Thứ Sáu
19 Apr 2024
7:30 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » THÀNH VIÊN » CHUYỆN XÃ HỘI » LOẠT BÀI VẬT NUÔI BÁO OÁN (Phong Nguyệt)
LOẠT BÀI VẬT NUÔI BÁO OÁN
saigoneses Date: Thứ Năm, 21 Mar 2013, 11:11 PM | Message # 1
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng
BÀI 1: TRÂU BÁO OÁN CHỦ LÒ MỔ
Thứ 3, 12/03/2013 21:35:15

Con trâu là vật nuôi gắn bó với người nông dân Việt Nam từ hàng ngàn năm trước, nó là đầu cơ nghiệp, là biểu tượng của nền văn minh lúa nước, vì thế, người ta tin nó có linh hồn.

Ông thủ từ đền Giang Xá (Hoài Đức Hà Nội) Hồ Xuân Đức nói rằng: “Con trâu là loài làm thật ăn giả. Nó chỉ ăn cỏ, ăn rơm, mà làm ra lúa gạo, tiền của nuôi sống con người. Gia đình nào tốt bụng còn lấy bao tải mặc cho nó, rồi căng bạt, đốt lửa sưởi ấm cho nó vào những ngày giá lạnh. Vậy mà con người nỡ giết nó, thì nặng nghiệp lắm”.

Chuyện của ông thủ từ ngôi đền thờ vua Lý Nam Đế cứ rủ rỉ rù rì mà đầy thương xót loài vật nuôi gần gũi với nhà nông. Ông Đức bảo rằng, mấy chục năm nay, ông theo dõi chủ lò mổ trâu, bò, ngựa, những con vật ăn cỏ, là đầu cơ nghiệp của nhà nông và nhận thấy rằng, hầu hết những gia đình đó đều có hậu vận không tốt, gặp họa đến nhiều đời sau nữa. Còn kiếp sau của những đồ tể đó thế nào, thì chỉ có về thế giới bên kia mới biết được.

Rồi ông Đức kể chuyện về ông ba toa H., nhà ở làng Giang Xá, Đức Giang. Ông H. có lò mổ trâu nhỏ, mỗi ngày giết 1–3 con. Nghề mổ trâu có từ đời cha ông H. Bố của ông cũng là thợ mổ trâu có tiếng. Bố chết, ông H. nối tiếp nghiệp sát sinh này.

Là bạn thân nên ông Đức thường xuyên trò chuyện, tâm tình với ông H. về nghề sát sinh, đặc biệt là sát hại loài trâu. Ông H. làm giàu bằng nghề này, nên không thể nào bỏ được. Nghe khuyên giải nhiều quá, nhiều lần ông H. còn nổi cáu với người bạn thân.

Một hôm cách đây chừng 10 năm, ông H. khi đó ngoài 50 tuổi, ra đền Giang Xá uống nước với ông Đức và mấy cựu chiến binh trong xóm. Vừa thắp nhang trong đền xong, ngồi uống được mấy chén nước, rít điếu thuốc lào, ông H. kêu tức ngực, khó chịu trong người và bảo: “Mấy ông ngồi đây, tôi về nghỉ tí”. Nói rồi, ông H. lững thững đi về. Lát sau, vợ ông H. hớt hải chạy ra đền, mặt mũi xám ngoét: “Các bác vào nhà tôi xem thế nào, ông nhà tôi bị làm sao ấy”.

Ông Đức chạy vào, thấy ông H. nằm bất động trên giường, lay không dậy, gọi không thưa. Lát sau, y tế đến, thì ông H. co giật đùng đùng, rồi hộc máu chết. Ông chết một lúc rồi, mà dòng máu tươi vẫn rỉ ra từ miệng. Nhìn cảnh ấy, ai cũng hãi. Ông H. chết đi, nghe lời khuyên của ông Đức, con cháu dẹp bỏ lò mổ, không theo nghề sát sinh này nữa. Ông Đức kể, ông đã theo dõi một số vụ chết chóc của những người giết mổ gia súc và thấy rằng, rất nhiều trong số họ, dù chết trẻ hay chết già, đều có máu tươi chảy ra đằng miệng.

Câu chuyện về những đồ tể mổ trâu, còn gọi là ba toa, mà ông Hồ Xuân Đức, thủ từ đền Giang Xá kể, khiến tôi tò mò, tìm hiểu về nghề mổ trâu bò. Tôi tìm về ngôi làng có truyền thống mổ trâu bò lâu đời nhất Việt Nam, đó là làng Phúc Lâm ( Hoàng Ninh, Việt Yên, Bắc Giang).

Cả làng sống nhờ… trâu

Từ quốc lộ 1A cũ, rẽ vào đường liên huyện không xa, thì đến làng Phúc Lâm. Ngôi làng khá sầm uất, nhà cửa chen chúc, với cổng làng to tướng ghi rõ: Làng Phúc Lâm. Bước chân vào cổng làng, đủ thú mùi nồng nặc. Mùi thối của phân, khai của nước tiểu, tanh nồng của máu, mỡ, thịt chạy dưới những rãnh nước bốc lên xộc vào mũi. Tôi đang hí hoáy chụp cảnh rãnh nước ô nhiễm thì gặp ông Đỗ Văn Khuyến, phó thôn, từng là chủ lò mổ lớn nhất nhì làng Phúc Lâm, là tay buôn trâu, mổ trâu có hạng.

Ông Khuyến nhiệt tình tiếp đón chúng tôi trong căn nhà xây dựng kiểu cổ bằng gỗ rất đẹp, với đầy đủ sập gụ tủ chè. Tôi hỏi vui: “Chắc nghề buôn trâu mang lại cho đồng chí phó thôn sự giàu có, thịnh vượng?”.

Ông Khuyến xua tay: “Không có đâu nhà báo ạ. Ở làng này vốn cả làng làm nghề mổ trâu, lái trâu. Nhưng nói thật, làm cái nghề sát sinh ấy cũng bạc lắm, chẳng vương tướng gì đâu. Bao năm làm nghề, tôi nhẩm tính, nghề mổ trâu khắp cả nước này, chỉ thấy được vài phần ngàn là khá giả, còn lại đủ sống, đủ ăn thậm chí là thất bại nặng nề. Tôi vốn là thợ có tiếng, nhà có lò mổ to lắm, mỗi ngày giết 10 – 20 con trâu, lại đi buôn trâu xuyên Việt, nhưng nhận ra nghề này bạc lắm, nên tôi chuyển sang mở nhà hàng, cửa hàng cơ khí ngoài phố. Giờ tôi vẫn làm việc liên quan đến con trâu, nhưng chỉ là buôn da trâu thôi. Cả làng bán da trâu cho Trung Quốc, nghĩ mà xót xa, tiếc rẻ. Tôi bán cho họ giá 20.000 đồng một cân da. Nhưng 1 kg da trâu ấy, họ làm ra tấm áo da bán lại cho người Việt mình cả chục triệu đồng, thậm chí cả nghìn USD sang châu Âu. Rồi một bộ da trâu, sau khi chế biến, làm ra bộ ghế da, họ bán với giá cả trăm triệu đồng, đắt gấp mấy lần con trâu cũng là điều khiến tôi xót xa”.

Sau khi phân tích đủ thứ đau xót, tiếc rẻ về nguồn nguyên liệu da trâu, ông Khuyến quay về làng nghề mổ trâu có tiếng cả nước của mình. Làng vốn nằm cạnh ga Sen Hồ, là nơi trọng điểm bắn phá của cả Pháp và Mỹ. Người Pháp đóng chốt ở đây, bắn phá, càn quét làng, nên dân làng thường xuyên phải bỏ xứ đi nơi khác. Cũng chính vì đi nhiều nơi nên học được nhiều nghề, như làm bún, bánh đa, bánh dẻo … Nghề mổ trâu mới có ở làng 100 năm trước. Hai người đầu tiên đưa nghề mổ trâu về làng là ông cụ Đào và ông cụ Chắt người ở Lim (Bắc Ninh) lên đây.

Lò mổ của hai gia đình này phát triển mạnh, thuê mướn nhiều nhân công trong làng, nên dân làng từ đó học được nghề, rồi tự đứng ra lập lò mò, thu mua trâu về làm thịt. Từ hai lò mổ, tăng lên thành năm lò mổ và cứ thế, nghề mổ trâu ở làng Phúc Lâm lan rộng khắp cả làng. Thời kỳ cao điểm, vào thập niên 80 của thế kỷ trước, gần như cả làng Phúc Lâm đều làm nghề mổ trâu. Có tới 90% số hộ dân trong làng làm nghề giết mổ gia súc, cung cấp thịt trâu cho các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và hầu hết các tỉnh lân cận.

Làng Phúc Lâm có cả một đội quân lái trâu đi khắp cả nước, từ miền núi đến vùng xuôi, tận trong nam ngoài bắc, sang cả Lào, Campuchia, thậm chí Thái Lan để tuyển lựa, thu mua trâu. Trong những phiên chợ gia súc trên Hà Giang, Lào Cai, dân lái trâu Phúc Lâm còn đông hơn cả lượng đồng bào dắt trâu đi bán. Họ thu gom trâu, dồn lên những chiếc xe tải cỡ lớn chở về làng xẻ thịt.

Giết mổ rùng rợn

Để tận mắt chứng kiến cảnh tượng mổ trâu, 2h sáng trong vai người buôn bán, tôi hòa vào dòng người đông đúc đến làng Phúc Lâm. Ban ngày, làng Phúc Lâm khá êm đềm nhưng nửa đêm về sáng nhộn nhịp như một cái chợ lớn. Hàng trăm người tấp nập ra vào, điện sáng trưng ở các lò mổ. Trâu rống ấm ĩ làng xóm.



Lò mổ nhà anh B., có 5 trâu mộng buộc ở cọc. Chỉ có mỗi vợ chồng anh làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm này. Anh B. dắt trâu vào sân, cột chặt lại. Chú trâu ngái ngủ, khuôn mặt ngơ ngác, như thể chưa hiểu chuyện gì sẽ xảy ra với mình. Như lực sĩ, anh vung chiếc vồ thép đập bốp trúng đầu. Con trâu mộng trúng nhát búa, choáng váng ngã khụy xuống nền gạch. Chị vợ đưa cho anh con dao nhỏ xíu, chỉ cỡ hai đầu ngón tay. Đây là dao mổ trâu sao? Cầm con dao nhỏ xíu, anh B. xiên một nhát thật ngọt ở cổ. Máu ồng ộc chảy ra, ngập 2 chiếc chậu lớn, tràn cả ra nền sân. Cảnh tượng quả thực vô cùng rùng rợn.

Cũng vẫn con dao nhỏ đó, anh B. rạch một đường ở cổ. Cứ một tay kéo da, một tay lướt con dao nhỏ rất điệu nghệ, bộ da trâu rất lớn tuột khỏi con trâu, lồ lộ một đống thịt. Anh B. bảo, dưới da trâu có một lớp màng mỡ, không dính liền với thịt, nên lột rất nhanh.

Nói không ngoa, có tận mắt chứng kiến mới thấy, thợ mổ trâu ở Phúc Lâm lột da trâu nhanh như lột da gà. Cũng chỉ với con dao nhỏ xíu đó, từng tảng thịt được lóc ra. Đầu, chân, xương lần lượt được tách rời. Tính ra, mất 15 phút, con trâu to tướng chỉ còn lại đống bầy nhầy lòng phèo nằm giữa sân, thịt xương đã thành đống riêng biệt. Con trâu khác được dắt vào. Anh B. lại vung búa …

4h sáng, hàng chục lái buôn trâu đã đổ về lò mổ nhà anh B. Người chất thịt lên xe, người lấy xương, người lấy chân, đầu, gân cơ. Riêng nội tạng cũng có mấy người gom hàng, mỗi người lấy một món riêng biệt. Hàng chục con người vật lộn với đống bầy nhầy, người yếu bóng vía nhìn cảnh tượng máu me này chắc ngất xỉu.

Đại gia đình bỏ nghề vì sợ trâu báo oán

Sau khi chứng kiến cảnh sát trâu kinh hãi tôi trở lại gặp gỡ phó thôn Đỗ Văn Khuyến. Ông bảo rằng: “Ngẫm cho cùng, việc mổ trâu quả thục kinh hãi. Bao năm làm nghề, đến lúc cuối đời, tôi mới nhận ra nên bỏ nghề giết mổ này càng sớm càng tốt. Và tôi đã thưc hiện được. Không chỉ vậy, nhiều gia đình ở làng đã bỏ nghề”. Theo ông, thập kỷ 80 của thế kỷ trước, có tới 90% hộ dân dính dáng đến chuyện sát hại con trâu. Tuy nhiên, nghề mổ trâu ngày một mai một. Hiện tại cả làng với 500 hộ dân, chỉ còn cỡ 50 lò mổ. Số lượng trâu bỏ mạng ở làng Phúc Lâm cũng ít hơn xưa.



Theo ông, ngoài việc người ở đây nhận ra rằng, không thể làm giàu bằng nghề mổ trâu, thì có nhiều trường hợp bỏ nghề vì sợ hãi chuyện tâm linh. Những ngày đầu năm, rằm tháng 7, người dân làng đều nô nức lên chùa cúng bái, đốt vàng mã, giải hạn cho gia đình mình. Thế nhưng ở làng, vẫn xảy ra những chuyện không vui, khiến lòng người hoang mang. Ông chỉ nói vậy, chứ ông không dám nêu tên gia đình nào, bởi vấn đề này rất nhạy cảm.

Tìm hiểu ở làng, tôi được biết, có khá nhiều những cái chết bí ẩn ở ngôi làng này. Có những cái chết ở gia đình mổ trâu thì người dân liên hệ với chuyện bị oan hồn loài trâu báo oán, song cũng có cái chết liên quan trực tiếp tới con trâu, đặc biệt là bị trâu húc chết, khiến những người cầm dao mổ trâu cực kỳ sợ hãi.

Bi thương nhất trong chuyện bị loài trâu báo oán, phải kể đến gia đình ông K. Chuyện rằng, hai năm trước, ông K. vẫn là chủ lò mổ to nhất làng Phúc Lâm. Mỗi đêm, nhà ông hạ sát 15 - 17 con trâu lớn bé. Đại gia đình nhà ông có 4 người con trai làm công việc này.
Người quanh năm suốt tháng lang bạt ở miền núi, để tìm những con trâu ngon, nhiều thịt, thậm chí sang cả Lào, Campuchia để lựa trâu. Hàng chục lái buôn trâu sục sạo khắp nơi mới cung cấp đủ trâu cho lò mổ nhà ông K. Cứ độ 12h đêm, một chiếc xe tải lớn lại chở mười mấy con trâu đến cổng lò mổ nhà ông, Với bề dày mấy chục năm giết mổ, đã có hàng vạn con trâu bỏ mạng tại nhà ông. Cũng vì thế, theo những người hiểu biết về tâm linh, sát khí ở mảnh đất này tỏa ra rất nặng.



Bữa đó, cũng như mọi ngày, chiếc xe tải chở 15 con trâu từ Hà Giang về, đỗ trước cổng lò mổ. Lần lượt từng con trâu bị hại sát. Đến con trâu cuối cùng, thì chuyện lạ xảy ra. Mấy người thay nhau kéo, nhưng con trâu nhất quyết không chịu xuống khỏi thùng xe tải, cứ ghì lại. Tức mình, cả chục người xông vào, trói con trâu lại rồi vần xuống khỏi xe tải. Khi vần trâu xuống khỏi xe, cởi trói, con trâu không chịu đứng lên, mà hai chân trước của nó quỳ xuống như phủ phục. Nó không rống lên, không giãy giụa nữa, nhưng nước mắt ứa ra. Một số người thấy con trâu có biểu hiện như vậy thì ngăn cản việc giết nó. Người làng Phúc Lâm vẫn tin rằng, những con trâu có biểu hiện như thế là có linh tính, tức nó mang linh hồn con người. Những con trâu như thế thường hiền lành, chịu khó cày bừa, thân thiện với con người và những thợ mổ tin vào thế giới tâm linh thường không giết hại nó.

Tuy nhiên ông K. không tin vào chuyện đó. Mấy chục năm ông làm nghề, gia đình ông mỗi ngày thêm giàu có, chưa ai bị trâu báo oán, nên ông không tin, không sợ. Sau một lát bàn cãi, thì con trâu này cũng toi mạng.

Điều kinh dị như dự đoán xảy ra ngay khi giết hại con trâu có linh tính này. Con trâu bị sát hại vào tháng 2 thì đến tháng 4 người con trai của ông sinh năm 1968 tự dưng lăn đùng ra chết. Điều lạ lùng là anh này không theo nghề mổ của gia đình. Được ăn học tử tế, anh này tạo lập cuộc sống ở nơi khác. Bình thường, anh cũng không có bệnh tật gì cả. Thế nhưng, một hôm, đang ngồi xem ti vi trong nhà, anh đột nhiên kêu mệt nên vào giường ngủ. Nửa đêm, anh lên cơn co giật. Gia đình đưa đi bệnh viện nhưng không cứu được.

Cái chết của anh khiến gia đình hoang mang. Bà vợ ông đi xem bói, thầy phán rằng gia đình bị một oan hồn báo oán. Lúc này, gia đình ông mới liên hệ đến việc giết hại con trâu nọ. Khi trình bày điều này, ông thầy bói khẳng định chắc chắn là do linh hồn con trâu báo oán. Vợ ông cũng bái ghê lắm, sắm đủ các loại lễ, tốn kém hàng trăm triệu đồng. Thậm chí, bà K. mời cả giá đồng về nhà cúng giải hạn, siêu thoát cho linh hồn con trâu.

Thế nhưng, sự cố gắng của bà K. không mang lại hiệu quả. Thời gian ngắn sau đó, một người con nữa của ông bà đột nhiên trở nên ốm yếu. Anh này vốn rất khỏe mạnh, mổ trâu nhanh thoăn thoắt, giỏi nhất nhà, nhưng cơ thể cứ ốm yếu dần. Gia đình đưa đi khắp các bệnh viện điều trị nhưng không hiệu quả. Thời gian ngắn sau đó thì anh trút hơi thở cuối cùng. Gia đình giữ bí mật, nên hàng xóm không ai biết anh chết vì nguyên do gì. Vậy là, tin đồn bị oan hồn con trâu báo oán lại lan ra, khiến cả làng sợ hãi.

Đỉnh điểm của nỗi sợ hãi là cái chết của cô con gái út. Cô con gái út của ông đang học ở Hà Nội. Gia đình giàu có, cô được đi học tử tế, không dính dáng gì đến công việc giết mổ trâu bò. Thế nhưng, theo lời đồn, thì linh hồn con trâu sẽ giết hại những người quan trọng nhất của gia đình. Hồi giữa năm 2012, trên đường từ Hà Nội về thăm nhà, đang lái xe máy, thì chiếc xe tải mất phanh đâm thẳng vào cô. Gia đình đến nhận xác con gái thì bàng hoàng khủng khiếp. Cô con gái út xinh đẹp, giỏi giang, mà giờ chỉ còn nhận ra qua chiếc áo.

Sự việc chết chóc liên quan đến với gia đình ông K., khiến ông không thể không để tâm đến những lời đồn đại của dân làng, lời khuyên can của … thầy bói. Gia đình ông đã đi làm lễ ở rất nhiều nơi, gặp rất nhiều thầy bói và đều nhận được lời khuyên như nhau, là gia đình cần phải làm lễ cầu siêu cho loài trâu, làm lễ giải hạn cho gia đình và bỏ ngay nghề giết mổ. Chỉ trong hai năm, gia đình ông K. mất 3 mạng người, quả là một mất mát quá lớn.

Bao năm mổ trâu, thu về bao nhiêu tiền bạc, cũng không bù lại được những mất mát khủng khiếp như thế. Đến lúc này, ông và những người con của mình, không còn đủ dũng cảm cầm búa đập chết loài trâu và lột da, moi bụng chúng nữa. Đại gia đình nhà ông đã quyết tâm bỏ nghề. Thậm chí những người con dâu, vốn chỉ làm nghề buôn da, đổ mối thịt trâu cũng bỏ luôn nghề. Cứ ngày rằm, mùng 1, gia đình lại đến chùa Phúc Lâm tụng kinh, gõ mõ, nhờ thầy cúng bái giải hạn.

Sau sự việc khủng khiếp ấy, không chỉ gia đình ông K mà mấy hộ gia đình ở cạnh cũng sợ hãi, đóng cửa luôn lò mổ trâu.

Phong Nguyệt
(Báo Gia Đình & Cuộc Sống)
 
saigoneses Date: Thứ Năm, 21 Mar 2013, 11:54 PM | Message # 2
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng
BÀI 2: NHỮNG NGƯỜI BUÔN TRÂU BẠI SẢN VÌ BỊ BÁO OÁN
13.03.2013 04:29

Sau khi một gia đình giết con trâu đang quỳ lạy, chảy nước mắt thì liên tiếp gặp họa. Chỉ trong hai năm mà gia đình này có tới 3 người chết thương tâm.

Thực hư tai họa đó có phải do loài trâu báo oán hay không thì không ai rõ hết, nhưng có một thực tế, nhiều gia đình trong làng sợ hãi, đóng cửa lò mổ trâu. Những ngày lang thang tìm hiểu về nghề mổ trâu ở Phúc Lâm, ngôi làng sát hại trâu bậc nhất cả nước, tôi được nghe nhiều chuyện rùng rợn về trâu liên tiếp hóa điên húc người khi đưa chúng về làng.

Cú ra đòn chí mạng của con trâu nặng gần nửa tấn

Theo lời kể của ông Trưởng thôn Phúc Lâm (Hoàng Ninh, Việt Yên, Bắc Giang) Đỗ Văn Truật, mỗi khi dắt trâu về làng, con trâu đều tỏ ra sợ hãi. Có con thì lồng lên như phát điên, có con sợ hãi không dám đi, có con thì chảy nước mắt. Những người chuyên làm nghề giết mổ, đã quá quen với việc sát sinh, nhìn đôi mắt con trâu thì không để tâm, nhưng những người nhạy cảm thương loài vật, nhìn đôi mắt nó thì xót xa, thương cảm lắm.

Ông Truật không tin chuyện loài vật có thể báo oán con người, vì con người không giết con vật thì lấy đâu ra thịt mà ăn, nhưng ông tin rằng, làng mình giết mổ trâu nhiều quá, lâu năm quá rồi, nên sát khí trong làng tỏa ra rất nặng. Chính vì thế, những con trâu có thần kinh nhạy cảm, cảm nhậnd được nguy hiểm sắp đến với mình, hóa điên ngay khi được dắt vào làng.

Chuyện người dân làng Phúc Lâm bị trâu hóa điên tấn công thì nhiều lắm, có kể mãi cũng không hết. Suốt 100 năm nay, năm nào cũng có vài chục vụ loài trâu hóa điên khi đưa về ngôi làng này. Nhưng người Phúc Lâm giết mổ chuyên nghiệp đâu có dễ để trâu hóa điên thoát thân chạy dọc làng, húc người bừa bãi. Chỉ những con trâu quá khoẻ, giật đứt thừng, đứt mũi, hoặc người dắt trâu sơ sểnh, nó mới thoát thân được. Từ xưa đến nay, ở làng Phúc Lâm, đã có nhiều người thương vong vì bị trâu nổi điên húc. Ngay trong gia đình ông trưởng thôn cũng có người mất mạng không phải xa xôi gì, mà chính là bà Nguyễn Thị Ẩm, chị dâu ông Truật.

Hôm đó, cách nay 4 năm, một xe tải chở mười mấy con trâu, là giống trâu núi về lò mổ nhà ông V. ở ngay đầu làng Phúc Lâm. Loài trâu nuôi dưỡng trên núi nhiều thịt, thịt chắc, lại béo khỏe nên được các lò mổ rất ưa chuộng. Tuy nhiên, vận chuyển chúng từ trên núi về, hành trình đi lại vất vả, môi trường đồng bằng khác biệt, nên những con trâu núi chưa thích nghi ngay được. Việc dắt những con trâu này xuống khỏi ô tô rất khó và chúng thường có nhiều phản ứng khác nhau, phổ biến nhất là nổi đóa, lồng lên giận dữ. Chừng 10h sáng, con trâu nặng ngót nửa tấn cuối cùng được dắt xuống khỏi xe. Phải mấy thanh niên mới kéo được nó xuống. Tuy nhiên, khi vừa dắt vào lồ mỏ, nó lồng lên dữ dội. Mũi trâu bị rách, tuột dây thừng, con trâu chạy dọc làng, húc lung tung. Người dân làng Phúc Lâm đã quen với cảnh này nên hết sức bình tĩnh.

Mọi người đóng kín cổng, cửa không ai bước chân ra đường nữa. Con trâu chạy đến cuối làng, thấy nhà bà Ẩm không có cổng, thì xông vào. Khi đó, bà Ẩm đang xua đàn gà vào chuồng để nhốt lại. Thấy bóng dáng bà, không cần biết đó có phải là kẻ thù hay không, nó lao thẳng vào sân húc tung bà Ẩm lên không trung. Khi bà bất tỉnh, nó tiếp tục xông vào nhà khác để tìm người. Hàng chục thanh niên lực lưỡng đã lừa nó vào một lò mổ, đóng chặt cửa lại, nhốt nó lại, rồi hạ sát con trâu mộng này ngay lậo tức.

Ngay lúc đó, người thân đưa bà Ẩm đi cấp cứu ở bệnh viện, vì vẫn thấy bà thoi thóp thở. Vạch áo ra, thấy cơ thể bà không hề có vết thương. Tuy nhiên, người dân ở làng Phúc Lâm đều biết rằng, nếu không có vết thương mà bất tỉnh nhân sự, lại có chút máu ở miệng rỉ ra thì bà khó có thể sống được. Nếu trâu húc bằng sừng, có thể rách da thịt, gãy xương, thậm chí lòi ruột, nhưng vẫn còn cơ may sống, còn nếu nó húc bằng đầu, không tạo ra vết rách, nhưng lực húc của nó quá mạnh, khiến tim, gan phổi, mật, lá lách dập nát hết cả. Mặc dù bà Ẩm còn thoi thóp thở khi được đưa đến bệnh viện, song qua chiếu chụp, siêu âm, bác sĩ đều lắc đầu. Chỉ một lát nằm viện, bà đã qua đời.

Cái chết của bà khiến dân làng thêm phần kinh hãi. Người ta đồn rằng, do đại gia đình nhà bà làm nghề sát hại traâ, nên mới bị trâu húc chết. Tuy nhiên, ông Truật bác bỏ điều đó. Bao năm tiếp xúc với loài trâu ở ngôi làng mổ nhiều trâu nhất nhì Việt Nam này, ông hiểu rõ loài trâu hơn cả. Khi con trâu cùng đường, thì hễ thấy người là nó húc, chứ đâu chừa ai. Nếu có quả báo thật thì nó phải húc chết những người có ý định giết nó, chứ ai lại đi hại một bà già.

Bỏ nghề lái vì trâu nổi điên húc thương mẹ, chết chú

Theo chỉ dẫn của người dân làng Phúc Lâm, tôi tìm gặp lái trâu Đỗ Văn Tư. Anh Tư còn trẻ, sinh năm 1985, nhưng đã có ngót chục năm làm nghề lái trâu, mổ trâu.

Ngày bé, Tư làm những công việc phụ giúp cha mổ trâu. 16 tuổi đã có thể vác vồ đập con trâu nửa tấn ngã lăn quay, rồi chọc tiết ngọt xớt, lóc da, xẻ thịt như một thợ mổ chuyên nghiệp. 20 tuổi, anh đã ngang dọc bắc – nam, trở thành lái trâu lành nghề có số má ở làng mổ trâu nổi tiếng đất bắc này. Đang từ một thanh niên khỏe mạnh, trời không sợ đất không sợ, bỗng dưng đùng một cái, anh bỏ nghề.

Không chỉ anh, mà cả đại gia đình anh cũng đóng cửa lò mổ trâu.
Anh bảo: “Con mắt nhìn nghề giết mổ của em không chỉ hạn hẹp quanh cái làng Phúc Lâm này đâu anh ạ. Em đi tứ xứ, lang bạt kỳ hồ, tiếp xúc toàn với giới buôn gia súc, giết mổ gia súc và điều mà em đúc kết được là chẳng có ai làm giàu thành công từ cái nghề này anh ạ. Có thể không bị đói miếng ăn, nhưng giàu thì không thể. Anh cứ nhìn làng này mà xem, cả làng mổ trâu, toàn lò mổ to tướng, mua trâu, bán thịt, thu về tiền tỷ hàng tháng, nhưng rốt cục cũng có giàu được đâu? Đã không giàu được vì nghề, lại phải gánh cái nghiệp sát sinh, thì thà bỏ nghề càng sớm càng tốt, để nghiệp mình đỡ nặng”.

Thật khó có thể ngờ, một anh chàng chưa đầy 30 tuổi một tay lái trâu, mổ trâu chuyên nghiệp lại có những triết lý, thể hiện người có vốn sống dày dặn đến như vậy. Anh bảo, từ ngày cầm cái vồ đập cho trâu choáng, ngất, anh đã thấy cái nghề sát sinh này bất an. Tuy nhiên, chỉ đến khi một con trâu nổi điên sát hại những người trong gia đình, thì anh mới thực sự tin loài vật biết … báo oán.

Chuyện con trâu ở lò mổ nhà anh nổi điên xảy ra hồi năm kia. Hôm đó, khách hàng đặt nhiều quá, nên nhà anh phải mổ 4 con trâu to. Công việc nhiều, không có thợ, nên mẹ anh phải gọi ông chú của anh, tên Dự, cũng là thợ mổ trâu có tiếng trong làng, đến phụ giúp một tay.

Công việc mổ trâu diễn ra từ 1h sáng. Da con trâu mộng đã biến thành những khối thịt đỏ thẫm. Chỉ còn một con nữa là hoàn tất công việc. Ông chú của anh luồn dây thừng vào chiếc cốt để gì đầu con trâu xuống sát mặt đất. Tuy nhiên, ông Dự vừa cột xong thì con trâu hoảng hốt rống lên. Nó giãy đạp, giật mạnh hết cỡ. Chiếc dây thừng to bằng ngón chân mà đứt tung. Con trâu điên cuồng nhằm ông Dự húc thật lực. Cái sừng không nhọn lắm nhưng xuyên thủng ruột ông Dự. Mẹ anh chứng kiến cảnh đó, chỉ biết hét lên kêu cứu, chứ không thể làm gì được. Nghe tiếng hét, con trâu chuyển sang tấn công mẹ anh. Biết nó sẽ làm hại mình, bà liền bỏ chạy. Con trâu đuổi theo, húc bà ngã sõng soài xuống mặt đất. Tưởng bà chết rồi, nó phá cổng chạy ra ngoài.

Khi con trâu chạy thoát ra cánh đồng thì dân làng mới đuổi theo không chế. Gia đình lập tức đưa mẹ anh và ông Dự đi cấp cứu. Tuy nhiên, ông Dự đã qua đòi vì mất máu quá nhiều. Ngoài việc bị con trâu hung hãn ấy húc thủng bụng thì nhiều cơ quan nội tạng của ông Dự dập nát, chảy máu. Anh em, họ hàng truyền cho ông cả chục đơn vị máu nhưng ông vẫn không sống được. Mẹ anh tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng cũng bị vỡ xương hông, phải nằm mấy tháng trời.

Sau vụ con trâu nổi điên kinh hoàng, phá dây thừng, húc chết chú ruột và gây thương tích cho mẹ mình, gia đình anh, cũng một số hộ trong họ hàng đã quyết định đóng cửa lò mổ. Anh cũng bỏ luôn nghề lái trâu. Giờ anh đi làm thuê, làm mướn, tuy kiếm được ít tiền hơn, nhưng có tiền đều đặn và điều quan trọng hơn là tinh thần được thoải mái.

Theo ông Đỗ Văn Khuyến, phó thôn Phúc Lâm thì sau vụ việc con trâu nổi điên húc chết người và làm thương một người trong gia đình anh Tư, người dân ở làng cẩn thận hơn trong việc dắt trâu, giết mổ trâu. Hầu hết các vụ trâu nổi điên tấn công người là do quá trình dắt trâu không cẩn thận, dây thừng buộc không vững.

Thậm chí, nhiều gia đình khi đưa trâu về làng, còn lấy bao tải trùm đầu, bịt mắt nó lại để nó không hoảng sợ. Tuy nhiên cách làm đó cũng không làm loài trâu bình tĩnh hơn được. Có lẽ trâu có giác quan tinh nhạy, nên nó cảm nhận được sát khí toát ra từ ngôi làng này.

Và một vụ tai nạn mới nhất cũng lại tiếp tục xảy ra, khi mới đây, một con trâu đã giật đứt thừng, nổi điên, húc trọng thương bà Nguyễn Thị Hà. Cú húc của nó khiến bà dập lá lách. Mặc dù chảy máu đầy ổ bụng, nhưng do được cứu chữa kịp thời nên bà giữ được mạng sống. Nhưng cái chết hụt của bà đã thêm một dấu hiệu nữa khiến dân làng hoảng sợ, đồn đại ầm ĩ về chuyện trâu báo oán con người.

Buôn thịt trâu cũng tán gia bại sản

Ông phó thôn vốn là thợ mổ trâu, lái trâu chuyên nghiệp, đã hành nghề mấy chục năm, cũng phải thừa nhận rằng, ngẫm lại quãng đời buôn trâu của mình, ông nhận ra, không chỉ thợ mổ trâu, mà lái trâu,buôn thịt trâu, xương trâu cũng đều không khá giả. Thậm chí, kiểm điểm lại, ông thấy hầu hết các gia đình liên quan đến việc sát hại trâu, không dính chuyện nọ thì chuyện kia.

Mở rộng ra ngoài làng Phúc Lâm một chút, ông kể về những gia đình buôn bán thịt trâu khét tiếng, xuất thân từ làng Phúc Lâm. Những người này buôn bán thịt trâu từ làng đi khắp nơi, rồi họ tạo dựng những đại lý phân phối thịt trâu đi khắp ngả. Họ có tiền nên về phố sinh sống, xây nhà cửa to tướng, nhưng rồi kết cục đều quay về con số không tròn trĩnh.

Ông kể nhiều về bà C. có đại lý bán thịt trâu rất lớn ở phố Hòe Nhai, Hà Nội. Mình bà bươn chải với nghề, mà nuôi cả chồng lẫn 6 người con. Thế nhưng, thời gian phất lên thì ngắn mà đi xuống thì dài, đến mức không ngóc đầu lên được. Chồng bà mắc trọng bệnh, mất sớm. Người con cả đi tù vì buôn ma túy. Vợ bỏ lại con cho bà nuôi, đi theo người đàn ông khác. Năm người con còn lại, gồm cả trai lẫn gái, gia đình đều lục đục, bỏ nhau, làm ăn vỡ nợ, bỏ xứ trốn nợ không khi nào thấy về nữa. Giàu có là vậy, con cái nhiều thế, nhưng bà C. giờ ở tuổi 70 vẫn phải bán hàng kiếm sống, tự lo cho mình.

Một bà nữa tên Kh., cũng buôn thịt trâu từ làng này về Hà Nội. Bà có đại lý phân phối thịt trâu ở một ngôi chợ lớn thuộc quận Hoàn Kiếm Hà Nội. Bà này có hai người con trai. Một đi tù vì dính vào ma túy. Một thì quăng lựu đạn vào bọn xã hội đen nhưng lựu đạn không nổ, mà bị chúng bắn chết.

Rồi bà M., một người đã có thâm niên nhiều năm đánh thịt trâu từ Phúc Lâm về Hà Nội bán, có 4 người con thì hiện 3 người ngồi tù, còn một người cướp tàu bị ngã, hiện cụt chân. Bà Ch.., mỗi ngày tiêu thụ cả tạ thịt trâu của làng Phúc Lâm con cái cũng không ra gì, cứ vào tù ra tội như cơm bữa, nghiện ngập hết cả … Còn vô vàn những ví dụ buồn liên quan đến cái nghề sát sinh, mà ông Khuyến bảo kể cả ngày cũng chẳng hết.

Ông cho biết, làng nghề mổ trâu, mỗi ngày thêm mai một, có một phần nguyên nhân từ việc nhiều gia đình gặp nạn vì trâu húc. Tuy nhiên, nguyên nhân chính lại là những ám ảnh vô hình. Làm nghề sát sinh, lúc nào cũng hoang mang lo lắng. Sẵn có tâm lý đó, nên bất kỳ cái chết nào, như chết già, chết bệnh, chết tai nạn … họ đều đổ lỗi cho nguyên do là con trâu báo oán.

Ngoài nguyên nhân mang tính tâm linh thì cũng có nguyên nhân khách quan và chủ quan khác. Điều nhận thấy ngay là nghề mổ trâu mang lại nhiều công ăn việc làm, nhưng nó lại quá vất vả, nguy hiểm, ô nhiễm và đặc biệt là khó làm giàu. Trong số mấy chục lò mổ, với hàng trăm hộ có nghề nghiệp dính đến con trâu, thì chỉ có một vài hộ khá giả. Còn lại, các gia đình làm việc liên quan đến giết mổ trâu đều bình thường, thậm chí là nghèo. Không ít hộ còn phá sản, thậm chí tan nát gia đình, vợ chồng ly tán.

Ông Khuyến phân tích, những thợ buôn trâu, lái trâu là người trong làng, đều ít học hành. Họ lang bạt nay đây mai đó, quan hệ rộng, tiếp xúc với nhiều điều xấu. Trong túi những người này lúc nào cũng có cả trăm triệu đồng, nên khó tránh khỏi chuyện chơi bời, cờ bạc. Không ít anh có vợ lớn, vợ bé, con chung, con riêng ở khắp nơi. Bởi thế, nhiều người sạt nghiệp, nhiều gia đình tan nát vì cái nghề liên quan đến con trâu này.

Theo ông, làng nghề mổ trâu mai một còn có nguyên nhân nữa là nhiều địa phương khác cũng mọc ra các lò mổ, phục vụ nhân dân tại chỗ, cạnh tranh với làng nghề Phúc Lâm, khiến việc làm ăn của người dân ngày càng khó khăn hơn. Không có lãi nhiều, người Phúc Lâm dần bỏ nghề cũng là điều dễ hiểu, chứ không phải chỉ có nguyên nhân sợ nghiệp sát sinh.

PHONG NGUYỆT
(Báo Gia Đình & Cuộc Sống)
 
atoanmt Date: Thứ Sáu, 22 Mar 2013, 0:39 AM | Message # 3
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


AToanMT
 
thanhlongphapsu Date: Thứ Sáu, 22 Mar 2013, 5:18 AM | Message # 4
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
Dân Việt Nam mình thì dùng lối thủ công để giết Trâu, Heo, Bò , nên thường xãy ra tai nạn do súc vật trước khi chết gây ra. Ở các nước phương Tây, thì do áp lực rất mạnh của hội bảo vệ thú vật, và thú quyền, nên các lò mỗ phải trang bị hệ thống giết mỗ an toàn để giúp con vật bớt đau đớn trước khi chết , và thịt khi xả ra không bị nhiễm vi trùng từ phân , ruột của súc vật.

Nếu xem các clip video ở các lò mỗ, dù có hiện đại đến đâu, bạn cũng sẽ không còn ham muốn ăn thịt, con vật nào cũng tỏ vẻ buồn rầu, âu lo khi " xếp hàng " đi vào lò sát sanh, có con cố quay đầu bỏ chạy trong khi phải đến 5 con trước nó, rồi mới tới phiên nó.

Tội lỗi, tội lỗi, không biết nói sao nữa. Thế giới ngày nay gần 7 tỉ người, nhu cầu thịt cho con số 7 tỉ người này rất là lớn. Thí dụ, nước Pháp thu lợi về bán thịt heo mỗi năm lời 40 tỉ Euros , bằng phân nữa GDP của Viet Nam. Nếu heo mà trả thù thì nước Pháp diệt vong lâu rồi.

Dân số Pháp 60 triệu người, tính nhẹ nhẹ một con gà ba người ăn thì mỗi ngày có 20 triệu con gà phải vào lò mỗ, tuổi thọ của gà rất ngắn, từ lúc nở ra đến khi làm thịt chỉ có sống vỏn vẹn 80 ngày. Mà ngày nào cũng có 20 triệu con gà bị giết , một năm tính thử có bao nhiêu.

Các xứ thờ cúng và kiêng ăn thịt heo thịt bò như các quốc gia hồi giáo hay Ấn Độ, thì họ ăn thịt trừu, thịt dê, thịt gà....

Thịt động vật cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể, nhưng nếu không ăn thịt thì ăn gì, đất canh tác ngày càng thu hẹp do quy trình phát triển đô thị, rau quả trái cây thì giá thành đắt đỏ, cơ thể trở nên yếu đuối khi ăn chay. Mà kỷ nghệ phát triển thì cần cơ bắp nhiều.

Thôi cái vòng lẫn quẫn, đến ma quái, thần, địa tiên, gì gì cũng thích được hưởng gà luộc heo quay. Cúng trái cây mấy vị đó chưa hẳn hài lòng mà ban ơn trạch cho.

Trong cái thế giới ta bà này, ai thoát được vòng luân hồi sanh tử thì mừng cho họ, còn ai mang nghiệp thì cứ luân hồi hết kiếp này qua kiếp khác. Để nuôi nhau và để hại nhau. Chế độ an sinh xã hội của phương Tây cũng dựa vào thuyết luân hồi, người này đi làm cung cấp dịch vụ xã hội cho người khác , cứ thế mà luân phiên nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Trở lại chuyện giết mỗ súc sanh, nếu con người lùi bước thì các loài động vật lấn tới và lại giết hại loài người, dùng loài người làm nguồn cung cấp thực phẫm cho chúng. Con người thì có ngôn ngữ, có chữ viết để kêu gọi nhau bớt ác, loại súc sanh thì làm sao kêu gọi chúng nó.... cái vòng lẫn quẫn là vậy đó.


Message edited by thanhlongphapsu - Thứ Sáu, 22 Mar 2013, 7:11 AM
 
saigoneses Date: Thứ Bảy, 23 Mar 2013, 7:04 PM | Message # 5
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng
Cả cuộc đời chúng ta đã ăn các loại thịt từ Bò, Heo, Gà, Cá vv... nhưng để có được những thứ thịt thà đó để chế biến thành thức ăn hàng ngày đó thì ở phía sau những miếng thịt đó người ta đã làm gì?

Liệu mấy ai có can đảm coi hết đoạn phim này?

From Farm To Fridge
 
saigoneses Date: Chủ Nhật, 24 Mar 2013, 0:13 AM | Message # 6
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng
BÀI 3: LỢN BÁO OÁN BAO PHỦ NHỮNG CÁI CHẾT KINH HÃI
Thứ 6, 15/3/2013

Chuyện những chủ lò giết mổ bị loài vật “báo oán” dù kể cả ngày cũng không hết. Trên khắp đất nước, hầu như làng quê nào cũng có lò mổ và không ít gia đình những người có lò mổ gặp chuyện không hay, lập tức có vô vàn chuyện thêu dệt phủ bức màn huyền bí lên những vận hạn đó. Những cái chết dù là trùng hợp ngẫu nhiên, song qua bia miệng của người đời, nó trở nên thật khủng khiếp

GIẾT LỢN, HAI CHỦ LÒ MỔ MẤT MẠNG

Mới đầu năm 2013, song người dân không chỉ ở huyện Đại Lộc, mà còn khắp tỉnh Quảng Nam đều bàng hoàng với tin đồn về cái chết của 2 người, một là chủ lò mổ, một là thợ kiêm chủ lò mổ, vì sát sinh đàn lợn vào trúng dịp Tết. Câu chuyện về 2 cái chết đột ngột này, khiến những lời đồn về lợn báo oán càng thêm phần rùng rợn.



Chuyện xảy ra ở xã Đại Tân (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam). Người giờ đã mồ yên mả đẹp là anh Nguyên và chị Phạm Thị Nguyệt.

Chị Nguyệt là chủ lò mổ lớn, chuyên mổ lợn cung cấp cho các đại lý bán lẻ ở chợ quê quanh vùng. Để chuẩn bị cho dịp Tết, chị Nguyệt gom rất nhiều lợn từ các hộ gia đình quanh vùng. Trong số mấy chục con lợn gom được, có tới 24 con của ông Sinh.

Người dân đồn rằng, trước Tết vài hôm, khi lò mổ của chị Nguyệt giết con lợn thứ 8 trong đàn lợn ông Sinh bán cho, thì có 1 con có biểu hiện lạ. Khi thợ mổ cầm chân con lợn kéo đi, nó không kêu, không giãy mà cứ giằng lại, rồi quỳ chân xuống, chảy nước mắt. Những người thợ mổ đều sợ lợn 5 móng (5 móng chân), 3 giò (chân có màu khoang) và những con lợn chảy nước mắt khi sắp bị mổ.

Tuy nhiên, chị Nguyệt thì không tin chuyện lợn “thành tinh”, hay lợn “báo oán”. Bao năm làm nghề giết mổ, lò của chị đã hóa kiếp cả ngàn con lợn, nên nếu có chuyện khó tin này thì chị đã bị báo oán từ lâu rồi. Nhưng thật không ngờ, sự việc xảy ra quá nhanh chóng.
Sau hôm giết con lợn kỳ lạ đó, chị Nguyệt bỗng đổ bệnh, người mệt mỏi, khó thở. Ngay trong đêm, gia đình đã đưa chị Nguyệt đến Bệnh Viện huyện Đại Lộc. mặc dù đang cấp cứu ở bệnh viện, chị vẫn gọi điện về chỉ đạo mổ lợn tiếp. Kết cục, ngay sau khi chị gọi điện, chị đã tắt thở. Ở tuổi 42, dáng dấp khỏe mạnh, lại chẳng có bệnh tật gì, nên cái chết đột ngột của chị Nguyệt dấy lên không ít lời đồn. Người dân cho rằng, chị Nguyệt đã đã bị con lợn “thành tinh” báo oán, nên chết bất đắc kỳ tử.

Sau khi chị qua đời, lại chịu lời đồn đại ghê gớm, gia đình chị Nguyệt đã trả 16 con lợn còn lại cho ông Sinh. Không biết làm thế nào, ông Sinh đành phải nhận lại đàn lợn về. Đang trên đường chở lợn về, thì gặp anh Nguyên. Anh Nguyên cũng là một thợ mổ chuyên nghiệp. Ngoài việc mổ lợn tại nhà, anh còn đi mổ thuê cho các lò mổ khác trong vùng để kiếm tiền công.

Nghe ông Sinh kể chuyện chị Nguyệt mổ đàn lợn bị chết và phải gánh chiẹu lời đồn bị lợn “báo oán”, anh Nguyên chỉ cười. Anh vốn là thợ mổ chuyên nghiệp, đã chọc tiết cả vạn con lợn, giết lợn đối với anh chẳng khác gì giết con kiến, con ruồi, nên anh không tin có chuey65n lợn báo oán. Ông Sinh để đàn lợn 16 con với giá 27 triệu đồng, thấy hời anh Nguyên đã đồng ý mua ngay.

Liên tiếp trong 2 ngày 28 và 29 Tết, anh Nguyên đã tiến hành mổ lợn. Trưa 29 Tết, anh Nguyên bỗng dưng thấy mệt, nhưng vẫn giết mổ được thêm con nữa. Thế nhưng, chập tối, anh Nguyên run lẩy bẩy, ngã gục, không đứng dậy được. Gia đình tá hỏa, đưa anh xuống trạm y tế để tiêm thuốc. Tuy nhiên, thuốc tiêm vào người chẳng ăn thua gì, thân thể anh Nguyên cứ bầm tím dần. Sớm mùng 1 Tết, gia đình đưa anh ra bệnh viện Đà Nẵng, nhưng anh đã tắt thở khi vừa đến bệnh viện. Anh chết không kịp trăng trối gì. Cái chết của anh khiến cả xã Đại Tân, cả huyện Đại Lộc kinh hãi. Cả cái Tết, người dân trong vùng đoạn tuyệt với thịt lợn. Người sợ dịch, người sợ lợn bệnh, nhưng hầu hết đều sợ phải lợn “thành tinh” sẽ bị báo oán.

Mặc dù cái chết của chủ lò mổ và thợ mổ lợn đã được các cơ quan chính quyền giải thích do những con lợn này bị bệnh và lây sang người, nhưng người dân trong vùng vẫn không tin. Người ta đồn rằng, những con lợn đó đã thành tinh, nó quỳ chân, gục gặc đầu xin tha mạng, nhưng cứ giết nó nên mới chết. Sau khi 2 người chết, người dân trong vùng đã đổ xô đi khám bệnh, làm xét nghiệm. Lý do là những người này đã ăn thịt, ăn tiết canh, ăn lòng... của những con lợn có xuất xứ từ lò mổ của chị Nguyệt và anh Nguyên. Họ lập luận rằng nếu những con lợn này bị bệnh, gây ra cái chết của chị Nguyệt, anh Nguyên, thì những người xơi tiết canh chắc chắn cũng phải về chầu ông vãi. Thế là, lời đồn về lợn báo oán vẫn cứ lửng lơ trong tâm trí người dân xã Đại Lộc.

Người nghiên cứu về hiện tượng vật nuôi báo oán và cũng có nhiều ví dụ sinh động là TS. Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng (Liên hiệp UIA).



Ông Khanh thường tổ chức các buổi cầu siêu, tụng kinh giải nghiệp, vãng sinh và nghiên cứu về luật Nhân Quả của đạo Phật. Những lý luận trong đạo Phật không phải nói suông, mà có căn cứ khoa học cả. Ông Khanh lấy cả chục ví dụ sinh động, chứ không cần đến lý thuyết trả nợ ở mãi kiếp nọ, kiếp kia.

Mấy năm nay, nhắc đến sát thủ Lê Văn Luyện, ai cũng biết đó là kẻ giết người không ghê tay. Người ta đổ cho nguyên nhân mê game online, ham chơi, lười làm, thiếu giáo dục vv... nhưng ông Khanh lại nhìn thấy nguyên nhân sâu xa khác. Theo ông, sở dĩ Luyện có thể cầm dao lạnh lùng hạ sát từng người, kể cả đứa trẻ chưa biết gì, có một phần nguyên nhân vì hắn đã quá quen với cảnh giết chóc. Từ khi còn bé, hắn đã chứng kiến việc bố mình, tức ông Miên cầm dao bầu chọc tiết lợn và quá quen với cảnh người mẹ dùng dao lọc thịt, chặt xương, bổ sọ lấy óc... đem bán ở chợ. Những hình ảnh đó đã trở nên bình thường trong suy nghỉ của hắn, nên hắn cầm dao giết người và còn cười cợt trước tòa, khuôn mặt vênh váo trêu ngươi trức ống kính nhà báo, cũng là điều dể hiểu.

Rồi ông Khanh lấy ví dụ gần đây nhất, về tên Hoàng Phú Nam (sinh năm 1975, xã Cao Nhân, Thủy Nguyên, Hải Phòng), là đồ tể chuyên mổ chó, mổ lợn thuê. Nghề giết mổ đã tạo nên hắn có một tâm tính kỳ quái, coi thường sinh mạng. Vào ngày 5/2/2013 mới đây, vì bị 2 anh là Hoàng Văn Bẩy (SN 1975), Hoàng Văn Quý (SN 1978) can ngăn hắm sàm sỡ một phụ nữ đi đường, mà hắn nổi cơn điên. Dù đuôc mọi người can ngăn, song cơn điên của kẻ đồ tể không thể nào hạ được. Đêm xuống, hắn vác dao ra khỏi nhà, tìm gặp anh Bẩy và anh Quý để giết. Kết cục, anh Quý tử vong, anh Bảy chưa biết sống chết thế nào. Tất nhiên, tên đồ tể tàn ác này cũng sẽ sớm muộn đối mắt với án tử

CÁI CHẾT KINH HÃI CỦA ĐỒ TỂ MỔ LỢN

Để tôi có dẫn chứng về những cái chết ký quái, mà người đời đổ cho nguyên do dính vào nghiệp sát sinh, TS. Vũ Thế Khanh đã giới thiệu tôi về Hải Dương, tìm gặp một nhóm Phật tử. chuyên làm công việc tụng kinh hộ niệm, giúp những người sống không ra sống, chết không ra chết được ra đi thanh thản.

Theo ông Khanh, nhiều người trong số đó vốn là những đồ tể, từng sát hại hàng ngàn con vật. Những người này, khi về già thường bại liệt, đau đớn không chết nổi Họ phải nhờ đến kinh kệ để gột rửa tâm hồn, được vảng sinh về kiếp khác. Câu chuyện nhuốm màu liêu trai, khiến tôi không thể không lên đường để tìm hiểu.

Ngôi chùa T. cổ kính, trầm mặc bên một quả núi thuộc huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đang bị các doanh nghiệp cài mìn bắn phá nổ ùng oàng lấy đá nghiền xi măng. Ngôi chùa vắng khách, chỉ có tiếng quét lá xào xạc của một Phật tử theo hầu chốn thiền môn. Tôi cung kính xin được gặp sư thầy trụ trì của chùa. Đang là giờ tụng kinh, tôi ngồi đợi sư thầy dưới bóng cây mít già. trong lúc chờ đợi, tôi hỏi mấy vãi về chuyện sư thầy chủ trì Ban cầu siêu, chuyên tụng kinh giải nghiệp cho người bệnh trọng. mấy bà vãi bảo đúng là chùa có lập ra cái ban đó và đã hoạt động mấy năm nay. Tuy nhiên, thầy đã “quán triệt” không được bép xép mấy chuyện này, nên các bà vãi không nói nhiều, bảo tôi cứ gặp thầy, thầy sẽ kể cho ngọn ngành.

Dù miệng nói sẽ không tiết lộ gì, nhưng các bà vãi cũng kể vài chuyện ngoài lề về cái Ban cầu siêu kỳ lạ này. Chuyện các bà kể nghe cứ như ở thế giới khác, nhuốm màu huyền bí. Hàng trăm trường hợp sống lây lất trên giường bệnh, chả ra người ra ngợm, ấy thế nhưng, Ban cầu siêu của nhà chùa chỉ đến tụng kinh gõ mõ vài buổi, nói với người bệnh những lời Phật dạy, thế mà họ nhắm mắt xuôi tay, linh hồn về với Phật, để lại xác thân cát bụi với vẻ mặt thanh thản lạ thường...

Tiếng chuông dứt, một bà sãi khấp khởi chạy ra báo tôi vào gặp thầy, Các bà sãi gọi là thầy, nhưng hóa ra sư trụ trì lại là cô. Sư còn khá trẻ, độ ngoài 40, nước da trắng hồng và đôi mắt từ bi hỷ xả, toát lên vẻ siêu thoát của người cõi Phật. Sư thầy không kể ngay cho tôi những câu chuyện liêu trai, quái dị về những cái chết khủng khiếp của đồ tể mà sư đã phải làm lễ tụng kinh hộ niệm. Sư thầy giới thiệu tôi gặp một đệ tử thân tín, với điều kiện phải giấu kín mọi địa chỉ, vì công việc tụng kinh hộ niệm khá nhạy cảm.

Theo địa chỉ sư thầy cho, tôi tìm gặp ông Nguyễn Văn K., là Phật tử trung thành của sư cô bí ẩn trụ trì ngôi chùa T. bên huyện Kinh Môn. Ông K. chừng ngoài 50 tuổi, dáng người nhỏ bé, khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu, đôi mắt sáng hiền từ. Ông K. có vợ và 2 con, nhưng đã phát tâm theo Phật pháp từ chục năm nay. Ngôi chùa dù ở bên kia sông, nhưng cách nhà có 4km, nên ngày nào ông cũng sang tụng kinh, niệm Phật. Ông cũng là thành viên chính của Ban cầu siêu gồm mấy chục người, phát tâm làm công việc mà cả đời ông không tin nổi, đó là giúp những người mắc bệnh được nhanh chóng giải thoát, trả nghiệp, thanh thản đi theo Phật về miền cực lạc.

Để chứng minh chuyện đồ tể bị vật nuôi báo oán, ông K. lục đống sách vở nhàu nhĩ, dùng trong các buổi tụng kinh giải nghiệp, tìm cuốn sách ghi chép. Ông K. là đệ tử của Sư thầy, nhưng cũng như một thư ký. Ông là người sắp lịch các buổi tụng kinh giải nghiệp, ông cũng là người đầu tiên nắm rõ ràng nhất hoàn cảnh của những gia đình cần buổi tụng kinh. ban cầu siêu phải phải nắm được những thông tin đó, báo lại sư thầy, mới tìm được cách hóa giải.
Lần trong cuốn sổ nhàu nhĩ, ông K. lọc được vô số những câu chuyện rùng rợn về những người làm nghề đồ tể. Dù giữ tinh thần khách, khoa học, không tin vào chuyện báo oán ma quái, song tôi cũng phải rùng mình trước những cái chết đềy vẻ huyền hoặc, u ám.

Sự kiện giải nghiệp cho ông H. ở thị trấn Kinh Môn, Hải Dương diễn ra cuối năm 2010 in đậm trong trí nhớ ông Nguyễn Văn K.. Ông H. chỉ là một trong số hàng trăm bệnh nhân chết đau đớn vì căn bệnh ung thư ở vùng đất ô nhiễm khủng khiếp bởi khói bụi xi măng này. Tuy nhiên, ông lại là một đồ tể giết mổ lợn và chó khét tiếng trong vùng, nên cái chết của ông mang đầy màu sắc ma mị.

Đầu năm 2009, khi đang chọc tiết một con lợn, thì ông H. bỗng lên cơn ho. Cơn ho mạnh đến nỗi văng cả vốc máu tươi. Bỏ con lợn nằm đó, gia đình đưa ông H. xuống Hà Nội. Tin ông H. bị ung thư phổi đã di căn như sét đánh ngang tai. Ung thư phổi đã khó chữa rồi, lại di căn thì 100% là chết. Bác sĩ lắc đầu, gia đình đưa ông H. về nhà chờ qua đời. Hồi đó là giữa năm 2009, nắng như đổ lửa, không khí ngột ngạt. Gia đình đã sắm quan tài, lợn gà cũng đã nhốt sẵn, chỉ chờ ông H. chết là làm tang ma. Trên giường, ngày đêm ông H. vật lộn với những cơn ho quặn ruột, văng cả ra máu tươi. Có những đêm, cơn đau khủng khiếp quá, khiến tâm trí ông không còn vững vàng nữa, ông rú lên gào khóc thảm thiết, khiến cả làng sợ hãi. Người dân quanh vùng còn kể, đang đêm, họ còn nghe rõ tiếng ông H. tru lên như loài sói.. Người ta đồn rằng, vì ông giết quá nhiều lợn, chó nên ma sói đã nhập vào ông mà tru lên đau đớn như thế. ia đình thì kể rằng, cứ sau một đêm mê man, sáng ra, ông H, lại rất tỉnh táo. Ông kể rằng, ông nhìn thấy rõ hình ảnh những người đã chết đứng bên cạnh và ông cũng muốn đi theo họ, nhưng những con lợn, con chó cứ ngáng đường khiến linh hồn ông không thể dứt ra khỏi hể xác đau đớn đó.

Theo Phật tử Mguyễn Văn K., ông và Ban cầu siêu gặp những hiện tượng này rất nhiều. Các bác sĩ coi đó là hiện tượng đau đớn quá độ mà rối loạn tâm thần, tạo ra ảo giác, nhưng Phật giáo thì coi họ là người bị nghiệp chướng nặng. Trước lúc lâm chung những người này đau đớn khôn tả. Những lúc lúc tưởng như sắp ra đi, ở ranh giới giữa sự sống và cái chết, họ sẽ thấy hình ảnh người chết, hình ảnh các con vật. Thực ra, đó là oan gia trái chủ tấn công, khiến tinh thần người bệnh thất điên bát đảo. Những oan gia đã biến thành hình ảnh người chết để gọi linh hồn người sống đi, cốt để đày đọa. Với những người rơi vào cảnh này, việc tụng kinh giải nghiệp cho họ là rất cần thiết, giúp họ hồi hướng tâm linh, không còn thấy cảnh oan gia trái chủ nữa, giữ được tâm tịnh và siêu thoát.

Những người ung thư phổi di căn, bệnh viện trả về, chỉ ột vài tuần, hay vài tháng là chết, đằng này ông H. đau đớn vật vã hơn 1 năm trời mà không chết được. Cơ thể ông chỉ còn nhu khúc ủi khô, trông vô cùng thảm hại. Sau khi đi xem bói, được thầy bói khuyên, gia đình đã mời nhà chùa làm lễ tụng kinh để ông nhanh chóng thoát về thế giới cực lạc. Những tưởng ông phải đau lòng vì những người sống mong ông chết nhanh nhưng ông lại hưởng ứng và yêu cầu tiến hành ngay. Với ông trong hoàn cảnh hiện tại, cái chết mới thực sự là giải thoát.

Sau khi chuẩn bị lễ nghi đầy đủ, cuộc tụng niệm của hơn 20 Phật tử diễn ra ngay bên chiếc giường ông H. nằm. Ông H. nhắm mắt tịnh tâm, miệng nhẩm theo lời các Phật tử. Cuộc tụng kinh hộ niệm diễn ra trong vòng hơn 1 giờ đồng hồ. Khi các Phật tử ra về, gia đình bật chiếc đài ghi âm lời tụng kinh để ông H. tiếp tục được nghe.

Điều lỳ lạ đã xảy ra, ông H. không hề thấy đau đớn gì nữa. Ông nằm bất động, mắt ngắm nghiền, môi mấp máy theo tiếng tụng kinh lúc trầm, lúc bổng phát ra từ chiếc đài đặt ngay bên cạnh. cả đêm hôm ấy, ông không kêu la đau đớn, cũng không có bất cứ tiếng ho nào cả. Hôm sau, gia đình nấu cháo mang đến, gọi ông dậy ăn, ông lắc đầu xua tay kêu không đói. Ai nài ép thế nào cũng không thành.
Ông H. bảo, ông đang tập trung tinh thần để sẵn sàng đi theo Phật.



Buổi chiều hôm sau, các Phật tử của Ban cầu siêu chùa T. tiếp tục hành lễ. Cuộc tụng kinh cũng chỉ diễn ra ngắn gọng trong vòng 1 giờ đồng hồ. Tới nửa đêm, ông H. ngừng mấp máy môi, cánh mũi cũng ngừng phập phồng, khuôn mặt của ông rất thanh thản. Xung quanh ông không có một tiếng khóc, chỉ có tiếng niệm Phật và những lời của Phật tử giúp ông được về thế giới cực lạc. Vợ con ông đau đớn lắm song cũng phải nén nỗi lòng, hoặc đi ra chỗ khác để khóc. Với ông H., ra đi là giải thoát một kiếp nạn, nên sự khóc lóc chỉ khiến linh hồn ông thêm đau đớn mà thôi.

Có một điều khiến đại gia đình ông H. kinh hãi, nhưng không gây ngạc nhiên với những Phật tử làm công việc hộ niệm này, ấy là hôm ông H. chết, lợn khắp ngôi làng ven thị trấn Kinh Môn kêu eng éc, chó tru khắp xóm. Trên trời đêm, đàn chim lợn cũng kêu lên những tiếng rùng rợn.

PHONG NGUYỆT
(Báo Gia đình & Cuộc Sống)
 
saigoneses Date: Thứ Hai, 25 Mar 2013, 9:14 AM | Message # 7
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng
BÀI 4: CHUYỆN VỀ MỘT CAO THỦ TRỘM, GIẾT MÈO LÀM GIÀU VÀ CÁI CHẾT BI THẢM
Thứ 3, 19/3/2013

Trong suốt những năm làm công việc kỳ lạ, ấy là làm lễ tụng kinh hộ niệm giúp những người sống không nổi, chết không xong, được thanh thản tâm hồn lúc ra đi, ông K., khá ấn tượng với câu chuyện về một đồ tể giết hại vô số mèo. Anh này không chỉ là đồ tể giết mèo, mà còn là tay trộm mèo chuyên nghiệp, khiến không chỉ loài mèo, mà còn bị những gia đình mất mèo oán hận. Người ta tin rằng, cái chết khủng khiếp trong bộ dạng con mèo bị thui, là sự báo oán của loài mèo với người đồ tể này.

CÔNG VIỆC KỲ LẠ

Như đã kể ở kỳ trước, ban cầu siêu của ngôi chùa T. (Kinh Môn Hải Dương), đã phải tiến hành vài buổi tụng kinh, hộ niệm, mới giúp được ông H., vốn là một đồ tể chuyên giết chó, mổ lợn, trút được hơi thở cuối cùng, sau cả năm trời đau đớn vì căn bệnh ung thư phổi quái ác.

Ông Nguyễn Văn K., thành viên trong ban cầu siêu chùa T. giở cuốn sổ ố vàng, ghi chép rất nhiềy trường hợp chết bệnh, nằm liệt giường liệt chiếu, muốn sống cũng không được, muốn chết cũng không xong của những người làm nghề giết mổ. Cũng có nhiều trường hợp đột tử, chêt tai nạn giao thông, chết do chém giết nhau, gia đình người tử nạn cũng tin rằng do vật nuôi báo oán, do người đó liên quan đến ghiêp sát sinh, cũng cầu cứu ban cầu siêu của chùa T., tụng kinh hộ niệm, những mong họ trút được tội lỗi, đến được nơi cực lạc. Ông K. bảo rằng, việc tụng kinh hộ niệm chỉ giúp được phần nào, là an ủi linh hồn người xấu số, giúp họ hồi hướng tâm linh, chứ không thể xóa hết được cái nghiệp nặng do họ gây ra với muôn loài.

Trở lại câu chuyện về ban cầu siêu kỳ lạ ở chùa T., nằm dưới chân một quả núi đang bị các doanh nghiệp xi măng bắn phá ùng oàng để khai thác đá. Sư thầy trụ trì bảo rằng, rất nhiều chùa trong tỉnh có ban bệ chuyên làm việc công đức này. Ban cầu siêu giúp linh hồn những người đã khuất được thanh thản về cõi vĩnh hằng, hướng linh hồn đi theo đức Phật. Ngoài nhiệm vụ tụng kinh niệm Phật, cầu siêu cho những người đã chết, thì các Phật tử ở chùa T. còn có nhiệm vụ cao cả hơn, đó là làm công việc hộ niệm vãng sanh, hay còn gọi là tụng kinh hộ niệm, có nghĩa là các Phật tử sẽ đến gia đình của người sắp chết, người trọng bệnh, người mới chết tụng kinh niệm Phật để người trọng bệnh trả được nghiệp, được thanh thản lúc ra đi, người đã ra đi được về nơi cực lạc. Người ra đi cũng nhẹ nhàng, mà người ở lại cũng an lòng, bớt thương đau.

Sư thầy bảo: “Việc lập ban cầu siêu là mục đích tốt đẹp, tuy nhiên để lập và đưa ban cầu siêu vào hoạt động rất khó khăn, tế nhị. Những người không hiểu biết, hoặc cố ý hiểu sai thì phỉ báng, chống đối nặng lắm, thậm chí còn đưa ra các cuộc họp để phê phán. Người ta còn đổ tiếng oan rằng ban cầu siêu chẳng khác nào những kẻ giết người, đi giúp những người đang sống được chết nhanh. Nhiều Phật tử không vững tâm đã rời bỏ ban cầu siêu vì không chịu được áp lực của những lời gièm pha của xóm giềng, hoặc từ chính người thân. Nhưng số đó ít thôi. Sư thầy vẫn khuyên các phật tử cứ phát tâm hành đạo, vì lợi ích của chúng sinh mà quyết lòng hộ niệm, xóa bỏ những cố chấp trong tâm, xem thường những chướng tai gai mắt, đúng sai kệ họ, cứ lo phận mình, hãy cứ âm thầm làm đi, rồi thành quả sẽ rõ rệt chứng minh cho người đời biết rằng pháp niệm Phật rất nhiệm màu”.

Sư thầy chỉ nói vậy rồi tiếp tục gõ mõ tụng kinh. Sư thầy dặn kỹ nhà báo không nêu tên mình và ngôi chùa người đang tu hành. Ngay cả tên, địa chỉ Phật tử thân tín, là ông Nguyễn Văn K., chuyên tổ chức các buổi tụng kinh hộ niệm, cũng phải giữ kín. Một ngày nào đó, khi con người thấm nhuần đạo Phật, coi sự sống chết, sinh diệt là lẽ tự nhiên của vĩnh hằng, thì việc làm của sư thầy và các Phật tử ở ngôi chùa này mới là việc bình thường được.

Theo lời ông K., sư thầy vốn trụ trì ở một ngôi chùa nổi tiếng ở TP. Hải Dương. Mấy năm trước, đang tụng kinh, như có lời Phật gọi, sư thầy đi ra vườn, thấy hào quang sáng ở đằng Đông. Nhìn thấy hào quang, nhưng sư thầy cảm nhận được sự đau đớn của chúng sinh. Biết ý Phật, sớm hôm sau thầy đi về phía có hào quang và dừng chân ở chùa T. Từ ngôi chùa chùa rách nát, hoang phế cuối xóm, sư thầy đã xây dựng lại ngôi chùa khá khang trang, làm nơi hồi hướng tâm đức cho cả làng, cả vùng. Về tu ở đây, chứng kiến những cái chết vô cùng đau đớn, kéo dài của hàng trăm bênh nhân ung thư, nơi người dân chết ung thư nhiều như ngã rạ (Báo GĐ&CS đã có bài viết về ngôi làng Tử Lạc, thị trấn Hoàng Thạch, Kinh Môn, có hàng trăm người chết ung thư – PV) sư thầy mới hiểu dụng ý của Phật. Thế là, ban cầu siêu ra đời, giúp những người trọng bệnh được giải thoát.

Tôi đã biết đến Kinh Môn với hàng chục “vòi rồng” của các nhà máy xi măng ngày đêm nhả khói bụi và các chất độc hại mịt mù khắp huyện. Tại huyện này, có những ngôi làng chết thảm hại, chết cả trăm người vì bệnh ung thư. Chỉ những người mắc bệnh ung thư ở giai đoạn cuối, nằm rên xiết chờ chết trên giường bệnh mới biết gia đoạn sắp chết khủng khiếp như thế nào. Việc giúp họ bớt đi nỗi đau bằng cách chết nhanh và chết thanh thản có lẽ là điều tốt đẹp nhất dành cho họ và những người thân.

Theo ông K., đã có rất nhiều trường hợp sống lay lắt nhiều năm trời, sau khi tụng kinh niệm Phật một hai lần thì ra đi thanh thản. Hầu như ngày nào ban cầu siêu của chùa T. cũng phải làm công việc này, thậm chí phải chia ban thành các nhóm nhỏ mới đáp ứng được công việc độ trì cho chúng sinh quanh vùng, Phật tử của ban gồm cả cán bộ Nhà nước, có cả Đảng viên, giới buôn bán, nông dân, già trẻ đều có, miễn là thành tâm hướng Phật, mang tinh thần phổ độ chúng sinh và làm việc này hoàn toàn vì tâm, không chút lợi lộc. bản thân ông K. cũng không hiểu vì sao, hầu hết các trường hợp trọng bệnh, sống lay lắt nhiều năm ròng, sau khi tụng kinh niệm Phật cầu cho họ được giải thoát, thì chỉ ít ngày sau họ ra đi thật. Nhưng ông tin rằng, khi người chết không còn tham sân si nữa, một lòng hướng về Phật và giữ tâm thanh tịnh, thì họ sẽ nhanh chóng rời bỏ được thể xác thấp hèn

CAO THỦ TRỘM MÈO

Sau mấy năm tham gia ban cầu siêu, làm công việc kỳ lạ này, tiếp xúc với sự đau đớn kinh hoàng trước khi chết của những bệnh nhân, ông K. nhận ra rằng trong số những người sống không được, chết không xong, cần đến trợ giúp của ban cầu siêu, những người từng làm nghề sát sinh chiếm số lượng nhiều nhất. cái chết in hẳn trong ký ức của ông K. là anh Nguyễn Văn M., nhà ở cách thị trấn Phú Thái không xa.

Ở khu vực này, dân nhậu đều biết M., bởi anh chuyên giết mổ mèo bán cho các nhà hàng quanh vùng. cách đây 15 năm, M. nghiện ma túy rất nặng. Để có tiền hút hít, anh ta buôn bán ma túy ở khu vực ga Phú Thái. Trong một lần bán lẻ ma túy, anh ta bị bắt, bị kết án và bị đi tù vài năm. Ra tù, anh này cai được nghiện và không dính vào ma túy nữa. Tuy nhiên, anh ta lại lạc vào con đường tội lỗi, đó là tham gia vào một nhóm chuyên trộm chó, mèo. M. cùng đám thanh niên bất trị trong làng thường hay đi xe máy lè vè khắp các xã tìm chó, mèo thả rông để tóm trộm.

Thời gian đầu M. bắt trộm mèo bằng thòng lọng. Một người lái xe, một người cầm thòng lọng thít cổ chó, mèo kéo xềnh xệch trước mặt nhiều người, mà không ai dám làm gì, hoặc không đuổi kịp anh ta. Sau này, để bắt trộm hiệu quả hơn, nhóm của M. xử dụng kích điện chích cho chó mèo lăn quay, rồi nhặt vào bao đem về thịt. Dã man hơn, hàng đêm anh ta rãi cá nướng tẩm bả chuột để giết mèo, chó. Con nào chết, anh ta xách về làm thịt, bỏ đi bộ đồ lòng, cung cấp thứ thịt nhiễm bả chuột ấy cho các nhà hàng. Kỹ nghệ bắt mèo của anh thành cao thủ. Khi đêm xuống, anh ta tìm đến những ngôi làng ven cánh đồng, rồi đặt chiếc đài quay băng phát ra tiếng mèo cái động dục. Đêm xuống, tĩnh lặng, tiếng mèo cái phát ra rất nhỏ song cũng dụ được bọn mèo đực trong làng mò ra tìm cái. Những chú mèo mò ra, không thấy mèo cái đâu, nhưng thấy cá nướng, nên chén no nê. Trúng bả, có khi cả chục con mèo lăn ra chết. Sớm tinh mơ, M. chỉ việc xách bao đi gom mèo trúng bả về làm thịt.



Việc trộm mèo, nên kinh tế của M. trở nên khấm khá. Anh ta không trực tiếp đi trộm mèo nữa, mà tổ chức thu gom mèo để làm thịt. Anh ta có hàng loạt mắt xích chuyên trộm mèo ở khắp huyện. Ngoài việc giết mèo cung cấp cho các nhà hàng, mỗi buổi chiều, anh ta đều bày biện cả chục con mèo đã thui vàng, nhe nanh trắng toát trên một cái bàn đặt ven đường, bán lẻ cho khách đi đường, trông rất hãi hùng.

CÁI CHẾT KHỦNG KHIẾP

Người dân đồn rằng, do M. làm giàu trên sự đau đớn của con mèo và sự căm phẫn của những gia đình mất vật nuôi yêu quý, nên cuối cùng, M. cũng gặp tai họa từ con mèo. Ấy là một lần, đang đi bỏ mối thịt mèo dưới Hải Phòng, trên đường về, trời nhập nhoạng, phóng xe máy nhanh, M. tông trúng con mèo đang chạy qua đường. Chiếc xe máy tông thẳng vào dãi phân cách, bay vọt xuống ruộng. M. bị chấn thương sọ não, gãy 3 xương sườn, xương bả vai và xương ống chân.

Điều cay đắng là trong khi chụp chấn thương sọ não, bác sĩ phát hiện trong não của M. có một khối u. Vậy là xương chưa vừa liền, não chưa hồi phục, M. đã phải vào Bệnh viện K. trên Hà Nội để hóa trị và xạ trị. Tuy nhiên, truyền hóa chất làm rụng sạch tóc cũng chẳng ăn thua gì. Sau 2 năm lăn lóc trong bệnh viện, tiêu tán hết tài sản, bệnh viện trả M. về để gia đình chuẩn bị hậu sự. Bác sĩ bảo, chỉ về nhà dăm bữa nửa tháng là M. sẽ chết.

Không như những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối khác, chỉ thời gia ngắn sau là chết, anh M. cứ sống vạ vật, kêu la đau đớn quằn quại suốt ngày. Cứ mỗi ngày, có khoảng chục lần anh ta ôm đầu quằn quại gào thét. Hàng xóm bảo rằng, cứ nửa đêm, tiếng rên la của anh này hệt như tiếng con mèo kêu la quằn quại vì ăn phải bả chuột. Gia đình sợ hãi đi xem bói, thầy phán anh này nghiêp nặng vì tội sát sinh, trước khi chết phải trả nghiệp quả nên còn phải chịu nhiều đau đớn, Tin lời thầy bói, gia đình làm nhiều lễ cúng giải hạn. Tuy nhiên, mấy thầy cúng cũng không giúp anh ta hết đau. Cuối cùng, gia đình anh đã cậy nhờ đến ban cầu siêu của chùa T., giúp anh trả nghiệp quả mau chóng bằng cách thành tâm hướng Phật. Với Phật, quay đầu là bờ, nên không lúc nào là quá muộn cả.

Đợt đó, sư thầy có việc vào Nam, nên mọi việc của ban cầu siêu do ông K. đảm trách. Ông cùng mấy chục Phật tử đã tổ chức tụng kinh suốt 3 tháng trời, mỗi tuần 3 buổi, mà anh M. vẫn không nhắm được mắt. Cứ đến buổi tụng kinh, anh này hết khóc lóc, lại la hét vẻ đau đớn, lúc thì chưởi bới, lúc nằm im, nhưng trong họng cứ phát ra tiếng eo eo của loài mèo, khiến những người chứng kiến dựng tóc gáy, không dám lại gần.

Buổi tụng kinh hộ niệm cuối cùng, sư thầy trụ trì chùa T. xuất hiện, chủ trì buổi lễ. Lúc mọi người bắt đầu tụng kinh, thì con mèo tam thể béo núc ních chui xuống gầm giường nơi anh ta nằm. Sư thầy hỏi: “Có phải lần nào tụng niệm con mèo cũng chui vào gầm giường hoặc lẩn quẩn trong nhà phải không?”. Mọi người gật đầu công nhận có chuyện con mèo xuất hiện vào những lần tụng kinh giải nghiệp cho anh M. Có lúc nó nằm dưới gầm giường, có lúc nó nhảy lên giường ngồi, có lúc đứng ở cửa sổ trông vào.

Sư thầy đã yêu cầu gia đình nhốt con mèo lại, chăm sóc nuôi dưỡng nó cẩn thận, cho đến khi an táng xong cho anh M. thì mới được thả ra. Gia chủ đã làm theo lời sư thầy. Điều kỳ lạ là con mèo bình thường vốn rất hiền lành nhưng khi nhốt nó lại thì nó bỗng trở nên dữ dằn, cào cắn điên dại rên la nghe phát khiếp.

Tuy nhiên, việc lạ đã diễn ra, sau buổi tụng kinh của sư thầy, không có sự xuất hiện của con mèo, anh M. dù sống thực vật, thân thể chỉ còn da bọc xương, nhưng lại nhất định không ăn gì, cố ăn vào là nôn ra sạch. Năm ngày sau buổi tụng kinh đó, thì anh ta chết. Tư thế chết của anh khiến những người lo khâm liệm cũng phải rợn người. Anh ta nằm nghiêng, ở tư thế tay chân thẳng đừ, vuông góc với cơ thể. Mặt rướn ngửa lên trên, mắt trợn lòi lòng trắng, nhe hàm răng vàng cáu. Nhìn bộ dạng ấy, những người chứng kiến liền liên tưởng đến tư thế của con mèo khi đã bị thui vàng.

Sư thầy chùa T. bảo rằng, chính linh hồn những con mèo đã bị anh sát hại nhập vào con mèo hiền lành ở nhà anh ta, rồi nó cứ luẩn quẩn bên anh ta, khiến linh hồn anh ta không thể rời khỏi xác. Linh hồn loài mèo muốn anh này phải chịu đủ những đau đớn mà anh ta đã gây ra cho loài mèo, thì mới chết được. Nghiệp anh M. gây ra quá nặng, nên theo nhà Phật, khi về thế giới bên kia, anh sẽ phải trả quả tiếp.

Để độ trì cho anh M. sư thầy cùng các Phật tử tiếp tục tụng kinh bên xác của anh thêm 12 tiếng đồng hồ nữa. Kỳ lạ thay, các xác của anh ta còng queo như con mèo bỗng dần thẳng đờ ra và thanh thản như người nằm ngủ. Các nhà khoa học thì giải thích rằng, sự sợ hãi cái chết, tình trạng mất can-xi đột ngột khi tim ngừng đập, làm các cơ co rút đã khiến anh M. rơi vào tư thế kinh hãi như vậy. Rồi sự liên hệ của những người mê tín, đã nghỉ ra chuyện xác chết giống con mèo bị giết. Sau một thời gian nhất định, các cơ mềm ra, thì xác chết trở về trạng thái bình thường (?). Tuy nhiên, ông K. tin rằng, thần thức của anh M. đã ra đi thanh thản, nên thân xác cũng bớt đi hình ảnh đớn đau.

PHONG NGUYỆT
(Báo Gia Đình & Cuộc Sống)


Message edited by saigoneses - Thứ Ba, 26 Mar 2013, 5:12 AM
 
atoanmt Date: Thứ Hai, 25 Mar 2013, 1:09 PM | Message # 8
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


AToanMT
 
saigoneses Date: Thứ Ba, 26 Mar 2013, 5:37 AM | Message # 9
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng
BÀI 5: SĂN CHIM, GIẾT KHỈ “ĐƯỢC” CHẾT SAU 15 NĂM BỆNH TẬT DÀY VÒ
Thứ sáu 22/3/2013

Như đã trình bày ở kỳ trước, có rất nhiều lời đồn liên quan đến chuyện những người làm nghề sát sinh lúc cuối đời phải chịu cảnh sống không được, chết không xong. Gia đình họ phải nhờ các Phật tử tụng kinh hộ niệm, để được ra đi sớm, thanh thản. Chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh việc tụng kinh giải nghiệp sẽ khiến người trọng bệnh ra đi sớm nhưng sự thực đã có cả trăm ví dụ mà ông Nguyễn Văn K., người chủ trì các cuộc tụng kinh giải nghiệp ở địa bàn 2 huyện Kinh Môn và Kim Thành (Hải Dương) kể cho tôi nghe. Để tôi có niềm tin với câu chuyện này, Phật tử Nguyễn Văn K. đã sắp xếp để tôi được tham gia vào buổi tụng kinh hộ niệm.

Sau mấy tháng trời kiên trì gặp gỡ ông Nguyễn Văn K.. để thuyết phục, xin được tận mắt chứng kiến một buổi tụng kinh giải nghiệp, tôi mới được ông K. đồng ý. Công việc này hết sức nhạy cảm, dễ bị người đời hiểu sai, nên ông K. cẩn thận lắm. Xưa nay, người ta chỉ coi cứu người là nhân đạo, chứ có ai coi việc làm người khác chết sớm là nhân đạo đâu. Vậy nên, tôi phải hứa rằng không tiết lộ tên của những người trong ban cầu siêu, ngôi chùa, sư cô trụ trì và đặc biệt là những gia đình mời ban cầu siêu làm lễ tụng kinh giải nghiệp cho người thân của họ. Ông K. chỉ đồng ý cho tôi dùng máy điện thọai để ghi lại hình ảnh.

Không phải chờ đợi lâu, độ nửa tháng sau, ông K. gọi điện báo tôi về Hải Dương. Cuộc tụng kinh giải nghiệp sẽ diễn ra vào sáng hôm sau. Người được ban cầu siêu giúp đỡ là ông Nguyễn Văn D., 70 tuổi, nhà ở thị trấn Phú Thứ. Tôi sẽ trong vai Phật tử của chùa T., thành viên của ban cầu siêu, mặc áo nâu sồng và tham gia buổi tụng kinh giải nghiệp.

Mặt trời chưa tỏ, tôi đã có mặt ở nhà ông K. Theo lịch thì đúng 7g, mọi người sẽ tập trung ở nhà ông D. để chuẩn bị mọi thứ, phân công công việc và bắt đầu làm lễ vào lúc 7g30. Trước đó, tôi đã được ông K. kể kỹ lưỡng về cuộc đời đau đớn, bất hạnh của ông D.

CAO THỦ SĂN CHIM, GIẾT KHỈ

Ông Nguyễn Văn D. là người hiền lành, đức độ, được làng xóm quý trọng. Ông sinh được 4 người con, gồm 2 trai, 2 gái. Con cái của ông đều thành đạt. Vợ chồng ông D. ở với người con trai út. Ông D. từng là bộ đội thời chống Mỹ. Ông có tài bắn súng nên từ khi còn trẻ, ông đã say mê với thú vui săn bắn. Ở rừng Trường Sơn, ông bắn chết cả voi, gấu, hổ và vô số lợn rừng, khỉ, voọc. Vì có tài săn bắn như thế, nên đơn vị thường cử ông vào rừng kiếm thị giúp đơn vị “cải thiện” thức ăn cho đơn vị. Chuyện này như niềm tự hào, mà ông vẫn thường kể cho con cháu nghe trong mỗi lần tụ họp gia đình.

Giải ngũ về quê, ông D. vẫn giữ thú vui săn bắn. Con cháu biết ông đam mê săn thú, nên mua tặng ông rất nhiều súng. Chừng 20 năm về trước, vùng Kinh Môn còn nhiều rừng núi, chim chóc, thú rừng khá nhiều. Mỗi lần xách súng lên núi, ông bắn được cả bao chim, thú rồi về chia cho cả xóm cùng ăn. Không chỉ săn bắn ban ngày, ông còn săn ban đêm. Đêm xuống, ông phục kích ở trên núi, bắn chết vô số cú mèo. Tự tay ông chế biến thịt cú mèo thành thuốc bổ để tặng anh em, bạn bè, người thân.

Một số ngọn núi ở Kinh Môn vốn là lãnh địa của cú mèo, cũng phải vãn đi vì tài thiện xạ của ông. Nhiều quả núi ở Kinh Môn vốn có nhiều khỉ vàng. Bọn khỉ tinh nghịch mò cả xuống ruộng trêu ghẹo người. Thế nhưng, thú vui của ông D. cùng một số thợ săn, khiến loài khỉ ngày một vắng bóng dần. Đến nay, loài khỉ vàng gần như đã biến mất ở vùng đất này, chỉ còn ghi nhận một số con ở vài quả núi hiểm trở khu vực làng Tử Lạc (Minh Tân, Kinh Môn).



Sư thầy trụ trì chùa T. biết rất rõ ông D. Nhiều lần sư thầy gặp gỡ ông D., khuyên bảo ông đừng giết hại chim chóc, nhất là loài khỉ, vì không chỉ khiến chúng biến mất khỏi vùng Kinh Môn mà ông còn tự rước lấy nghiệp nặng cho mình. Tuy nhiên, mọi lời khuyên nhủ của sư thầy chẳng có ý nghĩa gì với ông. Có lần, khi ông D. vác súng lên núi săn khỉ, sư thầy đã hô hào dân chúng lên núi đuổi ông xuống. Nhưng chỉ được vài hôm, hễ nghe tiếng khỉ kêu, thấy bóng chim cú, đại bàng bay về núi, ông D. lại xách súng mò lên núi.

Không biết do trùng hợp, hay lời cảnh báo của sư thầy chùa T. ứng nghiệm, mà cách đây 15 năm, khi vác súng đuổi theo đàn khỉ, ông D. đã bị ngã xuống khe đá. Nhờ có sức khỏe phi thường, nên ông D. vẫn chống gậy mò về được đến nhà. Con cái đòi đưa ông đi chiếu chụp, nhưng ông lại bảo không sao, chỉ bị bong gân, nhất quyết không đi bệnh viện. Khi nào đau quá, thì ông gọi ông lang hàng xóm xoa bóp, bó bằng lá. Rồi đến một ngày, sáng dậy không tự trở nổi mình, ông mới gọi con. Các con đưa ông đi bệnh viện. Bác sĩ kết luận đốt sống của ông bị lún, chèn ép tủy và dây thần kinh cột sống, gây nhiễm trùng. Bệnh viện đã điều trị tích cực bằng thuốc men, kết hợp với vật lý trị liệu. Tuy nhiên, không hiểu sao bệnh của ông càng thêm trầm trọng. Một năm sau, thì ông nằm liệt hẳn một chỗ.

Cách đây 5 năm, vợ ông bỗng mắc trọng bệnh, rồi ra đi trước ông. Từ đó, con cái phân công thay nhau trông nom, săn sóc ông D. rất tận tình. Mặc dù nằm yên một chỗ, thân thể tiều tụy, chỉ còn da bọc xương nhưng ông D. vẫn còn rất minh mẫn, trò chuyện, chỉ đạo con cái đâu ra đấy.

Thế nhưng, 2 năm nay, ông D. mất trí dần, rồi sống đời thực vật. Ông không còn giữ được bản lĩnh như ngày xưa nữa. Ông rất hay khóc. Cứ nửa đêm về sáng, ông lại khóc rống lên. Buồn đi tiểu, đại tiện, ông khóc. Đói bụng, ông khóc. Nhiều khi chẳng có nguyên nhân gì, ông cũng khóc rất lớn, khiến con cháu bối rối, chẳng hiểu vì sao.

Chuyện lạ lùng, là dù chỉ còn da bọc xương, nặng chừng 30kg, răng rụng sạch sẽ, song ông D. ăn rất khỏe. Mỗi bữa ông ăn được đến 2 tô cơm, tính ra bằng 4-5 bát con. Thịt, rau dù dai thế nào, cơm khô, cơm sống ông cũng ăn được tất. Con cái cứ xúc cơm đổ vào miệng, ông chẳng thèm nhai, mà nuốt chửng luôn. Điều kỳ lạ là ông ăn nhanh như chớp mà không bao giờ bị nghẹn. Nhiều khi con cái không dám cho ông ăn nhiều, sợ ông mắc nghẹn, nhưng ăn chưa đủ “đô” là ông khóc lóc đòi ăn tiếp trông rất thương tâm. Có lần, gia đình thử cho ông ăn chán chê, ông ăn hết 4 tô cơm mà vẫn chưa ngậm miệng ra hiệu từ chối. Mọi người sợ quá, không dám cho ông ăn tiếp. theo kinh nghiệm của các bác sĩ, sở dĩ ông D. sống được đến ngày hôm nay, dù nằm liệt 15 năm trời, là do bộ tiêu hóa của ông quá tốt. Với người nằm liệt, nếu hệ tiêu hóa kém, thì sẽ chết rất nhanh. Nhưng người có hệ tiêu hóa tốt thì họ sẽ vẫn sống thực vật trong nhiều năm trời.

Thấy mỗi ngày ông D. lại có biểu hiện lạ, gia đình đã bàn bạc và quyết định đi xem... bói. Họ đã gặp đến mấy thấy bói, ông thầy nào cũng khẳng định là ông D. đã... chết rồi! Ông chỉ còn thân xác, chứ linh hồn là một con ma đói chiếm giữ. Vì nó là “ma đói” nên mới ăn khỏe như thế. các thầy bói cũng khuyên gia đình nên mời các Phật tử đến cầu siêu cho ông. Những tiếng tụng kinh sẽ có tha lực rất mạnh đẩy “con ma đói” ra ngoài và như thế ông mới được ra đi thanh thản, nhẹ nhàng được. Nghe lời thầy bói một phần, nhưng phần khác, con cháu cũng muốn ông được ra đi thanh thản, chứ sống thế này thì khổ quá. Con cháu khổ một, thì ông khổ mười.

TẬN MẮT BUỔI GIẢI NGHIỆP

Tôi và ông K. đến nhà ông D. Con cháu trực hệ của ông đã tề tựu đông đủ. Ông D. nằm còng queo trên giường, trong một căn phòng nhỏ ở tầng trệt của ngôi nhà 4 tầng khá khang trang. Bàn thờ tương đối đơn giản đã được gia chủ chuẩn bị sẵn với kẹo bánh, hoa quả, 3 chén rượu, 9 ngọn nến, một thẻ hương. bàn thờ lập ngay đầu giường, nơi ông D. đang nằm rên rỉ, kêu khóc. Ông K. lấy tấm ảnh Phật Tổ Như Lai đặt lên chỗ trang trọng nhất của bàn thờ.

Trong khi ông K. chuẩn bị mọi việc, thì các Phật tử đến rải rác, tụ tập đông dần ở phòng khách. Đủ cả Phật tử nữ lẫn nam, già lẫn trẻ. Có người đeo tràng hạt, nhìn là biết ăn chay trường, một lòng theo Phật, có người là đàn ông, tướng đạo mạo, không có biểu hiện gì là người mê tín dị đoan, mấy chị mới độ ngoài 30 tuổi, ăn mặc sang trọng, son phấn hợp thời, tóc nhuộm đỏ cháy. Các Phật tử được gia chủ đón tiếp chu đáo, long trọng. Họ ngồi nói chuyện rì rầm. Tôi dỏng tai nghe thì thấy những câu chuyện của họ đều xoay quanh những sự linh ứng kỳ lạ, tức là những người được tụng kinh giải nghiệp đã ra đi nhẹ nhàng, thanh thản. Một số Phật tử tưởng tôi là con cháu nhà ông D. nên sai vặt việc này việc nọ, còn gia đình ông D. lại nghĩ tôi là người của ban cầu siêu nên tiếp đãi rất chu đáo.

Giờ tụng kinh đã điểm cũng là lúc sư thầy chùa T. có mặt. Các Phật tử cùng gia đình chạy ra đón, ai nấy chắp tay trước ngực, cúi đầu chào “Bạch Thầy”. Sư thầy cũng lễ phép chào lại. Gia chủ vây quanh, sư thầy dặn dò kỹ lưỡng gia chủ rằng, từ sau buổi tụng kinh giải nghiệp, cho đến khi ông D. qua đời, gia chủ không được sát sinh (giết gà, mổ lợn), ăn chay càng nhiều càng tốt, không thì ít nhất một tuần nên có bữa ăn chay.

Dặn dò gia chủ xong, sư thầy lấy lá phù màu đỏ in những hình thù khó hiểu ra, hỏi họ tên, tuổi cụ thể của ông D., rồi lấy bút lông viết vào lá phù bằng chữ Hán. Trong quá trình sư thầy chuẩn bị, các Phật tử lôi áo nâu sống mang theo ra mặc, rồi sắp xếp chỗ ngồi. Sư thầy đứng bên ông D. quan sát một lượt, thì thầm vài câu với ông, rồi kéo chiếc ghế nhựa ngồi trước bàn thờ mới dựng ngay đầu giường nơi ông D. nằm. Sư thầy mở lá phù đọc rì rầm vài câu, rồi gấp lại, đặt lên bàn thờ. Các Phật tử ngồi dưới chiếu, vây quanh giường ông D., tràn ra cả ngoài phòng khách. Con cháu ngồi hàng sau cùng ở phòng ngoài. Sư thầy phát cho mỗi người một cuốn kinh. Những cuốn kinh đã được gấp trang, để mọi người biết sẽ tụng những bài kinh nào.

Đúng lúc đấy ông D. bỗng khóc rống lên. Tiếng khóc của ông nghe thật thê lương, ão não. Tiếng mõ vang lên, tiếng đọc kinh của sư thầy thánh thót, cùng với tiếng đọc kinh đều đều, vang vọng lúc trầm lúc bổng của mấy chục Phật tử. Chỉ có tiếng kinh vang lên giữa thinh không trong trẻo, thì ông D. nằm im như pho tượng, mắt ông lim dim, cặp môi hơi mấp máy. Chẵng rõ có phải ông cũng đang tập trung niệm theo mọi người hay không. Tôi cũng hòa mình cùng với các Phật tử, giở cuốn kinh rồi tâm trạng bị cuốn vào Tâm Kinh Bát Nhã Ba-la-mật-đa:

“Nầy Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế. Nầy Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt. Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức. Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp. Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới. Không có vô minh, mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết. Không có khổ, tập, diệt, đạo. Không có trí tuệ, cũng không có chứng đắc, vì không chỗ chứng đắc...”

Càng đọc, tôi càng có cảm giác bị cuốn vào những triết lý vô thường của nhà Phật, rồi thấy mọi thứ như hư không, đầu óc trống rỗng hoàn toàn. Tâm trí, cảm xúc như đang tan chảy, bỗng tiếng tụng im bặt. Tiếng mõ vang lên cốc cốc rồi các Phật tử vái lạy. Lúc này, tôi chợt choàng tỉnh. Sư thầy lấy lá phù đặt trên bàn thờ bảo tôi đem ra giữa sân, chỗ sạch sẽ để đốt. Tôi vừa đốt xong những lá phù và tập giấy vàng cũng là lúc cuộc tụng kinh giải nghiệp hoàn thành. Chiếc xe con đỗ ngay ở cổmg đã nổ máy, gia đình cùng các Phật tử tiễn chân sư thầy đầy lưu luyến.

VỀ CÕI SIÊU SINH

Ngay sau ngày tụng kinh giải nghiệp cho ông D., ông K. được phân công việc đi lại với gia đình để xem xét sự chuyển biến của ông D. Mỗi ngày ông K. ngồi bên ông D. độ chục phút, kể những câu chuyện về Phật, những lời giáo hóa của đức Phật đến tai ông D.
Cũng ngay sau ngày tụng kinh giải nghiệp đầy huyền bí ấy, tôi lên xe về ngay Hà Nội.

Ngày nào tôi cũng điện thoại cho ông K. và người thân trong gia đình ông D. để nắm được tình hình sức khỏe của ông. Kỳ lạ thay, sau buổi tụng kinh ấy, ông D. thôi khóc lóc, không gào thét nữa. Như đã kể, ông hay khóc rống mỗi khi đói, buồn tiểu đại tiện hoặc chẳng có lý do nào. thậm chí đang đêm, ông cũng gào khóc rất lớn, tiếng khóc nghe ma quái khiến cả xóm cũng phải ớn lạnh, mất ngủ. Nhiều người đồn rằng, tiếng kêu của ông hệt như tiếng khỉ con khóc khi mẹ nó bị thơ săn giết!

Lạ nhất là sau buổi tụng kinh, ông D. từ chối ăn cơm, món gì ông cũng lắc đầu, chỉ húp một bát con cháo loãng trong khi trước đó ông có thể nuốt được đến 4 tô cơm. Ăn xong ông ngủ ngon lành. Ai cũng tin, con ma đói nhập vào hành hạ ông đã bị những tiếng tụng kinh đầy tha lực đuổi đi.

Một buổi chiều, 15 ngày sau lần chứng kiến buổi tụng kinh giải nghiệp ấy, tôi nhận được cuộc điện thoại của ông K. thông báo ông D. đã nhẹ nhàng đi về cõi siêu sinh với khuôn mặt rất thanh thản sau 15 năm vật vã, đau khổ với bệnh tật. Để chứng kiến tận cùng câu chuyện kỳ lạ này, tôi đã bắt xe về ngay Hải Dương. Trước giờ khâm liệm, các Phật tử và sư thầy chùa T. đã có mặt. gạt nước mắt thương đau, con cháu họ hàng ngồi khoanh chân hành lễ cùng đọc kinh tiễn linh hồn ông D. về với Phật. Ông đã được quy y và có pháp danh hẳn hoi. Cũng trong đêm ấy, mấy Phật tử được phân công tiếp tục theo xe tang xuống tận Đài hóa thân Hoàn Vũ (Hải Phòng) để trợ niệm cho D. lúc hỏa thiêu. Môt chút tro cốt tượng trưng đựng trong hủ sành, để sớm mai, con cháu, họ hàng, làng xóm đưa ông ra đồng.

Chia tay sư thầy T., thầy bảo rằng: “Ông D. đã phải gánh quả ở ngay kiếp này vì hành động sát sinh ghê rợn của mình. Cuối đời, nghe tiếng kinh kệ, ông đã giác ngộ. Ông đã nhận thức hành vi sai trái của mình và đã một lòng hướng hướng theo Phật, nên được đức Phật nâng đỡ, mà siêu thoát nhẹ nhàng. Chúng sinh cần biết quay đầu là bờ, không lúc nào là muộn cả...”

PHONG NGUYỆT
(Báo Gia đình & Cuộc sống)
 
atoanmt Date: Thứ Ba, 26 Mar 2013, 12:12 PM | Message # 10
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
Đọc đến bài "Săn Chim giết Khỉ" này, mình thấy thích hơn những bài trước...Có lẽ vì giống như 1 vài kinh nghiệm mà mình đã trải qua với 1 số người lúc họ sắp qua đời....



AToanMT
 
FORUM » THÀNH VIÊN » CHUYỆN XÃ HỘI » LOẠT BÀI VẬT NUÔI BÁO OÁN (Phong Nguyệt)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO