Thứ Sáu
19 Apr 2024
8:53 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » THÀNH VIÊN » TRUYỆN BÌNH THƯỜNG » Hạnh Phúc Đơn Sơ (Thùy Linh)
Hạnh Phúc Đơn Sơ
LongTracAn Date: Thứ Năm, 22 Dec 2011, 3:58 PM | Message # 1
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Hạnh Phúc Đơn Sơ - Thùy Linh

Tú Liên mở cửa vào nhà, cô thấy mẹ ngồi bên chiếc ghế tròn giữa nhà và đang đùa giỡn với bé Trung là con của Thùy Dung, người em gái Tú Liên.

Tú Liên chào mẹ:

-Thưa mẹ con mới về.

Bà Sáu quay lại:

-Sao hôm nay về sớm vậy? Đi thay đồ rồi nghĩ ngơi đi con.

Tú Liên khẽ "Dạ", cô vừa đi vào phòng vừa nghĩ ,"Mẹ là như vậy, xưa nay lúc nào cũng luôn quan tâm chăm sóc con cái". Từ ngày gia đình Thùy Dung về ở chung, không khí trong nhà vui hẳn lên. Khi xưa, đi vào đi ra chỉ có hai mẹ con ở trong ngôi nhà năm phòng trống vắng yên tĩnh, nay thì những tiếng cười đùa của mấy đứa bé con của Dung và Tuấn làm bầu không khí trong nhà ấm hẳn lên. Bé Tina đã lên 8, Teresa thì 4 và bé Trung thì chỉ vừa lên 2. Đám trẻ khi thấy ngoại thì cứ níu kéo đùa giởn, hỏi đủ thứ. Trông thấy những nụ cười rạng rỡ của mẹ, Tú Liên thầm tạ Ơn Chúa đã ban cho gia đình cô niềm vui đoàn viên. Cô cảm thấy rất hạnh phúc, Chúa đã cho cô được sống chung với người mẹ hiền từng chăm sóc bảo bọc cô trong suốt hững năm tháng đem tối của cuộc đời. Lật cuốn album, Tú Liên trông thấy lại những tấm hình cũ, dòng hồi ức đưa cô trở về kỷ niệm của ngày thơ ấu...

Biến cố năm 1975 đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của miền Nam Việt Nam và cuộc sống của những người dân còn ở lại quê nhà. Mọi người ai cũng sống trong tâm trạng hoang mang lo lắng và nghi ngờ. Những tệ nạn xã hội, trộn cắp, cướp dựt xảy ra ngày càng nhiều hơn vì công việc làm không có và mọi thứ đều thiếu thốn. Gia đình của Tú Liên cũng lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Những ngôi nhà mà trước kia mẹ cô cho sinh viên miền Trung vào học ở Sài Gòn thuê để kiếm tiền thì trong những năm này đã phải bán lần đi để nuôi sống gia đình (Như vậy cũng còn rất may mắn vì chỉ một thời gian ngắn sau đó thì nhà nước đánh tư sản, tịch thu tài sản nhà cửa của những ngưỡi đứng tên hai căn nhàtrở lên). Những ngày tháng khó khăn kéo dài tưởng như vô tận. Ngày lại ngày vẫn cứ khoai lang độn cơm, canh "đại dương" và khô quẹt. Mẹ đổi nghề từ thợ may gia công sang bán tạp hoá mà cũng chẳng khá hơn. Đến nổi đồ đạc trong căn nhà cuối cùng để gia đình tạm nương thân cũng lần lượt rũ nhau ra đi. Ba của Tú Liên lúc đó ở trong trại giam vì tội vượt biên nên mọi sự trong nhà mẹ phải lo lắng hết. Tú Liên và em gái là Thùy Dung lúc đó còn rất nhỏ nên không hiểu được nỗi lo âu của mẹ mà cứ tối ngày đòi ăn, đòi đồ chơi, đòi quần áo mới khi Tết đến. Tội nghiệp mẹ, mỗi lần Tết đến là mẹ phải thức đêm và phải mất đi mấy cái áo dài đẹp vì dùng nó cắt ra may cho Tú Liên và Thùy Dung những bộ quần áo mới. Hai chị em nào đâu biết sự hy sinh của mẹ, mặt cứ hớn ha hớn hở khi mặc những bộ đồ mới đó đi chơi, mà có đi đâu khác hơn làvòng vòng trong xóm để khoe đồ mới mẹ may cho.

Ngôi nhà của gia đình ngày càng rộng hơn vì không còn tủ lạnh, bộ salon, tủ buffet, bộ bàn ăn... Bấy giờ ra vào, ngoài cái giường thì chỉ còn có cái tủ đựng quần áo và bàn máy may của mẹ. Vì còn quá nhỏ chưa hiểu chuyện, Tú Liên không mấy quan tâm khi thấy người ta lần lượt khuân đi những bàn, ghế, giường, tủ... trong nhà. Cô bé lúc đó chỉ thấy nhà rộng rãi hơn, có chỗ để cô đùa giỡn và nhất là cảm thấy thích thú khi mẹ biểu lau nhà sạch rồi nằm ngũ dưới sàn gạch bông mát lạnh.

Cuối cùng, trong hoàn cảnh khó khăn tưởng như không có lối thoát đó, Chúa không để những thử thách quá sức chịu đựng của mẹ mặc dù khi đó gia đình chưa ai biết Chúa nhưng Ngài đã chọn và có chương trình cho con cái Ngài. Ngài đã đưa dẫn một người bạn của mẹ đến hướng dẫn đi buôn bán. Với đôi tay khéo léo của mẹ, những tấm màn, vải đơn sơ đã trở thành những bộ đồ trẻ em đẹp mắt. Sau khi cắt may xong, mẹ đem lên chợ bán vànhờ đó gia đình cũng tạm sống qua ngày. Tú Liên lúc đó đi học về thì ở nhà giữ em. Trong hoàn cảnh khó khăn, Chúa cho Tú Liên trở nên trưởng thành hơn những người bạn cùng lứa tuổi. Cô bé đã bắt đầu biết nấu cơm giúp mẹ khi mới lên tám và khi lên mười hai thì đã bắt đầu tập tành bán hàng phụ mẹ. Mẹ củaTú Liên lúc đó đi buôn bán ở chợ Tân Bình. Chợ lúc đó mới hình thành, không có xạp hay gian hàng gì cả, chỉ là một bãi đất trống rộng rãi trên mặt tiền của con đường Lý Thường Kiệt gần ngã tư Bảy Hiền. Trời nắng thì nắng chói chang, còn mưa thì mưa tầm tã không có chỗ trú. Mọi người đến đó mua bán phải đội nón lá và luôn luôn mang theo tấm nylon để trùm người khi trời mưa. Người đến buôn bán gọi là "buôn gánh bán bưng" vì đồ ăn thức uống thì người ta gánh từng gánh, còn những đồ khác như quần áo, máy hát... thì cầm trên tay và những vật dụng khác thì bưng từng tràng... Người mua là những người chạy xe ngang qua ghé vào tìm những thứ mà họ đang cần cho gia đình. Buôn bán rất là cực khổ, vậy mà cũng chẳng yên với mấy chú công an. Họ lâu lâu đến rượt bắt những người cơ khổ đó. Có một lần Tú Liên mang cơm lên chợ cho mẹ, vừa đến nơi thì thấy những người công an xô đẩy mẹ cô lên chiếc xe đang đầy ắp người. Tú Liên chạy ù về phía mẹ vừa khóc vừa van xin những chú công an tha cho mẹ cô.

-Xin chú thả mẹ con! Chú ơi trả mẹ con lại cho con đi chú! Con xin chú! chú ơi! Hic... hic... hic!

Chú công an quát lớn:

-Tránh ra!! Tránh ra, không tao bắt mầy luôn bây giờ. Đi!! Đi chỗ khác!

Tú Liên vẫn khóc và nài nỉ:

-Xin mấy chú thả mẹ con !!! Hu... hu... hu...

Chú công an đẩy Tú Liên sang một bên rồi đóng mạnh cửa xe:

-Tránh ra!Aàm!

Mặc cho Tú Liên van xin khóc lóc, chiếc xe chạy hút bóng trên đường. Tú Liên đứng khóc bơ vơ trơ trọi giữa rừng người không quen biết. Trong đầu cô bé muôn ngàn điều lo âu: "Tại sao họ lại bắt mẹ? Họ đưa mẹ đi đâu? Họ có trả mẹ lại cho không? Bao giờ mới được gặp lại mẹ? Phải làm gì bây giờ?... " Những giọt lệ đau thương tuổi buồn nuối nhau lăn dài trên mặt Tú Liên, nó chảy vào miệng nghe sao mà mặn vàđắng cay quá. Hai chị em cô sẽ sống ra sao nếu không có mẹ.

- "Mẹ Ơi, mẹ Ở đâu? Em và con cần mẹ lắm mẹ Ơi! Có ai giúp con đi tìm mẹ? Mẹ Ơi, mẹ!".

Tiếng kêu gào thảm thiết của Tú Liên rơi vào khoảng không! Đâu có ai để tâm đến cô bé tội nghiệp vì chính họ còn đang khủng hoảng sau khi chạy thoát cuộc đuổi bắt.

Lủi thủi đi về nhà, Tú Liên sang nhà hàng xóm dắt em Thùy Dung về cho ăn cơm chiều, xong rồi cả hai ngồi ở bực cửa chờ mẹ. Em Dung hình như cũng linh cảm được điều gì đó nên không nghịch phá như mọi hôm mà ngồi yên lặng chờ đợi mẹ về. Trời càng tối, hai chị em càng sợ, ngồi tựa sát vào nhau để tăng thêm sự can đảm.

Vừa nhìn thấy bóng mẹ từ xa, bé Dung đã mừng rỡ bật dậy ù té chạy về phía mẹ vừa kêu:

-Mẹ về, mẹ về!

Tú Liên vô cùng mừng rỡ khi trông thấy mẹ về. Không biết tự lúc nào, Tú Liên đã trở nên già dặn và suy tư, đứng dậy đón mẹ nhưng cô bé vẫn im lặng để quan xát nét mặt củaNgười. Mẹ vẫn vậy, nhưng những sự sợ hãi và lo âu hằn sâu trên nét mặt nên trông mẹ bơ phờ, hóc hác và dường như già hơn sau mới vài tiếng đồng hồ. Chờ em Dung ngủ xong, mẹ đến gần Tú Liên, vừa vuốt tóc con vừa hỏi:

-Hôm nay con sợ lắm hả?

Tú Liên đáp nhỏ:

Đạ.

Mẹ gượng cười, nói trấn an:

-Hết chuyện rồi, con ngủ ngon đi. Mẹ không có sao.

Tú Liên tò mò hỏi:

-Họ bắt mẹ đi đâu vậy?

-Họ bắt mẹ lên phường. Giọng mẹ buồn buồn.

Tú Liên lại thắc mắc hỏi tiếp:

-Hàng của mẹ đâu không thấy mẹ đem về?

Ngẹn ngào cố ngăn dòng nước mắt, mẹ đáp:

-Họ tịch thu hết rồi... Thôi ngũ sớm đi con, mai còn phải đi học. À ngày mai con đưa em sang thím Hai nhớ nói với thím cho mẹ khất lại tiền giữ em rồi tháng sau mẹ đưa luôn một thể nha.

Tú Liên nhìn mẹ thương cảm:

Đạ.

Mẹ thở dài rồi đứng lên kéo tắm màng ngăn giữa phòng khách và phòng ngũ lại. Tú Liên nằm yên lắng nghe tiếng chân mẹ, rồi tiếng kéo cắt, tiếng máy may đạp cọc cạch. Cô bé đoán biết mẹ lại đem những chiếc áo dài ra may sửa lại để đem bán. Những chiếc áo dài cuối cùng của mẹ giờ thì cũng phải bị đem ra làm vốn.

Vài năm sau, chợ Tân Bình được qui hoạch lại. Mẹ của Tú Liên có một gian hàng đồ may sẵn, B3. Chợ trở nên phức tạp hơn vì nhiều người từ các nơi khác kéo về càng ngày càng đông. Những chuyện lường gạt, rạch giỏ, móc túi xảy ra như cơm bữa. Có những người từ dưới quê lên đã khóc lóc mếu máo vì không còn tiền về xe. Có nhiều người mới ra bán sau này làm giàu rất nhanh vì họ nói thách thật nhiều và treo hàng tốt rồi bán hàng xấu. Mẹ thì vẫn tối ngày lo may may, vá vá, lấy công làm lời. Tú Liên cảm thấy xót xa lắm. Thật sự bấy giờ cô mới hiểu tại sao người ta nói: "Của một đồng, công một lạng". Người đi mua bỏ đồng tiền ra rồi chê cái này cái nọ chứ đâu có biết mẹ đã thức khua dậy sớm chăm chỉ từng đường kim mũi chỉ như thế nào. Mẹ thấy Tú Liên đôi khi bực với khách thì nhỏ nhẹ nói:

-Cái nghề buôn bán là làm dâu trăm họ, người ta có tiền nên có quyền chê khen. Bổn phận của mình thì lựa lời nói, giải thích sao cho người ta hiểu thì họ sẽ mua hàng của mình. Con phải nhớ điều này!

Tú Liên phân trần:

Đạ, con biết, nhưng họ chê hàng mình rồi đi qua chỗ khác bị gạt, bị nói thách quá, rồi bị mua lầm, thấy vậy nên con bực mình.

Mẹ dịu dàng:

-Con nên nhớ người mua sẽ không bao giờ trở lại những gian hàng đó. Mình buôn bán hiền lành ngay thật mặc dù không có lời như người ta nhưng những người mua về mặc thì sẽ biết, sẽ thương và trở lại rồi cũng sẽ giới thiệu người mua tiếp. Còn gian lận thì chỉ có một thời, không được lâu bền đâu con.

Lúc đó Tú Liên chợt nhớ đến câu người ta thường hay nói đùa nhưng đúng với sự thật: "Thẳng thắn, thật thà thường thua thiệt" và đó cũng là suy nghĩ của cô lúc bấy giờ. Tuy nhiên thời gian đã trả lời, đúng như lời mẹ dạy, những người tiêu thụ cùng các mối lái (những người mua hàng xỉ về rồi bán lẻ lại cho khách xài) thường xuyên trở lại gian hàng của mẹ vì họ không cần trả giáhay sợ mua nhằm đồ xấu. Nhờ đó mà gia đình Liên lần lần được ổn định hơn. Sau đó thì các bạn hàng đã tặng cho mẹ cái biệt hiệu là "Cô Sáu quần Jean" khi cửa hàng của mẹ chuyển sang bán quần Jean và lúc đó mẹ đã không còn phải cực khổ như trước kia. Đến khi Tú Liên thi vào đại học thì cô cũng không còn phải vất vả vừa bán hàng, vừa học nữa mà chỉ chuyên tâm lo ăn học lại còn được mẹ thưởng cho chiếc "cúp cánh én"(model lúc đó) để chạy.

Ra khỏi trại giam không bao lâu thì ba đã bị bịnh và mất. Mẹ vừa làm mẹ lại cũng vừa làm cha tiếp tục thay ba nuôi dạy hai chị em Liên trong suốt bao nhiêu năm quạ Mẹ như con gà mái luôn đem thân ấp ủi và che chở đàn con chống đỡ móng vuốt diều hâu của cuộc đời. Trải qua bao nhiêu năm tháng thăng trầm, tấm gương cần cù chịu khó và cách cư xử khéo léo của mẹ cùng những lời mẹ dạy luôn là kim chỉ nam cho cuộc sống của Tú Liên, và đó cũng là bí quyết sống của cô.

-Tú Liên! Con ra ăn cơm rồi giữ cu Trung cho mẹ đi học Kinh Thánh tối nay nha!

Tiếng gọi của mẹ cắt đứt giòng tư tưởng vàđem Liên trở về thực tại.

Tú Liên gấp cuốn album lại nói vọng ra:

Đạ, con ra ngay đây.

Aúm cháu trên tay, nhìn nét mặt bụ bẫm dễ thương của bé Trung, Tú Liên mỉm cười sung sướng. Lòng cô vui mừng vì Chúa đã cho cô và gia đình Thùy Dung được cùng mẹ sống vui vẻ bình an trong cùng một mái nhà. Tú Liên tạ Ơn Chúa luôn bởi sự dẫn dắt, sắp xếp và ban ơn của Ngài. Con thuyền nan của gia đình cô đã được Chúa bảo vệ vượt qua những sóng gió cuộc đời và đến được bờ bến yên bình. Hơn thế nữa, Chúa còn cho mẹ cô sức khoẻ tốt và nhất là mẹ có được niềm vui trong sự học Kinh Thánh và hầu việc Chúa. Cuộc sống tuy đơn sơ nhưng thật phước hạnh.

April 22, 2002


Đại Bi Chú
 
atoanmt Date: Thứ Năm, 29 Dec 2011, 10:04 AM | Message # 2
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


AToanMT
 
FORUM » THÀNH VIÊN » TRUYỆN BÌNH THƯỜNG » Hạnh Phúc Đơn Sơ (Thùy Linh)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO