Thứ Sáu
19 Apr 2024
12:34 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRUYỆN HUYỀN HỌC » TRUYỆN TÔN GIÁO » CÁ SẤU HÓA LONG (SƯU TẦM)
CÁ SẤU HÓA LONG
ThuanThien Date: Thứ Bảy, 22 Jan 2011, 6:39 AM | Message # 1
Major general
Group: Users
Messages: 446
Status: Tạm vắng

Ông Đoàn Giỏi, một nhà văn của miền Bắc những năm sáu bảy mươi đã viết một cuốn sách nhỏ có đề là "Những chuyện lạ về Cá". Những phần dịch lại sách nước ngoài trong cuốn này không có gì đáng kể và về mặt sinh học cũng có sai lầm nho nhỏ khi tác giả quy Cá voi vào loài Cá, nhưng cái quý của cuốn sách là tác giả nói đến hiện tượng "Cù dậy", trước đây ở miền Bắc chưa ai nói tới. Tác giả không phải là nhà động vật học nhưng có công đưa ra những dẫn chứng chứng minh rằng, thuồng luồng do chữ "long" là rồng mà ra, và con vật có tên thuồng luồng chính là con cá sấu. Tôi cũng nghĩ như ông nhưng không dám khẳng định vì không có thì giờ tìm hiểu nhiều hơn.
Đoàn Giỏi có đưa ra những đoạn trích trong báo chí miền Nam Việt Nam liên quan đến hiện tượng Cù Dậy. Theo ông và theo những bài báo này thì những con cá sấu trong những điều kiện đặc thù nhất định sau nhiều năm "tu luyện" có thể trở thành một sinh vật hoàn toàn khác là con rồng. Vào một ngày hay đêm mưa to gió lớn, sau những chấn động dữ dội làm rung chuyển đất đai làng xóm con rồng mới hình thành sẽ cất mình bay lên biến mất vào trong mây để lại một hố đất khổng lồ nơi nó đã tu luyện nhiều năm. Theo các tư liệu nói trên, các hố đất dài đến 30 thước, rộng khoảng 3 thước và sâu cũng như thế...

"Cù dậy"
"Cù dậy" là danh từ phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu long để chỉ một con cá sấu tu lâu năm hóa rồng bay lên (!). Đêm nằm nghe mưa to gió lớn, sấm sét dữ dội bất thường, người các vùng sông lớn thường nói: "Không khéo cù dậy". Như ở Cù lao Rồng Mỹ Tho - nay là tỉnh Tiền Giang - thời Pháp thuộc Tây bắt những người cùi (hủi)tập trung thành làng ở đầu cù lao, những người mê tín cho rằng Tây cũng sợ cù dậy, thành phố tỉnh lỵ sẽ sụt lở nên đem "nhơ uế" đặt đấy trấn cho con cá sấu nằm dưới đó khỏi bay lên!
Thấy tạp chí Bách Khoa (Sài Gòn tạm chiếm số 331 ngày 15 tháng 10 năm 1970) có Bài Hiện tượng kỳ lạ "Cù dậy" của Lê Văn Hương (trang 45 đến 48) có nói về chuyện này ...
.....
Dưới đây là hai chuyện chắc là trích ở tư liệu trên của Lê Văn Hương:
Cù dậy ở Rạch Cẩm Sơn và Rạch Sấu
Cuối năm 1945 quân Pháp đánh lan ra Sóc Trăng. Dân ở Kế Sách bỏ chạy qua sông Bát Xắc vào xã Ninh Thới quận Tiểu Cần (Trà vinh) ở bên bờ rạch Cẩm Sơn, trong đất của ông Trương Hoàng Lâu, tục gọi là ông Hàm Lâu. Qua năm 1946 đến năm 1947, một hôm tháng 6 trời mưa dầm, vào khoảng 4 giờ sáng bỗng nghe tiếng nổ ầm ầm. Mọi người cứ tưởng Tây ném bom. Sau mới biết là tiếng động ở dưới đất, kéo dài hàng giờ. Ông Hàm Lâu bảo dân chúng hãy rình xem chỗ có tiếng nổ ở bãi xoài ven sông. Đến 5 giờ thình lình đất chuyển mạnh, dừa, ổi, xoài trốc gốc đổ nhào. Mặt đất mở ra, một vật đen to bằng chiếc ghe dài 30 m bay vụt lên cao, biến trong mây. Ra đo chỗ đất: lỗ sâu hơn 3 mét, ngang 2 mét, dài khoảng 30 mét. Đó là Cù dậy.
Rạch Sấu xã Nhân Mỹ, quận Kế Sách (Sóc Trăng) cách tỉnh lỵ 25 km. Tháng 7 năm 1969, 3 giờ sáng trời mưa. Nhiều người nghe có tiếng nổ cứ tưởng bom Mỹ. Nhưng lại nghe động ở dưới đất. 5 giờ 30 sáng đất chuyển mạnh rồi thấy một vật đen thui từ dưới đất bay lên, hướng về Bãi Giá Rạch Gòi mà bay ra biển. Xem đất: Thấy hố xâu ở sau khu vườn dài 80 công đất. Ở Mương Sìn hai căn nhà bay tung, tại Rạch Giá một căn nhà bị sập, một căn nhà lợp tôn bị tróc mái vì gió do Cù gây ra. Từ Rạch Sấu đến Phụng Tường nhà cửa siêu vẹo. Ở sông Hậu, sóng cuốn một ghe chìm , hai người chết đuối. Tổng cộng thiệt hại trên một vệt dài 8 km, vườn tược, cây cối gãy đổ, nhà cửa hư sập do Cù dậy rất lớn. Xem lại cái hố thì sâu 3 mét, rộng 2 mét, dài khoảng 30 mét. Dân điạ phương khẳng định vệt đen từ vùng đất bay lên, bay đi ấy là cù dậy sau khi đã tu luyện thành công. Năm 1970 khi tác giả ấy viết bài này cái hố đó vẫn chưa bị lấp.

Tiếp tục một số trích đoạn trong cuốn sách nhỏ của Đoàn Giỏi:
Cây mọc trên lưng sấu
Vùng Cống Cây Dương (Rạch Giá) cá sấu nằm dưới đất bồi rồi cây mọc um tùm bên trên. Năm 1920 đất cù lao lở và sụt xuống ngay chỗ cá sấu nằm. Sấu chưa hóa thành Cù ngoi ra bơi lặn, cây vẫn mọc trên lưng.
Đào đất gặp sấu
Năm 1922, đào kênh từ núi Sập qua Rạch Giá. Đào xâu hơn một thước rưỡi thấy một con sấu dài 50 phân, mình to bằng cái bát, màu trắng đục, vẫn thở phì phì. Thân mềm như bún, thẳng như tấm ván. Người bắt được, đem xào với nước dừa tương ớt. Thân sấu toàn mỡ thịt, mềm như sụn không xương. Ăn xong cả 6 người đều chết.
Đào cát được thịt sấu
Năm 1950, một nghiệp chủ ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) sai bạn chèo ghe qua Cồn Quốc Gia ngang sông Kế Sách (Trà Vinh). Ông Tư Ốm là người đi lấy cát xúc từ dưới cát lên được thịt tươi, chắc thịt một con sấu to lắm nằm dưới đó. Ông không biết là thịt gì, không máu, màu trắng, rất mềm. Tư Ốm mang về ăn. Chết.

sad

 
atoanmt Date: Thứ Tư, 26 Jan 2011, 9:50 PM | Message # 2
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


AToanMT
 
FORUM » TRUYỆN HUYỀN HỌC » TRUYỆN TÔN GIÁO » CÁ SẤU HÓA LONG (SƯU TẦM)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO