Thứ Ba
16 Apr 2024
0:12 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRUYỆN HUYỀN HỌC » TRUYỆN MA - TRUYỆN KINH DỊ » BÀI KÝ MỘT GIẤC MỘNG ((Truyện không kể lúc nửa đêm))
BÀI KÝ MỘT GIẤC MỘNG
cafesnt Date: Thứ Hai, 24 Jan 2011, 10:27 PM | Message # 1
Major general
Group: Moderators
Messages: 357
Status: Tạm vắng

Truyện của :Lê Thánh Tông
Nguồn: vnthuquan.net


Nhân Tông gặp loạn Nghi Dân. Ta mới lên ngôi, nghĩ đến việc trước mà luôn luôn phải phòng ngừạ Thường dàn sáu quân thân hành đi kiểm soát. Một hôm gặp mưa to, đóng lại trên bờ hồ Trúc Bạch ở mỏ phượng. Trong cơn mưa u ám, phảng phất có tiếng khóc than thảm thiết. Khi ta truyền mọi người lắng nghe thì không thấy gì, nhưng đến khi gió lớn mưa to thì lại nghe thấy tiếng như trước. Ta ngờ vực, rót chén rượu, hắt ra phía có tiếng khóc, khấn thầm rằng:

- Trẫm trên nhờ oai linh của tổ tông, dưới dựa vào bầy tôi giúp sức, sinh, sát, thưởng, phạt đều nắm trong taỵ Ai uất ức, đau khổ, ta có thể giải đi được. Ai có công đức ngầm kín, ta có thể nêu lên được. Khấn với các thần ở địa pphương, nếu có u hồn nào còn uất ức thì bảo chúng cứ thực tâu bàỵ Cớ sao gió mưa thì nghe thấy tiếng, lờ mờ không rõ, như khóc như than, nửa ẩn, nửa hiện, trong tình u oán có ý thẹn thùng, làm cho ta sinh lòng nghi hoặc, muốn nêu lên không rõ công đâu mà nêu, muốn giải cho không biết oan đâu mà giảị Trẫm không nói lại lần nữa, bảo cho các thần biết.

Khấn xong, ta xem hoa cỏ phía ấy tựa hồ có ý cảm động, khiến ta cũng sinh lòng thương xót. Ta liền sắc cho các tướng truyền quân sĩ chỉnh tề hàng ngũ về cung.

Các tướng hộ giá đều phục đằng trước tâu rằng:

- Từ khi thánh thượng chính ngôi đến nay, dân chúng thảy đều thần phục, há đâu có sự bất ngờ. Nay trời rét như cắt, lại thêm mưa gió lạnh lùng, dù ơn vua rộng khắp, ba quân đều có lòng cắp bông báo ơn chúa (xưa có câu truyện: nước Sở đánh nước Tiêu, trời rét, vua Sở đi khắp ba quân phủ dụ khuyến khích, quân sĩ đều thấy hăng hái, trong mình ấp áp như cắp bông vậy), nhưng đội mưa ra về, dân chúng sẽ nghi là có việc khẩn cấp. Cúi xin đóng tạm ở hành tại, đợi khi mưa tạnh trời quang, truyền mở cửa Tây, chỉ trăm bước là về tới chính cung thôị

Ta ngượng theo ý chư tướng, hạ lệnh ngủ qua đêm ở đó. Ðêm khuya mộng thấy hai người con gái rất đẹp đội một phong thư, phục xuống trước mặt tâu rằng:

- Chị em thiếp trước thờ vua Lý Cao Tông, rất được nhà vua quý mến. Không may phận rủi thời suy, bị kẻ gian là Trần Lục bắt trộm, đem đi trốn, định bán chị em thiếp cho người ta bằng một giá đắt, nhưng bị người láng giềng trông thấy, nó sợ tội nặng, nên đem chị em thiếp giam ở địa phương nàỵ Tới nay đã hơn hai trăm năm. May nhà vua đi tuần qua đi, có lòng thương xót mọi người, nên chị em thiếp đều liều chết dâng thư, mong đội đức thánh minh soi xét chọ Chị em thiếp nghĩ lúc này chính là lúc được ra ngoài hang tối, thấy bóng mặt trờị

Hai cô nói xong, rồi đặt thư lên án, vừa khóc vừa lạy mà lui rạ

Ta tỉnh giấc, trông lên án, quả có một phong thư. Trong lòng nghi hoặc, vội mở ra xem thì thấy một tờ giấy trắng ngang dọc đều độ một thước, trên có bảy mươi mốt chữ, lối chữ ngoằn ngoèo như hình giun dế, không thể hiểu được. Dước cũng có hai bài thơ:

Bài thứ nhất rằng:

Cổ nguyệt lạc hàn thủy,
Ðiền ôi vị bán âm.
Dạ dạ quân kim trọng,
Thê thê thiên lý lâm.

Tạm dịch là:

Mặt trăng xưa, rơi xuống nước lạnh,
Góc ruộng vì thế mà tối mất một nửạ
Ðêm đêm cân vàng nặng,
Ðau xót lòng ngàn dặm.

Bài thứ hai:

Xuất tự ba sơn sự nhị vương,
Tị lân đầu thượng lưỡng tương phương
Hậu lai giá đắc kim đồng tử,
Không đới đào chi vĩnh tự thương.

Tạm dịch là:

Ra tự núi Ba Sơn thờ hai vua,
Trên đầu liền xóm hai người sánh đôị
Ðến sau gả cho chàng kim đồng,
Uổng công đội cành đào, cảm thấy đau xót mãị

Ta nghĩ đi nghĩ lại hai ba lần, nhưng vẫn chưa hiểu ý. Sáng hôm sau ta vào triều, vời học thần nội các đến, thuật rõ việc ấy và đưa hai bài thơ cho mọi người xem để giải nghĩa
Các họa sĩ đều nói:

- Lời nói của quỷ thần rất huyền bí, không thể giải đoán ngay được. Xin bệ hạ cho phép chúng tôi nghĩ kỹ xem thế nào rồi sẽ xin tâu lạị

Trải qua ba năm, không ai biết hai bài thơ ý nói gì.

Một hôm ta ngủ trưa, mộng thấy người Tiên thổi địch gặp ở hồ Tây khi trước. Ta mừng lắm, mời gã cùng ngồi, cầm tay nói chuyện vui vẻ. Trong mộng lại nhớ đến hai bài thơ kia, đem ra hỏi:

Tiên thổi địch nói:

- Tiên triết ta có câu: “Không thể biết được mới gọi là thần”. Ðem lòng trần dò lòng thần, dò thế nào được? Vậy nên ba năm nay muốn thân oan cho người mà vẫn chưa được.

Tiên thổi địch mới giải nghĩa rằng:

- Hai người con gái ấy là yêu thần của chuông vàng và đàn tỳ bà đó. Khi xưa Lý Cao Tông chế nhạc, đặt tên chuông là Kim Chung, trên đàn là Ngọc tỳ bà. Là chuông, mà có tiếng tơ trúc, là tơ, mà có âm hưởng của kim thạch, cho nên mỗi lần được tấy ở ngự tiền, vẫn được ban thưởng. Nhà vua rất quý, đem cất vào nhạc phủ cẩn thận. Ðến đời Huệ Tông, trễ nải chính trị, ruồng bỏ nhạc công, hàng ngày say sưa hát hỏng, múa giáo tự xưng là tướng nhà trời, ủy cả chính quyền cho nhà Trần. Lúc ấy, một người tôn thất nhà Trần, tên là Lục, thừa cơ lấy trọm hai nhạc cụ ấỵ Không ngờ nhạc công là Nguyễn Trực trông thấy, toan đem phát giác. Lục sợ mắc tội, liền đem chôn tại bờ hồ Trúc Bạch, bên trên trồng một cây anh đào cho mất dấu tích đị Khí vàng và ngọc lâu này thành yêu, nay chúng muốn kêu với vua đào lên để chúng được trổ tài cho nhà vua dùng đó.

Trong bài thơ nói: “Cổ nguyệt lạc hàn thủy”, là: bên tả chấm thủy, giữa có chữ “cổ”, bên hữu có chữ “nguyệt” ghép lại thành chữ “bạn”. Cho nên nói: “Ðiền ôi vị bán âm”. Kim, đồng ghép lại là chữ “chung”. Thiên lý ghép lại là chữ “mai”, vì chữ “thổ” ngược lại là chữ “thiên”. Bốn câu này đọc thành bốn chữ là “Hồ bạn chung mai” (nghĩa là Chuông chôn bờ hồ). Còn các chữ khác chẳng qua chắp nhặt cho thành câu thôị Hai chữ “vương” trên chữ “bà”. Trên đầu chữ “tỷ” với trên đầu chữ “ba” so sánh như nhau, nghĩa là cùng đặt hai chữ “vương” lên trên thì thành chữ “tỳ”. Hai chữ tuy đảo ngược, nhưng cũng hiểu là chữ “tỳ bà”. Gả cho chàng kim đồng: Kim đồng là chữ “chung”. Chắc là “tỳ bà” và “kim chung” cùng đựng vào một vật gì đem chôn đó. Còn câu: “Không đới đào chi vĩnh tự thương”, thì cem bờ hồ nào có cây anh đào, tức là hai thứ ấy chôn ở dưới gốc đó.

Ta lại hỏi âm và nghĩ của 71 chữ ở đầu trang.
Tiên thổi địch nói:

- Những chữ ấy tức là lời tâu của hai con yêụ Lối chữ ấy là lối chữ cổ sơ của Việt Nam. Nay Mường Mán ở các sơn động cũng có người còn đọc được. Nhà vua triệu họ đến, bắt họ đọc thì khắc biết.

Tiên thổi địch nói xong, ta còn muốn nói chuyện nữa, chợt có cơn gió thoảng qua làm ta tỉnh giấc. Bèn truyền thị vệ theo lời dặn của Tiên thổi địch đi tìm. Quả nhiên đào được một quả chuông vàng và một cây đàn tỳ bà ở bên hồ./.

-HẾT-

 
tenciu Date: Thứ Sáu, 28 Jan 2011, 0:43 AM | Message # 2
Sergeant
Group: Users
Messages: 30
Status: Tạm vắng
Bạn sưu tầm nhiều bài lạ lắm đó. Đúng là những bài đáng sưu tầm

 
Nam Date: Thứ Bảy, 29 Jan 2011, 4:02 AM | Message # 3
Lieutenant colonel
Group: Moderators
Messages: 114
Status: Tạm vắng
Tenciu nói đúng, bài hay lạ . Tiếc là vua được chuông vàng và đàn tỳ bà quá sớm, bỏ qua 71 chữ cổ, không thì mình thấy được chử xưa VN !
Cám ơn cafesnt, bài hay.
 
cafesnt Date: Thứ Sáu, 12 Oct 2012, 6:35 PM | Message # 4
Major general
Group: Moderators
Messages: 357
Status: Tạm vắng
Lưỡng Phật đấu thuyết ký

Trích "Thánh Tông di thảo"
- Khuyết danh - NXB Văn học, H.2001


Năm Quý Tỵ lụt to. Những nơi nước đến, rắn rết bò lên ngọn cây, người ta phải nuôi gà chó trên cành. Đền chùa phần nhiều bị nước cuốn đi hay là đổ nát.

Ngày hai mươi bảy tháng tám, nước rút. Ta đi thuyền xem xét nơi nào bị thiệt hại thì chẩn cấp cho dân. Buổi chiều, đến bên đò Văn Giang, gió mưa mờ mịt. Ta cho buộc thuyền trước chùa rồi nằm ngủ. Đến canh ba, bốn bên im lặng như tờ, ta bỗng nghe trong chùa có tiếng nói xì xào. Lúc ấy, quan hầu đều ngủ say. Ta lén đi lên bờ, tựa cửa chùa dòm trộm, thấy một tượng Phật bằng đất, chân đạp lên đầu một con thú, tay cầm kiếm râu ria tua tủa như những ngọn kích, mặt vuông đầy thước, lưng rộng ba ôm, sắc mặt giận dữ, chỉ thẳng vào mặt một tượng Phật gỗ ngồi ở bên trên, mắng rằng:

- Khoảng tháng sáu, tháng bảy, Hà Bá gây ra tai vạ, chính thân ngươi cũng không thể chống nổi nước lũ, phải trôi dòng giạt bãi, lúc nổi lúc chìm, mũ hoa để lem nhem, hài vẽ để bùn lấm. Khi ấy, các mụ nhà quê trông thấy ngươi, ngờ là cây chuối nổi, thợ mộc trông thấy ngươi nghi là khúc gỗ trôi. Đã bao lâu, ngươi vẫn là chỗ để cho bọn áo nâu tay chùng nấp bóng, thế mà bấy giờ ngươi không sao kiếm nổi một bữa cúng chay. Cũng may mà thân nhà ngươi hãy còn, được nhà sư đem về sửa lại áo mũ, tô lại vàng son. Ta nghĩ: trước ngươi đã gặp cảnh ngộ nhường ấy, nay còn mặt mũi nào dám ở trên ta mà hưởng lộc ba phẩm nữa?

Phật gỗ cũng phát khùng đứng lên nói:

- Ngươi không nghe trong kinh có câu: "Thế gian vạn sự bất như thường, hựu bất kinh nhân, hựu cửu trường" hay sao? Ôi! lụt và hạn là bởi thiên tai gây ra. Lụt thì ta cùng trôi theo nước, khi nước rút, ta lại trở về ngôi cũ, dẫu bị xiêu giạt giang hồ, nhưng có hại gì đến "chân nhân" của ta? Vậy chẳng phải là "làm chủ muôn hiện tượng, không theo luật bốn mùa" hay sao? Khi ở trên dòng nước lũ, ta trông về cảnh chùa nhà mà thương thay nhà ngươi gặp bước truân chuyên. Nước đến chân thì chân ngươi nát rữa, nước đến bụng thì bụng ngươi vỡ lở, nước đến lưng thì lưng và vai ngươi đổ sụp. Trán rộng, mi dài, thôi còn đâu nữa! Hỡi ôi, thương thay! Thân hình không giữ nổi, còn cười người chi?

Hai Phật còn đương nói, Phật Thích Ca tay xách bầu rượu, dáng say lảo đảo, bước ra mà rằng:

- Chao ôi! Hai người đều có lỗi cả! Trong khi nước lớn mênh mông, các người đã không biết vận ngũ thông, dùng lục trí, thét lui muôn dòng nước ở biển Đông, mà chỉ biết giữ cái hình hài bằng gỗ đất, ngồi hưởng rượu thịt của dân chúng, như thế, đã không biết xấu hổ, lại còn đấu khẩu với nhau, không sợ "vách có tai" ư?

Hai Phật bị Phật Thích Ca bẻ lý, toan tìm lời chống chế, bỗng nghe bên chùa có tiếng người ai nấy im thít.

Ta đẩy cửa trông vào, chỉ thấy đèn nến sáng choang, hai Phật cùng Phật Thích Ca đều trơ trơ ba khối đất và gỗ mà thôi.

Lời bàn của Sơn Nam Thúc:

Hai Phật cãi nhau là việc lạ, Phật Thích Ca bẻ hai Phật, lời nói lại càng lạ. Kể thì hai Phật đều là vô công mà còn đem việc ngồi trên ngồi dưới, lộc hậu, lộc bạc để tranh nhau, nên Phật Thích Ca chê là phải. Nhưng tay xách bầu rượu, dáng say lảo đảo, thì có công gì với dân? Chẳng qua cũng như hai Phật kia thôi! Thánh thiên tử ruồng những lời nói tà, chống những việc làm lệch, chép nên bài văn lạ này lời lẽ sâu sắc. Chẳng những kẻ ngồi không ăn lộc đọc đến cũng phải toát mồ hôi trán, mà cả những người xuất gia đọc đến cũng tự biết trở lại đường ngay. Thực là "đầu đề nho nhỏ mà văn chương lớn lao".
_________

 
cafesnt Date: Thứ Sáu, 12 Oct 2012, 6:51 PM | Message # 5
Major general
Group: Moderators
Messages: 357
Status: Tạm vắng
MA CHUỘT
Truyện ma của : Vua Lê Thánh Tông

Chuyện kể rằng: Sau khi làm lễ cưới được nửa năm, người chồng trẻ (con một gia đình giàu có) theo lời cha mẹ và sự động viên của người vợ đã từ biệt quê hương, cùng một người đầy tớ lên kinh dùi mài kinh sử. Người vợ trẻ ở nhà nhất mực chung thủy cùng chồng. Thấm thoát đã nửa năm trôi qua, bỗng một đêm, vợ thấy chồng trèo tường về, vào buồng vợ. Người vợ ngạc nhiên, trách cứ chồng, nhưng người chồng bảo rằng vì quá nhớ thương nên lén thầy mẹ về rồi gà gáy sẽ ra đi. Vợ thương chồng, bèn cùng ân ái.
Nhưng cách một đêm sau, chồng lại về, vợ nghi ngờ hỏi, chồng lại bảo: ''Ta vì nàng, đã dời chỗ trọ về gần... nên phải giấu giếm không dám lộ chuyện cho cha mẹ biết''.
Cứ như thế, hơn nửa năm, chuyện ái ân chỉ riêng hai người biết. Nhưng cũng từ đó, ''người vợ nhan sắc ngày một sút kém''. Bố mẹ chồng vì thương con dâu trẻ nhớ chồng sinh bệnh bèn cho gọi con trai về thăm vợ. Nhận được thư cha, người chồng trở về quê. Cha hỏi han việc học hành. Chàng ứng đáp trôi chảy. Cha rất vui lòng. Đêm đến, chàng về phòng vợ. Người vợ vẫn muốn giữ kín chuyện riêng giữa mình và chồng nên mọi lời hỏi han của chồng, nàng đều im lặng, cười thầm. Thấy hỏi gì vợ cũng nín thinh đọc rất nhiều những bài thơ từ Kinh Thi đến những bài thơ tự sáng tác về nỗi nhớ thương, vợ cũng chẳng một tiếng trả lời. Người chổng ngạc nhiên, trách móc. Đến khi quá giận dỗi, chàng đọc: ''Vắng chồng thì lại có chồng / Việc gì mà chịu nằm không một mình'', người vợ trố mắt nhìn chồng và nói ra sự thật. Oan tình không biết sẻ cùng ai, nàng đập đầu vào cột tự tử để tỏ dạ trung trinh. Khi được cứu tỉnh kịp thời, bố mẹ chồng vì quá thương con dâu chung thủy, bèn bảo chàng: ''Hay là ma, quỷ, yêu tinh ham mê nhan sắc nó mà nhũng nhiễu chăng? Con hãy cứ đi học, ta sẽ tìm cách phù chú trấn áp cho nó". Sau khi chồng tiếp tục đi học được ba hôm, thì tên chồng giả lại xuất hiện. Theo lời mẹ chồng, nàng đã kêu toáng lên và mọi người đã chờ sẵn, bắt trói tên gian phu vào cột. Sáng ra, cả gia đình, làng xóm đến xem đều nhận ra tên gian phu chẳng ai khác mà chính là người chồng thật. Theo lời hàng xóm, người cha liền lập tức gọi con về. Về đến nơi thì chẳng ai còn biết người nào là chồng giả người nào là chồng thật. Họ bèn giải cả hai người chồng ấy lên quan huyện. Huyện không biết làm sao bèn giải lên tỉnh. Tỉnh cũng cùng đường, bèn tâu lên triều đình. Thấy việc thế, đích thân vua Lê Thánh Tông xét hói. Mặt mũi, quần áo đều giống nhau, vua lệnh cởi quần áo, ai ngờ tất cả những nốt ruồi đen, đỏ chỗ kín đáo cũng giống y nhau. Vua theo lời của các quan trong triều, ban ngày đưa ra nắng, ban đêm soi trước đèn để phân biệt ai ma, ai người, nhưng cũng đành chịu bó tay. Vua bực mình, tự nghĩ: ''Mình là người đứng đầu thần dân, nếu không xét cho ra cái án ma này, thì bố mẹ người thêm một đứa con ma, vợ người thêm một người chồng ma''. Vua bèn thắp hương cầu Đổng Thiên Vương. Thiên Vương nhập vào con đồng, bảo: ''Ma này là loài tình chuột. Chuột già lâu năm ăn nhiều tinh khí của các vật hóa thành. Giống quỷ quái này, lửa không đốt hại được, phù chú không trừ được. Thứ ma này thay đổi dạng trăm vẻ, biến hóa giỏi nhất xưa nay. Đời nhà Tống, nó biến thành Nhân Tông giả, Long Đồ lão tử (Bao Công) tra án này cũng không có thuật gì khu trừ được, phải tâu Ngọc Hoàng thượng đế mượn con mèo mặt ngọc, nó mới không thể độn hình, bản tướng lộ ra, bị mèo kia cắn chết. Nay ở Thiên đình kho sách rất nhiều, khó mượn được con mèo ấy. Tôi thử dùng kiếm khí trừ con ma ấy cho bệ hạ''. Theo lời Đổng Thiên vương, hôm sau, vua bắt hai người ra trước sân rồng, đứng đối mặt nhau. ''Bỗng nhiên mây mù đen nghịt, trong sân có một luồng khí sáng như chớp. Một lát mây tan thì thấy một con chuột năm màu, râu trắng như tuyết, bốn chân huyền đề, chết gục ở sân. Còn người đứng bên kia thì vẫn tỉnh táo như cũ. Hai bên thị vệ trông thấy ai cũng kinh hoàng''. Vua truyền đốt con chuột, đem tro đổ xuống sông. Vậy mà người vợ thủy chung kia cũng phải ''uống thuốc hơn một năm mới giải hết tinh chuột''.
_________

 
LongTracAn Date: Thứ Sáu, 12 Oct 2012, 7:25 PM | Message # 6
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


Đại Bi Chú
 
atoanmt Date: Thứ Bảy, 13 Oct 2012, 6:46 AM | Message # 7
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


AToanMT
 
cafesnt Date: Thứ Bảy, 13 Oct 2012, 10:45 AM | Message # 8
Major general
Group: Moderators
Messages: 357
Status: Tạm vắng
LÊ THÁNH TÔNG (1460-1497)



Tên thật của ông là Lê Tư Thành con vua Lê Thái Tông, mẹ ông là bà Ngô Thị Ngọc Dao vì quá được vua Thái Tông yêu quý nên có nhiều chuyện ghen tuông rắc rối xảy ra, có khi nguy đến tính mạng.

Nguyễn Trãi (lúc đó là bạn thân với ông Ngô Từ, bố bà Ngọc Dao) đã bàn với vợ là Nguyễn Thị Lộ (lúc này đang được vua Lê Thái Tông yêu quý) tìm cách cứu Ngọc Dao. Nhờ thế Ngọc Dao được lánh ra khỏi chốn Hoàng cung, vào chùa Huy Vǎn (khu Vǎn Chương Hà nội bây giờ). Lúc đó bà đang mang thai Lê Tư Thành. Sau này được vua Lê Nhân Tông đưa về Thǎng Long phong cho làm Bình Nguyên Vương.

Việc lên ngôi của Lê Thánh Tông, đã được sử sách ghi chép một cách rõ ràng. Khi ông vua cướp ngôi Lê Nghi Dân bị lật đổ, Các vị đại thần đứng đầu là Nguyễn Xí, đều nhận định rằng Lê Tư Thành, thiên tư sáng suốt, hùng tài đại lược thật xứng đáng làm vua. Họ đã đem xe kiệu đến đón vua ở cung riêng (gọi là cung Gia Để).

Ai cũng biết đưa một người nào đó lên ngôi báu, làm vua để cai trị muôn dân là một việc vô cùng trọng đại. Những vị quan đứng ra tổ chức chọn người làm vua tuy không có những người học vấn uyên thâm, nhưng đều là bậc trung thần nghĩa sĩ, là các vị võ tướng vào sinh ra tử, và triệt để trung thành với tinh thần khởi nghĩa Lam Sơn. Họ không thể để cho người lãnh đạo giang sơn là một kẻ vô tài bất lực. Chọn lên ngôi lúc này, phải là người xứng đáng, có tài đức để ổn định tình hình đất nước, để cho quốc gia Đại Việt bước vào thời kỳ thịnh trị, xứng đáng với công lao dựng nước của Lê Thái Tổ ngày xưa. Do đó , họ phải cân nhắc rất thận trọng. Đầu tiên, họ đã đến gặp Cung Vương Lê Khắc Xương, nhưng ông này không dám nhận lời. Họ mới tìm đến Gia Vương Lê Tư Thành.

Lê Tư Thành rõ ràng đã có đủ một số điều kiện. Chàng thanh niên này có tiếng là ham học hỏi, tính tình tốt, lâu nay không có điều tiếng gì. Không ai thấy anh ham chơi rượu chè, cờ bạc, đi sǎn, hay tìm thú vui phóng khoáng với các bạn trai cùng lứa. Anh có bà mẹ rất gương mẫu, luôn luôn nhắc nhở con chǎm chỉ học hành, đối xử với người trong họ nội ngoại, với bà con làng xóm rất phép tắc, và hợp lẽ. Nơi ở của anh, chỉ toàn là sách vở, anh dành hầu hết thời gian để nghiền ngẫm, hết đọc sách lại làm thơ. Một số thời gian khác, anh dành cho việc tập cưỡi ngựa, tập đi các bài quyền mà cụ Đinh Liệt -vốn là một võ tướng tài nǎng, bày vẽ cho . Không có tiếng tǎm nào đồn đại về những thiếu sót của anh, kể cả những thiếu sót của tuổi trẻ thường dễ được dung thứ. Chọn anh làm vua, thế là xứng đáng rồi.

Giai thoại đã kể rằng, sau khi cật vấn chàng trai ấy đủ điều, anh đã trả lời suôn sẻ, thì có một vị quan muốn kiểm tra thêm một lần chót. Ông quan này cho rằng, người nào đó , nếu thực sự có chân mệnh thiên tử, thì phải có những điểm bộc lộ khác người. Phải có tướng mạo , phải có phong cách hợp với tiêu chuẩn ( do ông ta tự hình dung), rồi còn phải xem khẩu khí của con người này như thế nào nữa. Điều này cũng có phần đúng. Cùng một thực tế, một sự kiện nào đó , người này có thể nhận định khác người kia, là do khả nǎng và khuynh hướng tiếp cận vấn đề ấy. Qua sự tiếp cận, có thể thấy tư cách của con người, bộc lộ theo ngôn ngữ, theo tầm hiểu biết. Các nhà nho ngày xưa, hay bằng vào những bài thơ những câu đối mà đoán tư tưởng và hành vi của đối tượng thẩm tra. Vị quan này, cũng muốn dùng cách này để thẩm tra chàng thanh niên sắp sửa được giao trách nhiệm lớn.
Tiếp theo vài câu chuyện của các triều thần, ông bất giác đặt cho Lê Tư Thành một câu hỏi :
- Thưa điện hạ, chúng tôi được nghe nhiều người nói điện hạ rất có tài vǎn học, xuất khẩu thành chương. Vậy điện hạ có thể cho chúng tôi nghe một sáng tác bất kỳ nào của điện hạ được không?
Lê Tư Thành mỉm cười, trả lời lễ phép :
- Dạ, được ạ . Xin quan lớn cứ việc ra đề.
Ông quan nhìn quanh quẩn, rồi chỉ ngay vào một con cóc đang ở dưới gậm giường:
- Xin điện hạ thử làm vài câu vịnh con cóc dưới gậm giường này xem sao.
"Con cóc" là một đề tài thô thiển. Cóc lại dưới gậm giường thì chẳng ai để ý, chỉ là một thứ đáng khinh bỉ mà thôi. Làm thơ với một đề tài như thế quả thực là khó, khó nhất là không biết tìm ra cái gì để nói cho có vẻ vǎn chương nghệ thuât. Sự thử thách của ông quan quả là gay go.
Các vị triều thần đều nhìn cả vào Lê Tư Thành, cho anh khó lòng vượt qua đề tài hóc hiểm.
Sau một vài giây suy nghĩ Lê Tư Thành điềm nhiên đáp lại:
"Đầu đề quan lớn ra khó quá. Nhưng tôi cũng xin phép không dám để quan lớn chờ đợi lâu Tôi xin đọc:

"Bác mẹ sinh ra vốn áo sồi
Chốn nghiêm thǎm thẳm một mình ngồi
Tắc lưỡi dǎm ba con kiến gió
Nghiến rǎng chuyển động bốn phương trời.
.."

Chỉ nghe mấy câu trên, vị quan ra đề đã quì phục xuống đất lạy:
- Xin điện hạ không phải đọc thêm nữa. Tôi xin hoàn toàn bái phục. Điện hạ thật xứng đáng là bậc thiên tử.

Và tiếp đó như ta đã biết. Các triều thần nhất trí rước ông về điện Tường Quang, đưa ông lên ngôi hoàng đế và lấy niên hiệu là Quang Thuận nǎm thứ nhất (1460) . Mười nǎm sau đổi niên hiệu là Hồng Đức (1470), trị vì 38 nǎm, đến 1497 mới mất.
_________

 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 13 Oct 2012, 1:34 PM | Message # 9
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


Đại Bi Chú
 
FORUM » TRUYỆN HUYỀN HỌC » TRUYỆN MA - TRUYỆN KINH DỊ » BÀI KÝ MỘT GIẤC MỘNG ((Truyện không kể lúc nửa đêm))
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO