Thứ Sáu
19 Apr 2024
1:25 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » THÀNH VIÊN » CHUYỆN XÃ HỘI » Nghề tụng kinh cho đám tang, đám giỗ (RFA)
Nghề tụng kinh cho đám tang, đám giỗ
thanhlongphapsu Date: Thứ Năm, 12 Dec 2013, 0:56 AM | Message # 1
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
Nghề tụng kinh cho đám tang, đám giỗ


Trong vài năm trở lại đây, dịch vụ tụng kinh thuê cho đám tang, đám giỗ xuất hiện rầm rộ. Đặc biệt, có một cuộc cạnh tranh ngấm ngầm giữa những người làm nghề này với nhau khiến vấn đề cầu siêu, cầu an cho người đã khuất trở nên lộn xộn, khó phân định được đâu là sự chân thành, đâu là sự giả tạo nhằm kiếm tiền và ngay cả với người là con cái người đã khuất cũng trở nên không bình thường. Thay vì sự báo hiếu thuần túy cộng với những sinh hoạt tâm linh nhằm kiến giải những khuất tất về nghiệp chướng thì đâu đó, sự ngụy tạo cũng không ít.

Tụng kinh là một dịch vụ?


Ông Hướng, một người có thâm niên hơn ba mươi năm sinh hoạt Phật Tử và đã chính thức bỏ chùa, về nhà lập một bàn thờ để tụng kinh hằng đêm, mở chiếc loa có cường độ âm thanh tương đương với loa chùa để rồi hai năm trở lại đây, ông chuyển hẳn sang dịch vụ tụng kinh, ăn nên làm ra. Vốn là người có giọng hát hay trước đây, khi chuyển sang tụng kinh, giọng tụng của ông nhanh chóng đi vào lòng người nghe, ông có cả một lượng fan hâm mộ khá lớn, nên chi mỗi khi có đám tang, đám giỗ, ông là người được mời đầu tiên để tụng kinh.

Ông Hướng nói với chúng tôi là nghề này không phải ai cũng làm được, và không phải ai cũng đủ dũng cảm xem nó là cái nghề để kiếm cơm độ nhật, thậm chí để làm giàu. Vì phần đông, người hành nghề tụng kinh lại đặt mình vào kiến chấp về công đức và đâu đó, còn có người xem mình là bậc bồ tát hoặc cận bồ tát, có thể dùng năng lực trì chú, tụng kinh để giải nghiệp cho người khác và vô hình trung, trong họ, có sự nhập nhằng giữa kiếm cơm và làm công đức, hoạt động tâm linh. Chính vì sự nhập nhằng này, họ không bao giờ dám đặt thằng vấn đề về tiền bạc, và đôi khi sự dấm dúi này lại làm khó cho gia chủ.

Với ông Hướng thì khác, ông cho rằng đã đến lúc con người, nhất là những người hành nghề tụng kinh giống như ông phải nhìn nhận lại vấn đề, phải sòng phẵng với bản thân và sòng phẵng với những hoạt động, những đối tác của mình. Nghĩa là, nếu người tụng kinh không nhận thức rõ ràng việc mình đi tụng thuê kiếm cơm, sẽ vướng kẹt vào kiến chấp về công đức, sẽ chấp thủ rằng hành động tụng kinh, cầu siêu cầu an của mình là hóa giải, cứu rỗi cho người khác, như vậy sẽ rơi vào chấp thủ.

Và hơn nữa, muốn cứu rỗi, hóa giải tâm linh, mà chỉ bằng một vài lần tụng kinh thì e rằng chỉ có bậc bồ tát hoặc là các bậc đã chứng quả La Hán, hoặc giả ít ra thì những bậc đại sư, đã có ông phu tu tập thâm hậu mới có thể làm được, nhưng khi làm được như thế, các vị ấy chắc sẽ không bao giờ nghĩ rằng mình làm để lấy đức.

Chính vì thế, với ông Hướng, ông nhất quyết rằng hãy cứ nói mình là một thợ tụng, hãy tụng thật hay và dồn hết tâm lực, sự tập trung trong lúc trì chú và chánh niệm điều thiện lành trong lúc tụng, càng chánh niệm, càng tập trung thì tay nghề càng cao, càng xứng đáng để lấy tiền của khách hàng.

Tuyệt đối không nên xem việc tụng kinh là một sự ban ơn theo kiểu làm việc tích đức nhưng gia chủ cúng tiền thì lặng lẽ bỏ túi, trong khi đó lại không cho ra một định giá cụ thể, rất khó cho gia chủ, khiến họ lúng túng trong khái niệm Cúng Dường. Với ông Hướng, hãy cứ cho mức giá rõ ràng, nếu chủ nhà không có tiền thì nấu ông một bữa cơm chay cũng tốt rồi, chừng đó cũng làm ông vui, không đòi hỏi gì thêm.

Như để kết thúc quan điểm của mình, ông Hướng nói rằng đó chỉ là quan điểm cá nhân của ông thôi, và quan điểm này không thể so sánh dù đứng trên bất kỳ góc độ nào đối với hoạt động tâm linh của các vị sư chân chính và đáng kính.

Một người đàn ông có mẹ vừa qua đời và nhờ ông Hướng tụng kinh cầu siêu, chia sẻ với chúng tôi: Đầu tiên mình tụng cho vong linh siêu thoát, tất nhiên là mình tụng để hồn đi, còn mời nhà sư là để xem ngày giờ, mình phải có cát sét, mình phải chuẩn bị mấy cái đó để vong linh đi thong thả. Mời nhà sư vì mục đích coi ngày giờ hạ huyệt, địa lý, kiêng cử họ rành hơn. Còn bản thân mình trước đó phải chuẩn bị tất cả trước khi người nhà đi, kinh kệ đàng hoàng để họ siêu thoát không lưu luyến mình!

Dịch vụ nở rộ, thật giả khó phân biệt

Một vị ni sư ở Huế, yêu cầu chúng tôi đừng nêu pháp danh vì một số vấn đề tế nhị: Người tôn giáo bây giờ nó cũng là “cái việc”. Có những người họ ăn không ngồi rồi cũng nhiều lắm, họ bám vào, đau khổ họ bám vào, thiếu thốn họ cũng bám vào. Cúng thê cũng nhiều, bởi vì cái nhu cầu quá nhiều đi mà! Cái gì cũng cúng, cúng đất cũng cúng, cúng nhà cũng cúng, đám giỗ cũng cúng… Cái gì cũng cúng hết! Bây giờ những cái đạo tràng, những ông thầy còn rứa nữa chứ đừng nói đến các vị Phật Tử. Có vị thì sáng suốt, nhưng cũng có vị cũng làm rứa, cũng theo cao trào. Bây giờ tôn giáo đang cao trào mà, nhà nước bật đèn xanh cho tôn giáo phủ sóng…

Cũng theo vị ni sư này, các hoạt động tâm linh luôn là hoạt động cần thiết đối với đời sống, không riêng gì Phật Giáo mà tất cả các tôn giáo đều có hoạt động tâm linh. Có một điểm chung giữa các tôn giáo trong hoạt động tâm linh là nhằm hóa giải những cái không tốt đẹp để mang lại những điều thiện lành, hướng đến chân – thiện – mỹ. Tuy nhiên, dường như bên cạnh những sinh hoạt tâm linh thuần túy của tôn giáo, vẫn hiện hữu những hoạt động mang tính lợi dụng, mượn niềm tin tâm linh để trục lợi.

Và điều này không dừng ở những người ngoài xã hội mượn tiếng chuông, câu kệ để kiếm sống mặc dù không hiểu gì về Phật Pháp. Nhưng dẫu sao họ cũng đáng được thông cảm bởi đó là kế sinh nhai, mặc dù là kế sinh nhai trắc ẩn và nhiều hệ lụy. Đáng tiếc hơn cả là nhiều vị đã xuống tóc, vào chùa để tu nhưng lại mang tâm tham ngoài đời vào chùa, mượn màu sắc Phật Pháp để trục lợi.

Vị sư cô này cho biết thêm là hiện tại, bà biết rất nhiều đồng môn đã không lo chuyên tâm tu tập, suốt ngày đi tụng kinh cho đám giỗ, đám tang để giao du, ăn chơi, thậm chí có vị còn dùng tiền cúng dường để hút hít, uống bia ôm, nhậu nhẹt, ăn mặn, phạm trầm trọng vào giới luật nhà Phật.

Bà tiếc nuối về những khoảng thời gian trước đây, thời trước 1975, các sư chỉ biết chuyên tâm tu tập dưới sự giám soát và hướng dẫn của Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất. Còn bây giờ, mọi việc trở nên rối rắm, khó phân biệt đâu là thật, đâu là giả.

Vị ni sư này tiết lộ thêm là bà rất đau lòng cho đạo pháp vì hầu như các chùa quốc doanh, ở đâu cũng có một vài vị sư biến thái, đàn đúm và thậm chí, có sư còn thủ cả súng trong người, bà không hiểu vì sao đã đi tu mà còn có súng? Và như vậy có chính xác là nhà tu hay là loại người nào khác trà trộn vào cửa Phật.

Vị sư cô này bày tỏ sự đồng cảm với ông Hướng, dù có nhiều vấn đề cần bàn thêm nhưng dẫu sao, thái độ rõ ràng, sòng phẵng đưa ra giá cả để tụng kinh và nếu như gia chủ nghèo quá thì tụng miễn phí, ăn một bữa cơm chay rồi ra về cũng thể hiện thái độ, chính kiến của ông một cách rõ ràng, không dấm dúi và không làm cho gia chủ thấy lúng túng, bối rối vì vụ cúng dường.

Và hơn hết, trong một xã hội thiếu minh bạch ở bất kỳ lĩnh vực nào, thì lĩnh vực tâm linh cũng nên có sự minh bạch, sòng phẵng và vô tư.

Nói đến đây, vị ni sư vừa thở dài nhưng lại vừa mỉm cười, một nụ cười mãn nguyện và vô ưu.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.


Message edited by thanhlongphapsu - Thứ Năm, 12 Dec 2013, 1:13 AM
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 12 Dec 2013, 2:23 AM | Message # 2
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đọc bài này mình nhớ tới chuyện "Qủy bức Thiền sư" chắc rằng mọi người đã từng đọc qua; hôm nay mình mạn phép đăng lại để chúng ta cùng chiêm nghiệm!

SƠ CƠ THIỀN TẬP

Những Bài Pháp Thoại Về Thiền Quán Của Lão Hòa Thượng Tuyên Hóa




Điều đầu tiên cần học khi thực tập thiền quán là phải kiên nhẫn và tôn trì quy cũ. Nên nói:”bất dĩ quy cũ, bất thành phương viên”, nếu không có côm-pa và thước T, làm sao chúng ta có thể vẽ vòng tròn và hình vuông được? Nếu không giữ quy cũ, làm bất cứ việc gì đều không thành tựu.

Trước hết, các vị phải nhẫn chịu đau chân và đau lưng. Cả trong khi tâm các vị loạn động và trạo cử, các vị phải tìm một cách nào đó để bình tịnh nó. Tốt hơn hết là quý vị ngồi trong tư thế kiết già. Thế ngồi này được gọi là “kim cương tọa”. Khi các vị ngồi trong thế kim cương tọa, các vị có thể dễ dàng nhập định. Khi thấy quý vị nhập kim-cương đại-định, ngay cả chư quỷ cũng sẽ nể sợ và không dám quấy rầy.

Mỗi thời thiền tọa được báo hiệu bằng ba tiếng mõ. Sau khi tiếng mõ đã được đánh lên, mọi cử động đều phải ngưng lại và mọi người đều giữ yên lặng trong suốt thời thiền tọa. Không phải chỉ mọi người phải giữ im lặng, mà ngay cả ma quỷ và các Thiện Thần Hộ Pháp cũng không dám gây ra một tiếng động nào. Điều lý tưởng là ngồi trong tư thế kiết già và giữ tâm bình khí hòa.

Bây giờ tôi sẽ kể cho quý vị câu chuyện về “Quỷ-Bức Thiền-Sư”. Vị này vốn làm nghề tụng kinh thuê cho những người thuê ông ta cầu siêu cho các vong linh quá cố. Ông được gọi là "Ông Nam-Mô” – một ông thầy cúng suốt ngày ông ta tụng “Nam mô, Nam mô, Nam mô” không biết bao nhiêu lần. Ông tụng thật nhiều “nam mô” nhưng cũng chỉ “nam mô” cho người khác và không bao giờ “nam mô” cho chính mình. Ông không bao giờ "nam mô” để thấy mình đang làm gì.

Rồi thì một ngày nọ, ông ta đi “nam mô” cho ai đó và sau đó thì trở về nhà. Có lẽ lúc đó trời đã xế chiều; trên đường về, ông đi ngang qua một làng nhỏ và một con chó sủa lên khi ông đi qua. Trong nhà, tiềng một người đàn bà già nói “Ơ, coi ai ngoài đó mà con chó sủa dữ dội vậy?” Có tiếng một người đàn ông đứng dậy và đến nhìn qua lỗ hổng nơi cửa sổ. Cửa sổ không phải bằng kiếng mà bằng giấy dầu. Người đàn ông nói “Ồ, đó chỉ là con ma chuyên chạy tụng kinh sám”. Ông ta nói lớn tiếng làm cho ông thầy nghe được và tự bảo rằng “Kìa, tại sao anh ta gọi mình là con ma chạy tụng kinh sám? Mình luôn luôn tụng kinh để giúp người, vậy mà ông ta bảo mình là con ma chạy tụng kinh sám!”.

Nhưng dầu sao thì ông ta cũng không làm gì được; vì thật tình chính ông ta đi tụng thuê cho người khác, và nếu có ai muốn gọi ông ta là một con ma tụng kinh thì ông ta cũng không kiện thưa người ấy được. Nghĩ vậy, ông bèn nuốt hận kềm chế sự tức giận của mình.

Một lát sau, ông đến một cái cầu. Trời bắt đầu mưa, cho nên ông chui xuống gầm cầu để trú mưa. Bấy giờ ông ở dưới cầu, được khô ráo, nhưng trận mưa dai dẳng làm cho ông không có cái gì để làm cho qua thì giờ. Vì không có gì để làm, ông tự bảo “Ồ, ai cũng nói rằng ngồi thiền được lắm. Vì rằng mình chẳng có gì làm cả, trong khi chờ đợi, mình thử thiền xem sao”. Rồi ông ngồi xuống, và kéo chân thành thế kiết già. Ông xếp chân và ngồi rất nghiêm túc, và ngay lúc ấy, một sự lạ lùng mầu nhiệm xảy ra.

Hai con quỷ hiện ra. Mặc dầu chưa bao giờ ông thực sự thấy quỷ, ngày này qua ngày khác ông thường độ họ, cho nên ông ta ít nhiều cũng được coi là quyến thuộc của chúng và ông ta không tỏ vẻ sợ hãi. Một con quỷ nói với con kia: “Có một ngôi chùa vàng ở đây. Nhanh lên! Hãy đảnh lễ đi! Có xá-lợi của Đức Phật ở trong ngôi chùa vàng. Nếu chúng ta đảnh lễ xá-lợi Phật, nghiệp chướng của chúng ta sẽ được tiêu trừ." Thế là hai con quỷ bắt đầu đảnh lễ, sau khi chúng nó đảnh lễ hồi lâu thì cái chân của vị tăng được gọi là “con ma chuyên chạy tụng kinh sám” bắt đầu bị đau. Để có thể ngồi thoải mái hơn, vị tăng chuyển thế ngồi kiết già thành thế ngồi bán già, đó là tư thế chân trái nằm trên bắp đùi phải.

Lần này hai con quỷ đến đảnh lễ, thấy có chuyện lạ, một con quỷ nói:

“Nè”! Ngôi chùa vàng kia vừa chuyển thành ngôi chùa bạc. Mày có nhận ra không?”

“Thì sao nào?”, con quỷ kia đáp lại “Chùa bằng bạc vẫn quý rồi, chúng ta nên đảnh lễ đi!”

Rồi cả hai con quỷ đồng đảnh lễ, chúng đảnh lễ một hồi lâu cho đến khi chân của vị tăng lại bị đau và ông ta uể oải duỗi ra nghỉ, giống như khi quý vị từng làm mỗi khi ngồi thiền mệt mỏi. Vị tăng lúc đó suy nghĩ: "Ta nên nằm nghỉ chốc lát.”

Nhưng ngay lúc đó, hai con quỷ thoáng thấy ngôi chùa mình đang lạy biến thành một đống bùn. Một con quỷ kêu lên: “Nè! Coi kìa, nhanh lên! Hãy đánh nó đi!”. Nhận thấy hai con quỷ sắp đánh mình, vị tăng sững người vì sợ hãi, nhẹ nhàng trở lại ngồi gọn gàng trong tư thế kiết già. Vừa đúng lúc hai con quỷ đồng thanh la lên: “Ồ! Thật đúng là xá-lợi của Đức Phật ở trong đó. Thật là trò biến hóa như yêu quỷ. Phút trước đó là ngôi chùa vàng, phút sau là chùa bạc, rồi trở thành đống bùn. Chúng ta tốt hơn chỉ nên đảnh lễ bất luận chuyện gì xảy ra!”, rồi chúng lạy không nghỉ cho đến khi trời sáng.

Sự kiện này có một ảnh hưởng tác động đến vị tăng – “con ma chuyên chạy tụng kinh sám” . Ông ta ngồi suy nghĩ: “Nếu ta ngồi trong tư thế kiết già thì đó là ngôi chùa bằng vàng, nếu ta ngồi với tư thế bán già thì đó là ngôi chùa bằng bạc, còn nếu ta không ngồi với hai tư thế ấy thì chẳng có gì khác ngoài một đống bùn. Tốt hơn là nên bắt đầu tu tập, không nên chạy tụng kinh đám nữa.” Rồi ông ta vùi mình trong đề tài ấy ngay và công phu tham cứu rất nghiêm mật. Sau một thời gian, ông được ngộ đạo, được tặng danh hiệu “Quỷ Bức Thiền Sư” (Thiền Sư bị quỷ bức bách) vì nếu ông không bị hai con quỷ dọa đánh, ông chắc hẳn sẽ còn trì hoãn công phu và sẽ không bao giờ thành công trong việc tu tập.

http://www.dharmasite.net/bdh06/SoCoThienTap.html


Đại Bi Chú
 
thanhlongphapsu Date: Thứ Năm, 12 Dec 2013, 6:11 AM | Message # 3
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
 
atoanmt Date: Chủ Nhật, 15 Dec 2013, 9:51 AM | Message # 4
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


thanhlongphapsu & LongTracAn




AToanMT
 
saigoneses Date: Chủ Nhật, 15 Dec 2013, 8:02 PM | Message # 5
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng
 
FORUM » THÀNH VIÊN » CHUYỆN XÃ HỘI » Nghề tụng kinh cho đám tang, đám giỗ (RFA)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO