Thứ Ba
16 Apr 2024
6:21 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » PHẬT-SỰ MUÔN NƠI » ĐỨNG ĐỌC KINH
ĐỨNG ĐỌC KINH
atoanmt Date: Thứ Tư, 16 Jan 2013, 6:08 PM | Message # 1
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
Chiêm bái cuốn kinh chỉ có thể đứng để đọc.

Để đọc cuốn sách này, người ta không thể ngồi hay nằm mà phải đứng. Cũng không thể lật trang kinh, mà chỉ có thể đi vòng quanh nó.
Và tương truyền rằng, dù đọc miệt mài 8 tiếng mỗi ngày thì cũng phải mất đến 450 ngày một người mới có thể đọc và hiểu toàn bộ cuốn sách. Sự kỳ vĩ và tôn nghiêm của bộ kinh Tam tạng tiếng Pali khắc trên đá ở chùa Kuthodaw (Myanmar) khiến việc đọc nó không giống như đọc bất cứ một cuốn sách thông thường nào, mà chỉ có thể mô tả bằng một từ: chiêm bái.

Bộ kinh được chế tác vào cuối thế kỷ XIX, gồm 730 phiến đá cẩm thạch cao 1,5m, rộng 1m, trong đó 729 phiến dùng để khắc kinh và phiến cuối cùng mô tả lại quá trình hình thành cuốn sách đặc biệt này. Mỗi phiến đá là một tờ sách, được khắc chữ trên 2 mặt bằng mực vàng, mỗi mặt có từ 80 – 100 dòng.

Các "tờ sách" được đặt trong những am nhỏ, xếp thành 3 hàng sát nhau. Khi Myanmar bị Anh xâm lược, hầu hết đá quý và các đồ trang trí có giá trị trên các "tờ sách" đều bị cướp bóc hoặc thất tán. Quá trình trùng tu sau này chỉ khôi phục lại được một phần vẻ đẹp ban đầu của cuốn sách. Những dòng chữ vàng cũng không còn, mà thay vào đó là chữ khắc bằng mực đen làm từ cánh kiến, muội đèn và tro rơm.

Cổng vào chùa Kuthodaw




Ngôi chùa được bao quanh bằng 729 phiến đá khắc kinh





Mỗi phiến đá là một tờ sách

Shwe Kyaung monastery's carving, Mandalay








Quyển Kinh Sách lớn nhất thế giới
- Chùa Kuthodaw, Miến Điện

Minh Hạnh sưu tầm và dịch thuật
Thiện Pháp trình bày

Một quyển kinh lớn nhất thế giới tại Miến Ðiện.

Phật giáo quốc gia Miến Ðiện thi` giàu có và văn hoá truyền thống rực rỡ, vẻ đẹp nguy nga lộng lẫy của thiên nhiên, phối hợp với lối kiến trúc nguy nga lộng lẫy của chùa chiền. Giống như nước Nepal, ngành du lịch tại Miến Ðiện dựa trên văn hoá, lịch sử và tôn giáo cũng như tấm lo`ng hiếu khách của người dân Miến Ðiện. Văn hoá Miến Ðiện có thể được xem như sự kết hợp giữa nền văn minh của Trung Hoa và Ấn Ðộ, và tạo nên cho Miến Ðiện một nền văn hoá riêng biệt. Miến Ðiện có một tài sản văn hoá giàu có, phong cách sống và nghệ thuật là một sự hoà hợp giữa văn hóa cổ truyền và tính chất đặc thù của Miến Ðiện.

Nghệ thuật hội hoạ và thủ công của người Miến Ðiện có vào thời Pyu trong thế kỷ thứ 5. Trong nghệ thuật thi` người ta có tính cách truyền thống riêng biệt về tạc tượng, về hội hoạ, về sơn mài và nhiều nghệ thuật khác.
Giáo ly' Phật Pháp có một ảnh hưởng lớn đối với đời sống của dân tộc Miến Ðiện. Vi` vậy chúng ta biết tới đất nước Miến Ðiện đã theo đúng truyền thống Phật Giáo cổ xưa. Dân chúng rất kính trọng những người có tuổi và kính trọng các vị Tăng sĩ. Người dân ở đây cũng giữ được truyền thống liên hệ mật thiết với những người trong thân tộc. Lễ hội được tổ chức thành những truyền thống xã hội mà người dân rất ưa thích.

Thành phố Mandalay là kinh đô của vị vua cuối cùng trong triều đại hoàng gia Miến Điện, đó là một đô thị rất đẹp, được xây dựng vào thời đại gio`ng tộc hoàng gia cuối cùng của đất nước này. Một trong những tài sản do triều đại vua cuối cùng để lại mà đất nước Miến Ðiện hãnh diện đó là cuốn kinh sách lớn nhất thế giới

Cuốn kinh sách đó, hiếm hoi và có giá trị lớn, nó là một bộ kinh tạng duy nhất được giữ tại một nơi không phải khoá giống như hầu hết những cuốn sách khác, tất cả mọi người kể cả sinh viên, học sinh cho tới những người ti`nh cờ thấy nó cũng có thể đọc được. Quá lớn để mà để tàng trữ trong một thư viện, nên cuốn sách được trưng bày ở trong khu vực của chùa Kuthodaw (Pagoda) gần ngọn đồi Myanmar.

Bộ kinh sách này bao gồm 729 tảng đá hoa cương vuông vức đẹp đẽ được chuyên chở từ ngọn đồi Sagyin cách miền bắc Manday vài cây số. Mỗi tảng đá hoa cương được để trong một ngôi đền thờ, cuốn sách được coi như là vật thiêng liêng, được khắc chữ cả mặt trước lẫn mặt sau của tảng đá hoa cương, nó là một bô Tipitaka, ba tạng kinh Phật bằng chữ Pali nguyên thủy. Kinh Vinaya thi` 11 tảng, kinh Sutta thi` 410 và Abhidhamma là 208 tảng.

Kinh tạng Tipitaka là một kinh căn bản của Phật pháp giữ vững được trên tất cả thời gian, vua Anwrahta (1044-1077), với Tăng sĩ Shin Arahan, người đầu tiên sáng lập ra hệ phái Phật giáo Theravada tại vương quốc Miến Ðiện, đã mang từ Thaton tới thành phố Bagan, 30 bộ kinh Tipitaka được chuyên chở bằng 32 con voi trắng để xây dựng và duy tri` một nền giáo ly' Phật pháp tại nơi đây. Vị vua Miến Ðiện sau cùng cũng khuyến khích Phật Giáo bằng cách chép lại những tạng kinh đó trên những lá palm và được cất giữ trong những tu viện.
Ngày hôm nay, tài sản của vua Mindon đã trở thành bộ kinh tạng lớn nhất thế giới và có một giá trị như là một món quà cho tất cả mọi người chứ không phải chỉ riêng cho dân Miến Ðiện.


Tượng Phật tại chùa Kuthodaw


Hình : Trường đại học Phật Giáo Sarana tại Mandalay.


Được thành lập vào ngày 13/2/1857 bởi vua Mindon vào dịp kỷ niệm lần thứ 2.400 lễ Phật Đản, Mandalay còn có tên gọi ban đầu là Yadanabon mà theo tiếng Phạn nó còn có nghĩa là “thành phố của những viên ngọc quý”. Mandalay còn có một tên gọi khác theo tiếng Miến Điện là Lay Kyun Aung Myei mà nó có nghĩa là “mảnh đất chiến thắng trên 4 hòn đảo”. Theo mong ước và lời tiên tri của vua Mingdon khi thành lập, Madalay sẽ trở thành “kinh đô Phật Giáo” của đất nước Myanmar .

Nhiều trường học về Phật Giáo, những thư viện Phật Giáo, … đã được hình thành ở thủ đô này. Tháng 6/1857, vương triều Amarapura đã phá bỏ tất cả cung điện hoàng gia mà vua Mindon đã xây dựng trước đó, xây dựng nên một cung điện hoàng gia mới nằm sát chân ngọn đồi Mandalay . Cung điện hoàng gia mới này được hoàn thành vào ngày 23/5/1859 sau 2 năm xây dựng. Kể từ đó, người ta quên dần cái tên Yadanabon mà thay vào đó người ta thường nhắc đến cái tên Mandalay nhiều hơn và được sử dụng cho đến tận ngày nay.


Hình : Cung điện Hoàng Gia từng một thời vang bóng trong Vương triều Miến Điện cuối cùng.


26 năm sau đó trôi qua, Mandalay vẫn giữ vững được vị trí của mình là trung tâm tâm văn hóa, kinh tế và kinh đô Phật Giáo của đất nước Miến Điện. Mandalay vẫn lung linh trong ánh hào quang của chính mình : là thủ đô cuối cùng trong vương triều Miến Điện độc lập.

Ngày 28/11/1885, Mandalay đã bị tước quyền làm thủ đô khi người Anh đến và nhận thấy rằng Yangon có vị trí thuận lợi hơn nhiều so với Mandalay . Ánh hào quang ngày nào đã vụt tắt khi cuộc chiến tranh Anh – Miến Điện lần thứ 3 đã kết thúc, cùng với việc vị vua và hoàng hậu cuối cùng của vương triều Miến Điện là Thibaw và Supayalat phải sống lưu vong.

Trong thời gian là thuộc địa của Anh từ năm 1885 – 1948, Mandalay chỉ đóng vai trò là thủ phủ của vùng thượng Miến Điện. Mọi vấn đề quan trọng về kinh tế và chính trị được chuyển giao cho Yangon . Quan điểm của người Anh chỉ xem Mandalay như là vùng đệm để hỗ trợ cho Yangon phát triển. Mãi đến 4 năm sau ngày người Anh cai trị - năm 1889, tuyến đường sắt từ Yangon đến Mandalay mới được thiết lập. Và mãi đến 40 năm sau – năm 1925, trường Cao Đẳng đầu tiên mới được thành lập tại Mandalay .


Hình : Học viện Phật Giáo Atumashi được xây dựng lại sau trận hỏa hoạn năm 1984


Sau khi độc lập từ Vương Quốc Anh vào năm 1948, Mandalay tiếp tục giữ vai trò là trung tâm văn hóa, giáo dục và kinh tế của vùng thượng Miến Điện. Các trường đại học như : Mandalay , Y khoa, Phật giáo và học viện phục vụ Quốc Phòng bắt đầu được xây dựng để phục vụ cho sinh viên vùng thượng Miến Điện.

Trong năm 1981 và 1984, Mandalay đã xảy ra hai trận cháy lớn làm thiêu rụi tổng cộng 8.700 căn hộ và làm cho 69.000 người phải trơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”. Nhưng diện mạo thành phố bắt đầu thay đổi vào năm 1988, do tình hình chính trị tại Trung Quốc nên khoảng 250.000 – 300.000 người Trung Quốc từ Vân Nam và Tứ Xuyên kéo đên đây làm ăn.

Sự gia tăng của người Trung Quốc đã làm cho nền kinh tế của Mandalay phát triển lên một cách đáng kể qua việc “thương mại” giửa tứ giác : Trung Quốc – vùng thượng Miến Điện – vùng hạ Miến Điện - Ấn Độ. Hiện nay, người Trung Quốc có khoảng 500.000 người tại thành phố Mandalay và chiếm khoảng 40% dân số thành phố. Với lực lượng hùng hậu như vậy và đóng góp khá lớn vào nền kinh tế của thành phố Mandalay, các ngày lễ cổ truyền của người Trung Quốc được đưa vào ngày lễ văn hóa chính thức của thành phố.

151 năm đã trôi qua kể từ ngày vua Mindon khai sinh ra thành phố, có lẽ ánh hào quang ngày xưa của Mandalay cũng đã lụi tàn theo thời gian khi khá nhiều biến cố xảy ra bởi những điều kiện khách quan và chủ quan. Các di tích trong thời vàng son đó cũng không còn tồn tại nhiều khi thời gian đã đi qua. Có chăng, người ta nhìn một Mandalay ngày nay đã khác : đó là một thành phố kinh tế trẻ và đa dạng về văn hóa do giao thoa giữa : Myanmar – Ấn Độ và Trung Quốc.

Cũng giống như cố đô Huế - kinh đô cuối cùng của các vương triều Việt Nam, cố đô Mandalay mang hơi thở của nhịp sống chậm, không sôi nổi và một chút thoáng buồn man mác. Sự êm đềm của thành phố đến mức được người ta luôn nhắc đến với nickname “thành phố của những chiếc xe đạp và xe honda” hay “thành phố của các vị sư”.

1. Chùa gỗ Trung Quốc :
Do một thương gia người Trung Quốc từ Vân Nam đến đây và xây dựng. Mục đích của ông xây dựng lên ngôi chùa này : vì quá thương vợ (dành cho vợ tu hành), cộng với sự giàu có của ông. Toàn bộ vật liệu xây dựng lên ngôi chùa đều làm các loại gỗ quý (ngoại trừ bậc thang dẫn lên ngôi chùa làm bằng xi măng) và kiến trúc xây dựng cũng như các điêu khắc trên chùa đều mang âm hưởng văn hóa của người Trung Quốc.

Tuy nhiên, do vội vàng quá và mấy ngày nay đi chùa nhiều quá nên tôi quên ghi lại tên của ngôi chùa. Nhưng chỉ cần nói bằng cách nào đi tới “Chinese pagoda” thì ngay lập tức người dân bản địa sẽ hướng dẫn mình đến ngay ngôi chùa này.

2. Chùa Maha Myat Muni :
Thường được gọi là chùa Mahamuni và là nơi thứ hai để các Phật Tử Miến Điện phải đi hành hương ít nhất một lần trong cuộc đời bởi tính lịch sử cũng như truyền thuyết về một tượng Phật đang hiện diện trong chùa. Theo tiếng Miến Điện : Mahamuni có nghĩa là “nhà hiền triết vĩ đại”.

a. Lịch sử về bức tượng Phật :

Có 5 tượng Phật duy nhất trên thế gian này mà diễn tả đúng được khuôn mặt của Đức Phật Thích Ca lúc Ngài còn hiện diện tại thế gian :
2 tượng ở Ấn Độ, 2 tượng trên thiên đàng và tượng cuối cùng là ở Myanmar.

Truyền thuyết bắt đầu vào năm 554 TCN khi đức Phật Gautama trên đường đi đến Dhanyawadi – một tiểu bang phía bắc của vương triều Rakhine để truyền bá đạo Phật. Trị vì vương quốc Miến Điện lúc bấy giờ là Vua Sanda Thurija – một người rất sùng bái đạo Phật. Nhân kỷ niệm lần thứ 26 lên ngôi của nhà vua, đức Phật Gautama cùng đệ tử thân tín của ngài là Shin Arahan và 500 môn đồ quyết định dừng chân tại ngọn núi Salagiri gần thị trấn Khaukrah để giảng kinh cho nhà vua và hoàng hậu nghe.

Nhà vua Sanda Thurija và hoàng hậu là Sanda Mala cùng với đoàn tùy tùng gốm 1.600 người đã đến nghe đức Phật giảng kinh. Họ chìm đắm trong những lời thuyết pháp của Ngài và ghi nhớ những điều ngài đã dặn dò. Sau buổi thuyết pháp, nhà vua đã đề nghị đức Phật cho tạc tượng để cho nhân dân thờ cúng.

Lời đề nghị của nhà Vua đã làm cho đức Phật Gautama ngồi dưới gốc cây bồ đề trầm tư mặc tưởng đúng 7 ngày. Lúc bây giờ, trên 9 tầng mây, 2 đức Phật Sakka và Vissakamma cảm nhận được tư tưởng của đức Phật Gautama nên bèn “sáng tạo” trên khuôn mặt của đức Phật Gautama là hình ảnh của đức Phật Thích Ca Mâu Ni sống động như là lúc Ngài còn hiện diện trên thế gian vào 5.000 năm về trước. Sự sáng tạo này chỉ hiện đúng 7 ngày khi đức Phật Gautama ngồi dưới gốc cây bồ đề. Bức tượng bằng gỗ quý đã ra đời và là bức tượng thứ 5 trên thế gian này thể hiện đúng khuôn mặt đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Để thể hiện sự sùng đạo của mình và cũng muốn thể hiện sức mạnh “quyền lực” của mình, vua Sanda Thujira thường đem vàng dát lên tượng Phật. Tập tục này được thực hiện theo kiểu “cha truyền con nối” và ăn sâu vào tiềm thức của các Phật tử Miến Điện vì thế tượng Phật càng to hơn bởi lượng vàng thật được dát lên tượng ngày càng nhiều.

Cuộc sống luôn có 2 mặt của nó, “cái giá của sự nỗi tiếng” cho bức tượng Phật đó là : nó phải chịu “thăng trầm” qua các triều đại của vua chúa khi nó bị di dời liên tục. Dưới vương triều Bagan (1044 – 1077), vua Anawratha dự tính dời bức tượng này về Bagan nhưng không thành công.

Dưới vương triều Konbaung, nó được dời về Amarapura – một vùng ngoại ô của Mandalay bởi thái tử Thado Minsaw. Lúc này, do tượng Phật được đắp bằng vàng khá lớn nên không thể đưa vào chùa một cách trọn vẹn : tượng Phật bị cắt ra thành nhiều đoạn khác nhau và sau đó được lắp ráp lại để đặt vào ngôi chùa mới.

Từ năm 1853 – 1885, Mandalay trở thành thủ đô dưới triều đại vua Mindon và con của ông là vua Thibaw. Tiếp theo sau đó, 1885 được người Anh xác nhập vùng thượng Miến Điện nhằm ngăn chận sự tấn công người Pháp, tượng Phật vẫn được người Miến Điện sùng bái và kính ngưỡng.

Hai cuộc cháy lớn tại Mandalay vào năm 1879 và 1884, làm tượng Phật bị hư hại nghiêm trọng. Vàng thật được dát trên tượng bị kẻ trộm lấy đi rất nhiều. Để bảo vệ tượng Phật, năm 1887, Bộ trưởng Kinwun Mingyi U Kaung cho xây dựng thêm các hành lang và các ngôi chùa mới xung quanh ngôi chùa củ do vua Bodawpaya xây dựng.

Năm 1996, một cuộc biểu tình của Phật Tử Miến Điện chống lại quân đội chính phủ đã xảy ra tại ngôi chùa Mahamuni. Quân đội của chính phủ chiếm lấy ngôi chùa. Tượng Phật tiếp tục bị hư hại khi các Phật tử phát hiện ra bụng của tượng Phật đã bị đục một lỗ. Các Phật tử nghi ngờ rằng : quân đội của chính phủ cho rằng trong bụng của tượng Phật chứa rất nhiều vàng bạc châu báu nên đã khoét một lỗ để thăm dò. Tuy nhiên, quân đội chính phủ lại xây dựng hiện trường khác để đáng lạc hướng dư luận : một cô gái Phật Giáo người Miến Điện, yêu phải một anh Hồi Giáo và dẫn người yêu vào chùa ăn cắp vàng.

Về phía bắc của ngôi chùa, cuối khoảng sân ngôi chùa là một ngôi đền thờ 6 tượng đồng với hình tượng là những chiếc đầu voi mà hiện thân của nó chính là thần Shiva. Xung quanh chùa có đặt rất nhiều các tượng Phật bằng đồng. Những chiếc đầu voi và các tượng Phật bằng đồng đều có nguồn góc từ đền Angkor Wat của Campuchia và vẫn còn nguyên hiện trạng : năm 1431, vương triều Ayutthaya của người Xiêm đã đánh Angkor và chiếm các tượng này.

Năm 1564, vua Miến Điện là Bayinnaung đã đánh chiếm và thu phục vương triều Ayutthaya . Các tượng đồng được mang về từ Thái Lan và đặt đầu tiên tại Bago. Trải qua những triều đại khác nhau của Miến Điện, cuối cùng các bức tượng đồng này được đặt tại Mandalay .

Thời tiết ở Mandalay vào buổi sáng rất dễ chịu với tiết trời se lạnh, tuy nhiên do gần tiểu lục địa Ấn Độ nên ban trưa rất nóng bởi vì đất đai là thành phần cát pha thịt. Thời gian vẫn còn sớm sau khi ghé thăm chùa Mahamuni, tôi quyết định nhanh chóng đi đến thành phố Sagaing để leo lên đồi Sagaing ngắm nhìn dòng sông Irrawaddy chảy hiền hòa bên dưới. Nhưng đó không phải là lý do chính mà điều tôi tâm niệm và quyết tâm đi đến ngọn đồi này vì : ngày xưa chính đức Phật Gautama đã thuyết pháp cho nhà vua Sanda Thurija và hoàng hậu Sanda Mala tại đây.


Hình : Tượng đức Phật qua các giai đoạn thời gian : từ lúc tạc tượng (chưa được đắp vàng) cho đến bây giờ (được đắp vàng hàng ngày).



Hình : Đắp vàng lên cho tượng Phật.



Hình : Một kiến trúc khác của các ngọn tháp.




Hình : Những ngọn tháp với các kiến trúc khác nhau tại chùa Mahamuni.


Hình : Tượng đức Phật Gautama tại bảo tàng Sarnath tại Ấn Độ (nguồn Internet).





Hình : Những điêu khắc trên gỗ mang kiến trúc pha trộn giữa Trung Quốc - Miến Điện.


Hình : Ngôi chùa gỗ (Chinese Temple) tại thành phố Mandalay.


Hình : Nickname của Mandalay : thành phố của những "chiếc xe đạp". Theo tiếng Miến Điện, xe đạp được gọi là SEIKER.


Trong thế chiến thứ hai, Mandalay trở thành một thành phố của người Ấn Độ, khi người Anh đem tù binh người Ấn Độ - những người đã chống đối lại luật pháp mà Anh dùng để cai trị Ấn Độ - đến đây để phát triển thành phố. Người Ấn đã đến đây và chiếm 1/3 dân số của thành phố. Phát xít Nhật đã chiếm Mandalay từ tháng 5/1942 đến tháng 3/1945. Diện mạo thành phố bị hư hại nhiều bởi những làn bom đạn của quân “Đồng Minh”.


AToanMT
 
LongTracAn Date: Thứ Tư, 16 Jan 2013, 9:20 PM | Message # 2
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


Đại Bi Chú
 
truclam2011 Date: Thứ Tư, 16 Jan 2013, 10:27 PM | Message # 3
Lieutenant
Group: Users
Messages: 76
Status: Tạm vắng
thanks
 
Trantrans_68 Date: Thứ Sáu, 18 Jan 2013, 2:24 PM | Message # 4
Lieutenant colonel
Group: Disciples
Messages: 125
Status: Tạm vắng
 
kathy Date: Thứ Sáu, 14 Jun 2013, 7:13 AM | Message # 5
Colonel general
Group: Users
Messages: 900
Status: Tạm vắng
_
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » PHẬT-SỰ MUÔN NƠI » ĐỨNG ĐỌC KINH
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO