Thứ Năm
18 Apr 2024
9:56 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum moderator: Nam  
FORUM » TRUYỆN HUYỀN HỌC » TRUYỆN HUYỀN HỌC » MẬT TÔNG - NHẬP MÔN TU HỌC (LÝ CƯ MINH)
MẬT TÔNG - NHẬP MÔN TU HỌC
saigoneses Date: Thứ Bảy, 02 May 2015, 4:59 AM | Message # 1
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng

Nguyên tác: PHẬT ĐƯỜNG NHÂN CHI TU HÀNH NHẬP MÔN
Tác giả: Lý Cư Minh
Người dịch: Việt Thư


GIỚI THIỆU SÁCH

Tu tập theo Mật tông hay Hiển tông là để tu nhân tích đức, điều chỉnh nhân quả, thay đổi nghiệp chướng. Tu tập để khai sáng tâm thức, tiêu trừ kiếp nạn chứ không phải cầu xin sức mạnh Thần linh. “Thần” của Mật giáo chỉ là hạt giống (chủng tử) tiềm tàng trong tâm thức của chúng ta, tạo nên hành trình tu tập và sẽ trổ hoa giác ngộ ở cuối con đường.

Những pháp môn có vẻ thần bí của Mật tông chỉ là tác nhân cho người tu tập bước vào hành trình ấy, với sự trợ giúp của “thần lực” – cũng là mạng lưới nhân duyên trải khắp vũ trụ, trải khắp không gian và thời gian sống của con người.

Mật tông – Nhập môn tu học là một trong những cuốn sách best sellers của tác giả Lý Cư Minh. Ông vốn là một nhà Thuật số nổi tiếng với các nghiên cứu về Phong thủy và Mệnh lý học, sau dành thời gian tu tập và hoằng dương Mật giáo, trở thành đại sư Chân Ngôn tông năm 1997, đắc đạo ở núi Koya - Nhật Bản.

SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIẢ

Đại sư Lý Cư Minh có pháp danh là Di Nhiên Triệt Long Kim Cương.
Kể từ khi ông khai ngộ, nhất cử nhất động của ông đều ảnh hưởng tới nhiều người. Tác phẩm của Đại sư Lý Cư Minh từ lâu đã được xem là một biểu tượng của trí tuệ Trung Hoa.

Năm 2006, ông chính thức thành lập Phật viện Tu Minh Mật tông Hồng Kông.

Di Nhiên Kim Cương tràn đầy sức sáng tạo và sức sống, ông xuất hiện ở đâu là khuấy động ở đó, nhưng ông lại hết sức khiêm tốn và thiết thực. Sự tự chứng nghiệm của ông vượt qua lối tu trì truyền thống, đã trở thành một nguồn tài liệu giảng dạy vô cùng sống động.





Mười tám năm trước

Lần đầu tiên nghe bốn từ “Ma Lợi Chi Thiên”, tôi cảm thấy rất lạ. Các vị Bồ tát đều rất trang nghiêm, sao có vị có tên nghe buồn cười đến thế ? Nhìn pháp tướng của vị Bồ tát này, lại càng buồn cười hơn nữa, đã vậy còn có thêm một đàn heo kéo cái ghế ngài đang ngồi. Tôi thấy pháp tướng như thế, đã bật cười thành tiếng. Và Mạch Gia, người cùng tôi quy y Đông Mật, cũng đã cười đến mức không khép miệng lại được.



Khi đó sư huynh thọ pháp Triệt Phú Kim Cương nói với tôi: “ Cậu làm việc tại Tân Nghệ Thành (Cinema City Company Limited), chỗ cậu ngồi là chỗ tam sát, hơn nữa chỗ này gần với ba ông chủ, đã khiến không ít người đố kỵ, với lại đa phần thuộc hàng ngũ tổng giám chế, để tránh chuyện không hay, tôi khuyên cậu nên nhanh chóng tu trì pháp Ma Lợi Chi Thiên này ”.

“Ma Lợi Chi Thiên có thể hóa giải thị phi ư?” – Tôi hỏi

“Đúng!”, sư huynh trả lời. “ Pháp lực của vị Bồ Tát này có thể che lấp ánh sáng mặt trời, không còn ánh sáng cũng không phản xạ. Không thể thấy bất kỳ vật gì. Đây là thiên thần mau chóng đạt được thù thắng nhất của Đông Mật, thường được gọi là ‘Phật tàng hình’ ”.

“Thế giới này có chuyện tàng hình thật sao ?” Mạch sư huynh hiếu kỳ hỏi. Thật ra, người đầu tiên tu pháp Ma Lợi Chi Thiên không phải tôi, mà là sư huynh Mạch Gia. Sư huynh Mạch Gia là người rất chăm chỉ dụng công, mỗi tối ở trong phòng, không nghỉ ngơi, không chợp mắt, không xem sách thì cũng xem phim. Huynh là một trong những người của giới điện ảnh mà tôi quen biết, tiến bộ nhất nhưng vẫn không ngừng tu trì. Vì muốn tu pháp “Ma Lợi Chi Thiên ” cho thật tốt, mà huynh buộc mình phải nhớ rõ pháp tướng. Huynh Mạch Gia không chỉ vẽ pháp tướng của Ngài, mà còn tô thêm màu sắc, ngày nào cũng tô tô vẽ vẽ. Huynh có “pháp lực” cũng là nhờ thế.

“Ngũ Phúc Tinh” (1983) là bộ phim đầu tiên của đạo diễn kiêm diễn viên Hồng Kim Bảo (Sammo Hung) , đã đặt nền tảng cho sự nghiệp điện ảnh của công ty Tân Nghệ Thành. Trong phim, Ngô Diệu Hán sử dụng thuật tàng hình, đã khiến khán giả cười không ngớt và bộ phim đã đứng đầu doanh thu phòng vé các rạp chiếu phim Hồng Kông thời đó. Có sự “tàng hình” là do năm ấy, trong lúc chuyện trò, Mạch Gia và Hồng Kim Bảo đã nói đến vị Phật tàng hình “Ma Lợi Chi Thiên” mà mình đang tu học. Chuyện ấy truyền đến tai biên kịch Vương Bính Diệu, nhờ thế mà ông đã nghĩ ra được tuyệt kỹ. Năm đó Mạch Gia tu trì pháp môn Ma Lợi Chi Thiên, đương nhiên không phải để “hóa giải thị phi” như sư huynh đã nói với tôi, mà tu trì vì lợi ích của kiếp này, bởi Ma Lợi Chi Thiên là thần “Thắng” !

Thế nào là thần “Thắng”?

Khi Mật Tông được truyền đến Trung Quốc vào đầu thời nhà Đường, kinh điển Mật Tông được phiên dịch ra đầu tiên chính là kinh Ma Lợi Chi Thiên. Tại sao lại là Ma Lợi Chi Thiên ? Lý do vô cùng đơn giản, vua Đường vốn trung thành với pháp thuật Đạo gia, đón nhận Phật giáo chỉ vì Phật giáo có thể củng cố mục đích chính trị của ông. Mật Tông cực thịnh suốt 88 năm vào thời Đường là nhờ vào phép thần thông của ba vị Tam Tạng Pháp sư là Thiện Vô úy, Kim Cương Trí và Bất Không. Trong đó, thần thông có khả năng thống trị nhất là thần thông “Thắng lợi”. Trong Mật Tông chư pháp, thần thông thắng lợi lớn nhất, đứng đầu là pháp môn của Tỳ Sa Môn Thiên Vương, kế tiếp là phép chiến thắng của Ma Lợi Chi Thiên. Năm đó, Mạch Gia tu theo pháp môn Ma Lợi Chi Thiên chính là vì chữ “Thắng”. Tôi cũng vì chữ “Thắng” này mà tu theo. Sự việc đã là chuyện của 18 năm về trước.

Mười tám năm sau

Hôm nay nhắc đến “Ma Lợi Chi Thiên” và “Tỳ Sa Môn Thiên”, cũng là nhắc lại thời khắc lịch sử sinh tử tồn vong ở Hồng Kông. Năm đó khi tôi và Mạch Gia tu theo pháp môn này, thì Hồng Kông đang bước vào thời hưng thịnh. Nói đến pháp môn này, cũng là vì hy vọng cung cấp được phương pháp của thuật số phong thủy và bảo thạch toàn phương vị để người Hồng Kông thay đổi vận mệnh, đồng thời, đưa ra một Mật pháp từng là sở trường của tôi - đó là pháp chiến thắng của Ma Lợi Chi Thiên - để mọi người cùng ứng dụng. Tuy đó chỉ là bước khởi đầu, nhưng đủ để mọi người tìm ra lối thoát.

Các đệ tử biết tôi truyền thụ pháp môn Ma Lợi Chi Thiên tại Hồng Kông chắc chắn là rất khó. Nhớ lại một ngày của 18 năm trước, cô Thái, thư ký của tôi, gõ cửa phòng bước vào, rồi quay người nói vọng ra bên ngoài: “Lý tiên sinh vẫn chưa đến, xin mọi người về đi !” Tôi ngạc nhiên hỏi, rõ ràng là tôi đang ngồi ở bàn làm việc, sao cô nói tôi vẫn chưa đi làm ? Thư ký Thái đáp: “ Thật sự là khi nãy tôi không nhìn thấy ông !” Đồng nghiệp của tôi có truyền tai nhau nghe chuyện “ma che mắt”, nhưng tôi biết không phải vậy. Tôi kể chuyện này cho Mạch Gia nghe. Huynh cười, nói: “Chắc lúc ấy cậu đang niệm chú, đang tu pháp môn Ma Lợi Chi Thiên ! ” Chân tướng sự việc đã được Mạch Gia khơi mở.


Tu pháp môn Ma Lợi Chi Thiên vô cùng linh nghiệm


Thời gian đó là lúc bắt đầu quay bộ phim “Linh khí bức nhân” do tôi biên kịch, nhưng những ngày quay ngoại cảnh đều phải thay đổi vì trời mưa, trong khi ngày công chiếu đã được định trước, đạo diễn Vu Nhân Thái vô cùng lo lắng. Một hôm Mạch Gia gọi điện cho tôi. nói: “Cư Minh, tốì nay cậu đến phim trường thực hiện cảnh pháp sự”. “Pháp sự gì ?” Tôi tò mò hỏi. “Rất đơn giản !” Mạch Gia đáp. “Ẩn cơn mưa đi !” “Ẩn cơn mưa ?”, tôi tự hỏi, làm sao có thể cho cơn mưa tàng hình đây ? “ Chuyện này đối với cậu rất dễ mà ! ” Đầu dây bên kia gác máy.

Khi đó tôi vừa mới tu pháp môn Ma Lợi Chi Thiên được khoảng một năm, “cửu tự thiết” tôi luôn mang theo bên người, chính là câu “Lâm Binh Đâu Giả Giai Trận Liệt Tại Tiền” được viết trên giấy ca-rô. Rất nhiều năm sau này, tôi mới biết đó là hai bộ cửu hợp của Mạn Đà La Kim Cương Giới. Mật tông đại pháp nhìn bề ngoài tưởng là mê tín, nhưng thật ra đó là tâm pháp vô thượng của chân tín Phật pháp. Sư huynh từng nói: “Người tu hành dùng niệm lực không gì sánh được, đọc một câu trên trăm vạn lần, niệm lực này có thể kiềm chế những gì mà mắt trần của người khác nhìn thấy, đệ nói không, thì họ quả thật cũng không nhìn thấy. Vì bất cứ vật gì được nhìn thấy đều là nhờ sự khúc xạ của ánh sáng đi qua mắt vào đại não, ánh sáng bị khúc xạ mới cho chúng ta thấy vật đó ra sao. Nhưng nếu quá trình nhận biết của mắt và não bị thay đổi, hoặc bị một niệm lực cực lớn quấy nhiễu, có thể xảy ra rất nhiều hiện tượng, và dĩ nhiên trong đó có cả kỳ tích tàng hình”.

Buổi tối đó, tôi làm “pháp sự” tại hiện trường. Đó là việc mà cả đời tôi không thể nào quên. Đêm mưa lớn, tôi đến hiện trường, vừa viết ra cửu tự bí ấn của Ma Lợi Chi Thiên chữ “Thắng” của cửu tự thiết vừa viết ra, mưa đã lập tức tạnh. Đó là lần thứ hai tôi vận dụng pháp Ma Lợi Chi Thiên.

Bốn năm rưỡi trước

Gần mười năm trở lại đây, xem ra tôi tu hành cũng đã lâu, càng về sau càng không dùng đến những pháp này, bởi đã hiểu tốt xấu là tùy duyên. Nhưng bốn năm rưỡi trước, một cơ duyên ngẫu nhiên đến đã khiến tôi phải “ra tay”. Khi ấy, tôi đã ngưng tu pháp Ma Lợi Chi Thiên mười mấy năm, nhưng cuối cùng vẫn sử dụng hữu hiệu.


Hình ảnh Ma Lợi Chi Thiên được khắc trên đá vào thời Nam Tống - Trung Quốc


Đó là đầu mùa xuân năm 1998, tôi từ Canada đi đến bang California của Mỹ để tham dự buổi diễn giảng, đi cùng tôi là hai nhân viên của công ty Canada.

Khi qua cửa khẩu, họ đều nói hành lý của tôi không có gì, kết quả là tôi chỉ kê khai những vật dụng trong hành lý của mình. Nhưng khi kiểm tra hành lý, tôi và nhân viên đều bị gọi vào phòng tối. Một viên Hải quan Mỹ mang vẻ mặt hung thần hỏi tôi những món đồ trong hành lý đáng giá bao nhiêu tiền, tôi đáp khoảng mây trăm đô-la Mỹ !

Lúc đó, người nhân viên đi cùng mới nói cho tôi hay, anh ấy có bỏ vào trong hành lý lớn của tôi một vật phong thủy, tôi thấy anh ấy đang run.



Nhân viên Hải quan mở hành lý của hai nhân viên kia kiểm tra trước, rồi mới đi đến trước mặt tôi. Không còn sự chọn lựa nào khác, tôi đành niệm “Ma Lợi Chi Thiên”. Điều tôi quán tưởng lúc đó là hãy giấu gói hàng ấy đi ! Khi nhân viên Hải quan mở hành lý của tôi ra, tôi mới nhìn thấy, thì ra họ đã đặt vào đó rất nhiều vật phong thủy, biến nó thành một “thùng hàng”, chứ chẳng phải là hành lý cá nhân nữa. Rõ ràng, những gì họ nói trước khi tôi chưa mở túi hành lý này đều là những lời nói dối.

Nhân viên Hải quan đó cầm từng chiếc hộp lên rồi mở ra xem. Tôi thấy anh nhân viên đi cùng mình run rẩy, mồ hôi ra ướt hết cả mặt, còn tôi chỉ biết lo trì chú. Quả nhiên, kỳ tích đã xuất hiện. Anh nhân viên Hải quan đó dường như quên cái chuyện mấy trăm đô-la tôi vừa mới nói, tay cầm từng vật phong thủy như đồ cổ, cho vào lại trong hộp, đặt vào vị trí cũ, ký tên lên giấy và nói: “OK. You can go now ! ”

Hai năm rưỡi trước

Cách đây hai năm rưỡi, để nhóm đệ tử theo tôi quá 10 năm có thể có pháp bên mình, tôi đã truyền pháp này tại Phật đường. Từ khi “Học hội Tu Minh” được thành lập cho đến nay đã 6 năm, tôi đã truyền dạy cũng rất nhiều điều, nhưng kỳ lạ là, mới chỉ có một buổi thuyết pháp như thế.


Cửu tự bí ẩn của Ma Lợi Chi Thiên


Đệ tử của tôi vui vẻ nói: “Nhiều pháp như thế, nhưng Ma Lợi Chi Thiên thực dụng nhất lại nhanh thành công nhất! ” Cậu ấy không phải là một đệ tử chăm chỉ dụng công, thực ra thì cái gì cũng không học. Tự lòng tôi biết, cậu ấy thuộc trường hợp “một phép đến thiên đàng”. Có thể thấy “Pháp Ma Lợi Chi Thiên” không thể dùng để “tiếp thị”.

Nếu chúng ta thật sự vượt qua muôn vàn khó khăn, thì có thể đạt được phúc huệ mang tính kỳ tích. Tôi nguyện cầu Ma Lợi Chi Thiên giúp bạn vượt khó. Nhưng phải ghi nhớ điều này, phải lấy chánh tín chánh kiến đáp đền cho xã hội, tất cả công đức đều hướng về xã hội, khi có nhu cầu chân chính thì mới đọc một câu “Ma Lợi Chi Thiên”.

CHƯƠNG 1 – BÀN VỀ NHỮNG VỤ TỰ SÁT

Ràng buộc khổ đau, vô vị nhất

Giải thoát chính mình, dễ mấy tay ?

So đo tính toán, thêm phiền não

Cho mình là nhất, chẳng thể hay.


Trong số những người tôi từng tiếp xúc, có người đã tự sát, song không thành. Họ nói với tôi về cảm giác lúc họ tự sát, đó chính là sự thất bại của họ. Họ đều nhận thấy, tự sát là hành vi ngu muội. Vì khi ấy họ tưởng rằng minh là người thông minh nhất thế giới, tưởng rằng tự sát là giải thoát tất cả. Thế là họ tìm đến cái chết.

Một cô trong số đó đã nhảy từ tầng lầu 11 xuống, nhưng không chết. Cô nói: “Cảm giác ngay thời khắc ấy như đang bước vào một cảnh giới “quên mình”, giống như cái chết đã làm choáng váng đầu óc, chỉ muốn nhảy xuống, nhảy ngay xuống mà thôi”. Tôi phân tích tình cảnh này là tâm ma tác quái.

Nói đên vấn đề giải thoát, tôi từng nghe một câu chuyện rất thú vị.

Chuyện kể một nhà sư thỉnh giáo một vị cao tăng, mong tìm được con đường “giải thoát”. Vị cao tăng mở to mắt nhìn nhà sư từ đầu đến chân, rồi từ chân đến đầu. Xem ra nhà sư đó không tự tại chút nào.

Vị sư đó hỏi: “Sư phụ, con hỏi Thầy về con đường giải thoát, sao Thầy cứ nhìn chằm chằm vào người con thế ?”

Cao tăng trả lời: “Ta thấy khắp người con có chỗ nào bị trói buộc đâu, sao con lại cần giải thoát ?”

Nhà sư nghe thế đã ngộ ra tức thì.


Tác dụng của việc sao chép kinh là giúp tâm mình tạm thời được giải thoát. Công hiệu của việc chép “Bát Nhã Tâm Kinh” cực lớn, bởi nó có thể giúp tiềm thức giải thoát


Người nghĩ không thoáng, mong cầu giải thoát, đến mức muốn tự sát, thực ra đó là hành vi tự trói buộc mình, không thể xua đuổi ý nghĩ khỏi tâm trí. Người nghĩ không thoáng là vì so đo tính toán quá nhiều. Tôi vẫn thường nói, thành công của một người không phụ thuộc những gì người ấy sở hữu, mà chính ở những gì người ấy hiểu biết. Niềm vui của một người không phụ thuộc vào những gì người ấy sở hữu, mà phụ thuộc vào những gì người ấy hiểu biết. Thử nghĩ xem, một người so đo từng chút một thì làm sao vui vẻ được? So đo tính toán là hành vi tự trói buộc.

Người tự cho mình là nhất, cũng là người tự trói buộc. Người vừa mới thành công, thường dễ kiêu ngạo, cũng là hành vi tự trói buộc. Người vừa có chút tiếng tăm, cảm thấy mình mất đi không gian sống, mất đi rất nhiều hứng thú trong cuộc đời. Và vòng đời của họ cũng ngày càng ngắn lại. Đó là tự trói buộc. Tương tự, một người tự cho mình thất bại, cũng là tự trói buộc. Và tất cả dẫn đến cô độc!

So đo càng nhiều lại càng đau khổ. Trước tiên là mất bạn bè. Một người luôn xét nét, so đo, sẽ rất dễ bi quan với mọi việc. Bạn chơi với người ta, chỉ nhìn thấy nhược điểm của người ta, rồi so sánh giá trị của người ta với bạn, kết quả, bạn thấy ai cũng toàn là nhược điểm. Muốn tìm một người toàn là ưu điểm, một người hoàn hảo, vốn là điều không thể, kết quả là bạn chẳng tìm đâu ra được một người bạn trên khắp thế gian này, càng không thể nào có được người tri kỷ.

Bạn tri kỷ là do mình tạo ra, tri kỷ không thể nào được tìm thấy ở người so đo, xét nét, có những yêu cầu quá cao. Chỉ cần mở rộng tấm lòng, bạn sẽ thấy cả thế giới này ai cũng là tri kỷ. Thuở xưa có một ông vua, tứ chi chỉ còn một tay một chân, nên trỡ thành người tàn tật. Có lần, vua tìm đến một vị họa sĩ. Vị họa sĩ vẽ chân dung tàn tật của vua, vua vừa xem qua liền nổi cơn thịnh nộ, sai người giết vị họa sĩ ấy. Vua lại mời một họa sĩ khác đến, vị họa sĩ này chỉ vẽ chân dung một bên của vua, đó vẫn là diện mạo thật của vua, nhưng do chỉ vẽ mặt nghiêng, nên chẳng thấy vua tàn tật gì cả. Vua rất đỗi vui sướng, liền ban thưởng vàng bạc cho người họa sĩ đó.

Đó là cùng một sự việc, nhưng quan điểm và góc nhìn lại khác nhau. Người quá chấp trước, quá chủ quan với cách nhìn của mình, không muốn xem xét vấn đề từ một góc độ khác, quá khẳng định vị trí của mình, thực ra lại là sai lầm. Quan điểm và góc nhìn là điều mà bản thân mỗi người có thể điều chỉnh; đời người, cũng là vấn đề của quan điểm và góc nhìn. Với một cô gái, có người bảo đẹp, thì cũng có người bảo không xinh là do quan điểm khác nhau.

Cô gái đẹp tự cho mình là đẹp, chỉ biết yêu bản thân mình, nền đã tự trói buộc, không thể nào giải thoát được. Đau khổ chính là thế. Đời người không có gì ràng buộc sẽ dễ chịu hơn nhiều. Tôi có một người bạn, anh là chuyên gia khuyên bảo người khác “không nên tự sát”. Anh giảng về việc sau khi tự sát. Đó là, sau khi tự sát, con người sẽ mãi mãi không giải thoát, mãi mãi bị trói buộc. Cái “kết” đó không thể mở, vì những cái chết như thế chẳng thể nào giải thoát được. Đó là cực điểm của thống khổ! Tự sát là không sáng suốt chút nào. Chết có hai loại, một là chết trong vui vẻ và giải thoát, mong cầu một cảnh giới thần tiên khác. Còn một loại là cực đoan tự trói buộc, đi vào cảnh giới địa ngục của khổ đau.

Xin đừng sai lầm! Cũng không nên biểu cảm sai lầm! Tự sát là tự đi vào hố sâu đau khổ của sự tự trói buộc, chứ không phải là giải thoát. Vì khổ, vì sự trói buộc của thân thể mà tự trói buộc cả tâm hồn, sẽ mãi mãi không thể nào thoát được.


Không nhìn chính diện, thì không phải là tượng Phật sao ?


Như một câu chuyện khác trong kinh Phật. Có một người đang muốn tự sát, thấy một người khác chạy đuổi theo. Người muốn tự sát dừng lại, nghĩ rằng người ấy đến cứu mình, liền vội vàng lùi lại một bước.

- “Anh không nên cứu tôi, tôi muốn chết rồi ! ”

- “Mong anh đừng hiểu lầm, không phải tôi đến cứu anh, mà đến để xem… anh chết”.

Người có ý định tự sát đứng ngây người ra, ý định tự sát đã tiêu tan hết một nửa.

- “Cái gì ?”

-“Tôi chỉ mong trước khi anh nhảy xuống, anh hãy cởi bỏ hết những gì trên cơ thể để lại cho tôi. Tôi nghèo lắm, chẳng có thứ gì cả. Dù sao anh cũng đã từ bỏ tất cả, chi bằng hãy làm việc thiện, cho hết tất cả những gì anh đang mang trên người cho tôi !”

Người định tự sát nổi giận và cũng đã hiểu ra thấu vấn đề. Trên đời còn có người đau khổ hơn mình. Mình chưa hề giải thoát ! Ngay cả những thứ mang trên người mình còn không muốn cho đi, hà cớ gì phải tự sát ? Ý nghĩ này vừa nảy sinh trong đầu, thì người ấy đã không còn muốn tự sát nữa. Sợi dây mà người ấy tự trói buộc, cũng tức thời bung ra.

CHƯƠNG 2 – PHÁP MÔN DIỆT TRỪ PHIỀN NÃO

Sự đời phiền não, ai chẳng có ?

Xả bỏ chúng, liệu được mấy ai ?

Nhưng vì sao không thể rũ bỏ ?

Chỉ tu hành mới giải thoát thôi !


Con người không thể dứt bỏ phiền não, trên đời này thật sự không người nào là không có khổ đau. Nếu người nào thật sự diệt trừ được phiền não, thì đó là “Phật” mà chúng ta phải học theo. Theo Hán tự, chữ “Phật” được tạo thành từ chữ “Nhân” (bên trái) và chữ “Phất” (bên phải), “Phất” nghĩa là “Không”, “Phật” có nghĩa là người ngộ Tánh Không. Cảnh giới thành Phật là hiểu được con đường để giải thoát được cái khổ, tức đã có được trí tuệ lớn của vũ trụ. “Phật” ở đây cũng có nghĩa không phải là người mê lầm.

Diệt trừ phiền não không dễ, vì đó là một thuộc tính của “con người”, chỉ sau khi diệt trừ phiền não, thì mới thành Phật. Do đó, phiền não có ở bạn và cũng có ở tôi. Diêt trừ nhiền não tuv khó nhưng vẫn có phương pháp để xóa bỏ phiền não trong mỗi chúng ta, hơn nữa phương pháp khá là hiệu nghiệm.

Muốn diệt trừ phiền não, trước tiên phải biết phiền não từ đâu đến ? Phiền não đến từ đâu, thì diệt trừ tại đó ! Ví dụ, sau mỗi lần đi bộ đến công ty, tôi đều cực kỳ buồn ! Tiền bạc trong túi không dư dả, mỗi lần nhìn thấy thứ gì đẹp trên đường đi, tôi lại để mắt đến những thứ ấy. Sự phóng tâm này không vui vẻ chút nào, mà chỉ mang lại đau khổ, bởi giận mình không kiếm được nhiều tiền. Rồi khi đi ngang qua hãng xe, vừa nhìn thấy trong đó có chiếc xe mới, đã tức thì cảm thán - Ôi chao! Lại một chiếc xe mới. Phiền não lại ập đến, lại giận mình không kiếm được nhiều tiền. Rồi khi giở tờ báo ra xem, thây căn nhà mình để ý đã có người mua, càng buồn. Xe vì không đủ tiền mua mà đành gác lại, nay nghĩ đến căn nhà mua không được, càng thêm phần tiếc nuối. Phiền não cứ thế nối tiếp nhau.

Mỗi lần đi Nhật, lúc đi vui vẻ, nhưng lúc về lại buồn khổ. Khổ là vì lúc đi dạo ở Tokyo, nhìn chỗ này chỗ kia, thấy người Nhật rất biết cách kêu gọi “lòng ham muốn vật chất” của con người bằng kỹ thuật cao. Người phàm như tôi làm sao mà không bị họ “cám dỗ ” đến khổ sở ? Vì thế, hễ nghe ai muốn đến Nhật du lịch, đặc biệt là đến Tokyo, tôi nghĩ ngay đến chuyện cháy túi. Thấy quá nhiều thứ đẹp, tâm liền “phóng” đi, thế là phiền não đến. Mỗi khi trông thấy một cô gái đẹp, phiền não lại đến. Nêu đạt được thần du thái hư (trạng thái như đi vào cõi thần tiên), lại nghĩ ra 888 tuyệt chiêu theo đuổi. Kết quả vẫn là chỉ thấy những gì mình thấy, và phiền não cứ thế đến, bởi tâm đang “phóng”.

Người phiền não chỉ vì “tâm đang phóng”. Chỉ cần thu tâm về, tất cả phiền não sẽ tự tiêu tan. Nói thì dễ, thực hiện mới khó. Nhưng đây chính là phương pháp tốt nhất. Những người, biết đủ sẽ an vui. Biết đủ, là biểu hiện của việc thu tâm về. Có thành quả sẽ “an vui” thôi.

Phiền não như nước, dùng dao chém nước, nước vẫn chảy, nên không thể nào diệt trừ. Bạn nôn nóng chặt đứt nó, là điều không thể. Do đó thuyết nhà Phật có nói về “Định”, chữ “Định” này, chính là dửng dưng đối với những cám dỗ ở bên ngoài. Làm được điều ây, tức thì đã “Định”.

Đi ngang qua các siêu thị lớn, tâm không định nổi, chắc chắn phiền não sẽ đến. Vì thế người nào càng phóng tâm đi xa, phiền não càng nhiều, càng biết thu tâm về, phiền não càng ít. Trong tác phẩm “Làm thế nào để tạo dựng đời sống hạnh phúc”, cũng có nói đến vân đề “phóng tâm - thu tâm”. Tác giả có đề cập đến một lý luận cực hay, đó chính là vấn đề của “Hối” và “Hận” !

Phiền não từ đâu tới ? Chúng ta hãy thường xuyên hỏi bản thân mình: Mọi người “Có thể”, sao mình “Không thể”! Chứ không phải hỏi, mình “Có thể”, sao mọi người “Không thể”? Hai câu hỏi này có ý nghĩa gì? Nếu như bạn hỏi: Việc người khác có thể làm được, sao mình lại không thể, như thế chỉ có “Hối” (nuối tiếc). Hối là hối với bản thân mình, hối không phải là nguồn gốc để tạo thành phiền não. Tất cả các tôn giáo đều khuyên chúng ta phải “Hối”, sám hối, sám những việc trước đây, hối những gì đã qua, trời không phụ người biết ăn năn, hối lỗi. Người biết hối (lỗi), thì việc gì cũng giải quyết được, phiền não cũng tiêu tan. Đó là phương pháp thu tâm về. Bạn đắc tội với người khác, buồn phiền sẽ kéo đến, đánh mất bạn bè, hiểu lầm phát sinh, phiền não này làm sao diệt trừ ?

“Hối” chính là thẳng thắn thừa nhận cái sai của mình. Người dám thừa nhận mình sai, bạn bè càng nhiều và phiền não càng ít. Nhưng người không chịu nhận mình thua kém, thường muốn tự sát! Do đó, thường xuyên hỏi: Mọi người “Có thể”, sao mình “Không thể”, đó là “Hối” với bản thân. Ngược lại, nếu thường xuyên hỏi: Mình “Có thể”, sao người khác “Không thể”, đó là “Hận”, hậu hoạ sẽ khôn lường ! Đã “hận”, tức là sẽ phiền não. Tác giả đưa ra vấn đề này thật có ý nghĩa. Nhiều khi phiền não xuất hiện, là do niệm “tà” của bản thân. Rất nhiều phiền não đều do thiên kiến tư lợi, nên khi có phiền não, bạn lập tức suy nghĩ, phiền não này khi không mà đến, đều là do mình tư lợi mà ra, muốn làm những việc vượt qua bổn phận. Lúc này niệm tà (ý nghĩ không chính đáng) đã xuất hiện. Vì thế, “giữ chính kiến” tức có thể diệt trừ phiền não. Thiên kiến tư lợi càng lớn, phiền não càng nhiều.

Tôi nhớ có một người bạn thường than thở sao buồn quá, cô đến đâu cũng tưởng người khác chống đối mình, là đối thủ cạnh tranh với cô, thậm chí là kẻ thù, chính vì những thiên kiến, tư lợi đó đã mang đến cho cô rất nhiều phiền não.

“Mỗi người hãy tự quét tuyết trước cửa nhà mình”, ngày nay người ta còn hắt cả “tuyết”, “rác” nhà mình sang cửa nhà người khác ! Chính vì vậy khi nghĩ đến điều này, bạn đã biết phiền não vì sao mà đến. Nhưng mỗi người đều có tư lợi, bạn có, tôi có! Điều này rât khó dứt bỏ, ai ai cũng tranh giành. Thử hỏi, tât cả những gì chúng ta tranh giành được, rồi đến khi nhắm mắt lìa đời, có thứ gì còn là của chúng ta? Mỗi người đều cho rằng, sau khi chêt “đời người như mộng” nhưng hiện tại mình đang ở trong mộng mà không biết.

Có những người cả đời cực khổ xây cất được căn nhà lầu, xin hỏi, có thể ở đó bao lâu? Căn nhà lầu ấy chỉ là quán trọ dài hạn mà thôi. Mỗi lần chúng ta ở một gian nhà trọ, sau này đều sẽ không nhớ gian nhà đó, bởi vì nó chỉ là chỗ tá túc qua đêm. Suy nghĩ thử xem, hiện tại căn nhà bạn đang ở cũng chỉ là chỗ để bạn tá túc mà thôi, một khi nhắm mắt xuôi tay, cũng giống như bạn rời khỏi căn nhà trọ trong một chuyến du lịch, tất cả mọi thứ không phải là của bạn. Cái làm con người bị ràng buộc nhất là họ tên. Bạn thường dùng mấy chữ này để nói về cuộc đời mình, nhưng mấy chữ này đại diện cho điều gì? Chẳng là gì cả ! Chỉ là đại diện cho một tập hợp giả tạm gọi là con người đã từng xuất hiện ở nơi này mà thôi. “Người” này cũng đã không tồn tại. “Tên” của người này cũng đã bị lãng quên! Mỗi buổi tối, khi nhắm mắt ngủ, nếu bạn nhắm mắt mãi không mở ra, thì mọi sự mọi vật trên thế gian này, có còn quan trọng ? Bạn có thể mang theo được gì trong tất cả những thứ mà bạn sở hữu? Con người sống vì điều gì ? Cùng với việc diệt trừ phiền não, con người sống là để buồn phiền hay là vì một cảnh giới khác ?


Đại Nhật Như Lai - Mật Tông hợp nhất Tam mật gia trì và Phật, phiền não tức thì được quét sạch trong chớp mắt.


(còn tiếp)



Message edited by saigoneses - Thứ Bảy, 02 May 2015, 7:09 PM
 
atoanmt Date: Thứ Bảy, 02 May 2015, 12:37 PM | Message # 2
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng



AToanMT
 
Cường Date: Thứ Bảy, 02 May 2015, 8:17 PM | Message # 3
Major general
Group: Disciples
Messages: 352
Status: Tạm vắng
 
saigoneses Date: Chủ Nhật, 03 May 2015, 7:24 PM | Message # 4
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng


CHƯƠNG 3 - GỐC RỂ BUỒN PHIỀN CỦA CHUYỆN THỊ PHI

Nói điều thị phi, gây khẩu nghiệp

Nghe điều thị phi, tạo nghiệp chướng

Ác nhân ắt thu về ác quả

Thiện nhân ắt sẽ gặp thiện quả


Mỗi người đều bị ít nhất một chuyện thị phi ! Có người nói, khi sự nghiệp bạn thành công, nhất là khi bạn bất ngờ thăng tiến nhanh, chắc chắn sẽ có rất nhiều người đâm thọc sau lưng bạn.

Đâm thọc sau lưng không chỉ làm đau lòng, mà còn gây tổn thương thực thể, có người vì thế mà mấy ngày không ăn được cơm ! Buồn khổ vô tận chỉ vì một câu nói của người khác ! Vì một câu nói của người khác, mà bạn đã tức khí muốn chết giống Chu Du rồi. Đôi khi nhớ lại, mới thấy thật là không đáng phải thế. Người ta nói xâu sau lưng bạn, chẳng qua là đố kỵ với bạn. Một lời đâm thọc là cách người ta khiến bạn tức tôi, giận dữ. Kết quả là sau khi nghe câu nói thị phi này, bạn tức muốn nhảy dựng lên, còn người ta sau khi biết bạn như thế, thì vui không kể xiết.

Thật sự không đáng để trở thành người bị điều khiển như vậy. Vì thế, nếu bạn tức giận bởi những lời “thị phi”, hay bởi người khác nói xấu sau lưng, là điều không đáng chút nào. Nhưng con người là chốn mà phiền não tự tìm đến, điều không đáng giận cũng giận, điều nên soi xét kỹ lại không soi xét. Nghe thấy mục tiêu châm chọc là mình, khó mà nhẫn nhịn.

Kế sách giúp bạn

Kế sách nằm ở đâu ? Thứ nhất, mãi mãi có thể tránh bị người khác nói xấu sau lưng, là khi người ta vừa nói xấu, tức thì bạn như bị điện giật mà chết, như thế chẳng ai dám nói xấu nữa. Thứ hai, cứ xem như chẳng có ai nói xấu sau lưng, bạn có thể tránh bị nỗi khổ đè nén có thể kéo dài tuổi thọ. Các nhà Khoa học nhận định rằng, tức giận là một trong những nguyên nhân chính làm giảm tuổi thọ. Những ai tức tốì, máu sẽ sản sinh ra độc tố, độc tố ấy làm ảnh hưởng đến cơ thể, khiến tuổi thọ bạn sớm hao hụt.

Phương pháp thực hiện như thế nào ? Phương pháp này không phải do tôi phát minh. Người ngộ ra được đạo lý lớn này là Sư huynh Mạch Gia. Thế nào là nói xấu sau lưng? Những ai muốn nói xấu sau lưng bạn, tức phải đứng ở phía sau bạn, nên người nói xấu bạn sau lưng, thường là người luôn ở sau bạn, là người lạc hậu hơn bạn. Người ta nói xấu sau lưng bạn, chứng tỏ bạn đã đi trước người ta một bước, bạn nên vui vẻ mới đúng. Người ta nhận định bạn là tiền bối, biết đi nhanh hơn họ, vì vậy mới nói xấu bạn. Lẽ ra bạn phải đáp lễ, phải cám ơn họ mới đúng. Nhưng nếu bạn giận dữ, sẽ chẳng giải quyết được gì !

Ví dụ bạn đang tham gia cuộc đua điền kinh, mọi người chạy nhanh hướng đến mục tiêu là sợi dây băng đỏ. Người ta chạy sau lưng bạn, đâm thọc bạn, nếu bạn không để ý, bạn sẽ mãi chạy trước người ta từ lúc khởi đầu cho đến khi kết thúc, và người chạm dây băng đỏ cũng chính là bạn. Nhưng nếu bạn không vượt qua được chướng ngại là những lời nói xấu sau lưng của người khác, mà tức giận, chân chạy chậm lại, mọi người sẽ vượt qua mặt bạn. Nếu bạn có tính cách như Chu Du, tức khí quay đầu lại chỉ trích kẻ nói xấu sau lưng mình, thì càng tai hại hơn nữa! Tai hại như thế nào bạn biết không? Người đang chạy, nếu quay người nhìn lại phía sau, toàn thân nghiêng hẳn về một phía, bước chân chậm lại chỉ là chuyện nhỏ, mà chuyện lớn chính là tự làm mình vấp ngã, té nhào xuống đất. Vì vậy, nếu cứ để ý lời thị phi của người khác, sẽ nguy hiểm vô cùng! Nếu mắng người ta, thì càng nguy hiểm, đã không đến đích mà còn đến bệnh viện!

Luận bàn về chuyện thị phi

Còn có một luận bàn thú vị về chuyện thị phi. Nhớ lại lúc đầu ra nghề, vì quá hăm hở, tôi tự nhiên đắc tội với không ít người. Có khi tôi đắc tội với người khác mà không biết. Điều này là vô tội, nhưng ở trong vòng thị phi, nên biết chuyện thị phi. Chạy không thoát chuyện thị phi, thì đối mặt với nó là cách tốt nhất. Rồi bắt đầu lao vào bút chiến, ngày nào cũng mắng nhiếc người ta! Mắng nhiều, miệng chẳng thơm tho, con người cũng trở nên hèn. Sau này lại nghĩ, tại sao nhiều người nói chuyện thị phi của mình như thế, thế là bình tâm suy nghĩ, chẳng lẽ trước đây mình cũng nói chuyện thị phi ư?

Suy đi nghĩ lại mới nhận ra rằng, người nào mới ra nghề đều muốn chứng tỏ mình có thực lực, có “thiên tài”. Muốn sinh tồn nhất định phải chứng tỏ, muốn chứng tỏ thì phải thể hiện thực lực, điều này nếu xử lý không đúng, sẽ đắc tội với người khác. Đắc tội với người đã có nhiều năm làm việc ở cương vị đó (tức tiền bối), đắc tội với những người khác cũng đang trôi nổi trên biển “tiền”. Thế là, kẻ thù xuất hiện, những chuyện rắc rối cũng đến, ngôn ngữ cơ thể được vận dụng và miệng lưỡi cũng vào vòng tranh đua. Thế là ai ai cũng trở thành con nhím, toàn thân mọc đầy gai. Chỉ cần ai đó nói ra điều gì, bạn tức thì xù gai lên, che chắn thân mình, và lao vào tấn công.

Tôi bỗng hiểu ra, hiện tại mình phải nghe một câu nói không mấy dễ chịu, nhất định là do trước đây mình cũng từng nói một câu không nên nói, làm tổn thương người khác, cái cảm giác khó chịu này là báo ứng đây. Tôi tin vào chuyện báo ứng. Trồng dưa thu hoạch dưa, trồng đậu hái đậu. Đó là cái lý của nhân quả. Vũ trụ được hình thành cũng từ quan niệm nhân quả. Rất nhiều người không tin vào nhân quả.

Càng sống lâu, càng trãi đời nhiều, càng nhận ra các sự vật đều tồn tại trong mối quan hệ nhân quả ! Bạn bị ai đó mắng chưởi, thì chắc chắn rằng trước đây bạn đã từng nhiếc móc người khác. Bởi thế đạo Phật có nói, nói chuyện thị phi gây khẩu nghiệp, tạo nghiệp chướng, bạn mắng người càng nhiều, bạn sẽ nhận lại sự mắng trả càng nhiều hơn.

Nhân quả báo ứng

Gần đây tôi cũng đã phải đốì mặt với rất nhiều vụ việc và nhận ra những người có liên quan đến những vụ việc này phần lớn đều do báo ứng.


Đức Địa Tạng Bồ Tát - Chúng sanh có thể đảnh lễ đức Địa Tạng Bồ Tát để sám hối những tội lỗi trước đây của mình


Có một người phụ nữ mắc nhiều khẩu nghiệp. Sau đó cô ta sinh được một bé gái, nhưng đứa con gái đó, sau này đã làm cô đau khổ tột cùng. Đây chính là báo ứng của kiếp này.

Bạn suy nghĩ xem, nếu trước đây tôi từng mắng nhiếc 10 người, gây 10 chuyện rắc rối thị phi cho người ta, tính ra tôi đã mắc đến 10 khẩu nghiệp! Bắt đầu từ bây giờ, tôi có quan niệm về nhân quả. Hễ có ai đó mắng bạn, bạn nên cám ơn người đó, vì báo ứng đã đến và mình có thể đã tiêu tan bớt một khẩu nghiệp, một nghiệp chướng, tức chỉ còn 9 khẩu nghiệp đã mắc phải. Nếu có người mắng bạn, bạn phải cám ơn người ây vì người ấy đến để làm giảm bớt khẩu nghiệp của bạn, nhờ thế mà nghiệp chướng của bạn cũng giảm dần. Cho đến khi bạn không còn mắc phải một khẩu nghiệp nào, mà người ta vẫn tiếp tục mắng bạn, chẳng sao cả, bởi như thế bạn đã tạo được đức, còn người ta lại đang gây khẩu nghiệp. Nhưng nếu bạn chửi mắng lại, thì chẳng khác nào tăng thêm khẩu nghiệp cho mình và báo ứng sớm muộn sẽ đến với bạn. Đau khổ này là do tự mình chuốc lấy.

Nguyền rủa người khác, nguyền rủa thế giới này, thì người nguyền rủa hiện đã sống trong cảnh giới địa ngục, chứ không cần đợi sau khi chết. Lịch sử đã cho chúng ta thấy, những người ác mồm ác miệng đều không phải là người có sự nghiệp thành công, càng không phải là người hạnh phúc. Điều này là tuyệt đối đúng ! Bạn không đồng ý, thì cứ “mắng” tôi, tôi sẽ thành thật đa tạ bạn !


Message edited by saigoneses - Chủ Nhật, 03 May 2015, 7:30 PM
 
saigoneses Date: Chủ Nhật, 03 May 2015, 8:23 PM | Message # 5
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng


CHƯƠNG 4 - ĐỐT CHÁY BA NGÀN MỐI MUỘN PHIỀN


Thế gian vốn dĩ đã vô thường

Cớ chi chấp trước lại tham sân ?

Đời người cũng tựa như mộng ảo

Tỉnh ra chẳng khác giấc kê vàng !


Tôi thường nghe người ta dùng hai thành ngữ rất hay: đó là “Đời người như giấc mộng” và “Thế gian vô thường”. Mỗi lần nghe hai câu ấy, tôi thấy mình nhận được sự động viên, khích lệ rât nhiều, dù không cười thì lòng cũng tươi vui đó là do trong tâm đã mang sẵn nụ cười.

Nghe hai câu này, dường như muộn phiền cũng giảm bớt thậm chí tiêu tan. “Thế gian vô thường”, câu này quả thật rất hay. Thế gian vô thường, thường là bất biến, vô thường là sẽ đổi thay. Đời sống có thay đổi mới đa dạng sắc màu. Bởi vậy mới có câu “Phong thủy luân lưu chuyển”, mang nghĩa mọi việc đều có thể đổi thay. Thế gian vô thường, mọi sự đổi thay, chứng tỏ cuộc đời đang thay đổi, chỉ cần bạn cố gắng phấn đấu thế nào chăng nữa cũng vô ích, thế thì chúng ta cố gắng mỗi ngày để làm gì chứ ?

Vì vậy nói thế gian vô thường là quá đúng, vô thường mới có thể đổi thay, đời người mới có hy vọng. Nếu đời sống “hữu” thường, thì sao chúng ta phải phấn đấu ?

Vì đời sống vô thường, thế sự luôn thay đổi, bạn không nắm vững quy luật “thay đổi”, chắc chắn sẽ bị con sóng thời đại cuốn trôi.

Trước đây tôi có nghe qua câu cách ngôn về thành công, đó là “Nhạy bén - Chuẩn xác - Kiên quyết”. Nghĩa là một người muốn thành công, cần phải có sự nhạy bén, chuẩn xác và kiên quyết hơn người. Người thành công nhất định phải có tính cách biểu hiện được ba chữ này. Về sau, tôi thêm vào một chữ “Biến” tức “Thay đổi”. Bởi tôi thấy, người không hiểu chữ “Biến”, thì dù có “Nhạy bén - Chuẩn xác - Kiên quyết” cũng bằng không.

Thê giới luôn đổi thay, chúng ta không “Thay đổi” nhanh, thì sẽ vô dụng, đã không “Chuẩn xác” thì có kiên quyết cũng vô ích. Nắm vững quy luật của “Biến” là điều cần thiết để thành công. Vì đời sống vô thường, đổi thay hằng ngày, nên có nắm rõ sự đổi thay này thì mới có cơ hội. Đối với những ai đang phấn đấu, thì bốn chữ này đã cho thấy hy vọng. Những ai không thích “đời sống vô thường”, hy vọng “đời sống bất biến”, chính là vì họ đã có những thứ tốt nhất, nên lo sợ sẽ mất chúng, sợ “đời sống” một khi “vô thường”, thì cái gì cũng không còn.

Người thích đời sống bất biến, chẳng qua vì họ đã ở trên bờ thành công, nên SỢ thay đổi, sợ lại phải phấn đấu, vì hiện họ đã ngừng phấn đấu và chẳng bao lâu nữa sẽ bị đào thải. Họ muốn duy trì hiện trạng, sợ đảo lộn, sợ không thể có sự thay đổi tốt đẹp. Cách nghĩ này có thể là đúng. Nhưng tại sao không thể nghĩ “Biến” đã là quy luật tự nhiên.

“Biến” đối với người bi quan thì cho rằng không tốt, nhưng người lạc quan lại thấy sự thay đổi đó là tốt. “Loạn ” cũng là biến. Thiên hạ đang loạn đang biến, thì mới có cơ hội. Đối với người đang ở bờ thành công, “Loạn”, “Biến” đều là điều đáng sợ, vì họ vốn không quen với “Biến”. Đời người ngưng hẳn “Biến”, thì thật ra thân xác có đó, tài trí thì không. Thích “đời sống vô thường”, như thê mới là nhân sinh quan có ý nghĩa nhất. Chúng ta không nên sợ thay đổi.

Còn một câu khác cũng rất hay, đó là “Đời người như giấc mộng”. Đôi khi chúng ta suy nghĩ, con người thật sự mâu thuẫn, người ta chết rồi, lại tặng bốn chữ: “Đời người như mộng”. Thật đáng tiếc mỗi chúng ta lại không biết rằng mình cũng đang ở trong mộng. Tặng người ta câu “Đời người như mộng”, mà chính mình lại không biết mình đang ở trong mộng...

Hiện chúng ta đang ở trong mộng, đúng vậy không ? Vậy khi nào mới tỉnh mộng đây ? Đến lúc sắp qua đời, mới biết đời người như mộng, thì quá muộn rồi, quá chậm rồi. Nếu chúng ta hiểu rõ mình đang ở trong mộng, sẽ thoải mái hơn nhiều. Cơ thể con người giống như một quán trọ, linh hồn con người trú trong thân xác này, sau mấy mươi năm, linh hồn lại đi đến một quán trọ khác.

Đời người như mộng, dù sẽ tỉnh, nhưng cố mơ được giấc mơ đẹp là đã tốt rồi. Đời người như một vở diễn, bạn tự diễn tốt vai của mình, cũng đã tốt rồi. Mỗi ngày khi bạn còn thở, tất cả mọi thứ dường như đều là của bạn. Nhưng khi nhắm mắt rồi, thử hỏi, những thứ đó có còn là của bạn ? Đời người như mộng, hà tất tưởng thật ?

Chúng ta thường bảo người khác phải nhận chân, tức phải tin thật, liệu chúng ta có thể khẳng định, tất cả những gì chúng ta “tin” đều là “thật” ? Mọi thứ trên đời đều là giả, là mộng, là kịch, cớ chi bạn cho là thật ? “Đời sống vô thường” phải chăng đồng nghĩa với “Đời người như mộng”, hay mâu thuẫn nhau ? Chương này nói về “phiền não”, thì phải nói đến hai câu đó.

Tôi cảm thấy phân nửa đời người là do trời định, một nửa kia do con người. Tôi lạc quan, nhưng sẽ không lạc quan đến mức cho rằng nhân có thể thắng thiên. Tôi tin vào “số phận”, con người sinh ra đã gắn liền với nó. Tôi cũng tin vào “vận mệnh”, con người có thể “lèo lái” đời sống của mình, đó chính là nhân định.

Trời đã định bạn làm một người nào đó, không thể thay đổi, bởi đó là điều đã định. Nhưng bạn sống như thế nào, điều đó phụ thuộc vào chính bạn. Trời muốn bạn diễn vai diễn này, thì việc diễn ra sao là do bạn quyết, bạn có khả năng để quyết định đời mình. Trời đã định bạn diễn vai phụ, bạn tự cảm thấy vui, như thế đã diễn thành công. Trời đã định bạn diễn vai chính, bạn không chịu cầu tiến, như thế xem như bạn đã diễn thất bại. vấn đề không nằm ở chỗ Trời cho bạn đóng vai gì, mà phụ thuộc vào việc bạn diễn vai diễn của mình có tốt hay không. “Đời sống vô thường”, mang lại cho bạn cơ hội để thay đổi, đó là thiên định, chiếm 50% cơ hội. Bạn từ bỏ nó, tức thiên định chiếm 70%, nhân định chỉ chiếm 30% còn lại, tuân theo ý trời.

Bạn nắm vững “Biến”, nắm vững “Vô thường”, mới có thể vận dụng 50% nhân định, mới ở vào thế 5-5. Nếu vững lòng tin, không ngừng phấn đấu, có thể bạn sẽ ở vào thế 6-4, về sau sẽ thắng thiên, thực tế, những trường hợp nhân định thắng thiên cũng không phải là ít.

Biết “Đời người như giấc mộng”, không phải để có cái nhìn tiêu cực, từ bỏ tất cả mọi thứ, mà là nhìn nhận ở hoàn cảnh khách quan của mình, để cố giải thoát. “Đời sống vô thường”, hãy nhìn rõ hoàn cảnh tồn tại của mình, rồi cố gắng thích ứng, thay đổi, khống chế. Như thế chúng ta có thể thấy rõ thực tại trong tâm trạng thanh thản, thấy điều kỳ lạ trong cái nhìn hiện thực.

Vì thế có người nói, mọi thứ đều là giả, chỉ có “tâm” mới là thật. Thế là họ dồn hết tất cả sức mạnh của mình, quyết chính tâm, tu thân cống hiến cho nhân loại. Đến lúc phải ra đi, cảm thấy mình đã diễn tốt vai diễn của mình, thấy thanh thản trong lòng, sẽ mỉm cười mà đi. Đời người cũng như thế, bạn có đồng ý không ?
 
saigoneses Date: Thứ Tư, 06 May 2015, 10:21 PM | Message # 6
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng

CHƯƠNG 5 - ĐỘNG TÌNH - ĐỘNG KHÍ - ĐỘNG TÂM

Người sống trần gian này nên biết

Lao động cống hiến là vinh quang

Suy nghĩ dằn vặt chẳng phải tốt.

Biết đủ biết vui đúng đạo thường.


Một ngôi sao điện ảnh từng tâm sự với tôi: “Nếu tôi là kẻ ngu đần thì hay biết mấy !” Anh nhíu mày nói. “Trước đây, cuộc sống thật vui vẻ, càng lớn càng biết suy nghĩ, cứ tưởng mình càng thức tỉnh, nhưng ham muốn ngày một nhiều đến nỗi không nhận ra rằng, cuộc sống ngày càng không vui...”. Những gì anh nói cũng chính là tâm sự của tôi.

Tôi nghĩ, nếu như năm thứ ba của trung học, tôi không gặp được người Thầy khai thông tư tưởng, khuyến khích tôi đọc sách, có thể ngày nay tôi là một nhân viên bình thường, cuộc sống chắc vui hơn hiện tại. Người càng có tri thức, càng dễ chuốc lấy phiền não, đau khổ. Tôi từng nghe câu: “Lo trước nỗi lo của thiên hạ, vui sau nỗi vui của thiên hạ”, giờ đây tôi đã hiểu rõ ý nghĩa của câu này, căn bệnh trí thức cũng là như thế. Phần tử trí thức thường là người ít vui vẻ nhất ! Có một khoảng thời gian, tôi căm ghét chính mình, bởi tôi thấy mình… biết quá nhiều ! Những kiến thức và trải nghiệm đã bổ sung học thức, gia tăng trí tuệ cho tôi, nhưng thực tế chúng không mang lại hạnh phúc cho cuộc sống của tôi ! Điều chúng mang lại chỉ là đau khổ !

Phản ứng với sự vật

Vì tôi “biết”, nên tôi biết thế nào là “danh lợi”, đã theo đuổi “danh lợi”, thì dục vọng ngày càng lớn, càng muốn theo đuổi đến cùng nhưng năng lực lại chỉ có… hạn! Thế là trăm phương nghìn kê để cố đạt được, càng không ngừng theo đuổi, càng không ngừng thất vọng, không ngừng bị kích động và tự trói buộc.

Phần tử trí thức có những tính cách xấu như: tự cho mình là thanh cao, xem tiền bạc như đất, nhưng lại muốn sở hữu vật chất, mà phải là thứ tốt nhất, đẹp nhất, song lại không đủ điều kiện, nên ôm lấy chữ “hận”. Thế là tâm đố kỵ ngày một lớn, so đo, tức tối ! Nhìn thấy việc gì vật gì cũng không hài lòng, luôn cảm thấy mình có tài nhưng không có đất dụng võ, chỉ thấy mỗi mình mình thanh cao.

Tôi cũng từng giống nhiều người, tự cho mình “thanh cao”, nhưng nay đã thấy mình không đáng gọi là “thanh cao”. Trừ phi thanh cao đến vui sướng, hài lòng. Tôi muốn đạt được mục đích cao nhất của cuộc sống - đó chính là sự hài lòng, vui vẻ. Chỉ cần có nguyên tắc là không làm tổn hại đến ai là được rồi. Tôi không muốn mãi tự cho mình thanh cao. Sống như thế sẽ rất khổ. Giải thoát mới có được niềm vui. Nếu có điều gì không tốt đẹp, cứ tích cực và lặng lẽ thay đổi là được, hà cớ chi nổi trận lôi đình, tổn thân hại khí, kết quả không những không thay đổi được hiện thực, mà còn làm tổn hại nguyên khí của mình.

Biết đủ đã là vui

Con người cần có ba yếu tố lớn để sinh tồn: thứ nhất là ẩm thực, thứ hai là tình dục, thứ ba là tự do. “Ăn uống” quá mức thân sẽ mang trăm bệnh; “tình dục” quá mức, hao tổn tinh lực; “tự do” quá mức, ảnh hưởng đến cộng đồng. Con người phải biết điều tiết sao cho thích hợp ! Quá mức tức sẽ hỏng, sẽ bại, ý nghĩa của đạo Trung Dung là thế, cũng có nghĩa là “có chừng có mực”.

Nhưng con người thường quá tham lam có quá nhiều vọng tưởng, kêt quả là tâm trạng không ổn định, ảnh hưởng đến tinh thần. Chữ “Nghiệp” trong đạo Phật chỉ tư tưởng của con người. Nỗi buồn và niêm vui của con người cũng do ý thức tạo thành. Những suy nghĩ phù phiếm làm ảnh hưởng đến nhục thân. Đạo Phật chủ trương trước tiên thay đổi ý thức, lấy trong đổi ngoài, tự nhiên thân tâm an lạc, khỏe mạnh vui tươi. Tôi cũng đã đấu tranh trong đau khổ và đã hiểu ra được không ít chân lý !

Nỗi đau khổ mà lớp thanh niên thường dễ mắc phải nhâl chính là chữ “Tình”. Người đau khổ vì tình thì đâu đâu cũng có. Mỗi người hoặc ít hoặc nhiều đều trải qua nỗi đau khổ vì tình. Theo sự thể nghiệm của tôi thì: tình động tức khí động, khí động tức tâm động. Điều này lý giải ra sao? Tôi từng nói qua về cảnh giới cân bằng niềm vui, tức giống như vũ trụ, khi âm dương cân bằng, cũng chính là cảnh giới an lạc. Người đánh mất sự an lạc, thì âm dương cũng không điều hòa hai cực âm dương có sự sai lệch ! Khi con người lạc quan bình tĩnh, thì cực dương thịnh. Ngược lại, khi con người bi quan thì cực âm thịnh. Âm dương phải điều hòa, đó là cảnh giới hoàn mỹ. Nếu mất đi sự điều hòa, sẽ phát sinh hiện tượng không cân bằng.

Khi tâm trạng con người xảy ra sự xung động, tình động thì khí không hòa, khí không hòa thì “cực âm” thịnh, dẫn đến khổ đau và thất bại, lúc này tiềm thức tiêu cực - tức tâm ma - sẽ khống chế người đó, tạo ra những điều không hay. Người không hạnh phúc thì 8, 9/10 là vì chữ “tình”. Xã hội phát triển, nguyên nhân gây nên động tình, động khí, động tâm cũng ngày càng nhiều. Trạng thái tiêu cực cũng ngày càng nhiều. Rất nhiều người gương mặt nặng nề khí âm là vì thế ! Rất nhiều người, thường có hành động không hay lý do cũng là vì thế.

Lao động cống hiến là vinh quang

Con người trong quá trình sống đã thực hiện ba nhu cầu ẩ thực, tình dục và tự do không có quy luật, không biết phương pháp dưỡng sinh, không để cho khí trong cơ thể vận hành tuần tự, không để cho nguyên lý âm dương trong mình cân bằng, kết quả là tâm ma động, trăm bệnh phát sinh, cho đến khi làm hỏng vận mệnh của mình và chết...

Người xưa có nói: "Lao động là cội nguồn của đời sống khỏe mạnh". Lao động là cách tốt nhất để gia tăng yếu tố "dương". Điều không hay nhất của con người là “nghĩ ngợi lung tung”, vọng tưởng khiến trăm bệnh phát sinh, tâm ma động khiến bi thương cũng theo đấy mà đến. Một người nghĩ ngợi lung tung, trước tiên là do quá nhiều tri thức và quá… rảnh rỗi ! Quá rảnh rỗi sẽ nghĩ ngợi lung tung ! Tâm luôn dao động, sinh ra quá nhiều âu lo ! Nếu biết lấp đầy thời gian của mình, thường xuyên lao động cống hiến, tự nhiên sẽ không còn phát sinh quá nhiều ý nghĩ ngông cuồng và không chính đáng ! Vận động cơ thể hợp lý là phương pháp tốt nhất để diệt tâm ma, đạt được niềm vui, tích nhiều điện dương cho mình !


Nguyên lý âm dương trong con người, cũng chính là hai sức mạnh cân bằng vũ trụ


Nhưng phần tử trí thức lại là người không thích vận động, nên vấn đề phát sinh cũng thật nhiều. Vận động cơ thể nhiều để bộ não được yên tĩnh, khi cần dùng mới dùng, bình thường hãy để nó ở trạng thái chân không, đó là cách dưỡng sinh tốt nhất. Bộ não không nghĩ ngợi tựa như chiếc bình chân không, nhìn bề ngoài thì không có gì, nhưng khi cần, mở nắp bình ra, không khí sẽ ào ạt tuôn vào. Nếu con người ở được trạng thái chân không, khi cần mới mở nắp bình, tự nhiên sẽ tràn đầy. Hy vọng mọi người có thể hiểu được ý tưởng triết học từ một chiêc bình chân không.

“Nhân đáo vô cầu phẩm tự cao tri túc thường lạc thị anh hùng” (Người đạt được đến chỗ không mong cầu, thi phẩm chất tự thanh cao, biết đủ thường xuyên vui vẻ là anh hùng). Đây là câu cách ngôn của tôi. Chúng ta thấy thế giới này vẩn đục nên căm ghét nó, điều này chẳng qua là do sự vẩn đục trong tâm mình mà ra. Thực ra thế giới này không có nơi nào là vẩn đục cả, ngược lại nơi nơi đều đẹp đẽ, vấn đề là bạn có biết để mà thưởng thức hay không.


những người này đang thực hành phương pháp tu tập trong nước


Có người nói, thế gian là nơi ô uế nhưng hai chữ ô uế chỉ là do cảm giác của mỗi người định ra mà thôi. Hãy nhìn đóa hoa sen, bạn sẽ hiểu, sen mọc từ bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Con người cũng như đóa sen, chỉ cần giữ tâm thanh tịnh, thì vạn vật đều thanh tịnh, không hề có cảnh ô uế. Con người cũng không hề ô uế, bạn cảm thấy người ta xấu là do bạn không nhìn thấy ưu điểm và cái tốt của người ta ! Tâm mang ý “xấu” thì thấy gì cũng không sạch. Thế gian tươi đẹp, hà cớ chi tự làm mình phiền não, đau khổ cả đời. Người tự làm mình đau khổ, quả thực có lỗi với cha mẹ, với nhân loại ! “Tự làm khổ mình” là hành vi vô nghĩa ngu muội nhất. Đây là đạo lý mà tôi hiểu ra sau nhiều năm… tự làm khổ mình !



Message edited by saigoneses - Thứ Tư, 06 May 2015, 10:23 PM
 
saigoneses Date: Thứ Năm, 07 May 2015, 2:00 AM | Message # 7
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng


CHƯƠNG 6 - THIÊN NHÂN HỢP NHẤT

Phần tử trí thức hỏi Đại sư

Tu Phật pháp sao không bắt Quỷ?

Đại sưt điềm nhiên nói trí tuệ

Thiên nhân hợp nhất mới là Chân


Cách đây mấy năm, Thầy Kha có đến Hồng Kông, bảo tôi hãy mở mang kiến thức đến một cảnh giới rất cao của người tu tập. Buổi chiều nọ, tôi may mắn được cùng Thầy Kha và một đôi vợ chồng am hiểu giáo lý đạo Phật, nói chuyện về triết lý nhân sinh. Tôi gọi họ là ông Chu, bà Chu. Nơi chúng tôi gặp gỡ là quán cà phê Lệ Tinh ở Tiêm Sa Thư (Tsim Sha Tsui).

Đó là một buổi chiều tuyệt đẹp, ánh mặt trời rọi khắp, không có một chút gió. Chúng tôi ngồi ở khu giữa quán cà phê, chứ không ngồi ở cửa ra vào ở hai bên. Đằng sau chỗ ngồi của bà Chu có một cây to, do người ta sắp đặt để tô điểm trang trí thêm cảnh sắc sân vườn cho quán. Vừa thưởng thức cà phê, thầy Kha vừa nói về trí tuệ vô thượng của Mật Tông. Bà Chu là một trí thức nghiên cứu về triết học Trung Quốc đã nhiều năm, nên hỏi những vấn đề gay go, quả thực là có thể “bắt bí” người khác! Thầy Kha từ tốn giải đáp từng vấn đề, ông Chu cũng là một bậc trí thức cao, ông ngồi bên cạnh lặng yên lắng nghe, lâu lâu xen vào một số câu hỏi. Buổi nói chuyện đề cập đến bốn chữ “Thiên nhân hợp nhất”. Theo như tôi hiểu, đạo Phật luôn nhấn mạnh con người phải hợp nhất với thiên nhiên, khi đã đạt đến cảnh giới thiên nhân hợp nhât là đã đạt được cảnh giới tối cao. Hơn nữa còn chỉ ra, nếu con người có thể đạt được cảnh giới thiên nhân hợp nhất và thiên nhân đồng bộ, thì sẽ trở thành một phần của vũ trụ, khi thở nhanh thì gió sẽ thổi, khi muốn trời mưa, thì trời cũng sẽ đổ mưa. Đó là cảnh giới siêu việt lạ thường, nhưng chúng ta có thể đạt được.

Khi Thầy Kha nói đến cảnh giới “Thiên nhân hợp nhất”, Thầy đưa ra một ví dụ rất hay đó là một câu chuyện mà mọi người đều biết đến. Trong “Tây du ký” có đoạn kể Tôn Ngộ Không tự cho rằng một cú lộn nhào của mình, có thể vượt xa mười vạn tám ngàn dặm, không ai bì nổi. Phật Tổ nói: “Nếu ngươi có thể bay ra khỏi được lòng bàn tay ta, ta chấp nhận ngươi thắng”. Tôn Ngộ Không nghĩ, cú nhảy của mình đã vượt xa mười vạn tám ngàn dặm, lòng bàn tay Phật tổ chỉ có nửa xích (1 xích = 1/3 mét), sao mà mình không thể nhảy ra khỏi đó chứ? Giao ước xong, Tôn Ngộ Không liền lộn nhào một vòng. Mười vạn tám ngàn dặm rồi viết lên trên ngọn núi ở nơi xa xôi ấy dòng chữ “Tôn Ngộ Không đã tiểu ở đây”. Nhưng kết quả là khi trở về , Phật tổ mở lòng bàn tay ra thì thấy đó là nơi Ngộ không đã viết dòng chữ ấy, chỗ Ngộ Không lầm tường ngọn núi chính là ngón tay của Phật tổ. Câu chuyện này hẳn rất quen thuộc với mọi người. Phật tổ đã dùng cách gì để khiến Tôn Ngộ Không không bay khỏi ra lòng bàn tay của Ngài? Theo lẽ thường thì Tôn Ngộ Không có thể bay xa vạn dặm, không lý nào lại ở mãi trong lòng bàn tay Phật Tổ được ? Nhưng, nhìn từ khía cạnh khác, sẽ thấy hoàn toàn khác.

Thầy Kha nói: “Phật Tổ hợp nhất Ngài với vũ trụ đó chính là cảnh giới thiên nhân hợp nhất. Tôn Ngộ Không cố hêt sức đê lộn nhào, nhưng vẫn nằm trong thế giới tự nhiên nên không thể thoát khỏi tự nhiên, tức cũng không thoát ra khỏi lòng bàn tay Phật Tổ”. Thầy Kha lại giải thích: “Chúng ta tu Phật, điều quan trọng nhất là hợp nhất mình với thiên nhiên, như thê mới có thể có được nguồn sức mạnh bất tuyệt có cái “định” vĩnh hằng. Nhập định thật sự là đạt được cảnh giới hợp nhất với thiên nhiên. Vì thế mọi thứ trong cuộc đời đều có thể nhìn nhận thấu đáo từ phép tắc và hiện tượng của thiên nhiên. Hợp nhất với thiên nhiên cũng chính là hợp nhất với vũ trụ, hợp nhất với “thần ”, đạt đến cảnh giới tối cao của cuộc đời - tức đã thành Phật. Ông bà Chu nghe đến đây thì chau mày rất lâu. Đây là đạo lý giản đơn mà sâu sắc, nhưng làm sao con người có thể hợp nhất với thiên nhiên cơ chứ ? Điều này khiến tôi nghĩ ra trước khi có buổi nói chuyện, thầy Kha đã từng đạt được cảnh giới “thiên nhân hợp nhất”.

Đó lại là vào một buổi chiều khác, một người có Thiên nhãn thông cùng mười mấy người bạn nói chuyện với Thầy Kha, ông ta dùng Thiên nhãn để nhìn thì thấy ánh sáng phát ra từ Thầy Kha, theo như ông ta nói, trên người Thầy Kha phát ra chùm ánh sáng đỏ mãi không dứt, giống như ánh sáng mặt trời.

Theo như lời giải thích của thầy Kha, do trời hôm ây khá lạnh, trong lòng Thầy vừa nghĩ đến chuyện đạt được sự hợp nhất với thiên nhiên, nghĩ rằng nhiệt độ phải tăng lên chút nữa thì tốt. Tức thì đã có hiện tượng này xảy ra, mọi người đều cảm thấy một luồng khí nóng bao quanh. Nhiệt độ tăng lên giống như mong muốn của thầy Kha, khiến Thầy trở nên dễ chịu hơn. Việc này khiến tôi nghĩ Thầy Kha đã tu đến cảnh giới thiên nhân hợp nhất, đây là một minh chứng.

Tôi kể chuyện này cho bà Chu thì bà vẫn còn nửa tin nửa ngờ. Bỗng nhiên một người ngồi ờ bàn bên cạnh rút thuốc lá ra hút. Khói thuốc từ bàn bên ấy cứ bay qua bàn chúng tôi. Việc người ta hút thuốc lá trong quán vốn dĩ bình thường, nhưng bà Chu rất khó chịu, cứ dùng tay xua khói thuốc đi. Theo ông Chu, bà Chu rất dị ứng với khói thuốc lá. Tôi nhìn nét mặt bà Chu thì cũng biết bà rất sợ người hút thuốc. Đang định tìm cách đổi chỗ, bỗng dưng tôi thấy bà Chu cứ ngây người ra. Thì ra làn khói thuốc hướng về phía bà Chu bỗng chuyển hướng. Lúc đó, Thầy Kha đang nói đến sự hợp nhất với thiên nhiên, Thầy ví dụ về tâm niệm vừa khởi thì đã có thể thay đổi sự vật. Cơn gió không rõ từ đâu đến này là gió thiên nhiên của quán cà phê Lệ Tinh, hay phát sinh từ tâm của Thầy Kha ? Đây là điều khó mà tưởng tượng.

Bà Chu cảm thấy có một cơn gió thổi qua mặt mình, xua làn khói thuốc đi một cách bất ngờ. Bà mở to mắt nhìn Thầy Kha như muốn biết phải chăng đó là do thầy Kha đã làm. Thầy Kha vẫn say sưa nói, thầy chỉ cái cây sau lưng bà Chu: “Ví như thân cây này, đứng im tại nơi đây”. Tôi và ông Chu cũng bắt đầu chú ý đến thầy Kha, thăm dò vị sư huynh có công lực thâm hậu này, phải chăng lại vô tình để lộ ra sức mạnh của trí tuệ. Thầy Kha chỉ cây đó và nói: “Khi đạt được cảnh giới tâm và thiên nhiên trở thành một thể, tự nhiên sẽ có gló” Thầy vừa nói xong, quả nhiên thấy cây đó lay động. Luồng gió đó từ đâu đến ? Tôi nhìn xem cây bên cạnh, thì thấy nó chẳng động đậy chút nào. Ở giữa quán cà phê Lệ Tinh, khi Thầy Kha nói đến cây, muốn gió tức có gió, lẽ nào có thể hô mưa gọi gió?

Sau buổi gặp hôm ấy, tôi nhận được cuộc điện thoại của bà Chu, bà nhờ tôi hỏi Thầy Kha, có phải hôm ấy Thầy đã trổ tài, để chứng minh rằng, con người có thể hợp nhất với thiên nhiên ? Tôi bèn hỏi Thầy Kha về chuyện này, Thầy Kha gật đầu cười: “Thật ra ai cũng có thể, chỉ cần tập trung tinh thần, đánh thức tiềm năng của mình, thì vũ trụ nhỏ trong mỗi người sẽ hô ứng với vũ trụ rộng lớn bên ngoài. Đó cũng chính là nguồn sức mạnh siêu nhiên”.

Tôi mang câu nói này của thầy Kha trở về nhà để suy nghĩ. Tôi hiểu ra cảnh giới tối cao của người tu pháp, không phải là những tuyệt kỹ như “bắt quỷ”, “phi thân”… mà là khả năng hợp thành một thể với thiên nhiên, có thể khiến cho cơ thể và tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên. Chạy theo tư tướng không có chỗ dừng và ham muốn hưởng thụ vật chất thì không nhận ra và cũng không hiểu thấu lẽ đời, nhưng chỉ cần biết dừng lại hòa hợp với thiên nhiên thì sẽ thấy được sự rộng lớn của thiên nhiên, làm sao không thấy giới hạn của con người chỉ là một không gian nhỏ bé chứ?

Một người tu pháp chân chính, tấm lòng cũng hòa hợp với thiên nhiên và vũ trụ, vũ trụ rộng lớn, tâm tính con người đồng bộ với thiên nhiên, tấm lòng vì thế cũng vô hạn Đó thật sự là cảnh giới của “Không”. Một số người lên núi ẩn tu thực ra là vì họ muốn mình hòa hợp với thiên nhiên trong khung cảnh thiên nhiên và đồng bộ cùng vũ trụ rộng lớn này ! Chúng ta niệm Phật, khi niệm nhanh nhất, người bên cạnh chỉ nghe được ba chữ “Om, Ah, Hum”, là ba trình tự thanh âm của vũ trụ từ lúc hoạt động cho đến lúc dừng lại. Ví dụ như chiếc xe, âm thanh khởi động là âm “Om , khi xe tăng tốc, âm thanh của nó sẽ là “Ah”, khi xe dừng lại, âm thanh của nó là “Hum”. Tất cả các mật chú đều chỉ nằm ở ba nguyên âm của thiên nhiên, nên mục đích niệm chú cũng là để cho âm thanh của con người hòa hợp với âm thanh của thiên nhiên mà thôi.

Từ thiên nhiên mà lĩnh hội được trí tuệ lớn lao của đời sống đó là một sự lĩnh hội tối cao. Từ trong thiên nhiên, con người có thể nhìn thấu đời sống, tức đã đạt cảnh giới tối cao. Nguyên lý kinh Phật cũng chính là thế, mục tiêu tu Phật cũng chính là thế ! Trí tuệ “cát bụi trở về với cát bụi” của con người sau khi chết là đây. Cơ thể người là giả hợp của tứ đại: “đất, nước, gió, lửa”, tựa như vũ trụ. Sự hợp nhất giữa con người và vũ trụ nằm trong khái niệm căn bản này.



Message edited by saigoneses - Thứ Năm, 07 May 2015, 6:43 PM
 
LSK Date: Thứ Năm, 07 May 2015, 10:21 AM | Message # 8
Major general
Group: Disciples
Messages: 484
Status: Tạm vắng
Huynh saigoneses
 
saigoneses Date: Thứ Sáu, 15 May 2015, 11:01 PM | Message # 9
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng


CHƯƠNG 7 - NGỒI YÊN ĐIỀU HÒA HƠI THỞ ĐỂ TẠO VẬN

Ngồi thiền mang lại nhiều ánh sáng

Thanh thản mà niềm tin gia tăng

Tinh thần tập trung, tâm tĩnh lặng

Sự nghiệp thành công, niềm vui tràn


Nhắm mắt, theo dõi nhịp tim ! Tôi bán tín bán nghi không biết sau khi nhắm mắt lại, sẽ cảm thấy thế nào? Nhiếp tâm tôi thử thả lỏng con người mình. Nhưng, chân lại bắt đầu đau! Đó là bài học đâu tiên khi tôi tập ngồi thiền.

Năm 1983, một cơ hội tình cờ, tôi cùng Mạch Gia và Hoàng Bách Minh đến Đài Loan gặp gỡ Thầy dạy tĩnh tọa. Thật không ngờ từ đó tôi đã thay đổi nhiều. Tôi có duyên với Phật pháp cũng từ buổi hẹn gặp ấy, đó là câu chuyện hết sức ly kỳ, một kinh nghiệm kỳ diệu. Người tôi gặp gỡ hôm ây chính là thầy Kha. Thầy ngồi xếp bằng trên nền nhà, và bảo chúng tôi học theo tư thế ngồi của Thầy.


Mọi người cùng ngồi xếp bằng, tay kết nguyệt ấn, để tâm yên tĩnh.


Đó là tư thế ngồi Seiza truyền thống của người Nhật, hai chân gập về sau, ngón chân phải nằm lên trên ngón chân cái của bàn chân trái, sau đó từ từ ngồi xuống. Một cơn đau từ mu bàn chân lan ra. Thầy Kha làm mẫu cách thủ ấn khi ngồi thiền, lòng bàn tay để ngửa, ngón cái chạm vào nhau tạo thành thủ ấn hình trăng tròn (Nguyệt ấn). Nhắm mắt lại và tập trung vào huyệt Đan Điền. Huyệt Đan Điền nằm cách dưới rốn khoảng một thốn (1 thốn = 10 phân = 3,33 cm). Mỗi động tác, vị trí, thủ ấn, đều có tên gọi riêng. Nhưng cái đó không quan trọng, điều tôi muốn nói với bạn là cảm giác lúc ấy và nguyên lý của nó.

Ấn đường chợt tê buốt, trước mắt như chớp lòe

Tôi làm theo phương pháp ấy, thả lỏng mình và cảm thấy một vùng yên lặng, chỉ nghe hơi thở của hai vị Mạch Gia và Hoàng Bách Minh. Rồi tôi cảm thây cực kỳ dễ chịu. Kể cũng lạ, cái đau ở chân khi vừa ngồi xuống đã không còn nữa, ngược lại, tôi đã quên đi cảm giác của chính bản thân. Đột nhiên, tôi nhận thấy có người đi đến trước mặt. Chỉ cảm thây trán vừa tê, thì đã có một vật ấn chặt vào điểm giữa hai đầu lông mày Tôi cảm thây đó là dấu ấn của hai ngón tay vào ấn đường, Và chuyện lạ đã xảy ra. Tôi bỗng thây một luồng sáng hiện ra trước mắt, giống như có người bật lên một ngọn đèn trong vùng bóng tối của đôi mắt đã khép, nhưng cảm giác đó thoáng qua nhanh, tựa như chỉ diễn ra một phần ngàn giây.

Cảm giác này có phải bắt nguồn từ lúc ngón tay Thầy ấn vào ấn đường không? Hay là do ảo tưởng, tôi thật sự không biết. Nhưng sau sự việc ấy, Thầy cho biết đó là Thầy vận dụng năng lượng bên trong cơ thể ấn vào ấn đường của tôi, chỗ đó như là “con mắt thứ ba” của con người, cũng chính là một trong sáu “liên luân” của cơ thể.

Khi đó, trong lòng, tôi bán tín bán nghi, những danh từ ấy lọt tai này ra lại tai kia. Không biết trải qua khoảng bao lâu, tôi vẫn nhắm mắt, đánh thức tri giác mà ngồi tĩnh tọa. Bỗng tôi nghe được giọng nói của thầy: “Tập trung tinh thần vào hai mắt, rồi từ từ mở mắt ra”. Tôi mở mắt tức thời có ngay cảm giác kỳ diệu. Cảnh vật trước mắt trong sáng vô ngần, giống như có một lớp thủy tinh vậy, một cảm giác rất khác thường. Ngoài hai vị cùng đi với tôi ra, còn có một người bạn Đài Loan ban nãy ngồi thiền trước mặt tôi, nhưng khi tôi mở mắt ra thì thấy anh bạn ấy ngồi ở phía sau mình. Thì ra anh lui ra lúc nửa chừng, nhưng tôi hoàn toàn không hay biết. Ít ra tôi cũng phải nghe được âm thanh gì đó, hoặc cảm nhận có người đang di chuyển trước mặt, nhưng thật kỳ lạ là tôi chẳng biết gì. Điều tuyệt vời nhất là tôi ngồi như thế ước chừng mình đã ngồi được khoảng 20 phút, nhưng lúc nhìn đồng hồ, mới hay mình đã ngồi được 45 phút ! Không ngờ rằng, khái niệm về thời gian sau khi nhắm mắt tĩnh tọa khác hẳn với cảm giác bình thường. Thầy bảo chúng tôi vận sức xoa tay, chỉ cảm thấy hai tay phát nóng, càng xoa tay, nhiệt lượng càng tăng. Thầy bảo chúng tôi đưa hai bàn tay đã phát nóng ấy xoa mạnh lên mặt.

Xoa mặt dưỡng dung nhan

Theo lời Thầy thì đó là mát-xa nhiệt năng, giúp tăng cường việc trao đổi chất ở vùng da mặt, nuôi dưỡng “nhan sắc”. Nhưng ngay khi duỗi thẳng chân, thì tôi bị một cơn đau buốt rất khó chịu. Hai chân gập lại suốt 45 phút qua nên cực kỳ tê buốt. Thầy giáo lại hướng dẫn phương pháp đặc biệt để cảm giác đó tức thì tiêu tan. Đây là bài học đầu tiên cơ bản nhất và là sự trải nghiệm cũng như cảm giác ban đầu của việc tĩnh tọa. Tôi nghe nói ở Ấn Độ có vị Yogi tĩnh tọa mà toàn thân nhấc bổng khỏi mặt đất. Tĩnh tọa cũng chính là bài học đầu tiên dành cho những ai tu theo đạo Phật.

Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo, mỗi đạo đều có một phương pháp hướng dẫn tĩnh toạ, nhưng theo tôi, tất cả đều là một. “Tĩnh tọa” từ xưa đến nay đều là hít thở không khí của thiên nhiên, điều hòa bộ máy hô hấp, để đưa “khí” và “huyết” tuần hoàn, gia tăng quá trình trao đổi chất, cân bằng các bộ vị trong cơ thể người.

Mục đích thực hiện tư thế ngồi xếp bằng là gì ? Theo tôi, hai chân ngoài việc dùng để đi, thì về cơ bản dường như chẳng còn tác dụng gì khác nhưng các cơ quan quan trọng của con người đều có đại diện nằm ở gan bàn chân, sự tuần hoàn máu cũng phải đi qua hai chân. Ngồi xếp bằng có thể tạm thời làm gián đoạn sự tuần hoàn máu ở phía thân dưới, khiến khí huyết trong cơ thể người đều tập trung ở thân trên, làm tăng số lần vận hành một cách gián tiếp. Chỉ cần áp dụng phương pháp điều hòa hơi thở chính xác, là có thể phát huy năng lượng trong cơ thể, không làm tiêu tan chúng. Ngồi thiền, điều hòa hơi thở phải có phương pháp, không thể tự học mà phải có Thầy hướng dẫn. Tôi làm theo phương pháp Thầy đã dạy, mỗi buổi sáng khi thức dậy, tôi đều tĩnh tọa 30 phút, mỗi tối trước khi đi ngủ cũng tĩnh tọa nửa tiếng. Tôi giữ thói quen này cho đến ngày hôm nay.

Bước đầu tu Phật phải bắt đầu từ “Tọa”. Nho, Đạo, Phật đều có bài học tĩnh tọa điều hòa hơi thở. Khi cơ thể tập trung vào việc điều hòa hơi thở, mới có thể tiến đến tu dưỡng tâm hồn. Công dụng phát sinh từ tĩnh tọa, theo cái nhìn của nhà Phật, hành vi của một người, phân thành ba loại: thân, khẩu và ý, gọi là “ba nghiệp”. Thân nghiệp chỉ tất cả động tác của thân thể, khẩu nghiệp chỉ ngôn ngữ, ý nghiệp chỉ tư tưởng. Khi tĩnh tọa, chỉ có tư tưởng của ý nghiệp là khó điều khiển, còn hai nghiệp thân và khẩu đều tĩnh lặng, hơn nữa tư thế của thân khi tọa thiền là một tư thế tốt nhất. Tư thế này giúp hơi thở điều hòa thuận lợi, năng lượng bên trong cơ thể không ngừng gia tăng.

Tập trung tâm thức có thể thay đổi vận mệnh

Tĩnh tọa có thể khiến tâm thức con người hết sức tập trung, nên khi tĩnh tọa, chúng ta không ngừng làm lắng dịu mọi ý nghỉ của mình, có thể thôi miên chính mình. Con người có sức mạnh sáng tạo ra tương lai, nhưng trước tiên bản thân phải có niềm tin.

Niềm tin này càng lớn, thì sức ảnh hưởng càng cao. Những người có năng lực siêu phàm, có thể khiến chiếc đồng hồ đã đứng chạy trở lại, hay có khả năng di chuyển một số vật thể, chính là nhờ vào sức mạnh tinh thần này. Người bình thường không có sức mạnh này vẫn có thể luyện tập được. Phương pháp chính là tĩnh tọa. Con người liên tục vận dụng sức mạnh tinh thần, phải chăng có thể mang lại thành công cho chính mình? Cách nói này dĩ nhiên có lý, chúng ta đừng ngại thử nghiệm. Tọa thiền không đơn thuần chỉ làm tràn đầy lòng tin, mà còn mở ra vận mệnh cho chính mình.


Nhà tâm linh học cho rằng khi tĩnh tọa cần quán tưởng một vòng tròn sáng, đồng thời tùy theo mức độ khác nhau mà có phương pháp khác nhau. Những cách thức này có thể trực tiếp giúp chúng ta khai phá năng lực siêu nhiên của chính mình, sức mạnh đó được gọi là “thần thông”.




Message edited by saigoneses - Thứ Sáu, 15 May 2015, 11:02 PM
 
FORUM » TRUYỆN HUYỀN HỌC » TRUYỆN HUYỀN HỌC » MẬT TÔNG - NHẬP MÔN TU HỌC (LÝ CƯ MINH)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO