Thứ Bảy
20 Apr 2024
4:32 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG VĂN THƠ » TRUYỆN NGẮN ĐẶC-SẮC VN » Cha Nuôi (Dương Kiều Nhi)
Cha Nuôi
LongTracAn Date: Thứ Năm, 04 Aug 2011, 2:48 PM | Message # 1
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Cha Nuôi - Dương Kiều Nhi

Lại một cái tết xa nhà sắp đến. Mặc dầu sống nơi xứ người thiếu vắng những giọng nói quen thuộc của người thân, những tà áo dài xuân, những cành mai vàng, những buổi tối thiêng liêng mà tất cả mọi người trong gia đình quây tròn bên chiếc bàn nhỏ để giữa nhà. Không còn được nghe tiếng pháo đêm giao thừa giòn giã, không còn được nghe những câu chuyện bên bếp lửa chờ đợi nồi bánh chưng của đêm ba mươi… và tôi không còn tìm lại được cái cảm giác không khí vắng lặng, thiêng liêng của buổi sáng mồng một tết sương mờ hòa lẫn với khói pháo trong sân. Nhưng cũng may gia đình tôi chút gì đó vẫn còn giữ được một chút hương xuân năm nào nơi quê nhà. Mẹ tôi, theo thói quen vẫn gói bánh cho chúng tôi ăn, vẫn nấu những món ăn để cúng ông bà trong đêm ba mươi. Ba tôi người vẫn sửa sang lại những lư hương và bình hoa trên bàn thờ Phật và Oâng Bà. Hai chị em tôi vẫn giữ truyền thống chúc tết cha mẹ mỗi sáng mồng một, mặc dầu đã lớn, tôi vẫn thích những tấm phong bì lì xì màu đỏ ba mẹ cho. Sáng nay, phụ ba lau dọn bàn thờ và xếp lại kinh sách. Tôi đứng lặng nhìn thật lâu những bức chân dung ông bà. Nhấc nhẹ lên lau mặt kiếng, tôi bỗng chợt buồn man mác. Tôi nhớ một người đã khuất bóng tự lâu, hình như đã hơn 22 năm rồi thì phải. Trong cái niềm vui và hạnh phúc mà tôi đang có, hằng năm mỗi một cái tết đến và nhất là vào ngày mồng một tôi vẫn cảm thấy mất mát một điều gì đó và hình bóng của một người cha. Tôi gọi người bằng cha vì nếu không có người cứu, bây giờ tôi đã không còn trên cuộc đời này. Tôi gọi người bằng tiếng cha kính yêu vì người đã có công nuôi tôi đúng một tuần nhưng những hình ảnh xa xôi ấy vẫn in đậm vào trong tâm tôi. Đặt bút viết lại đôi hàng trong ký ức để tưởng nhớ đến người cha nuôi, tôi có cảm tưởng như người đang đứng bên tôi, nhìn tôi trìu mến và vuốt tóc tôi…

Tiếng loa phóng thanh phá tan sự yên tĩnh của cái xóm nghèo trong một góc nhỏ của Thị Trấn Thủ Đức loan báo mọi người phải đi đổi tiền. Cái khoảng thời gian sau chiến tranh đã làm cho bao nhiêu gia đình tan nát, nghèo khốn, sợ hãi. Cũng như hàng ngàn gia đình có thân nhân đi học tập cải tạo khác, gia đình tôi trở nên túng thiếu đến cùng cực. Mẹ tôi nghe tin vội vớ lấy cái giỏ đệm úa nâu, đội cái nón lá hối hả đi lên văn phòng ấp đổi tiền. "Đổi tiền" tôi đoán chắc trong giỏ mẹ tôi có chừng dăm trăm đồng thế nhưng người vẫn vội vã nhốt tôi vào trong căn nhà tối om, khóa kín cửa. Mẹ sợ tôi đi theo mẹ rồi lạc. Ngồi trong căn phòng nhỏ, tôi co mình ôm gối. Tôi sợ tối, sợ ma, sợ luôn cả tiếng muỗi vi vo bên tai mình. Tôi bắt hai chiếc ghế nhỏ, trèo lên khung cửa sổ sắt rồi chui ra. Năm ấy tôi khoảng 4 tuổi. Cái tuổi chẳng biết thế giới bơ vơ rộng lớn đến cỡ nào. Tôi men theo con đường nhỏ chằng chịt dây leo hai bên đi tìm mẹ. Đi được một quãng, tôi đứng lại ngó vào một đám đông, những người đàn bà, đàn ông xanh xao, nhốn nháo trước một ngôi nhà cửa xiêu vẹo, cũ kỹ. Không thấy bóng mẹ, tôi lại đi tiếp, và cứ thế tôi cắm đầu đi.

Tôi giật mình khi nhìn thấy những tia nắng cuối cùng của một ngày trốn sau ngọn cây thì thấy mình đang đứng giữa một nơi xa lạ. Nép vào một con hẻm nhỏ, tôi ngồi nhìn những bàn chân lướt vội vã qua mắt tôi. Trông ai cũng bận rộn và chẳng ai thèm để ý đến một con bé lạc lõng như tôi. Tôi thấy nhớ mẹ, tôi nhớ mẹ tôi lắm và tôi có cảm tưởng như tôi sẽ chẳng bao giờ tìm lại được mẹ nữa. Một hình ảnh vẫn còn ghi đậm trong trí nhớ non nớt của tôi năm ấy là hình ảnh hai cánh cửa sắt khép kín. Tôi lạc vào một con đường đá rộng và cuối đường là hai cánh cửa sắt. Bên trong phải của cánh cửa có một chiếc bàn tròn nhỏ bốn cái ghế và có hai người đàn bà và một người đàn ông đang ngồi nói chuyện. Tôi đứng nhìn họ, tôi không biết nói gì. Họ ngước lên nhìn tôi lơ đãng rồi tiếp tục trò chuyện với nhau. Thế là tôi quay trở ra và lạc vào một cánh đồng trơ trọi khi trời vừa sập tối. Xung quanh tìm mãi không một ánh đèn, một lùm cây hay một mái nhà. Tôi tìm đến một gốc cây nhỏ ngồi dựa vào ngủ. Bụng tôi chợt cồn cào lên, tôi thèm một muỗng cơm. Nhớ cánh tay của mẹ, nhớ lời mẹ hát ru tôi ngủ mỗi khi lên giường. Mệt quá tôi thiếp ngủ quên, tôi thấy mẹ trong giấc mơ của tôi. Hình dáng ốm yếu, khuôn mặt với hai gò má gầy sâu lúc ẩn lúc hiện trong đám đông ào ạt người qua lại, tôi vẫy tay gọi mẹ, nhưng người cứ đi xa dần tôi và khuất sau những tấm lưng trên phố. Tiếng côn trùng dại ré lên làm tôi giật mình thức giấc khoảng nửa đêm. Tôi ngó quanh và càng sợ hãi nhưng tôi vẫn không khóc. Tôi lại gục đầu ngủ tiếp… và những giọt mưa lất phất của buổi sớm đánh thức tôi. Tôi tìm đường chạy ra ngoài phố, hai bên đường vắng lặng, những ngôi nhà vẫn còn đóng kín, họ đang ngủ êm trong chiếc mền bông ấm. Vài chiếc xe xích lô chậm rãi qua mặt tôi. Dừng lại trước một quán cốc nhỏ. Oâng chủ đang nhuốm bếp nấu đồ bán. Tôi đứng nhìn ông ta, và lại gần xin ông ta một chén cơm. Oâng ấy dữ quá, ông ta đuổi tôi ra và quát tôi "mới sáng đã gặp ăn xin, đi đi ra." Oâng đẩy tôi ra khỏi quán, tôi vẫn không khóc. Tôi lang thang ngoài phố tìm đồ ăn và cuối ngày tôi lại về nơi gốc cây nhỏ ấy, bên cạnh một cái vũng nước ngồi ngủ. Tôi nhớ mình đã ngủ như thế hai ngày và tôi ngã bệnh. Ngày thứ ba tôi không nhấc nổi cái thân hình nhỏ xíu của mình đi xin ăn nữa, tôi nằm đó và tôi chẳng còn biết gì cho đến khi tôi giật mình tỉnh dậy thì thấy mình nằm trên một chiến ván trải chiếu…

Một người đàn ông độ 25 tuổi ngồi bên cạnh giường nhìn tôi. Gương mặt ông ta hiền lắm. Oâng ta đỡ tôi dậy và đút cháo cho tôi ăn. Sau đó đưa thuốc cho tôi uống. Tỉnh hẳn, tôi ngó quanh căn nhà nghèo nàn của người đàn ông ấy. Nền đất đỏ láng, tường làm bằng gỗ, mái lá và phòng ngoài chỉ có một chiếc bàn thờ có ba ông râu dài, tay cầm kiếm. Mỗi sáng trước khi đi làm người đàn ông ấy đút cháo cho tôi ăn và chiều về bế tôi đi vòng vòng chơi. Tôi đã quen với cảnh ấy không biết bao lâu và tôi thích đứng nhìn người dắt chiếc xe đạp cũ ngoắt tôi rồi leo lên xe chạy đi làm mỗi sáng và tôi ở lại chơi với những người đàn ông, đàn bà khác trong nhà. Ai cũng thương tôi hết và cho tôi ăn bánh. Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra và tại sao mẹ lại tìm được tôi mãi cho đến khi mồng một tết năm ấy. Năm 1983.

Cha tôi được thả về sau gần 8 năm đi học tập cải tạo. Năm ấy là năm đầu tiên gia đình tôi được ăn một cái tết sum vầy và hạnh phúc. Ngày mồng một tết năm 1983, cha tôi chở tôi đi tìm lại ngôi nhà nghèo ấy theo lời nhớ sơ sài của mẹ. Mẹ chỉ nhớ người ấy tên Thành và có người em tên Long. Hai cha con tôi đi do.c theo con lộ nhỏ ấy và hỏi thăm. Mồng một tết, cái không khí lạnh vắng, ảm đạm hôm ấy tôi vẫn còn nhớ. Không có một ngôi nhà nào mở cửa. Ba hỏi thăm một người đi đường và ông ta chỉ cho ba tôi. Dừng xa lại một ngôi nhà có cái cổng rào khép hờ. Không một ai cả, ba tôi đẩy cửa bước vào trong sân, ba đi tới đi lui dòm chừng thì chủ nhà ra mở cửa. Ba tôi chào lễ phép và hỏi, "xin lỗi bác đây có phải là nhà anh Thành không?" Bà cụ nhìn cha con tôi một lát rồi nói, "phải, mời anh vào nhà" Theo bước bà cụ vào trong phòng khách, tôi như tìm lại được cái mùa đất ngày xưa. Vẫn chiếc bàn thờ có ba vị quan công nhưng một hình ảnh làm tôi boàng hoàng là chiếc bàn thờ nhỏ có thêm một bức ảnh của một thanh niên rất trẻ, hình chụp nghiêng, mái tóc cắt ngắn và gọn. Như có một điều gì đó bỗng lan trong lòng. Tôi ngồi xuống ghế và nghe hai người lớn hỏi chuyện. Ba tôi nói "Bác có nhớ ngày xưa anh Thành có nuôi một đứa bé đi lạc không? Con bé ấy chính là con cháu và nó đây." Bà cụ mừng rỡ đứng bật dậy ôm lấy tôi… "Trời ơi, nó lớn đến chừng này rồi à." Nói xong bà cụ rưng rưng nước mắt và lại bàn thờ thắp ba cây nhang đưa tôi "Con lại thắp nhang cho ba Thành con đi" Thế là lần đầu tiên tôi biết khóc trước tấm ảnh cha nuôi và trước mặt bà cụ. Tôi và cha tôi ngồi nghe bà cụ kể lại chuyện tôi đi lạc và tại sao cha nuôi lại tìm được tôi suốt cả ngày mồng một năm ấy, năm 1983. Tôi vẫn không quên được những lời bà cụ kể lại cho cha tôi… làm tôi nhớ lại những gì đã qua, bà cụ vẫn kể không sai.

Thằng Thành con tôi, nó làm cho một cái hãng mộc. Cứ mỗi chiều nó đi làm về nó thấy có một con bé cứ ngồi co ro bên vũng nước. Nó để ý con bé ấy nhưng không dám lại gần hỏi cho đến ngày thứ ba. Chiều hôm ấy mưa lâm râm, nó đi làm về thấy con bé đang nằm bên cạnh vũng nước, không còn biết gì nữa, nó bế đem về. Nó nấu nước tắm cho con nhỏ, rồi qua nhà hàng xóm xin cơm đút cho con nhỏ ăn. Nhà tôi nghèo lắm, đâu có gì cho con nhỏ nó ăn đâu, con nhỏ đang bị bệnh nữa. Tôi thấy nó lo cho con nhỏ quá, tôi hỏi thì nó giấu. Nó nói với tôi như thế này "Con lỡ sống với một người và có con nhưng vì con nghèo quá, cô ấy bỏ đi và để con lại cho con." Tôi cứ tưởng thiệt nó là cháu nội tôi, mấy dì cậu nó cũng vậy. Cả nhà ai cũng thương nó. Một đêm khi các em nó ngủ hết, nó ra ngồi nói chuyện với tôi và kể cho tôi nghe là nó lụm được con nhỏ ngoài đường. Nó phải nói dối với gia đình vì nó muốn mấy đưá em nó thương con nhỏ như con cháu trong nhà. Mỗi khi nó đi làm, tôi ngồi gạn hỏi con bé nhà ở đâu và con ai, con nhỏ nó cứ mở mắt to láu nhìn tôi không nói một tiếng nào. Tôi để ý mỗi khi nó đi vào nhà, nó thường bỏ đôi dép nó ngoài cửa. Nhà quê mà, đâu có nền đá đâu, tôi bắt nó mang vô mà nó vẫn không chịu. Nó bảo mẹ nó dạy nó như thế. Tôi tin nó không phải là ăn xin, mà nó bị lạc cha mẹ. Tôi nuôi nó một tuần mà không thấy ai đến đón nên tôi dự định sáng thứ bảy đưa nó cho nhỏ em tôi ở Vũng Tàu, hai vợ chồng già không có con. Sáng hôm sau đang đứng đợi xe buýt thì có một cô gái ngừng lại hỏi thăm nó và nói là mẹ nó đã cực khổ, khóc hết nước mắt đi tìm nó cả tuần nay, tưởng nó chết rồi. May quá, cô ta về gọi mẹ nó đến đón lại nó. Và từ đó tôi chẳng còn được tin tức gì đến con nhỏ nữa hết." Thỉnh thoảng bà cụ ngưng kể, bà đưa cho tôi mấy viên kẹo mức vào nói "nó vẫn có cặp mắt to láu như hôm nào."

Ba tôi hỏi thăm "anh Thành chết vì cớ gì và lâu chưa bác?" Bà cụ lại nhìn lên chiếc bàn thờ nhỏ có tấm hình cha nuôi tôi, người lau nước mắt và kể tiếp. Sau khi con nhỏ theo mẹ nó về nhà thì thằng Thành nó đi bộ đội bên Miên. Nó bị chứng bệnh sốt rét và chết sau hai năm đó. Sau khi con bé tìm được mẹ, thằng Thành nó buồn, nó nhớ con bé. Nó đi bộ đội mỗi lần viết thư về là hỏi thăm con bé ra sao? Tôi đâu biết được, lo cho cuộc sống tất bật hàng ngày, mẹ nó cũng cực khổ chứ đâu sướng gì, tết năm sau đó, mẹ nó có đến thăm tôi và bặt tin luôn.

Rời khỏi mái lá đơn sơ có mùi đất quen thuộc năm nào và có những hình ảnh thâm tình của người cha nuôi. Lòng tôi buồn vô hạn cái tết năm ấy. Cái giây phút sững sờ lần đầu tiên nhìn lên chiếc bàn thờ tôi vẫn còn cảm được đến ngày nay. Tại sao người tốt lại có một đời sống ngắn ngủi đến thế. Giờ đây đứng lặng trước bàn thờ Phật và Oâng bà, tôi cứ tưởng mình đang đứng trước tấm ảnh người cha nuôi năm nào. Hình ảnh cha đặt tôi ngồi trên tấm ván gỗ trước nhà đút cho tôi từng muỗng cháo như hiện rõ mồn một. Hình ảnh của ba người ngồi sau hai cánh cửa sắt vẫn không phai và vũng nước có gốc cây năm nào tôi dựa ngủ. Oâi những hình ảnh trong cái ký ức tuổi thơ tôi mang theo suốt 22 năm và cả cuộc đời này.

Có lẽ giờ đây, cha nuôi đã về với Đức Phật – tôi tin như thế, tôi tin người là một vị bồ tát đến cứu tôi và rồi người lại trở về nơi của người. Hằng năm mỗi ngày mồng một, dù bận cách mấy tôi vẫn thường đi chùa thắp hương tưởng niệm đến người cha nuôi đã khuất bóng vĩnh hằng. Tôi tin người lúc nào cũng đi bên tôi và che chở bảo hộ cho tôi. Nếu như có kiếp sau, xin cho tôi làm con của người để tôi đền đáp những công ơn, và tình thương của người đã dành cho tôi mà tôi đã không còn có một cơ hội nào nữa dù tôi muốn nói một tiếng "cảm ơn" tự đáy lòng mình. Giờ đây con tin chắc người đang ở một nơi nào đó nhìn con và mỉm cười với con. "Phải không cha!"

Dương Kiều Nhi
Jan 20, 2001
Lược trích trong "Nhật ký thời thơ ấu"


Đại Bi Chú
 
atoanmt Date: Thứ Ba, 09 Aug 2011, 12:53 PM | Message # 2
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


AToanMT
 
FORUM » TRANG VĂN THƠ » TRUYỆN NGẮN ĐẶC-SẮC VN » Cha Nuôi (Dương Kiều Nhi)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO