Thứ Bảy
20 Apr 2024
1:04 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG KIẾN THỨC » TRUYỆN XỬ THẾ » ĐỪNG DÍNH ĐẾN QUYỀN LỢI (Đại lão HT. Thích Trí Tịnh)
ĐỪNG DÍNH ĐẾN QUYỀN LỢI
atoanmt Date: Thứ Sáu, 03 Apr 2015, 9:43 AM | Message # 1
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
ĐỪNG DÍNH ĐẾN QUYỀN LỢI


HT. Thích Trí Tịnh


Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn chịu để vượt qua.

Không phải hàng xuất gia không bị dính mắc vào quyền lợi. Huống nữa, chính quyền lợi đó sẽ đem đến những tai họa cho thân mình. Mấy huynh đệ tuổi còn trẻ, đường còn dài, phải lưu ý lắm mới được.

Nói đến đây, tôi nhớ lúc còn học tại chùa Báo Quốc ở Huế, nhân đọc Đại tạng đến quyển Trúc Song Tùy Bút của Đại sư Liên Trì, phần nói về “Con nhện con tằm”.
Trong ấy nói hai con vật này đều nhả tơ, giăng lưới.
Nhưng một con phải chết vì sự nhả tơ đó, còn một con thì lợi dụng sự nhả tơ để bắt mồi. Con tằm nhả tơ rồi bị đem đi luộc, còn con nhện cũng nhả tơ nhưng lại tự tại qua lại trên những sợi tơ đó, không bị vướng kẹt.

Đại sư Liên Trì đưa ví dụ này nhằm để khuyên nhắc tất cả mọi người. Vì ai nấy đều có sự nghiệp. Người đời cũng có sự nghiệp, mà người xuất gia cũng có sự nghiệp; chỉ là lớn hay nhỏ mà thôi. Tuy vậy, mình nhớ tạo sự nghiệp phải được như con nhện, đừng như con tằm nhả tơ rồi phải chết trong kén.

Tôi nhận thấy bài đó hay, lấy làm thích thú, luôn nhớ và đem ứng dụng tu hành.
Nghĩ lại, từ năm 1946 tôi lập Liên Hải Phật Học đường, các Phật Học viện, thành lập chùa, ra làm việc cho Giáo hội như: Trưởng ban Giáo dục, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Tăng sự, rồi Viện trưởng Phật học viện Huệ Nghiêm… nhưng làm việc mà không bị ràng buộc.

Lúc làm Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Tăng sự, đã 4 tháng mà tôi vẫn chưa mở văn phòng. Mấy thầy thấy vậy thắc mắc hỏi thăm, riêng tôi lại nghĩ hễ lập thì bị kẹt phải vào ở đó.

Về sau, tôi đích thân xuống thỉnh HT. Từ Nhơn giữ chức Phó Tổng vụ Tăng sự và đặt sẵn văn phòng tại chùa Ấn Quang. Thế là tôi mở văn phòng từ đó, nhưng chỉ đứng ở ngoài để lo tinh thần mà giảng kinh cho mấy huynh đệ học.


Tôi không phải mong cầu những cái lợi như người đời thường nghĩ, chỉ luôn luôn cầu công đức.

Cái lợi của người tu chính là thiện căn công đức, đâu phải là tiền bạc vật chất.

Mấy huynh đệ phải nhớ mình ở chỗ nào nơi nào cũng phải gây tạo thiện căn công đức, đừng chạy theo những vật chất bên ngoài.


Lúc giữ chức Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Tăng sự tất cả là 10 năm. Trong thời gian đó hễ thầy nào muốn du học qua Hồng Kông..., hễ đến tôi thì tôi ký.
Mà phải trực tiếp đến mới được, nếu qua trung gian thì người khác sẽ nghĩ mình làm việc có điều không tốt, chẳng hạn như vì tiền.

Tôi chỉ nghĩ, phải trợ giúp cho mấy thầy được thuận duyên tu học, làm được việc này cũng chính là vun bồi căn lành công đức cho mình, không bao giờ dính đến tiền bạc.

Điều thứ hai:
Tôi luôn làm theo khẩu hiệu ngầm của riêng mình:
Những việc đúng pháp, về mặt tinh thần hoặc vật chất thì
“Không cầu cũng không từ”.

Đây là khẩu hiệu để tôi lập thân, nghĩa là
“Không tìm cầu cũng không từ chối”.

Chẳng hạn, nếu có duyên cất chùa, mà cái duyên đó nó tự đến, nhận thấy đáng thì không từ chối. Cho đến tứ sự cúng dường cũng vậy, những vật gì không dùng, nhưng cũng không từ chối. Mình không sử dụng thì chuyển đến người khác, cho đại chúng dùng.

Lúc trùng tu chùa Vạn Đức cũng vậy, tôi không cho đi quyên góp, ai hay biết thì đến cúng dường, còn “tìm cầu” thì nhất định không.

Ngoài ra, nếu làm việc gì, dù có cái lợi lớn trước mắt nhưng khi làm có cái hại xen vô trong hiện tại hoặc tương lai thì tôi quyết không làm, không tham dự.

Ví dụ như: Danh vị, tiền bạc, lời khen tặng… Nếu được lợi thì phải xem có cái hại hay không, nếu có phải tránh xa, thấy hại mà vẫn chạy vô thì bị nghiệp dẫn.

Tôi thấy việc tu hành đã trải qua mấy mươi năm, nhờ ứng dụng hai điều trên nên không bị tổn thất chịu cái hại lớn, mà lại thấy việc nhẹ nhàng thảnh thơi. Tuy vẫn có sự lo lắng cực nhọc, nhưng ít thôi, còn kết quả cũng khá nhiều.

Ở đây tôi đã nói tận đáy lòng, mấy huynh đệ thấy đúng lý thì nên bắt chước làm theo, để sự tu hành không bị vướng kẹt, thiện căn công đức luôn được tăng trưởng. Đó là điều tôi luôn mong muốn ở nơi tất cả mấy huynh đệ!

HT. Thích Trí Tịnh


AToanMT
 
thanhlongphapsu Date: Thứ Sáu, 03 Apr 2015, 7:24 PM | Message # 2
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
 
xoan Date: Thứ Bảy, 04 Apr 2015, 1:23 PM | Message # 3
Lieutenant
Group: Users
Messages: 66
Status: Tạm vắng
Quote HT. Thích Trí Tịnh
Lúc trùng tu chùa Vạn Đức cũng vậy, tôi không cho đi quyên góp, ai hay biết thì đến cúng dường, còn “tìm cầu” thì nhất định không.


Tôi thấy đa số các Sư bây giờ luôn luôn hô hào và đăng trên Báo để xin tiền cất Chùa !

Tôi đọc tin tức trên Báo, trên internet thấy nhiều Sư xin xỏ tín đồ cho tiền mua Điện thoại đời mới, mua xe đời mới tùm lum.








KHÔNG BIẾT CÁC SƯ ĐÓ , NẾU ĐỌC ĐƯỢC LỜI VIẾT CỦA CỐ HT. THÍCH TRÍ TỊNH TRÊN ĐÂY, HỌ CÓ THẤY MẮC CỞ KHÔNG ?

Sư có đủ THAM, SÂN, SI
Sao mà các Phật tử NGU MUỘI CỨ THEO ĐỂ CUNG PHỤNG CHO SƯ HOÀI VẬY?


Message edited by thanhlongphapsu - Thứ Bảy, 04 Apr 2015, 4:02 PM
 
Cường Date: Chủ Nhật, 05 Apr 2015, 3:12 AM | Message # 4
Major general
Group: Disciples
Messages: 352
Status: Tạm vắng
Thế mới là xã hội, mọi người như một người đều thiện tâm, bác ái, vị tha ... gia đình không xung đột, quốc gia không bất ổn, thế giới không chiến tranh ... có phải là cỏi Niết Bàn rồi không ! Riêng tôi không phải là phật tử, không hiểu nhiều về giáo lý Phật giáo nhưng thấy hình ảnh mà bạn Xoan post lên thôi đã nổi hết cả da gà rồi nè
 
FORUM » TRANG KIẾN THỨC » TRUYỆN XỬ THẾ » ĐỪNG DÍNH ĐẾN QUYỀN LỢI (Đại lão HT. Thích Trí Tịnh)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO