Thứ Năm
25 Apr 2024
6:42 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG THÔNG TIN » TIN NÊN BIẾT » BẮN CHÌM TÀU TRUNG QUỐC (Hà Dũng)
BẮN CHÌM TÀU TRUNG QUỐC
atoanmt Date: Thứ Tư, 07 Aug 2013, 10:21 AM | Message # 1
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
Bắn chìm tàu Trung Quốc xâm phạm,
Nga cảnh cáo: ‘Đừng vuốt râu hùm!’

Hà Dũng - 06/08/2013


Nga luôn khẳng định lập trường về chủ quyền lãnh thổ của mình với Trung Quốc một cách cứng rắn nhất.

Đối với Trung Quốc, Nga có thái độ hết sức cứng rắn với những vi phạm về chủ quyền lãnh thổ dù là nhỏ nhất. Những hành động này chính là cảnh cáo mà phía Nga dành cho những yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc. Điển hình là thái độ cứng rắn của Nga trong việc xử lý các tàu Trung Quốc vi phạm vùng lãnh hải.

Ngày 15/2/2009Nga đã gây sốc không chỉ cho Trung Quốc mà còn với toàn thế giới. Tàu chiến Nga đã bắn khoảng 500 viên đạn vào mũi và đuôi của tàu New Star của Trung Quốc, nhấn chìm chiếc tàu tại lãnh hải Nga gần thành phố cảng Vladivostok.

Nga cho rằng, việc tàu New Star tự động rời cảng Nakhodka khi chưa được phép là xâm phạm trái phép lãnh hải Nga và khi cơ quan biên phòng nước này phái 2 tàu đuổi theo, ra lệnh dừng lại trong một thời gian dài, nhưng họ cũng không chấp hành. Tàu New Star thuộc sở hữu của một doanh nhân tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc và công ty có trụ sở ở Hongkong.


Tàu chở hàng của Trung Quốc bị Nga bắn chìm năm 2009 vì vi phạm lãnh hải


Trước vụ việc này, Đại sứ Trung Quốc tại Nga là Lý Huy nói:
"Trung Quốc bị sốc và vô cùng lo ngại trước vụ việc, đồng thời bày tỏ sự thất vọng lớn của Bắc Kinh trước việc tàu chiến Nga bắn tàu hàng của Trung Quốc, cũng như thiếu nỗ lực trong việc cứu giúp những thủy thủ bị rơi xuống nước".

Ngày 20/2, Vụ trưởng Vụ Quan hệ Châu Âu-Trung Á thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã gửi công văn phản đối tới Lãnh sự Nga tại Trung Quốc, đồng thời cho rằng, thái độ của Nga trong vụ tàu New Star bị đắm ở lãnh hải của Nga là vô cùng khó hiểu và không thể chấp nhận được. Chính phủ Trung Quốc coi việc này là vô cùng quan trọng và yêu cầu Nga phải điều tra toàn diện để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân vụ việc.

Tuy nhiên, Nga đã thể hiện lập trường cứng rắn, cho rằng việc xử lý của mình là hợp pháp. Tiếp đó ngày 21/2, cơ quan chức năng Nga đã ra quyết định khởi tố đối với thuyền trưởng tàu New Star vì xâm phạm trái phép biên giới với bản án 2 năm tù giam.

Không chỉ vậy,vào ngày 17/7/2012 , hai tàu cá từ tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc (tàu Chiết Đài Ngư 8695 và Lỗ Vinh Ngư 80-117) đã bị tuần duyên Nga bắt giữ do xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Nga.

Sau nhiều giờ rượt đuổi trong khi bị tàu cá Trung Quốc cố tình phớt lờ, tàu Cảnh sát biển Nga Dzerzhinsky đã buộc phải bắn vào 1 trong 2 con tàu trên nhưng không có ai bị thương.

Tuy nhiên, sau đó truyền thông Trung Quốc lại loan tin 1 trong số các ngư dân trên 2 con thuyền đã bị mất tích sau vụ đụng độ với tàu tuần duyên Nga trên biển vào hôm 16-17/7 và yêu cầu phía Nga phải chịu trách nhiệm.

Bên cạnh đó, ông Trình Quốc Bình, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn lên tiếng chỉ trích Nga về việc "thực thi pháp luật một cách thô bạo", đồng thời yêu cầu phía Nga nhanh chóng thả người và tàu.

Thế nhưng, Moscow cũng không ngần ngại thể hiện lập trường cứng rắn trong vấn đề này. Ngày 20/7, hãng tin Nga Interfax dẫn lời văn phòng báo chí Cục An ninh Liên bang trực thuộc Bộ Chỉ huy Biên phòng Lãnh hải nước này còn cho biết tiến trình pháp lý khởi tố hình sự hai thuyền trưởng Trung Quốc trong vụ tàu cá trên đã sắp hoàn thiện.

Theo đó, ông Trương Tân Kỳ (tàu Chiết Đài Ngư 8695) và Khâu Hiểu Minh (tàu Lỗ Vinh Ngư 80-117) đang phải đối mặt 2 tội danh là xâm phạm lãnh hải và đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Nga.

Trước phản ứng kiên quyết của Moscow, Bắc Kinh hôm 22/7 phải xuống nước tỏ ra ‘mềm mỏng’ với luận điệu:
“Nhân dân hai nước hãy nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng khách quan và bình tĩnh”, phát ngôn viên Hồng Lỗi nói.


Tàu Cảnh sát biển Nga Dzerzhinsky nổ súng vào 2 tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nga và ngang nhiên hoạt động bất chấp cảnh báọ.


Hành động bắn vào tàu cá Trung Quốc năm 2012 và trước đó là bắn chìm tàu hàng của Trung Quốc năm 2009 là thông điệp Nga gửi đến đến Trung Quốc, rằng chủ quyền lãnh thổ Nga là thứ mà Trung Quốc không nên mơ tưởng.

Răn đe bằng tập trận

Năm 2013, lực lượng quân sự Nga có những hoạt động tập trận hết sức nhộn nhịp. Ẩn chứa đằng sau đó là những thông điệp hết sức rõ ràng.

Trước hết là tập trận “Hợp tác trên biển 2013” giữa hải quân Nga và Trung Quốc được tổ chức ở vịnh Pie đại đế thuộc Biển Nhật Bản từ ngày 5/7 đến 12/7. Cuộc tập trận này được cho là nhằm gửi thông điệp đến Mỹ và đồng minh đối với chiến lược chuyển trọng tâm sang Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ.

Trong cuộc diễn tập có sự tham gia của 11 chiến hạm nổi và một tàu ngầm của Nga, được đánh giá là lực lượng hải quân mạnh nhất tham gia trong lịch sử tiến hành các cuộc diễn tập trên biển.

Cuộc tập trận đang khiến Trung Quốc như "mở cờ trong bụng" khi được cùng Nga lên gân với Mỹ và các đồng minh, thì Nga đã dội ngay "gáo nước lạnh" vào Trung Quốc khi chỉ sau chưa đầy 12 giờ đồng hồ tính từ thời điểm lực lượng Hải quân Trung Quốc quay trở về căn cứ quân sự của mình, Nga tiến hành một cuộc diễn tập lớn chưa từng thấy từ trước tới nay.


Kế hoạch và lực lượng quân sự khổng lồ của Nga tham gia tập trận


Thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, theo mệnh lệnh của Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên bang Nga - Tổng thống Vladimir Putin, toàn bộ các quân đoàn, sư đoàn và các lữ đoàn độc lập trực thuộc các quân khu Trung tâm và quân khu miền Đông, Hạm đội Thái Bình Dương, các căn cứ không quân tiêm kích, vận tải và không quân chiến lược ở vùng Viễn Đông Nga đã được lệnh tiến hành tập trận kiểm tra sẵn sàng chiến đấu bất thường với quy mô lớn chưa từng có. Viễn Đông chính là vùng hết sức nhạy cảm trong quan hệ Nga và Trung Quốc.

Cuộc tập trận diễn ra từ ngày 13 - 20/7, các sư đoàn vận chuyển cơ giới đường bộ, đường sắt, đường biển và đường không được lệnh thực hiện đổ quân chiến dịch trong cự ly hơn 3.000 km. Tham gia tập trận có 1.000 xe tăng và xe bọc thép, 130 máy bay vận tải, tiêm kích, ném bom chiến thuật và chiến lược, máy bay trực thăng các loại, 70 tàu chiến và tàu hỗ trợ của Hải quân Nga.


Cuộc tập trận huy động đến 160.000 quân nhân, 5.000 xe tăng và thiết giáp


Ở mặt trận trên bộ, Tập đoàn quân số 36 triển khai lực lượng hùng hậu gồm các xe tăng hạng nặng, xe bọc thép và các đơn vị tên lửa chiến thuật tham gia tập trận.

Toàn bộ Lữ đoàn xe tăng số 5 thuộc Tập đoàn quân số 36 đã thực hiện hành quân cơ động sẵn sàng chiến đấu trên quãng đường dài hơn 1.100 km với 100 xe tăng, xe thiết giáp và 60 xe bọc thép các loại.

Ngoài ra, các lữ đoàn tấn công đổ bộ số 11, lữ đoàn điều khiển 75 và lữ đoàn hậu cần kỹ thuật 101 với tổng cộng hơn 400 xe cơ giới cũng đã thực hiện hành quân liên tục trên quãng đường 1.100 km trong vòng 2 ngày đêm.

Lữ đoàn cơ giới độc lập số 37 cùng với khoảng 200 chiếc xe bánh xích và 100 xe bọc thép đã hành quân cơ động từ căn cứ đóng quân ở thành phố Kyahta đến thao trường Burduny.


Xe tăng Nga trong cuộc tập trận


Trong khi đó, lữ đoàn tên lửa chiến thuật Tochka-U số hiệu 103 cũng trực thuộc Tập đoàn quân số 36 đã được lệnh triển khai đội hình ở cấp độ sẵn sàng chiến đấu cao. Đồng thời, các lực lượng hỗ trợ nhanh chóng làm nhiệm vụ tổ chức phòng thủ, ngụy trang và nghi binh bằng các thiết bị điện tử tinh vi.

Các lực lượng không quân và phòng không của Bộ tư lệnh số 3 không quân Nga và quân khu miền Đông được giao nhiệm vụ xuất kích bảo vệ bầu trời cho các hoạt động của các đơn vị mặt đất và trên biển.

Trong đó, các trung đoàn không quân tiêm kích Su-27 đã thực hiện ngăn chặn tấn công đường không của đối phương. Cùng với đó, các đơn vị không quân chiến lược gồm các máy bay ném bom tầm xa Tu-95MS cũng được huy động tham gia tập trận.

Đặc biệt, Nga đã báo động sẵn sàng chiến đấu 2 sư đoàn tên lửa chiến lược tại vùng Viễn Đông, bao gồm Sư đoàn tên lửa Tagil thuộc tỉnh Sverdlovsk và Sư đoàn tên lửa Yasnenskaya thuộc tỉnh Orenburg.

Theo các nguồn tin công khai, Sư đoàn tên lửa Tagil được trang bị các tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol (SS-25 Sickle), trong khi Sư đoàn tên lửa Yasnenskaya được trang bị các hệ thống tên lửa đạn đạo RS-20V Voyevoda (SS-18 Satan).


Quãng đường hành quân lên đến hàng ngàn km



Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS tham gia cuộc tập trận



Tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol (SS-25 Sickle) tham gia cuộc tập trận


Cùng thời gian, quân khu miền Đông đã thành lập 6 biên đội tàu chiến hỗn hợp trong đó bao gồm các tàu chiến mặt nước và tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương.

Theo thông báo, các đơn vị vũ trang của hai Tập đoàn quân 35 và 36 thuộc quân khu Trung tâm và quân khu miền Đông thực hiện nhiệm vụ diễn tập-chiến đấu tại 17 thao trường trên đất liền và 2 thao trường trên biển.

Có thể thấy rằng cuộc diễn tập quy mô này đáng chú ý nhất là cuộc hành quân khổng lồ tới hàng nghìn km trên bộ, cũng như số lượng các thao trường trên bộ nhiều hơn nhiều so với trên biển. Các chuyên gia phân tích và phương tiện truyền thông quốc tế đều đồng loạt cho rằng cuộc tập trận quy mô chưa từng thấy của nước Nga thời hiện đại có đối tượng trên biển là Nhật Bản, trên bộ là Trung Quốc.

Tạp chí “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản phân tích bài báo cho rằng, sự thực cho thấy, cuộc diễn tập quân sự lần này đã chứng minh mặc dù gần đây, hai nước Nga-Trung đã có sự cải thiện rõ rệt trên một số lĩnh vực, chẳng hạn hợp tác năng lượng và quân sự (tuần trước hai nước đã tổ chức cuộc diễn tập liên hợp trên biển quy mô lớn nhất trong lịch sử của họ), nhưng quan hệ hai nước vẫn rất đáng lo ngại.

Đặc biệt là rất nhiều quan chức Nga hết sức nghi ngờ Trung Quốc đang có ý đồ khởi động một chiến lược thôn tính lâu dài đối với khu vực Viễn Đông của Nga, bởi những năm gần đây có rất nhiều người Trung Quốc đã di cư đến khu vực này. Do vậy, Nga tiến hành cuộc tập trận này với hai đối tượng cần cảnh báo đó là Nhật Bản và Trung Quốc.

Alexander Khramchikhin, nhà phân tích quân sự độc lập Moscow nói:
“Rất rõ ràng, phần đất liền của cuộc diễn tập này là nhằm vào Trung Quốc, còn phần trên biển và đảo là nhằm vào Nhật Bản”.

Hà Dũng - 06/08/2013


AToanMT
 
thanhlongphapsu Date: Thứ Tư, 07 Aug 2013, 2:42 PM | Message # 2
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 08 Aug 2013, 2:30 AM | Message # 3
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


Đại Bi Chú
 
LSK Date: Thứ Năm, 08 Aug 2013, 12:55 PM | Message # 4
Major general
Group: Disciples
Messages: 484
Status: Tạm vắng


Hồi xưa ở miền Bắc Việt Nam người dân thường ví :
Liên Xô : anh Cả
Trung Quốc : anh Hai
Việt nam : em Út

Năm 1969 anh Cả uýnh anh Hai - anh Cả thắng :
Xô Trung 1969

Do anh Hai vu cho em Út là "đánh" thằng em Ít (Campốt) = (Campuchia/Ponpot)
Năm 1979 anh Hai uýnh em Út - cả hai anh em đều thắng !
Việt TRung 1979



Năm 1988 ( gần 1989) anh Hai uýnh em Út chiếm đảo Trường Sa
Lý do : Thèm muốn mà không thèm nói.

Năm 1999 anh em lại chơi với nhau : ( tháng 2/1999 Tổng Bí thư ĐCSVN Lê Khả Phiêu thăm Trung Quốc - lãnh đạo cấp cao hai nước xác định phương châm 16 chữ thúc đẩy quan hệ hai nước trong thế kỷ 21 là "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". )

Năm 2008/2009 - nhiều chuyến thăm TQ của lãnh đạo cao cấp VN
( phát triển “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tôt.)

Vậy là chu kỳ 9/10 năm có đuôi là 8/9 anh em ta có những kỷ niệm "đặc biệt"

Việt Nam Trung Hoa như răng với môi, môi hở thì răng lạnh.
Tóm lại là
Việt Nam Trung Hoa : Núi liền núi, sông liền sông, chung 1 biền Đông, thắm tình hữu nghi.

Nêu cao tinh thần AQ chính truyện : thằng anh chèn ép thằng em, bắn tàu cá của thằng em, chơi thằng em ... thì cũng giống như thằng anh tự cắn vào chân mình thôi.
Nhưng anh cắn vừa, anh cắn quá đến... háng thì thằng em phải dở dòng máu anh hùng của ông cha nào : Ngô Quyền - Lý thường Kiệt - Quang Trung...
Em qua bên thằng Ít, em xin ít gỗ mít, em cắm biển chi chít, thằng anh có mà..."Thít"

( theo một nghiên cứu mới nhất của Viện kỹ thuật quân sự TaTa - trong gỗ mít có nhiều hợp chất kháng thép rất tốt, đặc biệt nhựa mít khi tiếp xúc với nước biển thì tạo ra một loại keo có khả năng kết dính rất chặt với vỏ và chân vịt tàu ngầm.)


Message edited by LSK - Thứ Năm, 08 Aug 2013, 1:01 PM
 
FORUM » TRANG THÔNG TIN » TIN NÊN BIẾT » BẮN CHÌM TÀU TRUNG QUỐC (Hà Dũng)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO