Thứ Sáu
29 Mar 2024
8:40 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG KIẾN THỨC » TRUYỆN XỬ THẾ » NGỤ NGÔN THI HỌA » NGỤ NGÔN THI HOẠ (TRẦN TỬ ÍCH)
NGỤ NGÔN THI HOẠ
atoanmt Date: Thứ Sáu, 02 Nov 2012, 12:21 PM | Message # 1
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


NGỤ NGÔN THI HOẠ
Của Trần-Tử-Ích
Minh Hoạ: Đinh Thông
Bản dịch: Nhất Như - Phạm Cao Hoàn


---o0o---



---o0o---


1. CỬ NGƯỜI HIỀN



Ngày xưa có một người thích việc làm của Nghiêu Thuấn, thường nói với mọi người rằng:
-“Tôi làm Vua ắt sẽ truyền Ngôi cho người nhân-nghĩa, làm Quan, mãn-nhiệm tôi sẽ tìm một người hiền thay thế”

Sau Ông làm Thái-Thú, nhớ đến lời nói ngày trước, bèn tìm người có thể thay-thế ông. Trong vòng 3 năm, tìm khắp trong Quận, cân-nhắc đến hơn vạn người, nhưng không một ai làm ông vừa ý.

Một hôm, gặp người điều-khiển con Rối ngoài Chợ. Con Rối này lớn bằng người thật, Tay, Chân Tai Mắt đều chuyển-động linh-hoạt, vâng theo ý của người điều-khiển, không chút sai trái. Ông vô cùng mừng rỡ vội đon-đả nói:
-“Đây quả là người có thể thay-thế Ta !”

---o0o---

2. BÌNH VỠ



Trong nhà Ông lão nọ có cái Bình Sứ đời Tống vô-cùng quý. Đặt trên giá ở nhà trong, không cho ai biết.
Một hôm từ bên ngoài nhìn vào, ông thấy cái Bình lơ-lửng liêu-xiêu như muốn đổ, liền tức-tốc tập-hợp người nhà, hỏi xem ai đã gây tình-trạng này.

Thế là Vợ trách Con, Con trách Dâu, Dâu đổ cho đầy-tớ, đầy-tớ chỉ Trời vạch Đất, cố sức biện-bạch là mình bị oan.
Cả nhà ầm-ĩ, cãi-cọ mãi không dứt, Trời đã xế chiều mà không hay.

Bỗng một cơn gió thổi vào màn cửa, màn phất, quyệt vào Bình chênh-vênh …rơi xuống đất vỡ tan.
Tiếng ồn-ào cãi-vã trong nhà bỗng ngừng bặt.

---o0o---


3. NGHE NHIỀU



Tương-truyền rằng ở một xứ xa-xôi nọ có Nước “Nghìn Tai”.
Người ở đây khắp mình đều mọc Tai ! Tai nhiều ắt nghe nhiều !
Một Tai nghe Sơn-Ca hót véo-von, một Tai nghe Muỗi vo-ve.
Lại một Tai nghe chuyện-trò bàn-tán của phố-phường, một Tai nghe sấm vang trên Trời.

Nghìn Tai, nghìn thứ nghe, đều dồn về Tâm, rối bời phức-tạp, làm loạn âm-thanh của nhau.
Cho nên người ở Nước Nghỉn Tai đều hóa điếc,không nghe được âm-thanh gì nữa...

Than ôi ! Nghe nhiều hiểu rộng là tốt, nhưng nghe nhiều mà không lựa chọn, không hiểu tường-tận thì cũng như không !

---o0o---


4. CHẠM VẨY RỒNG



Ngày xưa, Hàn-Phi nói:
-“Dưới hàm Rồng có cái vẩy ngược, chạm vào ắt sẽ chết”

Trải qua nghìn năm không ai là không sợ hãi.
Lý Sinh là người hào-hiệp, thường nói với người ta rằng:
-“Chạm vào vẩy ngược sẽ chết ư ? Tôi không tin, để tôi thử xem”


Ai nấy nghe nói đều sợ-hãi lánh xa, như sợ vạ lây. Lý Sinh liền một mình cầm kiếm đến Biển Đông. Tìm Rồng, chém vào vảy ngược khiến Rồng kia sợ hãi, nhả ra một hạt Châu tỏa hào-quang lóng-lánh, cầu tha mạng.
Lý Sinh ném kiếm, hú dài, cười to nói:
-“Vẩy giết người hóa ra thế này ư !”

Người ngày nay, mỗi khi nói:
-“Tên Mỗ, dữ như Hổ Lang, phải lánh xa ! Đừng chọc nó giận !”

Là khiến kẻ ấy hoành-hành càng không kiêng nể gì ai nữa. Cái đó sánh với việc chạm vẩy ngược của Lý Sinh, qủa là khác nhau một trời vậy.

---o0o---


5. NHẮM MẮT



Ngày trước ó một anh nhà giàu, không lo làm ăn, gia-sản tiêu-tán hết, nhà cửa vườn tược gán cho người.
Người kia sửa nền dựng nhà lớn, đắp núi đào ao, cảnh tượng đều đổi mới. Anh chủ cũ biết thế, bèn đến gần đó dựng Lều mà ở, ngày ngày nhắm mắt ngồi xếp bằng.

Hễ có người đến liền nghiến Răng nghiến Lợi nói:
-“Nhà tôi lúc trước rất nguy-nga, nay người ở làm nói tàn-tạ, vách nát tường xiêu, chẳng đau long lắm sao ? Vườn tược của tôi trước kia đẹp-đẽ khang-trang, nay người làm cho nó tan-hoang, đình đài dột nát, cây cỏ xác-xơ, ôi buồn làm sao !”

Người đi đường nghe thấy, không ai là không cười bảo:
-“Sao chẳng mở Mắt ra mà xem, nhà cửa vườn tược của người đều hơn của anh ngày trước cả chục lần”

Anh ta tức giận nói:
-“Tôi thề không mở Mắt”

Dứt lời, càng nhắm tít Mắt hơn nữa.

---o0o---


6/- THỦY TAI



Ông nọ nhà ở gần bờ sông, địa-thế thấp trũng, thường bị ngập lut. Định dời đi, nhưng trong nhà mỗi người một ý nên chưa quyết.
Một hôm có người qua đường khuyên ông:
-"Nước lũ sắp đến, sao ông không dời đi?"

Ông bèn tập-hợp người nhà để bàn-bạc. Lại có người qua đường khuyên:
-"Nước lũ không xa nữa, mau dời đi, đừng ngần-ngại nữa !"

Ông lại tập-hợp người nhà để bàn-bạc, từ sáng đến chiều vẫn còn do-dự. Lúc ấy lại có người qua đường thúc-dục:
-"Mau dời đi, chậm thì nước lũ đến đấy !"

Ông ta nói:
-"Để tôi bàn-bạc với người nhà đã."

Nước lũ tới rồi mà bàn-bạc vẫn chưa xong.

---o0o---


7. TRƯỞNG GIẢ



Có ông trưởng-giả, coi sóc một trang-viên rộng lớn mà trăm năm vẫn không đổi cách làm ăn.
Đến khi già yếu, không chống đỡ nổi. Người bạn ông khuyên:
-"Sao không giao-phó cho con trai?"

Ông lão than rằng:
-"Nó còn trẻ người non dạ, sao làm nổi, tôi phải gắng sức thôi."


Không bao lâu, ông lão càng mụ-mẫm, không thể trông coi mọi việc mà cứ một mực dặn con, lúc nào phải cày, lúc nào phải gieo Mạ, tưới bón Phân, ra lệnh không được thay đổi phép cũ, đến độ ông ta không còn biết ngày tạnh hay mưa, ba mươi hay ngày rằm vào lúc nào nữa.

Con ông tuy vâng dạ, nhưng cứ theo trình-tự thời-giạn linh-động mà làm, nhà cửa ngày càng hưng-vượng.
Ông lão không biết, thỉnh-thoảng chặc lưỡi than rằng:
-"Tôi mà về chầu Tổ, không biết con cháu sẽ xoay-sở ra sao? Khổ ơi là khổ !"


---o0o---


8. KHUYÊN-CAN



Nước Ô Hữu có Thành Tử Hư, Quan lớn ở đó không có chủ-định, không biết cách giải-quyết công-việc.

Hôm nay có lời bàn nên cấm Rượu, liền khen là phải, lệnh cho toàn Thành cấm Rượu, phàm người nấu Rượu, bán Rượu, uống Rượu, đều khép tội, bắt đi đày.

Ngày mai có lời khác luận về uống Rượu, Quan lại khen phải, lệnh cho nấu Rượu, người không uống Rượu, khép tội chặt Chân.

Lệnh ra buổi Sáng, buổi Chiều đổi !!!,
Trăm họ không biết đâu mà theo, khổ-sở vô-cùng.


Quan rất tự-đắc , mỗi lần hội-họp đều nói:

-Ta vô-học, đóng góp được rất ít, nhưng có điều đáng khen là rất chịu nghe lời khuyên-can !"

---o0o---


9. MỞ MIỆNG



Lư Sinh, người Lang Nha, đi biển chơi gặp bão, thuyền lật. Lư ôm vào cột buồm, một mình sống-sót. Theo gió trôi-nổi không biết bao nhiều ngày, được sóng xô vào bờ, thấy thành quách nguy-nga mà ai nấy ngậm Miệng không nói, tựa như bị Câm.

Hỏi một ông già mới hiểu ra:
Đất này ở dưới Núi Vô Kê, cách Doanh Châu mười vạn tám nghìn dặm. Trước đây người trong nước thích bàn-tán. Mỗi khi có Lệnh ban ra, liền xúm nhau bàn-bạc phải trái. Nhà Vua rất ghét. Bèn hạ chiếu:
-"Kẻ nào nói càn chuyện phải trái thì đem ra đánh đòn ở Chợ"

Và còn khắc vào Bia, dựng trước Hoàng-Cung.
Viên Quan Chấp-Pháp cầm gậy đi tuần ở phố chợ, tùy theo sự yêu, ghét của mình mà định tội họ.

Người trong nước bị đánh, phạt vô-số. Do đó mà ai cũng ngậm Miệng không nói, nên việc Nước ngày càng sai trái.

Tân Vương rất muốn tìm cách sửa đổi, ngặt vì Dân cứ ngậm Miệng như cũ, nên rất lo-lắng.

Lư Sinh bèn xin gặp Vua nói:
-"Đức Vua quả muốn cho Dân mở Miệng sao?"

Vua nói:
-" Đúng thế "

Lư liền nói:
-"Lệnh Cấm Bàn Luận còn dựng ở trước cửa Cung,
Quan Lại cầm gậy vẫn đi tuần ở phố chợ,
vậy mà Ngài muốn Dân mở Miệng được sao?


Xin hạ bia, tước gậy Quan Lại, người nói thẳng thì khen thưởng, người nói quấy thì phạt.
Như vậy thì ai mà không mở Miệng? "

Vua nói:
-"Phải"

Bèn hạ chiếu bỏ Lệnh cũ, ban Lệnh mới.

Ba ngày sau, đường ngôn-luận trở lại như xưa.

---o0o---


10. TỰ THIÊU



Đêm tối che phủ. Thần Đêm lấy làm tự-đắc, phách-lối nói:
-"Muôn vật đều nhờ cậy Ta, thiếu Ta há có muôn vật?"

Lúc đó, một Cột Gỗ nhỏ tự đốt mình, chiếu ánh-sáng rực-rỡ. Thần Đêm lấy làm lạ, tránh xa, xá ba xá, rồi chê Cột Gỗ rằng:
-"Tự đốt mình để soi sáng, sao ngươi ngu quá vậy?"

Cột Gỗ liền đáp:
-"Sống tầm-thường, sao bằng chết oanh-liệt. Đốt lên ánh-sáng, xoá màn đêm che-phủ bầu Trời, Ta đâu có gì hối tiếc".

Thần Đêm đờ ra, không trả lời được.

Lúc ấy, muôn ngàn Cột Gỗ nghe lời nói cùng tự đốt mình, toả vầng sáng lớn, chiếu tới Sao Trời, soi khắp muôn nơi.

---o0o---


11. DANH VÀ THỰC



Hà Sinh, người đất Yên, là người thô-lỗ nhưng giỏi giao-du. Sáng ra vào tửu-quán ca-lâu. Rượu say cơm no rồi cắp kiếm mà hát nghêu-ngao, có khí-khái, không chịu luồn cúi, người ta khó hiểu nổi chàng.

Trong Ấp có Lý Sinh, kẻ sĩ có tài học. Mỗi khi làm Văn, đọc Thơ, chấn động lòng người, người ta tranh nhau sao chép.
Hà Sinh khi rượu thịt xong, khoác-lác nói:
-“Văn của Lý Sinh, là ăn trộn nước bọt của ta mà có, thật không đáng đếm xỉa”.

Lý Sinh nghe thấy, không thèm tranh-cãi.
Lâu dần, người ta cho là thực. Kẻ kể chuyện lại đem tâng-bốc, nên Hà nổi tiếng về tài văn-chương thi phú.

Lại có Vương Sinh giỏi bắn, mỗi khi bắn, người xem rất đông, cho rằng giống như Phi-Vệ, Kỷ Xương, là những đại thiện-xạ ngày xưa. Hà Sinh lại uống rượu vuốt râu cười nói:
-“Tài bắn của Vương Sinh là nhặt cái cành thừa của ta mà thôi, không đáng kể”

Vương Sinh nghe nói chỉ cười, không thèm tranh cãi. Lâu dần, người ta cho là thực. Kẻ hiếu sự lại đem tâng bốc khiến tiếng tăm văn-võ của Hà truyền xa.

Có kẻ chỉ nghe danh, chưa cần thấy tận mắt là thực, đã vội tiến-cử Hà lên Hữu Ty. Hữu Ty trao cho chức Quan. Chưa đầy tháng, lại mấy lần thăng chức mà thuyên-chuyển đi. Vương, Lý có tài nhưng không ai hỏi han đến, chịu chết già ở xó nhà.

Quản Tử nói:
-“Người đức dày mà ở ngôi thấp gọi là quá lầm,
Người đức mỏng mà ở ngôi cao gọi là thất lỗi.
Quả không sai”.


---o0o---


12. DUA NỊNH




Tú Tài Mỗ, trên người thường đeo một túi gấm, nghe được câu dua nịnh nào, liền ghi lại bỏ vào túi.

Một hôm, Mỗ hỏi đường một người Mù đang ngồi bên vệ đường và được chỉ-dẫn tận tình. Bèn móc trong túi ra vài tờ giấy, đọc liền một hơi rằng:
-“Thấy ông ánh mắt sâu thẳm, hồng dương đầy mặt, tinh-thần quắc-thước, tất cả là bậc cao nhân” …
“Ngựa già thuộc đường, thấy xa hiểu rộng”.

Lúc đó người Mù đang bị sốt nên mặt đỏ bừng, nghe lời ca-tụng cho là chế-nhạo mình, bèn vung gậy xua đi.
Tú Tài nói:
-“Người ta nghe lời tán-tụng thì mừng, sao ông lại tức giận như thế ?”

---o0o---


13. LÀM NHÀ



Có một người ngụ ở giữa chợ Đông. Thấy láng-giềng nhà cửa đẹp-đẽ, bèn nghĩ:
“Kẻ kia nhà cửa như vậy, sao riêng ta lại không ?”

Bèn mơ-màng nghĩ-ngợi, chỗ nào làm Nền, chỗ nào dựng Cột, chỗ nào cất Nhà, chỗ nào đặt Cửa, trang-hoàng thế nào, thu-xếp ra sao .
Cứ thế cho đến năm năm mà một viên gạch chưa đặt, một cây gỗ chưa có.
Người ấy đấm ngực than rằng:
-“Làm nhà khó thế sao ? Ta cạn suy cùng nghĩ kiệt, mà bao lâu nay vẫn không đâu vào đâu là sao ?”.

---o0o---


14. XEM TƯỚNG NGỰA




Bá Nhạc xem tướng Ngựa nổi tiếng khắp nơi. Quan cao, lộc hậu, công thành danh toại. Do đó Bá Nhạc sinh lòng kiêu-ngạo. không để tâm đến việc xem tướng Ngựa nữa.

Những người hâm-mộ đem lễ vật đến cầu vẫn không ngớt, Bá Nhạc rất chán ghét, liền xua ba bốn con Ngựa non từ trong chuồng ra, nói với họ rằng:
-“Này các ông, con Ngựa nhỏ nhà ta, dù con tối nhất cũng là Thiên-Lý-Mã”.

Mọi người vẫn cho là Bá Nhạc giỏi xem tướng, nườm-nượp mang tiền, vàng đến xin mua, người mua được hý-hửng như vớ được của báu.
Lúc đó, ở Núi Nam có con Thiên-Lý-Mã hý dài chạy đến. Bá Nhạc không thèm nhìn nói:
-“Này Ngựa tồi, đến đây làm gì ?”

Nói xong hắn loạng-choạng đi vào. Thiên-Lý-Mã lại tung bờm hý dài, có ý bất-bình. Nhưng mọi người cho rằng Bá Nhạc giỏi xem tướng, nên đã nói tồi, tất là con Ngựa tồi, liền cầm roi đánh đuổi.
Lúc đó có một người gay-gắt trách mọi người :
-“Sao lại ngốc-nghếch thế. Đó mới thực là Thiên-Lý-Mã”.

Mọi người cười rộ lên nói:
-“Anh mà sánh được Bá Nhạc hay sao ?”

Rồ cũng cầm roi vụt tới-tấp, đánh đuổi người kia.

---o0o---


15. CHẶT CÀNH



Xưa có người trồng Đào trong vườn nhà, nhưng có cây nảy cành vượt ra ngoài nở Hoa rất đẹp. Người qua đường đều khen:
-“Hoa đẹp quá ! Ở đâu có được thế nhỉ ?”

Người trồng Đào nghe thấy, tức giận mắng Hoa rằng:
-“Mày muốn tự khoe mình đẹp à ? Ta không cho phép”.

Nói rồi vào nhà, mang cưa ra cưa hết những cành nở Hoa cắm vào trong vườn. Xong đâu đấy vừa uống Rượu vừa nói với cành Đào rằng:
-“Mày còn có thể tự khoe được nữa chăng ?”

Rượu chưa hết mà cành Đào đã héo khô.

---o0o---


16. XÉN LÁ



Mẫu-Đơn là Vua các loài Hoa. Có một anh nhà giàu, mua được một gốc, trồng ở giữa sân. Khi Hoa nở, màu đỏ rực-rỡ, Lá xanh rạp mát, đẹp chẳng kém gì Cành. Người nào thấy cũng khen:
-“Hoa đẹp biết bao !”.

Anh nhà giàu nghe người ta khen Hoa, mà không nói đến Cành Lá, bèn xén trụi Cành Lá. Ai thấy cũng lắc đầu, nhíu mày bỏ đi cả.
Anh nhà giàu hoang-mang không hiểu, làu-bàu nói:
-“Sao hôm qua thì ngợi khen thế, mà nay lại lắc đầu như thế ?”


---o0o---


17. NGƯỜI CHÓ



Có người đàn bà trung-niên nọ cầu-khẩn mãi mới sinh được con, coi nó như hòn Ngọc trên tay, việc gì cũng không cho làm.
Đến tuổi trưởng-thành, việc ăn, mặc, đi, lại, phải có người lo-liệu giúp cho, như lúc nằm ở trong Nôi.

Có ông già khuyên bà ta:
-“Nên dạy nó cách ăn nói”.

Bà ta đáp:
-“Tôi còn đây, nó cần gì phải nói”.

Hoặc có người láng-giềng khuyên bà:
-“Nên dạy cho nó tự lo-liệu” .

Bà ta đáp:
-“Tôi còn đây, nó cần gì phải lo thân ?”

Đến khi bà ta qua đời, đứa con không biết làm gì cả. Cả ngày nó cùng Chó bò lê-la trước nhà người ta mà xin ăn, người ta gọi tên nó là:
Người Chó !

---o0o---


18. MÔN-ĐỒ THÁNH NHÂN



Tăng Khổng người đất Lỗ, làm Thái-Thú, tự-nguyện rằng:
-“Thánh Nhân không dạy, ta thề không làm !”.

Một hôm, nhà Bếp dọn lên món Cá. Khổng cầm đũa lên hỏi mọi người:
-“Ta ăn có được chăng ?”


Đáp rằng:
-“Á Thánh có nói: “Cá, là cái ta muốn ăn”.

Khổng bèn gắp Cá ăn.

Lại một hôm, có người dâng sách “Tây Sương Ký”, Khổng nghiêm sắc mặt lại nói:
-“Lời dâm-ô giỡn-hớt sao có thể để lọt vào tai ?”

Môn khách trả lời:
-“Đây là Xuân Thu của Thôi-Oanh-Oanh đấy, Xuân Thu chẳng phải thánh nhân viết hay sao?”

Khổng vội nghiêm mặt nói:
-“Ta phải tắm nước cỏ thơm rồi sẽ đọc sau”

Một hôm, trời nắng như thiêu, Khổng muốn ngủ ngày, bèn mang giường đặt dưới gốc cây ngoài sân. Vừa nằm xuống Khổng bỗng nhỏm dậy, hỏi mọi người rằng:
-“Ngủ ngày có được không ?”

Ai nấy bối-rối không biết trả lời sao. Vừa lúc một tiểu-đồng đến nói:
-“Luận-Ngữ” mói: “Tể-Dư ngủ ngày”.

Khổng yên lòng, bèn thảnh-thơi nằm ngủ, không còn áy-náy gì nữa !

---o0o---


19. TÍNH SẠCH



Mỗ Công vốn ưa sạch-sẽ, một vết bẩn nhỏ cũng không chịu. Ông ta có một con Sư-Tử Ngọc chặn giấy, toàn thân trong suốt, lung-linh lấp-lánh. Mỗ Công rất quý, mỗi khi yến tiệc, đều mang ra khoe với khách-khứa…

Một hôm có người chỉ cho Mỗ Công thấy vết nhọ ở Móng Chân Sư-Tử do Nhặng Xanh làm bậy. Mỗ Công tức giận ném Sư-Tử vào cầu tiêu, nói:
-“Hãy vào chỗ nhơ bẩn kia mà ở”.

Hôm sau, Phương Bá nghe thấy, vời Mỗ Công đến uống Rượu. Giữa tiệc, Phương Bá nhìn kỹ vào Mặt Mỗ Công. Mỗ Công đang không hiểu thế nào thì bỗng Phương Bá chỉ cái Nốt Ruồi ở bên Lông Mày Mỗ Công nói với tân khách:
-“Ông cũng có vết bẩn, hãy vào nhà cầu mà ở”.

Phương Bá liền trói Mỗ Công cho vào nhà cầu.
Đến lúc ấy, Mỗ Công hơi tỉnh-ngộ, không còn làm bộ kiểu-cách nữa.

---o0o---


20. LỜI CAN-GIÁN



Mỗ Công làm chức Giám Nghị Đại Phu, tự nghĩ phải dâng những điều ích-lợi để bổ-khuyết cho Vua, giúp Vua trở thành bậc minh Quân. Ông nghĩ mãi chưa ra, bèn sao lục bài “Thập Tư Sớ” (Sớ về 10 điều lành) của Ngụy-Huyền-Thành để dâng lên.

Sớ chưa được dâng, bỗng ông đọc tới điều:
“Lúc yên lành lo lúc nguy-nan”

Thấy chưa ổn-thỏa. Nay đang lúc thái-bình, ngôi Vua lâu bền, làm gì có sự nguy-nan ? Tội đáng lưu-đày, bèn cầm bút xóa đi.

Sau đó lại đọc đến điều: “Đi thuyền, lật thuyền”, điều này quá nặng, nếu “lật thuyền”, tội chẳng phải làm loạn hay sao ?
Ông lại xóa đi, sau đó ông lại đọc đến điều:
“Lo điều bế-tắc, sợ lời gièm-pha gian-tà”

Cũng không phải là lời kẻ dưới nên nói. Ngày nay Vua sang, Tôi hiền, làm sao có chuyện bế-tắc, gièm-pha gian-tà.
Nay sinh chuyện thị-phi càn rỡ, tội không thể tha.

Đọc đến đây ông không ngăn nổi mồ-hôi ướt đầm áo sống. Ông lại xóa đi. Cứ làm như thế mãi, lòng tạm yên. Thắp nến đọc lại bài
“Thập Tự Sớ” của Huyền-Thành, chỉ còn lại 6 chữ:

”Noi theo Mệnh Trời trị Nước” mà thôi.





Mời xem tiếp:NGỤ NGÔN THI HOẠ 2


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:




CHUYỆN XỬ THẾ





AToanMT

Message edited by LongTracAn - Thứ Hai, 05 Nov 2012, 10:35 PM
 
ThuanThien Date: Thứ Sáu, 02 Nov 2012, 1:00 PM | Message # 2
Major general
Group: Users
Messages: 446
Status: Tạm vắng
THẦY
 
LongTracAn Date: Thứ Sáu, 02 Nov 2012, 2:05 PM | Message # 3
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


Đại Bi Chú
 
atoanmt Date: Thứ Sáu, 02 Nov 2012, 3:52 PM | Message # 4
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
Cuốn "Ngụ Ngôn thi Hoạ" này, lục trên Web, hông thấy ai Post !
Ngồi ở Sở gõ mệt xỉu


AToanMT
 
thanhlongphapsu Date: Thứ Sáu, 02 Nov 2012, 3:57 PM | Message # 5
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
Anh Toàn còn giử được những mẫu chuyện cách xử thế, học làm Người như vầy thật hữu ích.

 
Trantrans_68 Date: Thứ Bảy, 03 Nov 2012, 3:14 AM | Message # 6
Lieutenant colonel
Group: Disciples
Messages: 125
Status: Tạm vắng
 
LSK Date: Thứ Năm, 08 Nov 2012, 7:15 AM | Message # 7
Major general
Group: Disciples
Messages: 484
Status: Tạm vắng
THẦY

Đúng là những bài học hay.
Đệ tử thật cảm tạ công đức của Thầy đánh máy và biên tập lên internet, để mọi gười tham khảo học hỏi.

 
cafesnt Date: Thứ Bảy, 10 Nov 2012, 5:38 PM | Message # 8
Major general
Group: Moderators
Messages: 357
Status: Tạm vắng
 
kathy Date: Thứ Năm, 20 Mar 2014, 10:05 AM | Message # 9
Colonel general
Group: Users
Messages: 900
Status: Tạm vắng
Anh Toàn post bài '' Ngụ Ngôn Thi Hoạ '' Quá Tuyệt
 
FORUM » TRANG KIẾN THỨC » TRUYỆN XỬ THẾ » NGỤ NGÔN THI HỌA » NGỤ NGÔN THI HOẠ (TRẦN TỬ ÍCH)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO