Thứ Tư
24 Apr 2024
10:53 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » TỔ THÔNG ÂN HỮU ĐỨC (Tổng hợp)
TỔ THÔNG ÂN HỮU ĐỨC
saigoneses Date: Chủ Nhật, 16 Feb 2014, 11:02 AM | Message # 1
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng





Núi Tà Cú nằm ở độ cao 649 mét, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 28km về phía Nam, là một danh lamh thắng cảnh, một di tích lịch sử văn hóa quốc gia được bảo tồn với một khu rừng cấm, khí hậu mát mẻ quanh năm.



Du khách viếng thăm Tà Cú có thể chiêm bái 2 ngôi chùa Linh Sơn Trường Thọ và Long Đoàn nằm ở độ cao 563 mét với quần thể tượng Tam Thánh Tây Phương và tượng Đức Thích Ca nhập Niết-Bàn dài 49 mét, ẩn mình trong tàng cây cổ thụ.



Núi gắn liền với tên tuổi của Tổ sư Hải Ân Hữu Đức (Thông Ân Hữu Đức), người nhập sơn tu hành vào giữa thế kỷ 19 sau đó trở thành một trong những vị Tổ Sư nổi tiếng của Phật giáo Việt Nam



Tổ Hải Ân Hữu Đức, họ Trần người làng Bạc Má, Huyện Đồng Xuân, Tỉnh Phú Yên (nay Huyện Tuy An, Phú Yên). Ngài sinh nhằm giờ Tý ngày 8 tháng 2 năm Nhâm Thân (1812) năm thứ 11 Gia Long tức vị. Tổ sinh trong một gia đình quí tộc, thân phụ là Trần Thái Công, thân mẫu là Nguyễn Thị Từ cả hai đều là bậc hiền đức. Năm lên 10 tuổi được song thân cho học Nho giáo nên Ngài sớm am tường thi lễ. Vì cảm nhận lẽ vô thường sinh tử nên năm 17 tuổi Ngài quyết chí lên đường tầm sư học đạo.

Ngài dong thuyền vào Nam, suốt 4 ngày liên thuyền cập bến Phan Thành (Phan Thiết). Ngài đến Chùa Bửu Lâm làng Phước Môn, cầu xin thọ giới quy y với Ngài Trí Chất Đại Sư và được Thấy cho pháp danh là Hải Ấn, thuộc đời thứ 40 dòng Lâm Tế Liễu Quán. Sau khi ngài Trí Chất viên tịch, ngài Hữu Đức cầu pháp với với Hòa thượng Phổ Quang và pháp danh được đổi thành Thông Ân, thuộc đời 56 dòng Lâm Tế Trí Bản Đột Không theo dòng kệ sau:

Trí huệ thanh tịnh, đạo đức viên minh

Chơn như tánh hải, tịch chiếu phổ thông

Tâm nguyên quảng tục, bổn giác xương long

Năng nhơn thánh quả, thường diển khoan hoằng

Duy truyền pháp ấn, chánh ngộ hộ dung

Kiên trì giới hạnh, vĩnh tế tổ tông.


Năm 1839, ngài đến làng Kim Thạnh xứ Bàu Tràm gần mũi Kê Gà, chọn một hang đá ẩn thân chuyên tu Mật giáo với việc hành trì chú Chuẩn-Đề-Đà-La-Ni, và làm thuốc Nam cứu độ dân chúng. Đồ chúng quy tụ rất đông. Với 30 năm vừa tu Mật pháp vừa phương tiện độ sanh, danh tiếng của ngài vang xa khiến nhiều người tìm đến trú xứ của Ngài. Ngài thường dùng công năng của chú Chuẩn-Đề-Đà-La-Ni cứu dân làng thoát khỏi nhiều bệnh tât.

Cảm ân đức và sự tu hành nghiêm tịnh của Ngài nên Phật tử và dân làng dựng Chùa Kim Quang thỉnh Ngài trụ trì (hiện nay Chùa Kim Quang đã bị tàn phá chỉ còn lại ghè đá nơi Tổ tu hành và nền vôi của Ngôi Chùa cũ). Ngài ở đây suốt 30 năm nghiêm trì mật hạnh, thiện nam tín nữ lui tới tấp nập. Cũng vào lúc này Tổ Bảo Tạng từ Chùa Cổ Thạch du hóa theo miền Duyên Hải khi đến xứ Bàu Trâm, Tổ Thông Ân liền mời Tổ Bảo Tạng về lập giới đàn truyền trao Cụ Túc giới và Bồ Tát giới cho Ngài. Tổ Bảo Tạng phú pháp cho Ngài hiệu là Hữu Đức. Sau đó với cơ duyên đầy đủ, ngài từ biệt đồ chúng để nhập sơn tu hành.

Ngài vân du đến xứ Bàu Siêu và lập chùa Kỳ Viên. Trụ lại đó ít lâu, Ngài lặng lẽ rời chùa. Ngài băng ngàn vượt suối lên đến đỉnh núi Tà Cú chọn một thạch thất để chuyên tâm Thiền định (hiện nay vẫn tục gọi là hang Tổ). Nơi đây Ngài trãi qua bao năm tháng tu thiền và ngài phát nguyện sống đời ẩn sĩ và không xuống núi. Ở trên núi, ngài uống nước suối, ăn rau rừng và làm bạn với cỏ cây chim muông cầm thú, buông xả mọi trần duyên. Rất nhiều lần đồ chúng tim kiếm nhưng không thể gặp được Ngài.

Năm Tự Đức thứ 33 (1880) Hoàng Thái Hậu Từ Dũ tại Huế mắc bệnh nặng, các Ngự Y đều thúc thủ. Lúc này đồ chúng đã biết được nơi ở của Ngài qua sự chỉ dẫn của những người đi rừng. Quan Thủ Hiến Bình Thuận dâng biểu về triều đình tâu Vua nói về y thuật và sự tu hành của Ngài trên núi Tà Cú có thể chữa lành bệnh bằng phương pháp hành trì Mật tông. Vua nghe tin, bèn hạ chiếu sai sứ lên núi Tà Cú rước ngài về Kinh lo giúp chữa bệnh cho Hoàng Thái Hậu Từ Dũ. Nhưng Ngài từ chối, không rời thạch thất mà chỉ cho thuốc và một bộ kinh Chuẩn-Đề-Đà-La-Ni và hướng dẫn cách sử dụng. Hoàng Thái Hậu nhờ vậy mà lành bệnh. Để tri ân Ngài, Vua Tự Đức đã ban trú xứ của ngài là hiêu chùa là Linh Sơn Trường Thọ.

Đến ngày mùng 5 tháng 10 năm Đinh Hợi (1887), sau khi dặn dò Ngài Tâm Tố xong, Ngài cho họp đồ chúng giảng dạy một vài điều cần thiết cho sự tu học. Tổ sư Thông Ân Hữu Đức thu thần tịch diệt thọ 74 tuổi, Tăng lạp 53. Hiện nay tháp của Ngài được xây cạnh Chùa, bên tháp còn có một ngôi mộ nhỏ tương truyền đó là một Bạch Hổ, sau khi Tổ viên tịch Bạch Hổ buồn rầu, tuyệt thực và chết bên cạnh mộ Thầy.

Tương truyền, khi còn trụ thế, với tâm từ hòa Ngài đã cảm hóa được một con Bạch Hổ. Và Bạch Hổ này đã bảo vệ ngài trong suốt thời gian ngài tu hành trong thạch thất. Khi ngài viên tịch, Bạch Hổ cũng tuyệt thực chết theo và được đồ chúng an táng bên cạnh tháp của Ngài. Đó cũng là minh chứng cụ thể cho bản tâm đại bi của hành giả. Khi an tịnh trong Thiền Định thì có thể cảm hóa được những loài mãnh thú, khiến chúng trở thành hộ vệ cho các Ngài.

Khi nhập sơn tu tập, quý ngài thường trạch pháp, chính trong thời gian ẩn cư là lúc Ngài hành pháp. Tổ Hải Ân, trước khi lên núi, đã chọn Mật Tông làm pháp môn hành trì, và trong suốt thời gian nghiêm trì trong thạch thất đã làm cho chú Chuẩn-Đề-Đà-La-Ni phát huy diệu dụng. Ngài không hề xuất sơn nhưng vẫn chửa lành bệnh cho Hoàng Thái Hậu Từ Dũ đã phần nào nói lên năng lực vô biên của thẩn chú và tâm của người trì chú. Một khi tâm của hành giã đã được an trú có thể chữa bệnh, cảm hóa được người ở rất xa.

Ngày nay, du khách khi hành hương đến núi Tà Cú thường tìm đến thạch thất của Ngài hay còn gọi là hang Tổ, nơi Ngài tu hành. Đây là một thạch thất nối thông với mạch nước ngầm. Tương truyền, ngài Hải Ân thường sử dụng mạch nước ngầm này để sinh hoạt hàng ngày; thực phẩm của Ngài là những rau, trái rừng xung quanh.

Tổ sư Thông Ân Hữu Đức là một vị cao Tăng , cuộc đời và đạo hạnh của Ngài là một tấm gương sáng cho Tăng Ni Phật Tử muôn đời soi chung.




Tồng hợp các nguồn



Message edited by LongTracAn - Thứ Hai, 17 Feb 2014, 2:00 AM
 
thanhlongphapsu Date: Chủ Nhật, 16 Feb 2014, 11:17 AM | Message # 2
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
 
atoanmt Date: Chủ Nhật, 16 Feb 2014, 10:59 PM | Message # 3
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng



AToanMT
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 17 Feb 2014, 1:59 AM | Message # 4
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


Đại Bi Chú
 
kathy Date: Thứ Hai, 17 Feb 2014, 9:01 AM | Message # 5
Colonel general
Group: Users
Messages: 900
Status: Tạm vắng
 
LSK Date: Thứ Sáu, 21 Feb 2014, 5:34 AM | Message # 6
Major general
Group: Disciples
Messages: 484
Status: Tạm vắng
bạn saigoneses va Longtracan
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » TỔ THÔNG ÂN HỮU ĐỨC (Tổng hợp)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO