghiệm.

Mỗi khi tụng chữ “Án” này, quyết phải dứt trừ tạp niệm, tâm ý vắng lặng chơn thuần “vô ngã”, trước sau nhất quán, mới có thể ngộ thần diệu Đại bi chú. Người tu hành không thể xem thường, nhàn tản, giải đãi. Cần nhớ chữ "Án” có năng lực mạnh mẽ đến nỗi khiến cho các loài ác quỷ, ác thần đều phải cung kính chấp trì công năng của thần chú Đại Bi, chú này có thần lực vô cùng linh diệu, không thể nghĩ bàn.
-----
(1) Bất nhị pháp môn: Là pháp tánh bình đẳng, không hai không khác, giữa vật này với vật khác

(2) Kiếp nạn: Là các tai nạn trong kiếp sống của con người, mỗi một kiếp có các nạn: phong tai, thuỷ tai, hoả tai



Thánh tương 8:

Tát bà ra phạt duệ - (Savalavati)

Đức Quán Thể Âm Bồ-Tát hiện tướng Tứ-Đại-Thiên-Vương


Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát dạy người tu hành, luôn giữ tâm chân chánh, tu thân. Lời chân ngôn này còn nhằm sửa dổi sai lầm của chúng sanh được toàn thiện, là con đường tắt vào đạo.

Nếu có thể tu thân thì tất cả sự không ích lợi, đều không dám làm. Nếu giữ được tâm chân chánh, thì tất cả những ý niệm bất thiện đều không thể phát khởi. Cho nên người tu trì trước hết phải dứt trừ “Dục niệm” từ thân tâm mình, không còn chút bợn nhơ. Cho nên đức Quán Thế Âm Bồ-Tát dạy: “Người tu trì diệu đạo ở mọi nơi, mười phương chư Phật đều hộ trì, nếu ai trì tụng chơn ngôn này không dừng nghỉ, thì tất cả thiên ma ác quỷ đều xa lánh, mỗi khi nghe âm thanh này”. Như thế, ngoại tà không thể nào xâm phạm, thân tâm được tự tại thanh tịnh, lâu dần tự nhiên có thể tu thành đạo quả.



Thánh tượng 9:

Sổ đát na đát tỏa – (Sudhanatasya)

Đức Quán Thể Ảm Bồ-Tát hiện tướng Tứ-Đại-Thiên-Vương bộ lạc


Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát khuyên người với tâm ý chân thành, trong đời sống tu tập. Lời chơn ngôn có năng lực dứt trừ ác tập, liền có tác dụng cải biến tâm tình, biến hóa khí chất, đối với người với việc, đều quyết phải: Vô ý, vô tâm, vô cố, vô ngã, bất tiếm (không lấn lướt người khác), bất tặc (không giết hại kẻ khác), bất dục (không tham dục), thì mới khế hợp với đạo.

Nếu thực hành lâu dần, thì quyết định có chỗ “sở đắc”, sớm sẽ được thành công, tự thành chánh quả. Bước thứ nhất đã thành, tức là chân thật không hư dối, không dối thì không hư vọng, không hư vọng thì tất cả là Chân, chân thì trở về với thành, thành thì sáng, sáng thì thông, thông ắt biến, biến thì hóa. Cảnh giới tối cao của hóa chính là “Thần”. Cho nên đạo chí thành không thể nói hay dụ được. Người có chí học đạo, chẳng phải từ trên thành ý, mà không thể dụng công phu. Tất nhiên công phu là điều cơ bản quan trọng trong đời sống tu hành.



Thánh tượng 10:

Nam mô tất kiết lật đỏa y mông - (Namaskrittva naman arya)

Đức Quán Thế Ẩm Bồ-Tát hiện tướng Long-Thọ Bồ-Tát


Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát khuyên người tu hành, điều trước tiên phải đủ năng lực, ý chí siêu trần thoát tục, kế đến phải hằng giữ tâm niệm lợi nhân tế vật. Quả có thể thành đạt được thì không cầu Thiên Long hộ hữu, mà vẫn tự được chư Thiên gia hộ.

Do đó, người tu hành trên phương diện tu tập, hằng giữ tâm nhẫn nại, kiên cổ, nhất tâm nhất đức, tâm tánh không thể bồn chồn gấp rút. Trên phương diện khác dứt hư tâm, kham ngộ kinh điển, mong cầu minh sư khai thị con đường đi rõ ràng. Y nơi giáo pháp siêng năng hành trì tu tập. Lúc bấy giờ tự có Ngài Kim-Cang Bồ-Tát hộ pháp hộ vệ, động tịnh vô ngã, xuất nhập tự tại. Thì tự nhiên có điều sở cầu đều có thể như ý. Vì thế, Tam Tổ nói: “Chí đạo vô nan, duy hiềm giản trạch” (đến với đạo không khó, chỉ nên chọn lựa đâu là chánh, đâu là tà). Vì thế, người tu hành quyết phải kiên định, dù gặp trăm ngàn khó khăn chưởng ngại, cũng không lùi bước, trước sau như một, thì ngàn ma không sợ, mới có thể thành tựu đạo quả.

 
saigoneses Date: Chủ Nhật, 08 Jun 2014, 8:05 PM | Message # 6
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng


Thánh tượng 11:

Bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà – (Avalokiteshavara lantabha)

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hiện tướng Viên-Mãn Báo-Thân Lô-Xá-Na Phật


Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát khuyên giải mọi người tu hành nên dùng “ngưng thần chuyên nhất”, vì chơn ngôn có công năng dõng dước, vượt qua khắp nơi, tham thiền tịnh tọa là cơ bản tu luyện, thân tâm nhất thể công phu.

Do vậy khi dụng công, thân tâm cần phải đoan chánh, tâm định khí bình, không được có mảy may tạo tác trong ý niệm. Chủ yếu là trực tâm, không mong cầu bên ngoài, tự có thể tận cùng đạo pháp sanh khởi được đại viên mãn quang minh (sáng suốt, tròn đầy).

Do tâm không thẹn, ý không dối, thì lúc bấy giờ dược quảng đại khương bình, thân dược thư thái, tà ma không dám xâm phạm. Tất cả đều có thể tùy ý tự tại. Sở dĩ đức Quán Thế Âm Bồ-Tát nói chơn ngôn này, bởi ý của Ngài vì chúng sanh, mong được an lạc, dứt hết khổ não, tiến đến diệt hết tất cả ác nghiệp, đầy đủ tất cả sự mong cầu. Công đức như thế mới thật viên mãn. Muốn thấu triệt được cảnh giới này, người tu hành quyết phải “Vô ưu vô ngã” Thân tâm tự tại, quán sát tất cả “vật ngã” như một, mới có thể phụng giáo thực hành, thấy được quang minh thế giới.


Thánh tượng 12:

Nam mô na ra cẩn trì – (Namo Nilakantha)

Đức Quán Thể Ảm Bồ-Tát hiện tướng Thanh-Tịnh Pháp-Thân Tỳ-Lô-Giá-Na Phật


Lược gỉải: Đức Bồ Tát Quán Thế Âm vì lòng từ bi, dạy bảo cho chúng sanh nên quy y Tam Bảo. Lời chơn ngôn khuyên giáo mọi người, điều trước hết phải thực hành Nhân đạo.

Người tu hành nên lấy thân làm việc, vì người mà làm theo, kế đến tiếp dẫn kẻ hậu học. Đương nhiên là trách nhiệm của mình. Có người vì việc tu hành, chỉ cầu tự mình liễu thoát là xong, chỉ mong mình dược độ, mà không nghĩ cầu độ người. Đây là tác pháp của giáo phái Tiểu thừa, xa rời đại đạo. Người tu hành nên học tập đạo hành Đại thừa Bồ Tát, để cứu đời độ người, làm trách nhiệm của mình, theo thệ nguyện của đức Địa Tạng Vương: “Địa ngục vị không thệ bất thành Phật”. Vì độ thoát tất cả chúng sanh thế giới này, mới có thể hóa thành thế giới thanh tịnh, nếu không khổ tu làm sao đạt được? Chúng ta là người học Phật tu hành, quyết phải phát đại từ bi tâm và tâm bồ đề để cứu đời, độ người. Nếu chúng ta tâm hành thiện, rộng hạnh tiếp dẫn mọi người, ngõ hầu không phụ lòng đức Quán Thế Âm Bồ Tát, khổ tâm nói chơn ngôn này.



Thánh tượng 13:

Hê rị ma ha bàn đá sa mê – (Srimahapatashami)

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hiện tướng Dương-Đầu Thần-Vươrtg


Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát nhìn cái gương danh lợi của người đời, xem sự giàu sang là quý trọng, rồi tự mình tìm đến sự khổ não, vì thế mà Ngài nói lời chơn ngôn này.

Người tu đạo trước tiên nên xem thường tất cả sự giàu sang, nhất tâm nhất ý hạ thủ công phu, mong đạt đến chỗ ngộ đạo. Nếu tục tâm phải lạnh nhạt, thì đạo tâm mới nồng ấm, nhân tâm “Không tịnh” (rỗng không thanh tịnh), thì đạo tâm mới kiên cố được. Như thế người tu hành có thể tu đạt đến “Tâm không”, “Thân không” (thân và tâm trong sáng thanh tịnh), thì quyết nhiên có cơ hội giác ngộ giải thoát, xa lìa thông khổ đi đến an vui tịch tịnh.

Nhưng vì “Tâm không thân không”, nói thì dễ dàng, nhưng thật ra cũng trải qua muôn ngàn gian lao thử thách. Chúng sanh ở đời, tất cả mọi sự mọi vật đều có nhân quả, nhưng làm sao dứt được hết các phiền não trong cõi dời. Nên trước hết phải tự tâm thanh tịnh, thì trí huệ bừng sáng, trí huệ sáng thì ngoại ma không còn xâm phạm. Ngoại ma không có thì tự mình có thể xả bỏ trần duyên, nhiếp hóa hư không, đạt đến cảnh giới “Vô ngã vô tướng”.



Thánh tượng 14:

Tát bà a tha đậu du bằng - (Sarvadva tashubham)

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hiện tướng Cam-Lồ-Vương Bồ-Tát


Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát với tâm đại từ đại bi, Ngài hy vọng chúng sanh có thể kiên tâm tu trì. Vì tất cả chúng sanh đều có thể tu hành, đồng chứng Phật quả, không có phân biệt giàu nghèo, sang hèn sai khác.

Tất cả chúng sanh có thể định tánh tu hành, kiên trì không một không khác, có thể đạt được Kim Cang chánh quả. Ở ngôi vị bậc Thánh không tăng, ờ kẻ phàm phu không giảm. Chính là tinh thần các pháp bình đẳng, cho nên cùng tất cả tứ sanh trong lục đạo (*).

Điều quan trọng là lập chí tiệm tu, phụng hành Phật pháp, mỗi niệm đều là thiện niệm, mỗi khắc không quên, trải qua muôn kiếp không dời đổi, ngàn cuộc sống không biến thái. Cuốỉ cùng có thể được thiên nhân tôn trọng, điều phục được Tu la, tiêu dứt địa ngục, các loài ngạ quỷ được no đủ, loài súc sanh được siêu xuất, hướng về thế giới Cực Lạc. Khiến cho tất cả chúng sanh đều có thể thoát khỏi nẻo luân hồi.

-----
(*) Tứ sanh: Là bốn loài được sanh ra: Noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh, bốn loài này vẫn là chúng sanh, có thể tu, có thể chứng đắc.

Lục đạo: Là sáu con đường hay còn gọi là sáu cõi: Thiên, Nhơn, A tu la, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh.


Message edited by saigoneses - Chủ Nhật, 08 Jun 2014, 8:07 PM
 
kathy Date: Chủ Nhật, 08 Jun 2014, 10:07 PM | Message # 7
Colonel general
Group: Users
Messages: 900
Status: Tạm vắng
Saigoneses post
Chú Đại Bi chính tôi cũng niệm hằng ngày rất linh thiêng đó các bạn
 
saigoneses Date: Thứ Hai, 09 Jun 2014, 8:38 PM | Message # 8
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng



Thánh tượng 15:

A Thệ dựng – (Asahiyum)

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hiện tướng Phi-Đằng Dạ-Xoa Thiên-Vương


Lược gỉải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát, thương xót chúng sanh không biết tu thiện, nên phải đọa lạc nơi bể khổ. Ngài sợ chúng sanh giải đãi nên sai khiến các Phi thiên, Dạ xoa vương ngày dêm tuần du quán sát bốn phương, hiển hiện oai linh, cảnh giới chúng sanh. Mong cho các chúng sanh sớm ăn năn sửa đổi, tu thiện nhận chân tu hành.

Phàm là kẻ thành tâm tu thiện, thì tự có chư thần, chư Thánh, Phật bảo gia hộ. Ngược lại, những người thường hành ác nghiệp, thảng hoặc lúc bấy giờ có thể cải hối chân chánh, thì đức Bồ-Tát Quán Thế Âm sẽ tùy cơ cứu độ. Cho nên có chỗ gọi “Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật” (buông bỏ đao kiếm, tâm chân liền thành Phật). Đây là thể hiện tâm từ bi của đức Quán Thế Âm Bồ-Tát, nhưng vì "phóng hạ đồ đao”, không chỉ trong tay không còn đao kiếm, không phải thể hiện hình thức bên ngoài. Cuối cùng không duyên lành với Phật.

Điều cơ bản chúng sanh quyết định liễu ngộ, hối cải, hướng thiện là điều quan trọng ở tâm tánh, với năng lực thực hành cứu đời, cần được thủy chung với đạo. Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát dù với lòng từ bi vô lượng, nhưng không thể ban phúc lành cho những người tà ngụy.




Thánh tượng 16:

Tát bà tát đa, na ma bà già - (Sarvasattva Namo Pasattva Namo Bhaga)

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hiện tướng Bà-Ca (Già) Bà-Tố Thần-Vương


Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát phát tâm đại từ bi thuyết minh không phân biệt là bậc Thánh hiền trí huệ, điểu thú, hay chủng loại ngu si, đều khiến được thoát khỏi ma nạn.

Tất cả chúng sanh trong đại thiên thế giới, nếu có thể chân tâm tu hành, thì Bồ-Tát Quán Thế Âm phát tâm đại từ bi tùy duyên hóa độ. Với thệ nguyện rộng lớn, Ngài ứng hiện ngàn tay ngàn mắt để cứu dộ chúng sanh, dứt trừ ma nạn. Có lúc Ngài dùng ngàn tay cầm các pháp khí, để hàng phục quân ma, khiến người chân tâm tu hành, được an tâm hành đạo. Có khi Ngài dùng ngàn mắt thần thông rỗng suốt, quán sát chúng sanh, ban cấp cho người chân tâm tu hành, từ bi thiện quả. Đối với những người tín tâm không kiên cố, người tu đạo không thành, Bồ Tát cũng phát tâm bố thí, trải qua ma kiếp, khiến cho tội nghiệp của họ được tiêu trừ, sớm đến bờ giác ngộ.



Thánh tượng 17:

Ma phạt đạt đậu – (Ma bhate tu)

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hiện tướng Quân-Tra-Lợi Bồ-Tát


Lược giải: Phật quảng đại bình đẳng, dối với người chân tâm tu hành, đức Quán Thế Âm Bồ-Tát ban cho họ lòng từ bi rộng lớn.
Phàm người thành tâm tu hành, cũng nên là thân quyến ở cõi trời, mà cũng là người bạn ở thế gian này, để hộ trì cho mọi thiện pháp được thành tựu (*).

Nhờ lòng nhân từ của chư Phật, chư Bồ-Tát, mà tinh tấn tu trì không hư dối, thành tâm chánh ý, xa lìa tham, sân, si, dứt ác làm thiện, bình tâm tịnh khí, khiến tâm cảnh nhất như, hẳn nhiên tự tại, Tâm thanh tịnh không nhiễm trước các pháp, ý không mê lầm về tướng, giữ gìn chân tâm, dứt tà ngụy, là căn bản chánh đạo mà thực hành, sẽ được chư vị Bồ-Tát tự đến cứu độ. Lúc bấy giờ các ma quái không còn xâm phạm thân tâm của người tu hành, đều có thể an nhiên tự tại, tiến đến thấu triệt con đường sanh tử, xa hẳn vật dục phiền não, độ mình độ người. Mới có thể tiến lên Phật quốc, thành bậc Bồ-Tát vô ưu vô lự.
-----
(*) Ngưỡng thể thiên thân thế hữu: Là thân quyến ở cõi trời, là người bạn ở thế gian (mong được làm thân quyến ở cõi trời, làm bạn trong cõi thế gian).



Thánh tượng 18:

Đát điệt tha - (Tadyatha)

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hiện tướng A-La-Hán thân


Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hiển hiện thân tướng A-La-Hán, với lòng chí thành không bao giờ dứt mất, tâm cùng đạo khế hợp tu trì.

Tu hành vốn không nguy khốn, điều quan trọng phải có lòng chí thành. Người tu hành phải chuyên tâm trì chí, không mảy may hư dối, thì ngôn hạnh (*) quyết có thể nhất trí, thân tâm đều có thể cân bằng tương xứng. Nếu được như thế, đạo liền có thể cùng tâm thông suốt, thân có thể cùng với đạo hợp nhau.

Trong quá trình tu hành, điều sợ nhất là tạp niệm bùng khởi. Như quả thật, một khi tạp niệm sanh khởi, thì ngoại ma sẽ xâm phạm, khi ngoại ma xâm phạm vào thân, thì thân tâm không được thanh tịnh. Như thế thì sao ta lại có thể tu hành? Sở dĩ người tu hành luôn phải giữ tâm tĩnh lặng, hướng vào công phu thiền định thật tốt, mới có thể đưa thân nhập dạo, đưa dạo vào tâm. Tiến vào tâm đạo nhất nguyên, muôn niệm đều dứt, lâu dần thì muôn duyên đều tiêu tận, hiện thân A-La-Hán, hình thành tướng uy đức hy hữu.
-----
(*) Ngôn hạnh: Là ngôn ngữ tánh hạnh chân thật, thể hiện hạnh đức ngôn từ của bậc chân tu chân chánh.



Message edited by saigoneses - Thứ Hai, 09 Jun 2014, 8:38 PM
 
saigoneses Date: Thứ Hai, 09 Jun 2014, 9:30 PM | Message # 9
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng

Thánh tượng 19:

Án, A bà lô hê – (Om! Avaloka)

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hiện tướng Vô lượng từ bi

Lược giải: Điều cốt tủy trong cuộc đời tu hành, thân tâm phải thanh tịnh, vì tâm có thanh tịnh thì niệm mới lắng đọng, tâm tịnh thì mới xa lìa tạp niệm.

Chúng sanh tu hành, điều quý nhất là tâm chí bền vững, không bị các ma chướng làm lay động. Nếu có thể tâm thanh niệm lự, giới và đức tự trì, không tham đắm tất cả trần duyên, dứt hết ô nhiễm. Nhiễm ô tận sạch, liền có thể hồi phục bản tánh viên minh. Lúc bấy giờ động và tịnh đều thanh tịnh, đạo không một kỳ hạn nào mà tự thành.

Nhưng chỉ vì người đời mỗi niệm không biết chư Phật và chư Bồ-Tát đều đạt giải thoát. Các Ngài đều ở trong đời ác ngũ trược, mà tu thành chánh quả. Thế mà có kẻ vì ly khai xã hội rối ren, xa lánh nhân quần, chỉ một mình đến chốn thâm sơn cùng cốc, hoặc nơi cổ tự thâm u mà tu hành, mong tìm được tâm thanh tịnh, mới có thể thành Phật đạo. Kỳ thật việc tu hành như trên chính là bỏ gốc theo ngọn, không hiểu biết xuất xứ của việc thành đạo. Cho nên có chỗ gọi: “Phật tại Linh Sơn, chẳng nên xa cầu”. Thật ra Linh Sơn chỉ ở nơi tâm của chính bản thân mình, việc tu hành làm sao có thể xa lìa thế gian được, vì Phật pháp bất ly thế gian pháp.



Thánh tượng 20:

Lô ca đế - (Lokate)

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hiện tướng Đại-Phạm Thiên-Vương

Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát khuyên chúng sanh trong đời sống tu hành, phải kính giữ lương tri (*) luôn luôn hộ trì, lúc nào cũng giữ tinh thần thanh thản bất động, khiến tâm cảnh thường sáng suốt. Bởi vì xưa nay tâm của con người, cùng trời đất đồng cùng một nguồn gốc, muôn vật đồng cùng một thể. Nếu có thể giữ được bản tánh sẵn có ấy, liền có thể thành Phật. Nhưng con người luôn bị vọng niệm, khi vọng niệm sanh khởi, thì thiếu đi một phần chánh khí, vọng tưởng sẽ xâm nhập, tà khí cũng theo đó mà vào. Thì làm sao có thể thành Phật?

Do vậy, trong việc tu hành phải giữ gìn bản tâm thanh tịnh, không bị vật dục lôi cuốn. Nếu tâm thành như nhất, thì tâm và cảnh trong sáng. Khi ấy mới có thể bảo trì được đại đạo, cần tu không thiếu sót, thay đổi, thì tâm cảnh quán chiếu được muôn vật. Hiểu được như vậy, chính là chân đế của nhân sinh.

-----
(*) Lương tri: Là cái tri thức của con người vốn biết, không cần phải suy nghĩ và học tập mới biết. Tức chỉ cho chân tâm trí giác, chân như tịch tịnh. Còn gọi là Phật tánh hay Như Lai Tạng tánh.



Thánh tượng 21:

Ca ra đế - (Kalati)

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hiện tướng Đế-Thần


Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát tâm ý vốn từ bi, chỉ dẫn người có tâm hướng về đạo pháp tu hành, là yếu tố quyết định.

Làm người tu hành, tâm luôn luôn phải kiên trì, đoan chánh, giữ gìn nghiêm tịnh nơi lòng, không bị chi phối bởi hoàn cảnh bên ngoài. Không vì kết quả của bản thân tu hành mà ưu sầu. Sự tồn tại của đạo chính là "Hư linh bất muội” (tâm linh không mê muội). Quan trọng ở thể niệm, ý cảnh vô hình.

Do đó người tu hành quyết phải giữ lòng thành kính, luôn luôn tự mình kính sợ, không thể vì việc thành tựu trong một lúc nào đó mà được “Đắc ý vong hình” (quên hình toại ý), không thể vì không tiến hoặc tiến bộ chậm chạp lâu dài, mà tâm chí mất đi.

Điều quan trọng của người tu hành, nên biết đạo ở trong lĩnh vực tiệm tiến. Tiệm tiến giúp tâm nhẫn nại, cho nên người tu hành phải giữ tâm kiên cố, mới đạt được đạo quả. Mặc dù trải qua nhiều kiếp ma nạn, mà vẫn đạt thành.



Thánh tượng 22:

Di hê rị - (Ishiri)

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hiện tướng Tam thiên Ma-Hê-Thủ-La thiên thần


Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát dùng vô lượng từ bi với mục đích lợi người cứu vật, hóa độ tất cả chúng sanh trong đại thiên thế giới. Mỗi chúng sanh tự có nhân quả của chính mình, đều phải trải qua: Sanh, lão, bệnh, tử, ai, lạc, ưu, hỷ. Bao gồm cả hữu tình và vô tình chúng sanh đều trải qua con đường sanh xuất. Như thế thì làm sao khiến các chúng sanh này có thể giác ngộ chân nghĩa về sinh mạng, mà hướng về đại đạo từ bi?

Đây chính là yếu tố mà các loài hữu tình chúng sanh bỏ hết việc truyền bá về giáo hóa của đức Phật, mà đối với vấn đề này là tâm của các chúng sanh hướng thiện, không quản cảnh xứ như thế nào, sanh tướng như thế nào. Đức Bồ-Tát Quán Thế Âm sẽ theo thiện niệm của mỗi chúng sanh, để cùng hóa độ. Nếu hóa độ một lần không thành, Ngài sẽ thuận theo nghiệp lực tu hành của các chúng sanh, mà không dứt hẳn việc hóa độ, hướng dẫn họ vào thế giới quang minh.

Do đó, người hành đạo chỉ yếu thẳng vào tiệm tâm hướng thiện, lập chí tu hành. Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát dều xem đồng một tâm thiện, Ngài liền trợ giúp cho tâm nguyện tu hành được hoàn thành.



Thánh tượng 23:

Ma ha bồ đề tát đỏa –(Maha bodhisattva)

Đức Quản Thế Âm Bồ-Tát hiện tướng Thanh tịnh vô ngã từ bi


Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát khuyên người tu hành phải xem tất cả vinh hoa phú quý trong thế gian là “Không”, tất cả chỉ là bọt nước (bào ảnh). Luôn giữ thân tâm thanh tịnh, không có mảy may tạp niệm.

Lúc bây giờ người sơ cơ học đạo, lại phải có chân tâm kiên cố, chân thật. Rồi phải nỗ lực đối với việc giải thoát các phiền não, không tham đắm các sắc tướng, từ bỏ vật dục thế gian.

Nếu chúng sanh có thể như đây lập tâm hướng đạo, đức Quán Thế Âm Bồ-Tát liền vận hành định và huệ, tùy duyên hóa độ, gia hộ cho tất cả chúng sanh. Cho nên người lập chí hiến thân tư đạo, thành đạt được đạo nghiệp hay không thành là do chính mình, không phải ở nơi Bồ Tát. Nếu tâm chí không định, đức nghiệp còn thiếu, thì làm sao có thể mong cầu lòng từ bi của Bồ Tát? Thanh tịnh vô ngã, trưởng dưỡng lòng từ bi là “Pháp môn bất nhị” của người tu hành vậy.



Thánh tượng 24:

Tát bà tảt bà –(Sabho Sabho)

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hiện tướng Hương-Tích Bồ-Tát


Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát triệu ngũ phương binh quỷ đến làm tùy tùng hộ vệ, Ngài dùng biện tài vô ngại làm lợi lạc cho tất cả chúng sanh có duyên lành.

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát với lòng từ bi thường suy nghĩ làm sao độ hết chúng sanh, nhưng vì chúng sanh si mê quên mất không biết. Vì thế Ngài khiến họ tự mình thành người hữu duyên. Đây là trường hợp Bồ-Tát với tâm niệm tân khổ chánh chơn, khiến cho họ được hạnh duyên thâm nhập Phật pháp quảng đại. Bồ Tát lại khiến các loài hữu tình mới có thể được chuyển hóa thành chúng sanh, dần dần bước vào con đường hành thiện.

Do đó, người tu hành nên nhờ các cơ duyên tốt đẹp khó được, mà đi vào con đường chánh đạo. Liền nên “Tử tâm tháp địa” (*), không ngại gian khổ, một lòng hướng về chánh đạo, thì mới có thể được Bồ-Tát tiếp dẫn. Như họ quá tham luyến “Sắc tướng” mang ý niệm sanh tử, hoặc hữu thủy vô chung, tâm ý không chuyên. Hằng ngày đối với việc tu trì, nghi ngờ phiêu diễu. Đây chính là đạo hạnh và việc hành đạo không thể tròn đầy, liền rơi vào con đường đọa lạc chốn trần lao, không bao giờ giải thoát được.

-----

(*) Tử tâm tháp địa: Là quyết tâm rời khỏi điều si mê, sai lầm, ngập sâu vòng tội lỗi. Có thể chỉ cho các phiền não, nhận chìm chúng sanh trong cảnh sanh tử luân hồi.

 
saigoneses Date: Thứ Ba, 10 Jun 2014, 9:52 PM | Message # 10
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng


Thánh tượng 25:

Ma ra ma ra – (Mara Mara)

Đức Quán Thể Âm Bồ-Tát hiện tướng Bạch-Y Quán Thế Âm Bồ-Tát


Lược gíảỉ: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát chỉ thị cho người tu hành, muốn được Như Ý bảo châu (ấn), trước hết phải trì "Như ý quả”. Ý do tâm mà khởi, ta và người đều bình đẳng. Niệm tức là ý. Người tu hành, trước tiên phải dứt trừ tất cả tạp niệm “Điều lự tầm chân” (1) nội tâm luôn luôn thanh tịnh, tự như (2), không mảy may nghi ngờ, trở ngại đối với ngoại cảnh, quyết tâm phá trừ sắc tướng, thể ngộ chân như. Không thể đắm trước các ý niệm thông thường, dứt hết mong cầu thì đạo hạnh sẽ hiển bày. Chúng ta nên biết đạo ở trong tâm mình, nếu quả thật hướng ngoại vọng cầu. Hẳn nhiên chỉ là “Duyên Mộc cầu Ngư” (nương tựa nơi rừng cây để tìm cá), chắc chắn hằng xa lìa không thể nào hiểu đạo, mà lại còn xa đạo. Do đó, người tu hành trước tiên là tu tâm. Vì tâm thông thì lý mới thông, lý thông thì sự thuận, thì không còn trở ngại. Tất cả đều vô chướng ngại, rỗng suốt quán sát được thông thoáng cửa ải sanh tử.

-----
(1) Điều lự tầm chân: Là gạn lục tâm niệm, tầm cầu niệm chân chánh.

(2) Tự như: Là chân như tự tại ở nơi bản thân mình.



Thánh tượng 26:

Ma hê ma hê, rị đà dựng - (Mashi mashi ridhayu)

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hiện tướng Phật A-Di-Đà


Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát điểm ngộ chúng sanh không sanh khởi điều nghi ngờ, tâm tự tại, tịnh tu giữ gìn đạo hạnh. Việc tu hành quan trọng nhất là thể ngộ được ý nghĩa đạo hạnh.

Người tu hành, đạo là tu trì chân chánh, không phải là cầu trường sanh bất lão, không phải mong được thăng quan tiến chức, phát tài phát lợi. Đạo cũng không mong cầu được hưởng thọ vinh hoa phú quý, mà điều chủ yếu là người tu hành an tâm hành đạo, hiểu thông suốt sự lý. Đó chính là có thể “Tâm an đắc lý”, là rõ được lý nhân đạo. Có thể nói tất cả hiểu được lý nhân đạo. Khi ấy, mới có thể ngộ lý thiên đạo. Chính là liễu ngộ được sanh tử, dạt đến con đường tu nhân đạo, đắc cầu dược cảnh giới tối cao. Nhưng khi tìm được cảnh giới này, thì không thể tọa thị bàng quang mà thành. Vì thế, người tu đạo phải quyết tâm kiên định, giữ tâm không dao động. Thì mới mong có thể tiến đến tu hành, đạt được kết quả viên mãn.



Thánh tượng 27:

Cu lô cu lô, yết mông – (Guru guru ghamain)

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hiện tướng Không-Thân Bồ Tát


Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát khuyên người tu hành, nên phát thiện niệm thì được các thiện Thần theo nhau giúp đỡ, khiến cho các việc làm được thành tựu, nếu chúng sanh có thể chứa nhóm các công đức, bền tâm quyết chí tu trì, trước sau không thay đổi. Tức pháp thân thành tựu vô lượng công đức, mà tất cả các ma chướng, oan quỷ tự nhiên đều có thể nhiếp phục, xa lìa, không còn phát sanh điều khốn khổ lo sầu.

Chúng ta có thể thấy điều lợi ích trong việc tu hành, thật là linh diệu và các tư lương đầy dủ không thể nghĩ bàn. Chỉ tiếc rằng người đời chỉ biết đại đạo khó thành, mà không trở lại tỉnh xét tự mình chưa có thể chân thật tu hành. Thì chắc chắn sẽ không có kết quả mong muốn, lỗi lầm càng nhiều thật là đáng tiếc. Vì thế, người tu hành, trước tiên phải lập đại chí, mong cầu liễu ngộ. Sau mới bước vào tâm chân thật, một bước tiệm tu, một bước tiệm tiến. Khi ấy mới có cơ hội đại thành vậy.



Thánh tượng 28:

Độ lô độ lô, phạt xà da đế - (Dhuru Dhuru Bhashiyati)

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hiện tướng Nghiêm-Tuấn Bồ-Tát


Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát thị hiện giáo hóa người tu đạo, việc quan trọng quyết phải nhận rõ Thanh môn kinh (hiểu rõ sự lý nội điển), thông suốt đại đạo thanh tịnh chân chánh, nhất tâm nhất ý, hướng về giáo lý cao siêu, trước sau không giải đãi.

Do vậy, đối với thế gian người hành đạo một lòng tu tập, đạt đến chỗ không biện biệt chánh tà, không suy cứu chân ngụy. Chuyên cần học tập, mà tránh đi con đường tắt. Không tham vấn với minh sư việc kia việc nọ, trong các vấn đề thời thượng. Đối với trong việc học tập hằng ngày, hôm nay học việc này ngày mai học việc khác, rốt cuộc không thành đạt gì. Như thế lấy chỗ rỗng không tham muốn của mình mà vọng cầu nơi hành vi đó để thành Phật thì làm sao có thể thành tựu?

Kỳ thật, đạo ở trước mắt, Phật ở nơi tâm mình. Nhất quán từ lúc đầu, tuần tự mà tiến, thì tự mình có thể đạt được cảnh giới tự tại.



Thánh tượng 29:

Ma ha phạt xà da đế - (Maha Bhashiyati)

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tái hiện tướng Đại-Lực Thiên-vương


Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát không sợ sự lập đi lập lại để biểu dụ người đời trong việc tu hành, mong thấu đạt được diệu lý, thì công đức không thể nghĩ bàn. Thế nên đối với tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tất cả đều có thể thành Phật. Vì đạo vốn không khó tu, Phật cũng không khó cầu. Điều chủ yếu là phải dứt trừ vọng tưởng, quét sạch tất cả kiến tư hoặc (1), tư dục (2), buông bỏ muôn duyên, thì tâm dược thanh tịnh. Tất cả ma chướng không dám quấy nhiễu, liền đó có thể dứt trừ khổ não sanh tử, giải trừ được các thứ độc hại.

Người tu hành nên biết một niệm sơ khởi, liền là nơi giao tiếp, cửa ngõ chốn nhân thiên, phải cẩn thận trong từng niệm khởi. Đối với tham, sân, si, ái, tà niệm... nên quán sát xác thật để loại bỏ. Nếu chú tâm tha thiết theo cảnh sanh tình, thì tự mình chui vào con đường khổ não. Nếu dụng công lâu dài để tu trì, thì chắc chắn sẽ thành Phật tác Tổ, cùng chỉ trong một ngày có thể trông mong được vậy.
-----
(1) Kiến Tư hoặc: Tức là Kiến hoặc, Tư hoặc, là dị danh của phiền não, là chi mạt của căn bản phiền não: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến.

(2) Tư dục: Chí dục vọng ham muốn nơi chính bản thân mình, về ngũ dục: Tài, sắc, danh, thực, thùy.



Thánh tượng 30:

Đà rạ đà ra – (Dhara dhara)

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hiện tướng Trượng phu thân khổ tu hành


Lược gỉải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát chỉ bày điều tinh túy của đạo pháp, trước hết người hành đạo phải một trần không vọng khởi. Vì trần có thể làm chướng ngại linh minh bản tánh (*) của con người . Trần chính là lời nói thông thường về tạp niệm, trong tâm chúng ta nếu có một niệm tạp niệm, thì không thể thấy được đạo lý, ma chướng theo đó mà đến.

Cho nên, người tu hành phải dứt bỏ các tạp niệm. Nếu người tu đạo, một niệm đầu tiên không chân chánh, thì tất cả vọng tưởng đều theo đó mà thâm nhập. Không những làm nhiễu loạn bản tánh, mà thân cũng không thể điều phục được tâm. Một khi bản tánh không thể hiện được, thì tánh viên minh cũng không thể cầu được.

Thế cho nên, trong một niệm liền là luân hồi, thì tai hại của tạp niệm kia rất lớn, nó sẽ ăn sâu vào tâm trí, làm mất đi tánh giác vốn có của mỗi chúng sanh.

Do đó, người học đạo luôn luôn cảnh giác với căn bệnh này, nếu không biết dứt trừ, dù có tu cho đến già cũng không thành đạt.

-----

(*) Linh minh bản tánh: Là bản tánh trong sáng thanh tịnh, tức Như-Lai-Tạng tánh, hay còn gọi là Phật tánh, như như bất động.



Thánh tượng 31:

Địa rị ni – (Dhirini)

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hiện tướng Sư-tử-Vương thân


Lược giải: Đức Quán Thế Ấm Bồ-Tát hiện thân hóa độ nữ chúng sớm tu thành Phật quả. Đức Phật dạy: “Nữ nhân như quả thật phát tâm tu hành, thì chóng thành đạt hơn nếu so với nam giới.

Vì tánh chất của người nữ phần nhiều nhu thuận, bình tịnh, giản dị tu hành. Bởi vì người nữ phần nhiều có đầy đủ tâm từ bi, nó cũng là điều kiện cơ bản của người tu dạo. Do đó, nếu người nữ phát tâm tu hành chân thật, thì tất cả chư Phật, Thiện thần đều hộ vệ. Đồng thời có Long vương và chư Thiện thần thường ở hai bên hộ trì, nên tà ma không dám xâm phạm. Điều này khiến nữ chúng tu hành an tâm học đạo, sớm lên bờ giải thoát.

Cho nên người nữ tu nên tỏ bày nỗi khổ tâm của tâm mình, thưa thỉnh minh bạch với đức Bồ-Tát và tinh cần tu trì, thì sẽ được Ngài gia bị, mới có thể không phụ lòng từ hóa độ của Bồ-Tát Quán Thế Âm.



Thánh tượng 32:

Thất Phật ra da – (Shvaraya)

Đức Quản Thế Âm Bồ-Tát hiện tưởng Thích-Lịch Bồ-Tát


Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát chỉ dạy: Nếu mỗi cá nhân có thể khám phá được hồng trần, không rước lấy điều thị phi, tâm niệm quyết định thanh tịnh, thì có thể thành tựu được Phật thể (thể tánh của chư Phật). Hư không quang minh, và có thể tùy thời, tùy nơi, hiện thân thuyết pháp, cứu đời độ người. Quang minh khắp chiếu, thì tám muôn bốn ngàn lỗ chân lông nơi thân đều hiện ra ánh sáng. Do đó tất cả ma oán và quyến thuộc của chúng đều xa lánh, không dám xâm phạm.

Người tu hành nên giữ gìn yếu thuyết này, cố gắng dứt bỏ vọng niệm: Tham, sân, si, ái... sớm dứt trừ, khiến thân tâm được thanh tịnh, niệm trần không còn sanh khởi. Lúc bấy giờ tửu sắc, tài khí và các ma oán tự nhiên xa lánh. Ngược lại, tâm tham luyến tửu sắc, thì tửu sắc ma oán liền đến, Tâm trụ nơi sắc, thì sắc ma liền đến. Vả lại không sắc là yếu tố đủ để xua đuổi thị dục. Như vậy, nếu ma chướng sanh khởi rất nhiều, thì làm sao bàn đến việc tu hành? Vì vậy, dứt bỏ ma chướng chính là nguồn gốc thanh tịnh. Lúc đó mới đủ khả năng tu hành được trọn vẹn.



Message edited by saigoneses - Thứ Ba, 10 Jun 2014, 9:55 PM
 
atoanmt Date: Thứ Sáu, 13 Jun 2014, 11:41 AM | Message # 11
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng



TRANG NHÀ ATOANMT LUÔN LUÔN TRÂN-TRỌNG
NHỮNG BÀI POST GIÁ TRỊ CỦA CÁC BẠN
VÀ RẤT QUÝ MẾN NHỮNG CẢM TÌNH ĐẶC BIỆT ĐÓ


AToanMT
 
saigoneses Date: Thứ Sáu, 13 Jun 2014, 9:37 PM | Message # 12
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng


Thánh tượng 33:

Giá ra giá ra – (Jala jala)

Đức Quán Thế Âm hiện tướng Thôi-Túy (Tồi-Toái) Bồ-Tát


Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát nhìn thấy tất cả chúng sanh bị ngoại ma lôi kéo, không thể giải thoát được, Ngài hiển hiện tướng đặc biệt với pháp tướng phẫn nộ để cứu độ chúng sanh. Hình tướng này đủ cảnh sách hành giả nhận chân tu hành, tùy thời cảnh tỉnh kinh sợ, không thể bị ngoại ma mê hoặc.

Y theo nội điển nói: “Ma chướng không ở ngoài tư dục của con người” (*). Vì thế nên phải sớm nghe chánh pháp, để phá trừ tà vọng. Từ đó chúng ta phát tâm hiến thân cho đạo để tu hành. Lúc bình thường vô sự, thì phải chuyên cần tu tập quán sát (cần gía tỉnh sát).

Lúc tâm niệm vọng ngoại tham mến, thì lập tức phải chế ngự, không thể có tâm lý chần chờ. Như thế vọng niệm không sanh, thì đạo tâm quyết định tăng trưởng. Công phu quán tâm như thế, là đề cao cảnh giác, luôn luôn ngăn ngừa ngoại ma nhiễu loạn. Được như thế, mới có thể trừ ma kiếp, sớm đăng Phật quả.

-----

(*) Tư dục: Là lòng ham muốn tài, sắc... trong mỗi con người qua ngoại cảnh. Lòng tham sắc, tham tài... bừng khởi từ nơi tâm của mỗi người.


Thánh tượng 34:

Mạ mạ, phạt ma ra – ( Mahabhamara)

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hiện tướng Đại-hàng-ma Kim-Cương


Lược gỉảỉ: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hiện thân tướng từ bi để cứu độ những nỗi thống khổ của chúng sanh, luôn hộ trì người tu hành được đại kiết tường. Và có thể đời đời kiếp kiếp thường sanh vào cung điện của chư Phật, không bị đọa lạc vào con đường luân hồi, không bị các sự khổ não. Đây chỉ vì người đời không vượt qua được cửa ải danh lợi, suốt ngày suy cầu vọng tưởng, đam mê độc hại tửu sắc.

Trái ngược với tâm chân chánh là tâm mê muội saí lầm, không biện biệt được ngã nhân. Đây là một thứ tâm niệm chỉ dựa trên con đường luân hồi. Thử tưởng tượng lại, ta có thể trốn thoát ngoài kiếp hồng trần dược không? Chắc chắn là không.

Nhưng may mắn thay, chúng ta được đức Quán Thế Âm Bồ-Tát không ngại phiền khổ, lại một lần giáng thế, hiển hóa thần thông. Ngài khiến tất cả chúng sanh có thể xa lìa ma chướng, chuyển thể tu hành, tấn nhập vào cảnh Phạm thiên Cực Lạc.


Thánh tượng 35:

Mục đế lệ - (Mudhili)

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hiện tướng chư Phật, chư Bồ-Tát


Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát khuyên hóa người tu hành trước hết nên xem xét khám phá các trần duyên, rồi lập chí thuần nhất tu tập. Sớm chiều tỉnh xét, kinh sợ sai lầm, dứt trừ tất cả tư dục.

Đức Quán Thế Âm mong muốn tất cả chúng sanh đắc đạo, nên Ngài thường phát tâm đại từ bi, khiến họ dứt hết phiền não, làm cho chúng sanh được đại giải thoát. Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát cũng sợ người tu tín tâm không bền chắc, nên Ngài dùng phương thức “Trừng tâm bế mục” chỉ dẫn chúng sanh tu hành, thuần tịnh tự lư, thể ngộ chân thuyên. Chỗ gọi “Bế mục” nhưng chẳng phải nhắm mắt là có thể được, mà là dứt hết duyên các sắc tướng, không khiến đưa mắt nhìn khắp mọi nơi (bốn phương), mà lại tỉnh xét bên trong. Lấy vô dục quán chiếu một cách nhiệm mầu.

Còn “Trừng tâm” chính là niệm lự trừ tịnh, tâm sáng tỏ như gương, giữ gìn an tịnh. Hai điều kiện trên là công dụng hỗ tương, ảnh hưởng lẫn nhau, khiến nội tu được viên dung, đạt đến cảnh giới cao cả, ngoại ma không còn xâm phạm được.


Thánh tượng 36:

Y hê y hê – (Ehy ehi)

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hiện tướng Ma-Hê-Thủ-La Thiên-Vương

Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát dùng chánh pháp để giáo hóa người tu hành, biết được mạng căn của thiên nhân. Vì muôn sự tùy duyên, không thể dùng thêm sức mạnh mà được.

Nếu chúng sanh không sanh vọng niệm, thuận theo lẽ tự nhiên, bản thể thanh tịnh sáng suốt luôn hiển hiện, tất sẽ được an lạc. Dần dần sẽ được đại giải thoát, thân được vào pháp giới.

Đạo không những có thể siêu độ được Cửu huyền thất tổ và con cháu được an bình, mà còn làm lợi lạc cho quyến thuộc, các loài hữu tình và cứu độ khắp cả chúng sanh trong đại địa, cho đến chư thiên, quỷ thần cũng đều lợi ích an vui.

Giả như người tu hành, nhờ đạo pháp làm vẻ mặt bên ngoài (giả trang hiện tướng), không cốt giữ việc tu hành thanh tịnh, dựa thân vào chốn danh lợi tài sắc. Lại quên đi con đường thành Phật tác Tổ. Đây chính là si tâm vọng tưởng, tự dối mình dối người, thì làm sao mong được đạo quả?

Trong sách Trung Dung của Nho giáo nói: “Đạo không xa người, do người mà đạo phải xa”. Vì vậy người tu hành nên khế hợp căn cơ chân chánh tu hành, không thể giữ tâm niệm mong cầu được may mắn.


Thánh tượng 37:

Thất na thất na – (Shina shina)

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hiện tướng Ca-Na-Ma-Tướng Thiên-Vương


Lược giải: Đồng nghĩa với câu “Ca ra đế” (Thánh tượng 21), đức Quán Thế Âm Bồ-Tát với tôn chỉ: Từ định mà phát huệ. Đức Thế Tôn dạy: "Người tu hành vốn có trí huệ quang minh, nếu lấy tâm làm thể, lấy đạo làm dụng, thì tự nhiên khí chất trong sáng, chiếu soi được nghĩa lý nhiệm mầu.

Nếu chí hướng không bền vững, đạo tâm suy thoái. Hoặc hướng nơi này nơi khác, dao động không an định, chưa dứt hết Tư dục thì trí huệ sáng suốt vốn có trong mỗi chúng ta, không thể xuất hiện được. Trường hợp này ví như vầng trăng sáng, bị lớp mây mù che phủ. Ta nên nhớ mây vẫn là mây, mặt trăng vẫn là mặt trăng. Nhưng phải chờ mây tan, ánh trăng mới xuất hiện.

Chúng ta chưa dứt được vọng niệm, thì tâm không thanh tịnh. Nếu vọng niệm chưa dứt trừ, thì phải gia công tu tập, lâu ngày được kiên định, mới biết được thật tánh chân trí viên minh. Khi ấy mới hy vọng thành Phật, biến chiếu khắp mười phương, được đại trí huệ quang minh trong vô lượng vô biên thế giới, cùng chúng ta đồng tự tại.


Thánh tượng 38:

A ra sâm Phật ra xá lợi - (Alashin Balashari)

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hiện tướng Chấp Trì Bài nổ cung tiễn


Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát chỉ dạy cho người tu trì không mê chấp nơi giáo pháp, mà cũng không thể xa rời giáo pháp được. So sánh với phương pháp này mới giữ được sự thất thoát sơ hở, cốt yếu là không giữ mà vẫn giữ, giữ được pháp mới là thiện thủ.

Nếu quả thật dụng công giữ gìn thái quá, thì chắc chắn rơi vào chấp trước, mà pháp kia lại không dạt được. Trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Các người nên quán pháp vương, vì pháp vương là pháp như thị. sắc tướng không có bến bờ, khắp hiện đối với thế gian”. Đây chính là chỗ gọi vượt ra ngoài muôn pháp, là ý tưởng pháp vương.

Khi chúng ta dụng công, quyết phải đạt đến chỗ "Tịnh” và “Vô tịnh”, mong “Tịnh chính là diệu tịnh”, “Động và vô động”, vọng động tức là diệu động. Như thế mới là đắc được thiện pháp, đối với pháp tự tại, mới có thể chứng được Phật quả. Điều quan trọng là vì pháp để cầu pháp. Nếu ngược lại điều nêu trên, tự mình làm cái kén, rồi tự mình ràng buộc lấy mình, không bao giờ được giải thoát.


Thánh tượng 39:

Phạt sa phạt sâm - (Basha bhasnin)

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hiện tướng Kim-Khôi Địa-tướng


Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát điểm hóa người tu hành, phải nhẫn nại tu trì, mới được an vui thường lạc.

Trong việc tu hành phải trải qua vô số gian nan thử thách, không những phải nhẫn chịu sự khổ lụy nơi thân thể mà còn phải nhẫn nại sự tịch mịch nơi tâm linh. Rất nhiều người cho việc tu hành là vòng sinh hoạt thanh tịnh, nhưng không hiểu được ý nghĩa chân chánh trong việc tu hành.

Thực chất việc tu hành, nguồn gốc chính tức là sự hy sinh, là từ bỏ tất cả những sở hữu vật chất, quên mình để độ người. Nếu không có ý chí kiên định, thì không thể khinh thường ngôn ngữ (khinh ngôn) (*) trong việc tu hành. Nếu chúng ta nhẫn chịu lao khổ trong việc tu trì, thì sẽ được an vui. Điều an vui tối hậu không có gì sánh bằng.

-----

(*) Khinh ngôn: Là khinh thường ngôn ngữ trong đời sống tu tập hằng ngày. Ngôn ngữ là một trong bốn khẩu nghiệp: Vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu, lưỡng thiệt nên cần phải dè dặt, cẩn thận.


Thánh tượng 40:

Phật ra xá da – (Bharashaya)

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hiện tướng Phật A-Di-Đà

Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát khuyên tất cả chúng sanh trong đại địa, sớm phát tâm bồ đề, tu trì diệu đạo.

Tất cả sắc tướng trong thế gian dều là “Không”, đạo là tâm. Khi ấy tự nhiên có thể nhận rõ mười phương chư Phật vãng lai thông suốt thấy nhau. Nhưng người đời phần nhiều mê chấp không tỏ ngộ, kham chịu đọa đày trong bể khổ, lộng giả làm chơn, nhận hư cho là thật, theo sự tham đắm vợ đẹp con xinh, gia đình sung túc, tỳ thiếp yêu kiều, vàng bạc tài báu. Nhất là những tài vật ở ngoài thân mình.

Thật ra tất cả những điều nêu trên chúng ta hưởng thọ không quá 10 năm, 20 năm. Rồi vô thường đến, tất cả đều trở về “Không”. Đối với con người, xưa có những bậc anh hùng hào kiệt, nay còn đâu? Vinh hoa phú quý như giấc mộng chiều xuân. Vì thế, chúng ta nên trở lại với bản lai diện mục (*) của chính mình, khám phá tất cả những việc tu trì. Để sớm đăng quang minh trong cảnh Tịnh Độ.

-----

(*) Bản lai diện mục: Tức là tự tánh của chính mình đã xa rời tất cả nhiễm ô phiền não. Chính là bản lai diện mục của chính mình.



Message edited by saigoneses - Thứ Sáu, 13 Jun 2014, 9:39 PM
 
saigoneses Date: Chủ Nhật, 15 Jun 2014, 11:31 PM | Message # 13
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng


Thánh tượng 41:

Hô lô hô lô ma ra – (Hulu hulu pra)

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hiện tướng Bát-Bộ Thiên-Vương


Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát dạy người tu hành sau khi thành đạo quả, thì có thể hiện thần thông quảng đại, biến hóa chẳng lường được. Hoặc hiện tướng thần tướng quỷ, hàng phục chúng quỷ. Hoặc hiện tướng hoan hỷ, làm lợi ích tế độ chúng sanh, đều tùy ý tự tại.

Người chứng được đạo quả, thì sẽ dược phước báo lâu dài, không bị điều gì câu thúc. Nếu so sánh sự giàu sang của đời, thì đạo quả cao siêu như ý, vượt hẳn không thể nghĩ bàn. Vì sự giàu sang trong thế gian hưởng thụ chỉ một đời. Có chỗ tài nhiều nhưng họa không phải ít, quan cao nhưng hiểm trọng, phí mất hết tâm cơ. Khi đạt đến thì chỉ là khói mây trước mắt, thì làm sao được như chư Phật, chư vị Bồ-Tát?

Tâm hạnh của các Ngài như mặt trời, mặt trăng, quang minh tự tại. Cho nên tất cả hữu tình chúng sanh nên triệt để liễu ngộ đạo lý. Một khi mạng sống vô thường, tiến mà có thể dõng dước tinh tấn, đồng đến bờ giải thoát.


Thánh tượng 42:

Hô lô Hô lô Hê rị - (Hulu hulu shri)

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hiện tướng Tứ-Tý-Tôn-Thiên


Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát nói về người tu đại đạo, có thể vô niệm tự tại, không một chút ngưng trệ. Chúng sanh nương thân nơi đại thiên thế giới, thường bị vật dục mê hoặc (*) nên làm cho bản tánh của con người bị mê muội, mất đi nguồn gốc thanh tịnh. Mà lao vào con đường thống khổ, không thể tự cứu lấy mình.

Đức Bồ-Tát Quán Thế Âm, vì cứu độ chúng sanh thoát khỏi bể khổ, nên Ngài tùy duyên hiển hiện, chỉ điểm cho chúng sanh nhận thức đại đạo là con đường thoát khổ. Tìm lại tự tánh vốn có, cần tu thân dưỡng tánh, dứt trừ niệm ác, thực hành bố thí, tế độ chúng sanh, tu thiện tích đức khiến cho ác niệm không sanh, thực hiện đại hạnh thiện niệm. Từ đó mới có thể dứt tuyệt trần duyên, kính lễ Phật pháp. Đây chính là hoằng nguyện của đức Bồ-Tát Quán Thế Âm.

Chúng ta nên ngưỡng mộ lòng từ bi của Bồ-Tát, và sớm nỗ lực tu hành cho đến khi tâm không còn khởi tham, sân, si, không chấp trước các pháp. Như thế trải qua năm tháng tu tập, tích lũy trong tâm, ngoài thân cùng tiến, cuối cùng thấy được đại đạo, đạt đến cảnh giới Phật độ thanh tịnh

-----

(1) Vật dục: Là lòng ham muốn về vật chất, như tài, sắc, danh, thực, thùy. Các loại này thường cám dỗ lôi kéo, làm mê hoặc lòng người. Nó là nguồn gốc của tội lỗi.


Thánh tượng 43:

Ta ra ta ra – (Sara sara)

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hiện tướng Hiển Ưng Phổ-Đà sơn


Lược giải: Đức Quán Thế Âm dạy người tu trì, muốn đạt kết quả, thì phải xem sắc thân chỉ là huyễn cảnh. Do đây mà phát nguyện chuyên cần tu tập, phải dùng tâm kiên nhẫn, một lòng hướng về đạo cả với tâm bền chắc không thay đổi thì mới có thể đứng vững trong đời dữ ngũ trược, không bị sắc trần làm loạn động. siêu thoát bể khổ sanh tử, chứng đặng quả vị thanh tịnh.

Nếu chúng ta lập chí không bền vững, giữ tâm không kiên cố, nhận chân lý không rõ ràng, niềm tin về đạo không thông suốt, thoạt tới thoạt lui. Khi thực hành, khi dừng bỏ, muốn hướng đến trước mà lại thối lui. Hư dối không thật, hoảng hốt, không định thì chắc chắn không thể đạt đến mục đích tu đạo.

Do vậy, người tu hành phải luôn tinh tấn, nỗ lực tu tập, mới có thể đạt được đạo quả một cách kiên cố. Vì hai chữ kiên cố này, chỉ việc tu hành không thể hốt hoảng sơ lược, thì mới đạt được đạo quả.


Thánh tượng 44:

Tất rị tất rị - (Siri siri)

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hiện tướng từ-bi, tay cầm dương-chi và tịnh-bình


Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát từ bi hóa độ chúng sanh không nhẫn chịu xả bỏ thế giới ta bà. Vì thế giới Ta Bà có rất nhiều chúng sanh, gồm các loài Phi tiềm động thực (*). Tuy mỗi loài mang một thân hình khác nhau, nhưng đều có sự sinh tồn. Thường vì đó mà ảnh hưởng của hoàn cảnh, rồi tàn hại lẫn nhau.

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát vì cứu độ chúng sanh thoát khỏi kiếp nạn này, nên Ngài hóa hiện pháp tướng từ bi. Ngài dùng cành dương chi và nước cam lồ, rưới khắp mười phương Tịnh Độ, khiến các chúng sanh đều thọ nhận sự ứng hóa của Ngài.

Cho nên chúng sanh nên tri ân lòng từ bi vô lượng của Bồ-Tát, hãy nhanh chóng tâm niệm cung kính hướng về đạo, mà không phân chia mạnh yếu. Không để vọng niệm sanh khởi. Nên biết đạí đạo tự tại, nếu ta tín cẩn thì như vậy, ly khai thì xa rời. Đức Bồ-Tát thường ở nơi mình, rỗng suốt điều thiện ác, biện bỏ điều chơn lẽ ngụy, tùy theo căn cơ dắt dẫn chúng sanh, nắm lấy thời cơ, dứt các trần duyên, phát tâm hướng thiện. Dần dần công đức được tròn đầy, đạt được thành tựu viên mãn.

-----

(*) Phi tiềm động thực: Chỉ các loài sinh, vật, như loài bay, loài nhỏ nhít ẩn núp trong chỗ kín đáo. Loài động vật như trâu bò... Loài thực vật như cỏ cây.


Thánh tượng 45:

Tô Rô Tô Rô – (Suru suru)

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát hiện tướng Thọ Diệp Lạc Thinh (nghe tiếng lá rơi)


Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát chỉ dạy cho người tu hành, khi dụng công quyết phải “Trừng tâm tinh lự” (tâm tánh tĩnh lặng niệm lự thanh tịnh), tâm trung nhất như, đầy nước bát công đức, tùy duyên thăng giáng. Nên người tu đạo phải chí tu hành, thành tâm thành ý, không giải đãi thì mới có thể đạt đến “Trừng tâm tĩnh mục” (*). Dụng công điều phục trần tục.

Sở dĩ chúng sanh ở trong quá trình tu đạo, gặp các ma chướng quấy nhiễu thân tâm. Người tu hành phải định tâm gắng chí, nhẫn nhục giữ gìn, thì Bồ-Tát hoan hỷ dùng cành dương và nước cam-lồ điểm triệt mê tâm (chấm dứt bến mê). Vì cam-lồ chỉ là nước, nhưng nước ở đây chỉ cho dòng suối nước của tâm đạo chúng sanh. Bồ Tát vì lòng từ bi, dùng để độ đời, giáng phước cho chúng sanh, nỗ lực tu trì, được đồng chứng Bồ đề.

-----

(*) Trừng tâm tĩnh mục: Là tâm mắt lắng đọng trong sạch, tức tâm và mắt luôn luôn thanh tịnh, không duyên ngoại cảnh, không bị ngoại cảnh chi phối.



Thánh tượng 46:

Bồ đề dạ, Bồ đề dạ - (Budhaya budhaya)

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát hiện tướng Đại từ đại bi, dẫn theo một nhi đồng


Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát tin tưởng người tu đạo, bên ngoài phát Bồ-đề tâm, bên trong phát tâm tinh tấn, không chấp trước sắc tướng, không sợ phong ba, không trốn lánh gian nan, dõng mãnh tinh tấn, không nản chí sờn lòng, luôn lấy đạo làm tâm. Mọi việc chính mình giữ lấy thực hiện, nếu có thể đạt đến không sanh vọng tưởng, chuyên tâm nhất chi, nhẫn nại gắn bó, vượt qua mọi chướng ngại (Khắc khổ nại lao) (*) thì đạo tâm ngày thêm bền vững và tiến bộ, Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát, một lần nữa tỉn tưởng người học đạo, tâm ý hằng xa lìa không thoái chuyển, dụng công phu lâu dài bền bỉ trong việc tư đạo, giữ chánh niệm nhất như, thì sẽ đạt kết quả đại triệt đại ngộ, được siêu thăng lên miền Cực Lạc.

-----

(*) Khắc khổ nại lao: Là nhẫn nại chịu mọi gian khổ gìn giữ tâm chuyên nhất, không thoái bước tu hành.


Thánh tượng 47:

Bồ đà dạ, Bồ đà dạ - (Bodhaya bodhaya)

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát hiện tướng A-Nan Tôn giả


Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát thể hiện lòng đại từ đại bi vô lượng, Ngài không phân biệt thiện ác, khiến cho chúng sanh nhất tâm đồng về Cực Lạc.

Nếu có chúng sanh nào bất hạnh chìm đắm nơi đường dữ, Ngài sẽ dùng phương tiện lớn cứu độ. Nếu người tu hành còn thấy: Người, ta, tướng kia, đây, thì vô số niệm ác theo đó mà đến, cho nên đạo tâm càng xa cách. Vì thế, người tu đạo phải lấy tâm từ bi làm gốc, mọi việc lấy nhân nghĩa làm hoài bão, nhất cử nhất dộng không xa lìa đạo. Như thế mới có thể kết duyên cùng chư Phật.

Nếu không như vậy, thì Phật môn dù lớn, cũng khó độ được người vô duyên (không có duyên với dạo). Không phải vì Bồ Tát không có đủ đại từ đại bi, nhưng vì chúng sanh vẫn giữ gìn tánh ác, thật là lầm hiểu ý của Bồ Tát vậy.


Thánh tượng 48:

Di đế rị dạ - (Maitriye)

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hiện tướng Di-Lặc Bồ-Tát


Lược giải: Đức Bồ-Tát Quán Thế Âm điểm ngộ người tu đạo, phải có tâm đại từ đại bi, đại dung dị và nhẫn nại. Tất cả chúng sanh đều có thể thành đạo, nhưng vì thống khổ nên không thể thường giữ niệm thiện và không nhẫn nại trong quá trình tu đạo, đã gây ảnh hưởng về việc thành tựu đạo nghiệp.

Do đó Bồ-Tát khuyên tất cả chúng sanh, lúc sơ khởi tu hành nên tu thiện nghiệp và khẩn cầu minh sư dạy đạo, nghiêm cầu chính xác phương pháp tu trì, để khỏi lầm lẫn vào con đường xấu ác, chìm đắm vào ma đạo. Cho nên người đời phần nhiều lầm lẫn trong việc tu hành, cho là việc chính yếu duy nhất để thành Thần thành Phật, là mục đích chân chánh trong việc tu hành là độ mình độ người. Kết quả chỉ làm việc không hợp với mục đích chân chánh. Trái lại càng xa lìa đạo, thì càng dễ đi vào con đường khổ não.

Do đó, người tu hành phải luôn khởi tâm từ bi, rộng kết thiện duyên. Như phải gieo trồng cày cấy, thời gian sau mới thu hoạch được. Như thế mớí có thể bước vào con đường đạo, thành tựu Phật quả.


Thánh tượng 49:

Na ra cẩn trì – (Nilakansta)

Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát hiện tướng Địa-Tạng-Vương Bồ-Tát


Lược giải: Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát chỉ thị cho người tu đạo, phải quyết tâm lập thiện niệm. Phàm là người hiền hiếu từ thiện, đều nên có tâm tương thân tương ái đối với mọi người, để mưu cầu chánh đạo. Vì chúng sanh nguyện tự bình đẳng, không luận đối với người nào vật nầy, chỉ tồn tâm hướng thiện, thì có thể khích lệ lẫn nhau, đồng cầu Phật quả. Không phân biệt chức nghiệp giàu, nghèo, sang hèn, không phân chia thân phận cao thấp, không câu nệ đối với các hình thức khác nhau.

Nếu tồn tâm chân chánh hướng đạo, thì được Bồ-Tát sẽ tùy thời tùy giáo, độ hóa chúng sanh xa lìa bể khổ. Nhưng vi chúng sanh thường nhận thức không sâu sắc, lầm nhận con đường tu đạo phải là một hạng người có tài năng, làm các công tác đặc biệt. Kỳ thật, người tại gia hay xuất gia, kẻ trí hay người ngu, bậc hiền hay người hung dữ đều có thể thành tâm thành ý, làm tất cả điều thiện giúp đỡ mọi người. Đó chính là thiện nghiệp cao cả của người tu đạo. Làm chi phải tồn tâm phân chia giai cấp, e sợ điều này, lo lắng điều kia.



Message edited by saigoneses - Chủ Nhật, 15 Jun 2014, 11:33 PM
 
atoanmt Date: Thứ Hai, 30 Jun 2014, 8:00 AM | Message # 14
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


Mình có cuốn này từ hơn 10 năm nay, hông ngờ bi giờ Bạn saigonese post lên, khoái ghê ....


AToanMT
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 30 Jun 2014, 8:34 PM | Message # 15
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


Đại Bi Chú
 
kathy Date: Thứ Hai, 30 Jun 2014, 10:27 PM | Message # 16
Colonel general
Group: Users
Messages: 900
Status: Tạm vắng
Saigoneses good post có rất nhiều công đức

Message edited by kathy - Thứ Ba, 01 Jul 2014, 11:34 AM
 
saigoneses Date: Thứ Tư, 02 Jul 2014, 4:39 AM | Message # 17
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng
anh Toàn & các bạn

Vì nhận thấy nếu ai thường hằng tụng trì chú Đại Bi sẽ tìm thấy và chiêm nghiệm được nhiều điều ích lợi để suy ngẫm, quán chiếu tự thân trong quá trình tu tập nên SGN phát nguyện gõ tay lại bài lược giải trên vì bản này hiện chỉ có trên sách giấy, chưa có trên net

Khi gõ tay miệt mài một số đoạn đầu thì SGN nhận ra sẽ mất khá nhiều thời gian nên ngồi vắt óc suy nghỉ xem có cách nào nhanh hơn không? “Euréka!” surprised Nhân lúc rảnh rỗi ở chỗ làm việc, SGN dùng máy scan ‘hầm hố’ để scan từng trang. Kế đến là dùng phần mềm OCR nhận diện ngôn ngữ (có tiếng Việt) để chuyển đổi file scan thành file trong Microsoft Word. Thật tuyệt vời! trong vài phút là đã có file tiếng Việt, font Unicode. Lúc này thì lại hơi tiếc, nếu biết cách này sớm hơn thì đỡ biết mấy vì có nhiều bài sưu tầm đưa lên trang nhà SGN gõ tay từ sách, báo, tạp chí vv… happy
 
saigoneses Date: Thứ Tư, 02 Jul 2014, 4:49 AM | Message # 18
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng



TÁNH KHÔNG - CHÚ ĐẠI BI - KINH BÁT NHÃ


Sư trưởng Gomchen Lachen (Gomchen Lachen Rinpoche) là một trong những bậc tu chứng nổi tiếng của Tây Tạng lúc đó. Ngài nhập thất trên đỉnh một ngọn núi cực kỳ hiểm trở, mặc dù rất ít tiếp xúc với ai nhưng hầu hết các tu sĩ trên dãy Tuyết Sơn đều coi ngài như một vị chân tu đã đắc những đạo quả rất cao.

Hầu tước Ronaishay, thống đốc tỉnh Bengal đã viết về ngài trong cuốn Land of Thunderbolt như sau: “Trong suốt hai mươi sáu năm liền, ông tĩnh tu tại một hang động hẻo lánh với một số lương thực tối thiểu. Cái công năng thúc đẩy con người rời bỏ tất cả để sống trong cô tịch, chịu đựng tất cả những thay đổi khắt khe của thời tiết để quán tưởng về sự giải thoát quả thực hết sức phi thường và xứng đáng được kính phục”.

Vượt qua bình nguyên Aksai, chúng tôi đã đến trung tâm của rặng Tuyết Sơn. Từ đây đi về phía Nam, tôi có thể đến ngọn Kallas, ngọn núi linh thiêng nhất hoặc nếu rẽ về hướng Đông chúng tôi sẽ đến đỉnh Thangu nơi sư trưởng Gomchen Lachen ẩn tu. Tôi quyết định đi về phía Đông rồi vượt đèo Eche để vào tiểu quốc Sikkim.

Sau mấy tuần lễ trèo đèo lội suối, chúng tôi dừng chân trước một ngọn núi cao ngất phủ đầy tuyết trắng: đỉnh Thangu. Từ chân núi chúng tôi men theo những con đường mòn nhỏ hẹp quanh co mới leo được đến đỉnh. Gió lạnh rít lên từng chập, tuyết phủ ngập lối đi, người ta không thể làm gì hơn là cắm cúi tiến bước. Một ý tưởng, dù chỉ một ý tưởng muốn được nghỉ ngơi chốc lát cũng có thể khiến người ta dừng chân và rồi chết cứng trong làn gió lạnh ghê hồn từ đỉnh Thangu đổ xuống.

Gần nửa đêm chúng tôi đến một căn nhà nhỏ xây sát vào vách núi. Đây là căn nhà nhỏ xây cất để cho những đệ tử của ngài tạm trú mỗi khi đến thăm ngài. Từ đó người ta có thể nhìn thấy hang động của Sư trưởng Lachen cách đó không xa nhưng khi đó chúng tôi đã mệt nhoài. Tôi quyết định tạm nghỉ ở đây qua đêm trước khi yết kiến Ngài.

Như thường lệ, trước khi ngủ tôi ngồi yên sắp bằng nhập định và trì tụng những bài thần chú khẩu truyền. Tự nhiên một sự kiện lạ lùng đã xảy ra, tôi có cảm tưởng như một sức mạnh vô hình ở đâu từ từ xâm nhập chiếm lấy đầu óc tôi khiến tôi mất tự chủ, không thể tập trung tư tưởng được nữa. Tôi ý thức ngay rằng cái sức mạnh đó chính là tư tưởng của Sư trưởng Lachen, ngài đang chú ý đến tôi nhưng luồng tư tưởng của Ngài quá mãnh liệt nên nó đã xâm chiếm trọn vẹn đầu óc tôi khiến tôi trở nên tê liệt. Tôi có cảm tưởng như mình là một hành tinh đang bị thu hút vào quỹ đạo của một hành tinh khác. Đầu óc của tôi trở nên hoang mang vô định, tôi thấy mình đang từ từ tan biến vào một cái gì không thể diễn tả.

Tự nhiên tôi bỗng nghĩ rằng nếu không tìm cách cưỡng lại, tôi có thể bị biến mất mình vĩnh viễn. Tư tưởng này vừa chớm lên thì tôi đâm ra hoảng hốt, trong khoảnh khắc ý niệm về bản ngã đã nổi lên. Tôi cố gắng nhẩy ra khỏi giường như để thoát khỏi ảnh hưởng của luồng sức mạnh kia. Chưa bao giờ tôi cảm thấy rằng mình có thể tan biến vào trong cái gì uyên nguyên rỗng lặng (plenum-void) như vậy. Tôi cuống quýt lấy tấm gương vẫn dùng để soi mặt cạo râu ra để ngắm nhìn mình trong đó. Phải chăng tôi còn là tôi hay không? Để chứng minh rằng mình vẫn còn là mình, tôi chụp lấy tập giấy trên giường và vẽ ngay một bức tự họa (self-portrait). Mặc dù nhiệt trong phòng lạnh như băng nhưng mồ hôi của tôi toát ra đầm đìa, khi tôi vẽ xong bức tự họa thì sức mạnh kia tự nhiên biến mất. Tôi ngồi yên một lúc như xuất thần rồi lẩm bẩm đọc những bài thần chú để nhiếp tâm cho đến sáng.

Sáng hôm sau mặc dù vẫn còn xúc động nhưng tôi cũng thay y phục chỉnh tề để ra mắt sư trưởng Lachen. Đó là một ông lão đã già lắm nhưng khuôn mặt hồng hào quắc thước đang ngồi trên một tấm thảm bện bằng rơm. Sư trưởng Lachen mời tôi dùng trà, thân mật hỏi tôi từ đâu đến và có mục đích gì.

Khi biết tôi là đệ tử của hòa thượng Tomo thì ngài gật đầu

- Thầy con là một bậc chân tu đạo hạnh, một bậc đại Lạt Ma mà ta rất kính phục.

Tôi đưa cho ngài xem pho tượng Phật nhỏ mà hòa thượng Tomo đã trao cho tôi như một tín vật. Ngài thận trọng cầm nó đưa lên trán ba lần bằng một cử chỉ tôn kính. Tôi kể cho ngài nghe về những cuốn sách của bà Alexandra David Neel đã trợ giúp rất nhiều người Âu trong vấn đề tìm hiểu nền văn minh cao cả của Tây Tạng, khuôn mặt ngài trở nên rạng rỡ khi nghe nhắc đến bà David Neel. Ngài mở một chiếc hòm gỗ gần đó đưa ra một tờ báo cũ nát có nói về cuộc du hành của bà này. Chúng tôi tiếp tục đàm đạo một lúc rất lâu.

Khi biết tôi xuất thân từ Tích Lan, ngài bật cười chỉ vào mớ tóc dài bù xù trên đầu rồi khôi hài:

- Nếu các tu sĩ Nam Tông nhìn thấy con thì họ nghĩ sao?

Tôi cũng bật cười:

- Ngay như đức Phật cũng đâu có cạo hết tóc nhưng ngài vẫn thành đạo kia mà!

Ngài nói:

- Con nói đúng đó, nhiều người chỉ biết kính trọng những hình thức bên ngoài chứ không biết giá trị thực sự của người tu là chiến thắng chính mình và giữ sao cho thân, tâm được an tịnh.

Chúng tôi tiếp tục nói về những phương pháp tu tập, quán tưởng, thiền định và đã có lúc tôi định hỏi ngài về câu chuyện xảy ra đêm qua nhưng rồi lại ngại ngùng. Cái cảm giác bị tan biến trong hư không làm tôi sợ hãi ít nhiều nên tôi không muốn nhắc đến nó nữa.

Sau cùng tôi mở cuốn sách nhỏ vẫn mang theo bên người nhờ ngài viết cho ít lời chỉ dẫn để làm kỷ niệm. Ngài mỉm cười chăm chú nhìn tôi và nói rằng ngài đã già yếu, tay chân run lẩy bẩy không thể viết được nữa nhưng rồi ngài vẫn cầm bút vào thảo ngay một bài trường thi bằng tiếng Tây Tạng.

- Đây là đề tài để con suy ngẫm mỗi khi thiền định. Đề tài này đề cập đến mười tám phương pháp quán tưởng về tánh Không (void).

Tự nhiên tôi bỗng giật mình. Thì ra ngài biết rõ chuyện xảy ra đêm hôm trước. Trong khoảng khắc tôi hiểu ngay rằng ngài đã cố ý hướng dẫn cho tôi kinh nghiệm về tánh Không (sunyata) nhưng tôi chưa đủ trí tuệ để hòa nhập vào cái không hải rỗng lặng uyên nguyên kia, công phu thiền quán của tôi còn nhiều thiếu sót, bản ngã của tôi còn mạnh chưa chịu tiêu dung vào hư không để bước vào cảnh giới “Không Vô Biên Xứ Định”.

Thấy tôi có vẻ ngượng ngùng, sư trưởng Lachen mỉm cười:

- Một công phu tu tập siêng năng chưa đủ mà còn phải chú trọng việc mở mang trí tuệ nữa. Con cần trì tụng chú Đại Bi Kinh Bát Nhã Ba La Mật để suy ngẫm về tánh Không cho thật chu đáo thì mới mong có thể tiến bộ thêm được.

Tôi cúi đầu cám ơn lời chỉ bảo của Ngài. Quả thật tôi rất chăm chỉ thực hành các nghi thức nhưng chưa đạt được đến trạng thái ung dung tự tại của các bậc tu chứng đã thực sự kinh nghiệm được tánh Không (Shunyata).

Cho đến nay, mỗi khi nhớ lại cái kinh nghiệm lạ lùng trên đỉnh Thangu tôi không khỏi thầm biết ơn ngài đã chỉ điểm cho tôi thấy rằng cái bản ngã mà ta tưởng đã diệt được nó qua công phu tu hành vẫn còn rất mạnh và chỉ khi thực sự kinh nghiệm được tánh Không, người tu mới có thể bước vào cái thế giới bao la rộng rãi của những cảnh giới bất khả tư nghĩ”.

Từ đó tôi nghiệm rằng chỉ khi ý thức thực sự được tính chất vô ngã của mình thì người tu mới có thể tiến bộ trên con đường đạo. Các phương pháp thiền định của ngoại đạo tuy cũng cao siêu, cũng giúp các hành giả lên được những cảnh trời nhưng vì cái “ngã” dù là tiểu ngã hay đại ngã vốn còn chấp có nên đã trở thành một chướng ngại ràng buộc, khiến người tu không sao vượt lên cao hơn nữa. Tuy trụ ở các cảnh trời hưởng phước một thời gian, khi các phước báu này tiêu tan thì họ lại sa đọa trở lại vào vòng luân hồi sinh tử. Một người tu khi đã đến sát bờ phải biết dùng trí tuệ để vượt lên, vượt qua, chiến thắng mọi chướng ngại cuối cùng để qua đến “bờ bên kia” vì nếu không thì họ vẫn chỉ chơi với giữa giòng, lúc chìm đắm khi nổi trôi không sao đạt đến thực tại cuối cùng được.

Trích trong Đường Mây Qua Xứ Tuyết - Lạt-ma Anagarika Govinda bản dịch của Nguyên Phong



Message edited by saigoneses - Thứ Tư, 02 Jul 2014, 5:32 AM
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » CHÚ ĐẠI BI - CHÚ GIẢI 84 THÁNH TƯỢNG (GIẢI MINH)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO