Thứ Sáu
29 Mar 2024
5:31 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG THÔNG TIN » TIN NÊN BIẾT » 10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP
10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP
LSK Date: Thứ Hai, 22 Jun 2015, 8:01 AM | Message # 1
Major general
Group: Disciples
Messages: 484
Status: Tạm vắng
Hạ viện Mỹ trao quyền cho Obama đàm phán nhanh TPP


Hạ viện Mỹ ngày 18/6 bất ngờ thay đổi quan điểm trước đó, thông qua gói dự luật cho phép Tổng thống Barack Obama đẩy nhanh tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Mới tuần trước, gói dự luật được coi là trọng tâm đối với TPP này đã bị Hạ viện Mỹ phủ quyết.

Theo tin từ Reuters, kết quả cuộc bỏ phiếu ngày 18/6 đã duy trì “sự sống” cho mục tiêu của ông Obama về thắt chặt mối quan hệ của Mỹ với châu Á thông qua TPP, hiệp định với sự tham gia của 12 quốc gia. TPP được coi là thành tố kinh tế trong sự dịch chuyển chính sách đối ngoại của Mỹ nhằm tạo đối trọng với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc.

Các hạ nghị sỹ Mỹ đã bỏ phiếu với tỷ lệ 218 phiếu thuận và 208 phiếu chống để thông qua gói dự luật trao cho người đứng đầu Nhà Trắng thẩm quyền sớm hoàn tất tiến trình đàm phán các thỏa thuận thương mại, trong đó có TPP, mà không chịu nhiều sự can thiệp từ Quốc hội như trước.

Tuy vậy, triển vọng của gói dự luật về đàm phán nhanh vẫn còn chưa rõ ràng ở Thượng viện Mỹ.

Trong tháng 5, Thượng viện đã mất gần 2 tuần mới thông qua gói dự luật này, bao gồm hai dự luật là quyền đàm phán nhanh (TPA) và hỗ trợ người lao động (TAA).

Trái với Tổng thống Obama, nhiều nghị sỹ cùng đảng Dân chủ lo ngại TPP sẽ khiến người lao động Mỹ mất việc làm. Trong khi đó, đa số các nghị sỹ Cộng hòa ủng hộ hiệp định này.

Dù sao, kết quả cuộc bỏ phiếu ngày 18/6 ở Hạ viện Mỹ là một tín hiệu tích cực cho TPP. Các nhà đàm phán hiệp định này đang chịu sức ép phải kết thúc tiến trình đàm phán đã kéo dài hơn 5 năm. Mục tiêu được đặt ra là TPP vượt qua cửa Thượng viện Mỹ trước khi chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ 2016 áp đảo chương trình nghị sự ở nước này.

( Theo vneconomy.vn )

Vậy TPP là gì?
 
LSK Date: Thứ Hai, 22 Jun 2015, 8:07 AM | Message # 2
Major general
Group: Disciples
Messages: 484
Status: Tạm vắng
10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP


Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam và 9 quốc gia khác đang hy vọng sẽ hoàn thành ký kết TPP trong năm 2015. Theo Ezlaw, TPP sẽ là một sự kiện lớn nhất xảy ra với Việt Nam trong 20 năm nay (kể từ thời điểm Việt Nam và Mỹ bình thường quan hệ hóa vào năm 1995). Bạn có biết TPP là gì ? TPP là một hiệp định mang tính bước ngoặt, sẽ làm thay đổi cuộc chơi trong nền thương mại Việt Nam và Quốc tế. Bạn vẫn muốn biết rõ hơn về TPP ? Sau đây là những điều căn bản nhất mà bạn cần biết về hiệp định này



TPP, viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. 12 thành viên của TPP bao gồm: Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Vietnam, Mỹ và Nhật Bản

*Hàn Quốc, Colombia, Costa Rica, Indonesia, Đài Loan, Thái Lan, và nhiều nước khác đang có ý định tham gia vào TPP
*TPP bắt đầu từ một thỏa thuận giữa Singapore, Chile, New Zealand và Brunei vào năm 2009, trước khi Hòa Kỳ quyết định tham gia và dẫn đầu



Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên



Ngoài ra, TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này, như: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động…



Các quốc gia thành viên hiện tại của TPP chiếm 40% GDP của cả thế giới và 26% lượng giao dịch hàng hóa toàn cầu.



Mỹ muốn TPP sẽ là điểm chốt mới của họ tại Châu Á sau nhiều năm Mỹ đã lún quá sâu vào khu vực Trung Đông. Ngoài ra, nhiều học giả còn cho rằng Mỹ muốn sử dụng TPP để tạo ra một nền kinh tế hợp nhất trong khu vực có thể đối trọng lại với sự phát triển quá nhanh của Trung Quốc. Trung Quốc đã có lúc thể hiện ý định muốn tham gia TPP, nhưng nhiều điều khoản hiện tại của TPP dường như được thiết kế để cố tình không cho Trung Quốc có cơ hội tham gia vào thỏa thuận này.



WTO hiện có tới 161 thành viên, vì vậy một trong những nhược điểm của mô hình này là sự khó khăn và dài lâu để tiến đến một thỏa thuận chung liên quan đến bất kỳ vấn đề gì.

Hơn thế nữa, TPP sẽ đặt ra được các luật lệ quốc tế mà vượt qua phạm vi WTO như: chính sách đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát các công ty nhà nước, chất lượng sản phẩm và lao động….



Hầu hết các thỏa thuận quốc tế là về xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, ví dụ như: Ta có thể nhập khẩu số lượng X hàng hóa với giá Y khi các mặt hàng này đã đủ tiêu chuẩn về chất lượng hoặc lao động. TPP khác vậy. Chính bản thân TPP sẽ tạo ra các điều luật quốc tế có khả năng điểu chỉnh chính sách và hướng đi của luật pháp trong từng quốc gia thành viên. Nói một cách khác, các điều luật của các quốc gia thành viên sẽ phải tuân theo định hướng của TPP.

Nhiều điều luật trong TPP còn có ảnh hưởng thay đổi chế độ pháp lý của các quốc gia. Ví dụ như điều luật khuyến khích các thành viên của TPP mở một cơ quan chính phủ, có cơ chế và cách thức hoạt động giống tại Mỹ, thực hiện phân tích ưu-nhược điểm trước khi ban hành các điều luật mới trong nước.



Thỏa thuận TPP bao gồm 29 chương, trong đó chỉ có 5 chương là trực tiếp liên quan đến vấn đề trao đổi hàng hóa, dịch vụ, các chương còn lại đề cập nhiều vấn đề liên quan đến các chuẩn mực, tiêu chuẩn khác nhau về môi trường, chất lượng lao động, luật lệ tài chính, thực phẩm và thuốc men…

*Chú ý rằng TPP sẽ bắt loại bỏ nhiều lợi ích của các công ty nhà nước (là một phần lớn của nền kinh tế Việt Nam), để tạo cơ hội cạnh tranh cho các công ty tư nhân.



Với hiệp định TPP, các công ty, tập đoàn nước ngoài và quốc tế sẽ có khả năng mang chính phủ của các quốc gia thành viên ra tòa án đặc biệt của TPP khi các quốc gia này đặt ra các luật lệ, chính sách đi ngược lại với chỉ tiêu của TPP. Tòa án đặc biệt này có toàn quyền bắt chính phủ đền bù không những cho các thiệt hại đã xảy ra, mà còn những mất mát về cơ hội trong tương lai của các tập đoàn, công ty quốc tế.



Các thành viên tham gia TPP đều đã phải ký một thỏa thuận giữ bí mật về tiến trình thương lượng chi tiết các điều luật của TPP. Các nước này chỉ được tiết lộ những thông tin trên đến các cơ quan chính phủ, tổ chức, và cá nhân có liên quan trực tiếp đến tư vấn chính sách giao dịch.

*Hiện tại, một số chương của TPP có thể tìm thấy tại wikileaks - kênh chuyên đăng các thông tin tuyệt mật.

Theo Ezlaw, mọi người dân Việt Nam, đặc biệt nhất là các nhà trí thức, luật sư, doanh nghiệp, khởi nghiệp... cần phải biết rõ và nhiều hơn về TPP - sự kiện lớn sắp xảy ra với Việt Nam và thế giới. Hãy đón xem các bài phân tích sâu hơn về TPP tại Ezlaw Blog

( Sưu tầm)


Message edited by LSK - Thứ Hai, 22 Jun 2015, 8:14 AM
 
atoanmt Date: Thứ Hai, 22 Jun 2015, 11:41 AM | Message # 3
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng



AToanMT
 
thanhlongphapsu Date: Thứ Hai, 22 Jun 2015, 4:14 PM | Message # 4
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng


Hiệp định thương mại này tại sao Hà Nội lại cố tình dấu những điễm quan trọng có lợi cho người dân Việt Nam, mà chỉ nêu những điều căn bản chung chung trong các hiệp định thương mại Quốc Tế.

Khi gia nhập TPP , Hà Nội phải cam kết để công nhân được tự do thành lập nghiệp đoàn lao động mà không chịu sự chi phối của Tổng Công Đoàn Lao Động Việt Nam ( công cụ của đảng cộng sản để đàn áp và kiễm soát công nhân ) Công nhân được quyền đối thoại trực tiếp và đòi hỏi thù lao lao động, nhằm chống hiện tượng bao cấp và bán phá giá sản phẫm ra các nước thành viên.

Các nước thành viên phải cam kết không được dùng bạo lực công an, quân đội đàn áp công nhân khi họ đòi hỏi quyền lợi lao động trong ôn hòa ( biểu tình, đình công.... ) Nếu vi phạm ngoài chuyện bị áp dụng mức thuế cao mà còn có nguy cơ bị khai trừ khỏi TPP và đồng nghĩa với việc cấm các cty mở hảng xưỡng tại quốc gia vi phạm TPP

Và dĩ nhiên Hà Nội sẽ không có liếm mép mà bảo rằng : Kinh Tế Thị Trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nếu Hà Nội tôn trong những gì đã ký kết thì GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 70 % trong vòng 5 năm tới và thu nhập bình quân đầu người của công nhân Việt Nam sẽ cải thiện rõ rệt, không còn thãm cảnh bị bóc lột sức lao động và công nhân bị xĩu trong lúc làm việc, và phải trả lương theo giờ phụ trội theo luật Quốc Tế và giờ làm việc cũng sẽ theo luật Quốc Tế 39 giờ một tuần. Công nhân sẽ được tham gia chia lãi trên lợi nhuận của công ty không có vụ xin sõ và ban phát từ chủ nhân.
 
thanhlongphapsu Date: Thứ Tư, 07 Oct 2015, 3:41 PM | Message # 5
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
 
atoanmt Date: Thứ Năm, 08 Oct 2015, 1:55 PM | Message # 6
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng



AToanMT
 
thanhlongphapsu Date: Chủ Nhật, 11 Oct 2015, 2:30 PM | Message # 7
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
CHỚ VỘI LẠC QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH TPP

Nguyễn Quang Duy


Nếu Việt Nam không thay đổi thể chế để có những cải cách toàn diện và sâu rộng, thì gia nhập TPP Việt Nam cũng chỉ hưởng lợi theo cách người làm công hưởng lợi từ các ông chủ Mỹ Nhật trả cho.

Luật chơi mới

Ngày 5-10-2015, Hoa Kỳ và 11 quốc gia khác đã kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Hiệp định sẽ xóa bỏ các loại thuế và rào cản đối với hàng hóa, dịch vụ xuất nhập cảng giữa 12 quốc gia thành viên, tạo ra một thị trường với những tiêu chuẩn chung về tài chính, đầu tư, dịch vụ, thuế má, thủ tục hành chính, thông tin, sở hữu trí tuệ quyền lao động, phẩm chất hàng hóa, an toàn thực phẩm, thuốc men, quyền người tiêu dùng, …

Các thỏa thuận sẽ được đưa ra Quốc Hội mỗi nước thảo luận thông qua hay phủ quyết. Khi đã gia nhập các quốc gia thành viên phải thay đổi luật pháp cho thích hợp và sẽ không được đề ra các chính sách mới đi ngược với luật chơi chung TPP.

Mười hai quốc gia ký thỏa thuận TPP chiếm 40% tổng GDP toàn cầu. Đại Hàn, Colombia, Costa Rica, Nam Dương, Đài Loan, Thái Lan, cũng đã bày tỏ ý định tham gia.

Việc thương thảo bắt đầu từ 2005 do bốn nước Tân Tây Lan, Tân Gia Ba, Chí Lợi, và Brunei khởi xướng, Hòa Kỳ chỉ tham gia vào giữa năm 2009 nhưng đã nhanh chóng trở thành quốc gia dẫn đầu và TPP trở thành chiến lược xoay trục của Hoa Kỳ.

Chiến lược xoay trục tự do kinh tế TPP không khác gì chiến lược tự do hàng hải Hoa Kỳ đã đeo đuổi từ ngày lập quốc. Các quốc gia thành viên sẽ từng bước phá bỏ biên giới kinh tế, chấp nhận luật chung để thiết lập một khu vực tự do mậu dịch. Về lâu dài luật này sẽ trở thành luật kinh tế thế giới buộc các quốc gia khác muốn cạnh tranh đều phải tuân theo.



Viễn ảnh Việt Nam khi gia nhập TPP

Trong 12 nước Việt Nam là nước chậm phát triển nhất vì vậy được ước tính sẽ là quốc gia có lợi nhất khi gia nhập TPP.

Theo thông tin chính thức các ngành dệt may, giày dép, hải sản sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Đặc tính các ngành này là thu dụng nhân công thiếu chuyên môn, năng suất lao động kém và lương ít.

Còn các ngành khác nhất là công nghiệp sẽ khó cạnh tranh với các quốc gia thành viên khác. Các doanh nghiệp tư nhân thiếu khả năng cạnh tranh sẽ phải đóng cửa. Các doanh nghiệp nhà nước cũng phải cải cách hay đóng cửa.

Đầu tư từ các quốc gia thành viên khác sẽ gia tăng. Các công ty may mặc, giầy dép, lắp ráp gia công của Mỹ, Nhật ở Trung cộng sẽ dời sang Việt Nam nơi có nhiều lợi nhuận cho công ty và cũng có lợi hơn cho hai nước Hoa Kỳ và Nhật.

Từ khi Việt Nam mở cửa năm 1986 thay vì thực hiện những cải cách vi mô tăng khả năng cạnh tranh, Việt Nam chủ yếu vẫn phát triển dựa trên lao động thiếu tay nghề chuyên môn.

Gia nhập TPP, Việt Nam sẽ khó trợ giúp các kỹ nghệ non trẻ đòi hỏi lao động với chuyên môn cao, năng suất lao động cao, đồng lương cao và đời sống công nhân nhờ thế khá hơn.

Nói cách khác việc gia nhập TPP sẽ khó cho Việt Nam thoát khỏi một nền kinh tế gia công dựa trên lao động thiếu chuyên môn. Nhưng về lâu dài khi giá lao động tăng đến mức bảo hòa Việt Nam sẽ mất đi lợi thế này.

Tháo rỡ hàng rào quan thuế đồng nghĩa với việc giảm giá hàng nhập cảng từ các quốc gia thành viên, nhưng lợi ích từ hàng nhập rẻ tiền vẫn chỉ dành riêng cho những người giàu có.



Công Đoàn Độc Lập

Hai tổ chức công đoàn lớn ở Hoa Kỳ là AFL-CIO và Communications Workers of America đã cùng hằng trăm dân biểu Hoa Kỳ đồng tuyên bố Việt Nam không hội đủ tiêu chuẩn để tham gia Hiệp Định Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vì Việt Nam không tôn trọng quyền tự do lập công đoàn.

Cần hiểu rõ họ ngăn chặn Việt Nam gia nhập TPP không phải vì quyền lợi của người công nhân Việt Nam, mà vì họ muốn giảm thiểu ảnh hưởng từ việc bóc lột lao động tại Việt Nam, tạo công bằng cạnh tranh và giữ công việc cho công nhân tại Hoa Kỳ.

Chính vì vậy phía Hoa Kỳ mạnh mẽ đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng quyền và điều kiện lao động của công nhân qua việc hình thành công đoàn độc lập.

Trong buổi họp báo ngày 5-10-2015, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết các điều kiện về lao động trong Hiệp Định TPP dựa trên tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Việt Nam là thành viên của ILO nên sẵn sàng đáp ứng tất cả các yêu cầu này.

Hiệp định TPP là luật chơi mới nhưng khi chơi không phải mọi thành viên đều chủ trương tuân thủ hay chơi đẹp. Việt Nam đã là thành viên của ILO từ những năm 1950 câu trả lời của ông Hoàng cho thấy sự kỳ vọng vào công đoàn độc lập rất dễ trở thành thất vọng.

Với luật chơi mới có thể Hoa Kỳ sẽ “ép” được Việt Nam cho thành lập các công đoàn “độc lập”, nhưng vẫn chỉ hình thức.

Thực tế người công nhân Việt Nam rất ít hiểu biết về quyền lao động, phong trào công nhân còn rất yếu tự phát, không tổ chức, không người lãnh đạo. Cần một thời gian dài có chiến lược tốt, chiến thuật hay và tích cực vận động thì may ra mới có thể thành lập công đoàn và hoạt động được.



Theo Mỹ thoát Trung

Việc gia nhập Hiệp Định TPP sẽ gắn bó Việt Nam với Hoa Kỳ về mặt kinh tế, nhưng thoát Trung về mặt kinh tế không phải là một việc dễ làm.

Điện lực là một thí dụ điển hình. Điện là nguồn năng lượng cần thiết cho việc phát triển công nghiệp gia tăng xuất cảng. Đáng tiếc Việt Nam vẫn phải tiếp tục nhập điện từ Trung cộng .

Việc Việt Nam lệ thuộc vào nguồn điện Trung cộng môt phần vì Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) vẫn độc quyền mua bán, phân phối nguồn điện nên hoạt động thiếu hiệu quả. Muốn thoát khỏi lệ thuộc nguồn điện Trung cộng , Việt Nam cần cải cách vi mô, cần thay đổi cách quản lý và điều hành thị trường điện theo đúng các quy luật kinh tế thị trường.

Các đập các nhà máy sản xuất điện nội địa thường do Trung cộng xây dựng với thiết bị, kỹ thuật và chuyên gia Trung cộng. Muốn thoát khỏi lệ thuộc kỹ thuật Trung cộng, Việt Nam cần có chiến lược mở cửa hướng đến các kỹ thuật từ các quốc gia khác.

Muốn thực hiện được hai thay đổi trên hay thoát Trung về điện lực cần có ý chí chính trị cao một điều mà Việt Nam chưa có được. Đây chỉ là một thí dụ còn hằng ngàn thứ khác Việt Nam cần thay đổi.

Tóm lại nếu không thay đổi thể chế để có những cải cách toàn diện và sâu rộng Việt Nam sẽ không bao giờ đuổi kịp 6 quốc gia Đông Nam Á, gia nhập TPP có chăng chỉ giúp Việt Nam không bị Cam Bốt và Lào bỏ rơi.


Bài viết trình bày theo quan điễm của tác giả , không là quan điễm của người đăng và của trang nhà - Trân Trọng
 
atoanmt Date: Chủ Nhật, 18 Oct 2015, 10:09 AM | Message # 8
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng



AToanMT
 
thanhlongphapsu Date: Thứ Hai, 09 Nov 2015, 4:58 PM | Message # 9
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
Việt Nam sẽ có công đoàn độc lập và tôn trọng những quyền lao động căn bản để được gia nhập TPP
Nguyễn Quốc Khải



Vào ngày 5 tháng 11 vừa qua, toàn bộ nội dung của Hiệp ước thương mại hợp tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership, viết tắt là TPP) đã được Tòa Bạch Ốc phổ biến trên mạng thông tin đại chúng Medium và gửi đến địa chỉ điện thư của nhiều công dân. Các cơ quan truyền thông lớn của Hoa Kỳ đã phổ biến tin này. Đây là lần đầu tiên mà đại chúng được biết rõ chi tiết của hiệp ước TPP sau bẩy năm thương thuyết trong vòng kín đáo.

Hiệp ước TPP gồm có 30 chương và một số thỏa hiệp bên lề quy định trao đổi thương mại giữa 12 quốc gia quanh vùng Thái Bình Dương bao gồm Việt Nam, Malaysia, Singapore, Brunei, Nhật Bản, Úc, Tân Tây Lan, Chile, Peru, Mexico, Hoa Kỳ và Canada.

Đây là một thỏa hiệp vùng lớn nhất được thành lập từ trước đến nay. Trị giá hàng hóa trao đổi giữa 12 nước thành viên chiếm khoảng 40% nền kinh tế thế giới. Indonesia đã ngỏ ý muốn tham gia TPP. Nam Triều Tiên đang cứu xét. Trong trường hợp đó, Philippines cũng sẽ gia nhập TPP.

Hiệp ước TPP sẽ loại bỏ hầu hết những thuế nhập cảng và những rào cản thương mại đối với hàng hóa trao đổi giữa 12 nước thành viên. Tổng thống Barack Obama tuyên bố rằng các nước buôn bán với Hoa Kỳ trong khuôn khổ TPP sẽ loại bỏ 18,000 loại thuế đối với hàng hóa của Hoa Kỳ, kể cả thuế nhập khẩu xe hơi 70% của Việt Nam. Điều này sẽ giúp cho Hoa Kỳ tăng gia xuất cảng và nền kinh tế Hoa Kỳ phát triển.

Sau khi Quốc hội Hoa Kỳ bất ngờ chấp thuận cho chính quyền Obama quyền đàm phán thương mại nhanh (fast-track negotiating authority) hay còn gọi là quyền cổ động thương mại (trade promotion authority) vào mùa hè vừa qua, chính phủ của 12 nước thành viên đã đạt được thỏa ước về TPP vào ngày 5-10-2015. Thỏa ước này còn cần phải được cơ quan lập pháp của các nước liên hệ chấp thuận mới có hiệu lực.

TPP từng bị các tổ chức lao động Hoa Kỳ và nhiều nhà lập pháp thuộc Đảng Dân Chủ chống đối mạnh mẽ vì lo ngại rằng công nhân Hoa Kỳ không thể cạnh tranh với công nhân ở các nước chậm tiến do sự khác biệt về điều kiện làm việc và lương bổng và họ sẽ phải đối phó với nạn thất nghiệp cao vì nhiều việc làm sẽ bị đưa ra nước ngoài. Vào mùa xuân 2014, 153 dân biểu Hoa Kỳ đã công bố một văn thư đòi Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ phải bảo đảm rằng quyền lao động phải được tôn trọng trong TPP. Do đó Tổng thống Obama không quên nhấn mạnh rằng TPP bảo đảm tiêu chuẩn lao động cao và mang lại lợi ích cho công nhân Hoa Kỳ.

Chính quyền Obama hi vọng rằng những điều khoản bảo vệ quyền lao động trong Hiệp ước TPP sẽ thu hút được sự ủng hộ của các nhà lập pháp Dân Chủ. TPP có riêng một chương về lao động. Theo đó, tất cả mọi nước thành viên phải cho phép công nhân thành lập công đoàn độc lập, quyền thương lượng tập thể, cấm cưỡng bách lao động, sử dụng lao động trẻ em, và đối xử phân biệt trong việc làm. TPP cũng đòi hỏi các quốc gia phải làm luật về điều kiện và môi trường làm việc. Những vi phạm sẽ bị trừng phạt về thương mại. Ngoài thỏa hiệp chính Hoa Kỳ còn ký kết một số thỏa hiệp song phương về quyền lao động và quyền con người với Việt Nam, Brunei và Malaysia. Đây là những quốc gia đang mở mang, có mức lương bổng thấp.

Ông Tom Malinowski, Phụ tá Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, tuyên bố một cách quả quyết rằng phần lớn những hiệp định thương mại chỉ là những hứa hẹn suông khi nói về nhân quyền, nhưng lần này Việt Nam có những cam kết rất cụ thể để thay đổi luật lệ. Thỏa hiệp song phương đòi hỏi Việt Nam phải cho phép công nhân thành lập công đoàn độc lập, có quyền đình công không những về lương bổng, giờ làm việc, mà cả về điều kiện và quyền làm việc.

Những công đoàn độc lập không bắt buộc phải tham gia vào liên đoàn lao động của chính quyền nhưng những tổ chức này có thể liên kết với nhau và tìm trợ giúp của bất cứ tổ chức lao động quốc tế nào như American Federation of Labor – Congress of Industrial Organizations (AFL-CIO). Thỏa hiệp song phương còn đòi hỏi chính quyền Việt Nam huấn luyện công nhân và chủ nhân về những thay đổi về luật lao động. Một ủy ban độc lập gồm ba chuyên viên lao động của Hoa Kỳ, Việt Nam và Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labor Organization) sẽ theo dõi sự tuân thủ của Việt Nam đối với đòi hỏi về lao động. Ủy ban này sẽ thực hiện những cuộc duyệt xét khi cần thiết. Kể từ ngày TPP chính thức có hiệu lực, Việt Nam có năm năm để thi hành những giao ước về lao động. Nếu Việt Nam không thỏa mãn những điều kiện về lao động giữa đôi bên trong thời hạn ấn định, Hoa Kỳ sẽ từ chối những quyền lợi thương mại của Việt Nam.

Theo Ông Mike Froman, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, tương đương với cấp bộ trưởng, trực thuộc Tòa Bạch Ốc, TPP thiết lập những tiêu chuẩn thương mại mạnh mẽ nhất so với những hiệp định thương mại trong lịch sử. Tất cả những tiêu chuẩn đều có thể buộc phải thi hành. Trước đây, các nước thành viên có luật lao động riêng. Nếu luật riêng của một quốc gia không được thi hành, nước đối tác thương mại có quyền thử thách.

Ông John Sifton, Giám đốc vùng Á Châu thuộc tổ chức Human Rights Watch, cho rằng những thỏa hiệp song phương chỉ có thể bắt buộc thi hành về mặt lý thuyết. Trên thực tế thì không. Cũng theo Ông Sifton, hồ sơ của Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ chứng minh điều này. Tong quá khứ, Hoa Kỳ chỉ kiện cáo được một quốc gia là Guatemala về luật lao động.

Đối với Việt Nam, Hoa Kỳ đã duy trì một chánh sách không thay đổi về lãnh vực lao động trong bẩy năm vừa qua. Vào năm 2008, Việt Nam đã yêu cầu được hưởng Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (Generalized System of Preferences) của Hoa Kỳ để có thể xuất cảng sang quốc gia này vài ngàn món hàng được miễn thuế nhập cảng. Tuy nhiên vì Việt Nam không thỏa mãn điều kiện lao động, đặc biệt là quyền lập công đoàn độc lập, nên Hoa Kỳ đã không chấp thuận yêu cầu của Việt Nam theo khuyến cáo của các tổ chức lao động Hoa Kỳ và Ủy ban Hoa Kỳ Bảo vệ Người lao động Việt Nam (US Committee to Protect Vietnamese Workers).

Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam (TLĐLĐVN) là một tổ chức lao động duy nhất ở Việt Nam, nằm trong Mặt trận Tổ quốc, một tổ chức ngoại vi của Đảng CSVN. Tổ chức này do các đảng viên CSVN lãnh đạo. Nó được thành lập nhằm kiểm soát công nhân, chứ không phải để bảo vệ quyền lợi của công nhân. Thật vậy, TLĐLĐVN chưa bao giờ phát động một cuộc đình công của công nhân và cũng chưa bao giờ hỗ trợ những cuộc đình công tự phát của công nhân. Theo luật Việt Nam, tất cả những cuộc đình công tự phát, không do TLĐLĐVN tổ chức, đều là bất hợp pháp và bị trừng trị theo luật như phải bồi thường những thiệt hại do cuộc đình công gây ra.

Hiến pháp của Việt Nam đề cao quyền lao động, nhưng tất cả những luật lệ của Việt Nam đặt ra chỉ nhằm triệt tiêu quyền lao động này. Điều 25 của Hiến pháp 2013 viết rằng “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật qui định.” Trên thực tế người dân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa không có tất cả những quyền tự do này. Pháp luật đặt ra trên nguyên tắc là để thi hành những quyền này, nhưng thực tế là để giới hạn chúng. Thí dụ Nghị định 38/2005/NĐ-CP bắt buộc những cuộc tập họp trên 5 người phải có giấy phép của chính quyền. Ngoài ra, Việt Nam không có một hội tư nhân độc lập nào cả. Tất cả các hội đoàn đều thuộc nhà nước hay bị chi phối bởi nhà nước và phải nằm trong Mặt trận Tổ quốc.

Việt Nam đã phải chấp nhận trên nguyên tắc sửa đổi luật lệ để cho phép thành lập công đoàn độc lập và sửa đổi các quyền lao động khác để được thu nhận vào TPP, tuy nhiên cần phải đợi Việt Nam thi hành ra sao. Chúng ta e ngại rằng nhà nước Việt Nam sẽ cho các đảng viên Cộng sản len lỏi vào hàng ngũ công nhân để lũng đoạn. Họ đã từng áp dụng xảo thuật này để thành lập các tổ chức Phật giáo quốc doanh và xã hội đen. Tuy nhiên đối với miếng cơm manh áo của công nhân, CSVN khó có thể tung hoành trong môi trường lao động. Miếng cơm manh áo đã thật sự tạo ra sức mạnh lớn lao cho giai cấp lao động Việt Nam hiện nay đã trưởng thành. Vào tháng Ba vừa qua, 90,000 công nhân đã biểu tình tại Sài Gòn không phải để yêu cầu cải thiện điều kiện làm việc hay đòi tăng lương, mà để phản đối Luật bảo hiểm xã hội. Chính quyền đã phải đồng ý thay đổi luật.

Việt Nam trông đợi được hưởng lợi rất nhiều từ TPP nhờ cấu trúc lương thấp và một lực lượng lao động trẻ có học gồm 53 triệu người, chiếm vào khoảng 60% dân số. TPP sẽ mang nhiều đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và sẽ tạo nhiều cơ hội cho Việt Nam để đa dạng hóa nền kinh tế bằng cách chuyển từ xuất cảng nguyên liệu và những sản phẩm sử dụng tối đa lao động sang những hàng hóa chế biến có trị giá gia tăng cao.

Công ty dịch vụ tài chánh và ngân hàng đa quốc gia Hong Kong – Shanghai Banking Corporation (HSBC) của Anh quốc ước tính rằng gia nhập vào TPP sẽ làm tăng tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam tới 20% vào năm 2020.

Vào năm 2013, trị giá thương vụ của Việt Nam đối với Trung Quốc chiếm 19% trên tổng số thương vụ của Việt Nam đối với thế giới, một con số đáng kể nhưng không quá đáng. Con số với Liên Hiệp Âu Châu là 12.7%, Hoa Kỳ là 11%, Hàn Quốc 10.3% và Nhật 9.6%. Về vốn đầu tư, phần của Trung Quốc chỉ chiếm 2.2% tổng số đầu tư nước ngoài vào Việt Nam so với Nhật là 13.6%, Đài Loan 12.9%, Singapore 11.8%, Nam Triều Tiên 11.8%, và Hoa Kỳ 5%. Sau khi gia nhập TPP, Việt Nam sẽ buôn bán với những quốc gia thành viên của TPP nhiều hơn và vốn đầu tư của những nước này sẽ càng đổ vào Việt Nam nhiều hơn nữa. Do đó, Việt Nam sẽ bớt lệ thuộc vào Trung Quốc về mặt kinh tế.

Quyết định gia nhập TPP là một quyết định hoàn toàn hợp lý đối với Việt Nam. Sức mạnh kinh tế sẽ giúp Việt Nam xây dựng sức mạnh quân sự để bảo vệ nhân dân và sự toàn vẹn lãnh thổ. Cải tổ luật lao động là bước đầu giúp Việt Nam thoát ra khỏi thế giới man ri mọi rợ để bước vào thế giới văn minh của nhân loại.
 
atoanmt Date: Thứ Ba, 10 Nov 2015, 11:41 AM | Message # 10
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng



AToanMT
 
thanhlongphapsu Date: Thứ Sáu, 13 Nov 2015, 5:39 PM | Message # 11
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
Việt Nam giấu nhẹm thông tin về công đoàn độc lập khi công bố TPP


Vào cuối tuần trước, báo chí nhà nước Việt Nam ồn ào thông tin về “Công bố toàn văn Hiệp định TPP”. Rất nhiều nội dung của bản văn cực kỳ quan trọng về kinh tế này đã được Bộ Công Thương – cơ quan chủ trì đàm phán TPP – công bố. Tuy nhiên, không có bất cứ thông tin nào về công đoàn độc lập trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Những tin tức về nội hàm của công đoàn độc lập như một thành phần không thể thiếu trong TPP lại vẫn chỉ được đăng tải bởi các hãng báo đài quốc tế và mạng xã hội.

Cố tình không công bố thông tin về Công đoàn độc lập không chỉ là một thủ thuật xấu chơi của giới lãnh đạo Việt Nam, mà hành vi này còn vi phạm chính cam kết về việc phải công khai toàn bộ thông tin mà đoàn đàm phán TPP của Việt Nam đã hứa hẹn và ký kết.

Cần nhắc lại, những thông tin đầu tiên về công đoàn độc lập cho Việt Nam lại được công bố từ chính Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama, khi ông đến nói chuyện tại nhà máy Nike ở bang Oregan vào đầu tháng 5/2015. Khi đó, ông Obama đã thông báo một chuyện có vẻ quá khó tin: lần đầu tiên Việt Nam sẽ phải để cho công nhân tự do thành lập các nghiệp đoàn của họ.

Thế nhưng thời điểm tháng 5 ấy lại là điểm ngoặt quyết định. Một thông tin ngoài lề cho biết chính vào thời điểm này, giới lãnh đạo chóp bu Việt Nam đã quyết định chấp nhận vô điều kiện định chế Công đoàn độc lập để Việt Nam có thể được vào TPP. Và cả chuyến đi Mỹ tháng 7/2015 của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng…

Đến tháng 9/2015 thì mọi chuyện bắt đầu lộ diện, không phải ở Mỹ mà chính ở Việt Nam. Đầu tiên là trang báo điện tử Vietnamnet phỏng vấn một quan chức có trách nhiệm của Quốc hội là ông Nguyễn Đức Kiên, để lần đầu tiên thông tin về việc Việt Nam chấp nhận Công đoàn độc lập được gián tiếp nêu ra.

Sau đó là thông tin về sự chấp nhận này do chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh – người được cho là gần gũi với chính phủ - nêu ra trên đài RFI.

Mới đây, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách về dân chủ, nhân quyền và lao động Tom Malinowski đã cứng rắn chưa từng có: “Chúng tôi có cách làm cho Việt Nam phải tuân thủ những cam kết trong Hiệp định TPP”.

Chưa biết thái độ và hành động của Mỹ sẽ cứng rắn đến mức nào, nhưng trước mắt vẫn là thái độ và hành vi ém nhẹm thông tin về công đoàn độc lập của nhà nước Việt Nam. Điều này phản ánh một thực tế chưa mấy thay đổi, là còn xa nữa mới có thể chứng kiến thái độ được coi là “thành tâm” của nhà nước này đối với các quyền tự do căn bản của công dân, như quyền tự do lập hội, quyền tự do báo chí, tự do biểu tình…

Cho tới nay, Việt Nam vẫn bị Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) xếp ở nhóm minh bạch thấp nhất trên thế giới.
 
FORUM » TRANG THÔNG TIN » TIN NÊN BIẾT » 10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO