Thứ Năm
28 Mar 2024
5:54 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG Y HỌC - SỨC KHỎE » Y-HỌC - SỨC KHỎE » Thực phẩm dành cho người đau dạ dày
Thực phẩm dành cho người đau dạ dày
atoanmt Date: Thứ Hai, 24 Mar 2014, 8:06 PM | Message # 1
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
Thực phẩm dành cho người đau dạ dày
– Nên ăn gì và kiêng ăn gì ?


Đau dạ dày là một bệnh mãn tính không thể chữa khỏi tận gốc. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể giúp cho dạ dày hoạt động tốt nếu như người bệnh có một chế độ ăn uống hợp lý, kiêng cữ các thức ăn gây hại cho dạ dày.

Sau đây sẽ hướng dẫn cho bạn thức ăn nào tốt cho dạ dày, thức ăn nào có hại và sẽ trả lời các câu hỏi xung quanh chuyện ăn uống đúng cách nếu đã lỡ mắc bệnh viêm dạ dày.

Nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về dạ dày là do chế độ ăn uống không hợp lí. Chính vì vậy, một thong những phương pháp chữa đau dạ dày là thay đổi chế độ ăn uống. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin bệnh dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì?
Cuộc sống hiện đại cùng áp lực công việc làm cho số người mắc các bệnh về dạ dày ngày càng tăng và trẻ hóa. Bên cạnh những loại thuốc đặc trị, các bài thuốc chữa đau dạ dày trong dân gian thì chế độ ăn uống là liệu pháp có hiệu quả cao. Tuy nhiên, không phải loại thức ăn nào người đau dạ dày có thể ăn được nên bạn cần biết những kiến thức về bệnh dạ dày.

Bệnh đau dạ dày nên ăn gì?


1. Nhóm thức ăn bảo vệ niêm mạc dạ dày

Theo các chuyên gia, bệnh nhân đau dạ dày nên ăn các loại thức ăn có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống lại các vi khuẩn gây viêm loét dạ dày.
Các loại thực phẩm nên dùng: Trứng, sữa, gạo nếp, …Việc uống sửa với chế độ hợp lí sẽ có tác dụng tốt đối với bệnh nhân đau dạ dày.

2. Tôm cá tốt cho người bệnh loét dạ dày



Để trả lời câu hỏi: Bệnh dạ dày nên ăn gì? Các bác sĩ khuyên bạn nên ăn nhiều tôm cá và các loại thực phẩm chứa nhiều đạm và can xi. Trong tôm cá giàu can xi, protein và đặc biệt là có chứ nhiều kẽm – các chất cần thiết để lành vết loét.

3. Viêm dạ dày – Nên ăn bắp cải

Theo nghiên cứu, bắp cải không chỉ là loại thực phẩm tốt, giàu chất xơ mà còn là loại thực phẩm dành cho bệnh nhân dạ dày. Trong bắp cải có các chất dinh dưỡng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích tiêu hóa, đặc biệt vitamin U có trong bắp cải giúp nhanh chóng lành viết loét trên thành dạ dày.

4. Các loại món ăn tốt cho hệ tiêu hóa

Bên cạnh một số món ăn trên, chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu, nhuận tràng: các loại tinh bột như: khoai tây, khoai lang…
Ngoài ra, không nên để thức ăn biến chất, để lâu trong tủ lạnh, nên ăn các món ăn hấp, ninh…
Ngoài những băn khoăn về bệnh dạ dày nên ăn gì, người bệnh cần tạo cho mình thói quen ăn uống đúng giờ, không ăn các loại thức ăn khó tiêu, các loại thức ăn chứa nhiều axit, tránh xa các chất kích thích….

Với chứng đau dạ dày không nên ăn gì?


Các chuyên gia dinh dưỡng, khyên những người mắc bệnh dạ dày không nên ăn một số nhóm thức ăn.

1. Thức ăn có hại có niêm mạc dạ dày

Bạn có biết, niêm mạc dạ dày rất dễ bị tổn thương nên khi bị đau dạ dày, đặc biệt là viêm loét dạ dày cần tránh một số loại thực phẩm có chất chua, tăng tiết dịch dạ dày, tăng viêm nhiễm…Những bệnh nhân đau dạ dày nên tránh; chanh, quýt, dưa cà muối…

2. Các loại chất kích thích

Một số loại chất kích thích là tác nhân gây đau dạ dày: rượu, bia, cà phê, thuốc lá… Ngoài ra, người bệnh cần tránh các chất kích thích mạnh như: tiêu, tỏi, ớt…và các món ăn nhiều dầu mỡ, các loại thịt quay, thịt hun khói… Bên cạnh đó, các thức ăn có thể tăng tiết vị dạ dày người bệnh cần hạn chế: Đó là các loại thực phẩm chua: cam, chanh, xoài, giấm…

Hơn nữa, các loại nước có chữa acid nên tránh: các loại nướ ngọt, nước trái cây có ga… 3. Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh Nếu bạn đang thắc mắc: Đau dạ dày không nên ăn gì, các chuyên gia sẽ trả lời bạn: Không nên ăn các đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Một số loại thực phẩm có tính lạnh: ốc, ngao, sò…

Tuy nhiên, không cần phải tuyệt đối tránh các loại món ăn này, vì khi ăn bạn có thể thêm chút gừng tươi để điều hòa. Ngoài ra, người bệnh cần kiêng các loại thực phẩm được ướp lạnh hoặc thức ăn nóng. Tốt nhất, bạn nên sử dụng thức ăn trong khoảng 25 -30 độ.

4. Các loại nấm

Các chất hóa học trong các loại nấm đều gây hại cho sức khỏe người bệnh. Đặc biệt, chất chất phalin rất độc chưa bị hủy có nhiều trong nấm, có thể làm tổn thương dạ dày.
5. Trứng chưa chín hoặc quá chín
Vì trong lòng trắng trứng sống có chất antitrypsin chống lại sự tiêu hóa protein, có thể gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến sự tiêu hóa các chất protein có trong thịt, cá, sữa. Nếu nấu trứng chín quá kỹ thì ăn cũng khó tiêu, vậy nên chiên (rán) hoặc luộc vừa chín tới là tốt nhất.
6. Thực phẩm làm tăng tiết dịch vị: Cụ thể như chanh, cam, quýt, mơ, ổi, xoài xanh, khế chua, me, chùm ruột, sơ ri, dưa muối các loại, cà chua, giấm ăn, mù tạt… Các loại nước trái cây có acid, nước có gas; lưu ý là nếu sau khi ăn hải sản mà lại ăn các loại trái cây có nhiều vitamin C, acid tactric (như: cam, quýt, bưởi, nho…) thì không những làm mất đi chất dinh dưỡng mà còn sinh ra chất độc hại, gây khó tiêu hóa, kích thích đường ruột gây đau bụng, nôn ọe.
7. Thực phẩm khó tiêu, nhiều chất xơ
Cụ thể như củ cải già, rau cần, rau hẹ, các loại rau đậu già, đậu khô, khoai môn… Nếu dùng chỉ nên lấy nước bỏ cái hoặc cắt nhỏ, vụn, xay nhuyễn để nấu chín nhừ.
8. Một số loại củ, rễ
Cụ thể như măng, khoai mì vì chúng có một hàm lượng acid cyanhydric là chất độc hại cho dạ dày.
Thay vì băn khoăn đau dạ dày không nên ăn gì, bạn nên chủ động phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày bằng cách: Chủ động thực hiện chế độ ăn uống điều độ, không nên bỏ bữa sáng, không nên ăn các loại thức ăn khó tiêu, nên ăn các loại thức ăn mềm, có tính chất nhuận tràng…
Kết hợp tập luyện thân thể
Người bị viêm loét dạ dày – hành tá tràng không nên để bụng trống. Nên ăn từng bữa nhỏ, chia nhiều lần trong ngày để trong dạ dày luôn có thức ăn, phòng ngừa bụng trống sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây đau xót. Khi ăn nên ăn thật chậm rãi, nhai thật kỹ thức ăn vì nước bọt sẽ giúp chữa lành vết loét.
Ngoài ra, sẽ rất có ích cho việc chữa trị khi tạo cho mình một chế độ làm việc điều hòa, không căng thẳng thái quá, giảm bớt cường độ công việc, quan tâm đến giờ giấc ăn uống, nghỉ ngơi.
Kết hợp với việc tập luyện vận động thể lực vừa sức hoặc tập dưỡng sinh, hít thở sâu để tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa.

Bữa ăn sáng và bệnh dạ dày

Bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày

Sau khi thức dậy là thời điểm bạn cần phải có năng lượng nhiều nhất của cả ngày. Tại sao? Bởi vì trong đêm, bạn đồng hóa tất cả các chất dinh dưỡng của bữa ăn ngày hôm trước để sẵn sàng tống khứ ra khỏi cơ thể hết vào buổi sáng. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều cảm thấy cơ thể chậm chạp khi mới thức dậy! Điều này là do chế độ ăn quá kinh khủng của bản thân bạn.

Nếu bạn ăn đúng cách thì bạn sẽ thức dậy sớm hơn và nhận được nhiều năng lượng hơn. Viêm dạ dày nên ăn gì vào buổi sáng? Viêm dạ dày xảy ra khi có một loại vi rút tấn công vào đường tiêu hóa khiến bạn bị nôn mửa kèm theo tiêu chảy. Khi bị viêm dạ dày, cơ thể bạn không chỉ không hấp thu nhiều chất dinh dưỡng cần thiết mà còn mất nhiều khoáng chất cần cho sự sống. Do đó, bạn cần lựa chọn thực phẩm cẩn thận nếu bạn bị viêm dạ dày theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng để việc phục hồi chức năng dạ dày được tốt hơn. Rotavirus là loại vi phổ biến gây ra viêm dạ dày ở trẻ nhỏ trong khi norovirus gây ra viêm dạ dày ở người lớn. Còn có một số loại vi rút khác như adenovirus, astrovirus và sapovirus cũng gây viêm dạ dày.

Ngoài nôn mửa và tiêu chảy, bạn cũng sẽ bị đau bụng, nhức đầu và sốt trong thời gian bệnh, có thể kéo dài từ 1- 20 ngày. Mối nguy hiểm nhất của chứng viêm dạ dày là mất khoáng chất. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu các rủi ro bằng cách lựa chọn các món ăn lỏng hoặc rắn vào buổi sáng và các buổi ăn trong ngày. Ăn sáng bằng thức ăn lỏng Nôn mửa và tiêu chảy đều dẫn đến mất nước và mất các chất dịch trong cơ thể. Các chất lỏng bạn tiêu thụ vào bữa sáng là rất quan trọng nếu cả đêm qua bạn chưa ăn uống gì. Tuy nhiên, dạ dày và ruột của bạn cần nghỉ ngơi để phục hồi và bữa sáng với các món ăn lỏng sẽ giúp hệ tiêu hóa cân bằng và cung cấp các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần.

Bạn có thể uống các loại nước súp, nước ép trái cây pha loãng hoặc uống nước dành cho các vận động viên thể thao, vừa có thể cung cấp nước vừa cung cấp muối khoáng cho cơ thể. Nếu như sự phục hồi của bạn tiến triển nhanh, bữa ăn sáng của bạn có thể bao gồm các loại thực phẩm đặc hơn. Ăn sáng bằng thức ăn đặcCác loại thức ăn đặc dễ tiêu hóa có lợi khi bạn bị viêm dạ dày. Tuy nhiên, bạn chỉ nên kết hợp với các loại thực phẩm này chỉ khi cơ thể có thể chịu được và không bị nôn ra trong vòng vài giờ. Sự lựa chọn tốt nhất là bánh mì khô, bánh quy, cơm, chuối và táo. Những thực phẩm giàu tinh bột giúp hệ tiêu hóa của bạn nhẹ nhàng hơn và có thể cung cấp được năng lượng và khoáng chất. Khi hệ tiêu hóa của bạn được cải thiện thì bạn có thể bổ sung gelatin, lòng trắng trứng nấu chín, thịt nạc để cung cấp protein hỗ trợ phục hồi cho dạ dày tốt hơn.

Lưu ý:
- Cần tránh các thức ăn nhiều chất béo, thức ăn cay, các loại sữa và các loại thức ăn có nhiều đường vì những thực phẩm này khó tiêu hóa, gây khó chịu cho dạ dày và ruột. - Không sử dụng rượu và cafein vì chúng làm cơ thể mất nước. - Nếu các loại thực phẩm bạn ăn trong quá trình phục hồi làm cho hệ tiêu hóa của bạn tệ hơn, hãy dùng lại các thực phẩm lỏng đến khi các triệu chứng hết hẳn.

Đau dạ dày có được uống vitamin C không?


Nhiều người đau dạ dày do viêm, loét thường được khuyên không nên ăn chua để tránh tăng acid dịch vị gây ra các cơn đau do kích thích các ổ viêm loét. Vitamin C có vị chua nên nhiều người lầm tưởng là bệnh dạ dày thì không được dùng thuốc này. Tuy nhiên, vitamin C (acid ascorbic) là một sinh tố cần thiết cho sức khỏe và có tác dụng tốt bảo vệ thành mạch.

Hơn nữa, vitamin C không chỉ là thuốc và không phải chỉ có trong những trái cây chua như chanh, cam… mà nó cũng còn có nhiều trong những trái cây ngọt như đu đủ, dưa hấu… cũng như trong nhiều loại rau cải như bông cải trắng, bông cải xanh, ớt chuông, rau dền, măng tây, giá, hành tây… Người bị đau dạ dày vẫn cần ăn đủ các thức ăn trên để cơ thể tăng sức đề kháng và không bị thiếu sinh tố C. Dùng vitamin C không những không hại đến dạ dày mà còn giúp giảm nguy cơ bị nhiễm vi trùng H.Pylori là nguyên nhân thường nhất gây viêm, loét dạ dày. Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày, bảo vệ bụng và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Tốt nhất nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.

Đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?

Hỏi:
“Tôi được biết sữa chua có tác dụng tốt về nhiều mặt; nhưng tôi lại mắc bệnh loét dạ dày, vậy có ăn được không?”.

Trả lời của chuyên gia dinh dưỡng:
Sữa chua là sữa được cho lên men nhờ một loại vi khuẩn đặc biệt họ lactobacteriacae. Đường đôi (lactose) có nhiều trong sữa khi lên men sẽ chuyển hóa thành các đường đơn glucose và galactose, cuối cùng chuyển thành axit lactic. Một phần axit này tác dụng với canxi cazeinat có trong sữa, tạo ra axit cazeinic và canxi lactat dễ tiêu hóa.

Một số vi khuẩn trong sữa chua còn tạo nên enzym proteaza, có tác dụng thủy phân protein thành các axit amin tự do dễ hấp thụ. Mặt khác, axit của sữa chua còn kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn gây lên men thối trong ruột.

Trước đây, những người bị loét dạ dày – tá tràng được khuyến cáo kiêng tất cả các thức ăn chua vì sợ nó làm tăng lượng axit, gây viêm loét nặng hơn. Song nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh, sữa chua lại có ích trong việc phòng và chữa bệnh dạ dày.

Số lượng và nồng độ axit trong sữa chua không đáng kể so với lượng axit trong dịch vị. Axit lactic (được chuyển hóa từ sữa chua) lại có tác dụng kìm hãm sự phát triển của Helicobacter pylori (thủ phạm gây viêm loét dạ dày – tá tràng).
Ngoài ra, các vi khuẩn lên men chua sẽ bám vào niêm mạc đường tiêu hóa, tiết ra chất kháng sinh tự nhiên, tăng cường miễn dịch tại chỗ, qua đó kìm hãm sự phát triển của Helicobacter pylori.

Theo cuốn “Chỉ dẫn về thức ăn chữa bệnh” của bác sĩ David Kessler, vi khuẩn lên men chua có thể làm tăng số interferon gamma, giúp hệ miễn dịch đấu tranh chống lại bệnh tật.
Như vậy, người bệnh đau dạ dày có thể dùng sữa chua mà không sợ có hại cho dạ dày.

Bị đau dạ dày do vi trùng HP thì có cần kiêng uống sữa?

Hỏi:
Thưa bác sĩ, Em bị đau bao tử do nhiễm HP (bác sĩ ghi là viêm sung huyết hang vị trung bình) và đã điều trị, tuần này là tuần thứ 5 rồi ạ! Em đã đi nội soi lần thứ 2 và kết luận là âm tính với HP rồi.

Bác sĩ cho em hỏi bệnh này có khỏi hẳn không?
Tại sao bác sĩ điều trị của em lại kêu kiêng ăn các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa tươi, phô mai… kiêng luôn đó BS à.

Vì em đang thí nghiệm nên được thầy cô khuyên là uống sữa để giải độc hic hic!

Bác sĩ ơi, có cần thiết kiêng sữa hoàn toàn không vậy?
Hồi điều trị tuần thứ 3, em đã uống sữa tươi thử và thấy không đau gì hết. Ngoài ra em cần kiêng gì nữa không ạ (dưa hấu, các trái cây chua, trứng ??? ) và thời gian kiêng là bao lâu?

BS điều trị cho em uống Cap. Hulopraz (1 viên 20mg, 1 ngày uống 2 viên trước 2 bữa ăn). Em thấy có tác dụng phụ là ảnh hưởng đến sinh sản và ung thư. Vậy em dùng lâu có sao không, có khi nào vô sinh không bác sĩ. (Hồng Vân, SG)

Trả lời của bác sĩ khoa tiêu hóa dạ dày:
Bạn bị viêm dạ dày, HP (+), đang điều trị tuần thứ 5, đã kiểm tra nội soi lần 2 kết quả HP (-) như vậy là đáp ứng điều trị khá tốt. Bệnh có thể chữa khỏi hẳn nhưng cũng có một số trường hợp tái phát. Bạn nên tiếp tục duy trì uống thuốc theo đơn bác sĩ thêm một thời gian nữa thôi, đừng quá lo lắng về các tác dụng phụ vì thường hiếm xảy ra. Thuốc nên uống trước bữa ăn và không nên tự ý ngưng thuốc hoặc tăng giảm liều. Để điều trị hiệu quả bạn nên lưu ý: - Không nên ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng - Không nên ăn quá nhiều chất béo - Chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng - Không uống rượu, bia - Không nên ăn quá nhanh, nhai không kỹ. - Ăn đúng bữa, đúng giờ, không ăn quá khuya bữa ăn cuối cùng trước lúc ngủ ít nhất 4 giờ, không ăn quá no hoặc nhịn đói quá lâu. -Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, buồn phiền, căng thẳng lo âu kéo dài. Với các sản phẩm từ sữa thì bạn nên kiêng sữa chua, còn sữa tươi thì có tác dụng đệm trung hòa acid, giúp giảm đau nhưng một số trường hợp uống sữa gây tăng co thắt hoặc kích thích niêm mạc dạ dày dẫn đến đau bụng. Nếu bạn uống sữa không thấy khó chịu thì nên tiếp tục uống.



Nhận qua email, không rõ Tác giả


AToanMT
 
kathy Date: Thứ Ba, 25 Mar 2014, 7:35 AM | Message # 2
Colonel general
Group: Users
Messages: 900
Status: Tạm vắng
 
FORUM » TRANG Y HỌC - SỨC KHỎE » Y-HỌC - SỨC KHỎE » Thực phẩm dành cho người đau dạ dày
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO