Thứ Ba
23 Apr 2024
7:10 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » NHÂN-TƯỚNG HỌC- PHONG THỦY & BÓI TOÁN » NHÂN TƯỚNG HỌC » NHÂN HỌC
NHÂN HỌC
cafesnt Date: Thứ Bảy, 17 Apr 2010, 0:40 AM | Message # 1
Major general
Group: Moderators
Messages: 357
Status: Tạm vắng
NHÂN HỌC

Bài viết sưu tầm

Nhân học không giải thích cho bạn “Là cái gì” cũng không trả lời cho bạn “Vì sao”. Nó chỉ căn cứ vào những biểu hiện và đặc trưng cụ thể “như thế này” hoặc “như thế kia” của bề ngoài hoặc nội tâm để nói với bạn “nên làm như thế nào”. “Nhân học” trên cơ cở nhận biết con người, không những đưa ra cho bạn mưu lược và nguyên tắc dùng người mà còn đưa ra định những hướng vừa hợp lý vừa thích hợp cho đủ mọi lớp người có thể tham khảo. “Nhân học” thông qua thế giới đầy rắc rối và phức tạp để mở một cánh cửa khác cho bạn.

Tri Nhân Tri Diện Tri Tâm
Biết Người Biết Mặt Biết Lòng

Chương 1. NHẬN BIẾT NGƯỜI
HÀM NGHĨA TÂM LÝ CỦA NHÂN THẦN

Con mắt không những là cơ quan quan trọng của cơ thể mà còn là “cửa sổ tâm hồn”. Nó phản ánh một cách đầy đủ, sinh động thế giới nội tâm của con người. Cho dù trong hiện thực cuộc sống hay trong tác phẩm nghệ thuật, người ta đều quan tâm và miêu tả rất nhiều về con mắt. Đó là vì “con mắt nói thật nhiều hơn miệng”. Đại họa gia Cố Khải đời Đông Tấn khi vẽ nhân vật của mình rất chú ý đến vẽ mắt, đặc biệt là sự thể hiện nhãn thần. Trong cuốn sách “Thế thuyết tân ngữ - Xảo nghệ” từng nói : “Vẽ người nhiều năm chưa vẽ được mắt”. Theo cách nói của Cố Khải thì vẽ tay chân bao nhiêu cũng không liên quan đến vẽ truyền thần lắm, vẽ được nhãn thần mới là điều quan trọng. Đó là điều mọi người đều biết “vẽ truyền thần khó nhất là vẽ mắt”.

Nhãn thần là nguồn thông tin quan trọng trong giao tiếp giữa con người với nhau. Nhân thần không những biểu đạt được những sắc thái tình cảm khác nhau của con người, như tình thân ái hay thù địch, hạnh phúc hay đau khổ, lo sợ hay vui mừng mà còn có thể cảm thông nhau. Trong giao tiếp, thông qua ánh mắt của đối phương mà có thể khai phá được thế giới nội tâm, đạt được mục đích biết và hiểu nhau.

Mạnh Tử từng nói : “Cái quan trọng ở con người là đồng tử. Đồng tử không thể che dấu được cái ác. Lòng ngay thẳng thì đổng từ sáng, lòng gian dối thì đồng tử tối”. Nghe người ta nói, đồng thời nhìn vào đồng tử thì sẽ biết được nội tâm người đó. Lịch sử từng có câu chuyện như sau : Năm Hồng Vũ thứ 25, người ta bắt được 7 tên cướp. Hoàng thái tôn Chu Doãn Văn sau khi xem kỹ con mắt nói : trong đó có một người không phải là giặc cướp. Chu Nguyên Chương không hiểu vì sao lại thế. Sau khi lấy khẩu cung, quả nhiên có một người không phải là giặc cướp. Lúc đó Chu Doãn Văn mới nói : “Người đó thần mắt rất sáng, bọn cướp không thể có con mắt như thế được”. Ở đây ta không bàn đến dùng phương pháp quan sát mắt để phá án sẽ chính xác đến đâu, nhưng chắc chắn nếu quan sát đồng tử thì đại thể cũng phán đoán ra ai chính, ai tà, ai mạnh, ai yếu, người thật hay người giả.

Trong giao tiếp thường ngày, nếu chúng ta ứng dụng nguyên tắc của Mạnh Tử thì chắc chắn sẽ phát hiện được : đối phương nghĩ gì trong lòng đều biểu hiện ra ánh mắt một cách trung thực. Cho dù người đó đang che dấu một điều gì không tốt thì con mắt của anh ta cũng sẽ lộ ra. Người nói dối thì thần mắt mờ tối. Nếu bỏ qua không chú ý đến thần mắt thì khó có thể hiểu được thế giới nội tâm của đối phương.

Ngày xưa, Trung Quốc có mười phương pháp để phân biệt nhãn thần :

Thứ nhất gọi là thần tàng : ...

(Còn tiếp)

Message edited by cafesnt - Thứ Bảy, 17 Apr 2010, 0:43 AM
 
cafesnt Date: Thứ Bảy, 17 Apr 2010, 1:26 AM | Message # 2
Major general
Group: Moderators
Messages: 357
Status: Tạm vắng
(tiếp theo)
Thứ nhất gọi là thần tàng

Thần tàng là chỉ thần mắt dấu ở bên trong, nói chung không lộ ra. Chỉ lúc người đó đắm trong yên tĩnh thì ánh mắt người đó mới lóe lên rất sáng. Loại ánh mắt sáng như ngọc này khiến cho người khác cảm thấy yên tâm, tin tưởng người đó. Đó là loại nhãn thần tốt nhất. Người có con mắt như thế là người có năng lực dồi dào, dễ thành đại nghiệp.

Thứ hai gọi là thần lộ

Thần lộ là chỉ người không dấu nổi thần mắt. Nói một cách cụ thể là mắt lồi ra, không tức cũng giống như bực tức, cho dù ánh mắt không như thế nhưng dáng vẻ giống như thế. Không những ánh mắt lộ ra sắc thái bực tức. Giống như con hổ đang rình mồi, mắt dương tròn lên, hồi lâu vẫn không quay đầu lại. Người có ánh mắt như thế tuy có thể giàu có, nhưng là người gian giảo.

Thứ ba gọi là thần tĩnh

Chữ tĩnh ở đây chỉ ánh mắt tĩnh lặng như ánh trăng mùa thu. Nhìn vào khiến người ta có cảm giác điềm tĩnh, nhìn kỹ vẫn thấy rất yên tĩnh. Hơn nữa, cho dù mình nhìn họ bao lâu, họ cũng tỏ ra rất bình thường, thư thái. Người xưa nói đó là nhân thần nhân từ, yên bình, quí giá.

Thứ tư gọi là thần cấp

Chữ cấp ở đây là chỉ mắt thường động, hành vi cũng động. Con mắt thường đảo luôn giống như mắt khỉ. Người xưa nói : “Nếu mắt tròn, sâu, ánh mắt sáng động thì có thể thành tài. Nếu thần khí gấp, nói nhanh, đi nhanh, ăn uống nhanh, dễ vui, dễ buồn thì người đó sớm phát đạt, nhưng cũng dễ gặp nguy hiểm đến tính mạng”. Đó không phải là nhân thần tốt.

Thứ năm gọi là thần uy

Người tuy không phát tức nhưng lộ vẻ uy nghiêm, con mắt vừa dài vừa to, tuy mở hay nhắm nhưng mắt vẫn có khí thế. Khi gặp việc vui mừng lông mày vẫn không mềm, khi gặp việc bực bội vẫn không cứng đơ ra. Người như thế dễ có thần uy đối với người khác, khiến cho người ta thấy sợ. Người có nhãn thần như thế hoặc là người xấu, hoặc là người xuất chúng.

Thứ sáu gọi là thần hôn

Chữ hôn ở đây là chỉ mắt tuy mở to nhưng ánh mắt mơ màng, lơ đễnh, nét mặt không rõ ràng. Mắt béo bệch và hơi phù. Người có ánh mắt như thế chứng tỏ sẽ nghèo khổ, hèn kém, làm việc gì cũng không thành, kết quả chẳng ra sao.

Thứ bảy gọi là thần hòa

Ánh mắt yên tĩnh, hài hòa, sáng một cách tự nhiên. Người như thế hiền và điềm đạm, không vui cũng có nét như vui, lúc tức giận thì chỉ hơi có sắc tức giận, song nói chung sắc thái phần nhiều là tươi vui. Từ xa nhìn anh ta đã cảm thấy có hòa khí. Người có ánh mắt như thế tấm lòng rộng rãi, không hay đố kỵ, ít thiên kiến đối với người khác.

Thứ tám gọi là thần “kinh”

Chữ “kinh” là chỉ thần khí nhu nhược giống như hốt hoảng. Sắc mặt thường thay đổi, mơ màng không sáng sủa, giống như người bị mất cắp, tâm thần bất định, mắt đảo luôn, miệng thường lẩm bẩm, đứng ngồi và ăn uống thường tỏ ra e sợ. Người có thần mắt như thế làm việc gì cũng không kiên quyết đến cùng.

Thứ chín gọi là thần say

Ánh mắt giống như người say rượu, tròng mắt chuyển động chậm chạp như người ốm lâu không khỏi, lờ đờ không tỉnh, mắt trừng lên, thần khí hôn mê. Người có nhãn thần như thế thường ngu muội, kém linh hoạt, dễ bị người khác lừa gạt.

Thứ mười gọi là thần thoát

Là chỉ vừa thấy có ánh mắt nhưng rất nhanh lại như không có, giống như người nộm làm bằng gỗ hoặc bằng đất. Mặc dù người đó vẫn ngồi ăn cơm,uống trà bình thường nhưng chẳng có thần khí gì. Đang nói chuyện với nhau nhưng anh ta lại chú ý đi đâu hoặc quay mình sang phía khác. Loại người như thế gọi là cái “xác biết đi”. Người có nhãn thần này lâu nhất không quá một năm sẽ phát cuồng hoặc ốm chết.

Ở đây ta không đi sâu phân tích cách nói thiếu tính khoa học này của người xưa, nhưng tối thiểu cách nói đó cũng chứng tỏ vai trò của nhãn thần từ xa xưa đã rất được con người chú ý.

Vậy thì nhãn thần trong giao tiếp và đàm phán có những hàm nghĩa tâm lý cụ thể gì ? Chúng ta làm sao qua nhãn thần của đối phương để hiểu và nắm bắt được thế giới nội tâm của họ ?

Thông qua sự phân tích dưới đây mong sẽ giúp độc giả có được sự hiểu biết cụ thể hơn.

Nhìn chằm chằm...

(còn típ)

 
atoanmt Date: Thứ Hai, 03 May 2010, 10:11 AM | Message # 3
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


AToanMT
 
thanhthat Date: Thứ Bảy, 05 Jun 2010, 10:51 PM | Message # 4
Major
Group: Users
Messages: 84
Status: Tạm vắng
 
socolar Date: Thứ Hai, 28 Jun 2010, 3:20 AM | Message # 5
Colonel
Group: Users
Messages: 194
Status: Tạm vắng
 
atoanmt Date: Chủ Nhật, 11 Jul 2010, 10:28 PM | Message # 6
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


AToanMT
 
cafesnt Date: Thứ Sáu, 16 Jul 2010, 9:33 AM | Message # 7
Major general
Group: Moderators
Messages: 357
Status: Tạm vắng
http://orkutluv.com/ graphic comments-Thanks


Message edited by cafesnt - Thứ Sáu, 16 Jul 2010, 9:33 AM
 
cafesnt Date: Thứ Năm, 05 Aug 2010, 4:32 AM | Message # 8
Major general
Group: Moderators
Messages: 357
Status: Tạm vắng
Tiếp theo :
Nhìn chằm chằm

Nói chung khi giao tiếp, thời gian nhìn cố định vào một cái gì đó quá 5 giây thì gọi là nhìn chằm chằm. Nhìn chằm chằm có ý đối địch mà người khác không dễ phát hiện. Vì vậy nhiều người thường né tránh khỏi ánh mắt này để tỏ sự rút lui, nhường nhịn. Nhìn chằm chằm có lúc còn muốn biểu thị sự cầu giúp. Trong một số trường hợp, nhìn chằm chằm thực ra không có nghĩa là nhìn cố định, mà là đang quan sát sự hoạt động ánh mắt của đối phương.
Trong đàm phán thường ít người sử dụng ánh mắt này. Nếu thấy đối phương sử dụng phương thức sử dụng phương thức giao tiếp này với mình thì cách nhìn đó biểu thị những hàm nghĩa tâm lý dưới đây.

Tự mình khép kín

Khi mắt của đối phương nhìn chằm chằm vào một điểm gì và ánh mắt hầu như bất động, hơn nữa các cơ mặt cứng đơ, không có biểu cảm, giống như ta thường nói : “mặt thớt” hoặc “mặt phẳng như con bài”, đồng thời không có phản ứng gì với mọi việc chung quanh thì đừng cho rằng họ không có phản ứng gì, mà thực chất là họ nghe thấy hết, chẳng qua là họ đóng kín mọi cảm giác mà thôi.

Biểu hiện mình

Nếu trong đàm phán gặp gỡ lần đầu mà đối phương thích nhìn chằm chằm vào mắt anh, đồng thời vẫn cười nói một cách tự nhiên, thì chứng tỏ anh ta có điều gì đó giấu anh, đồng thời anh ta cảm thấy mình đang ở thế mạnh. Khi anh ta dùng ánh mắt này để giao tiếp, thì tức là anh ta cố ý tìm kiếm ở anh, suy đoán trạng thái tâm lý của anh.

Tự vệ mình

Nếu đối phương nhìn chằm chằm lâu vào anh, đồng thời không né tránh ánh mắt của anh là đối phương có ý đồ muốn tạo thành một vòng bảo vệ mình, chống lại sự tấn công của anh. Anh ta lo sợ anh tấn công làm tổn hại anh ta, cho dù anh rất thành tâm cũng không thể giải trừ được tâm lý lo sợ đó. Khi tiếp xúc với người như thế phải hết sức chú ý đến hành vi của mình, không nên bộc lộ nhược điểm một cách khinh suất, vì như thế rất dễ làm cho đối phương khinh thường. Đồng thời anh cũng không nên hy vọng một lần gặp là thành bạn ngay, hay một lần gặp là xong việc.

Có ẩn ý

Nếu trong đàm phán buôn bán, ánh mắt của đối phương không nhìn vào anh và lại nhìn chằm chằm vào một điểm nào đó, điều ấy hoàn toàn chứng tỏ anh ta đang có ý khác, hoặc trong đàm phán đang cố giấu một ý gì không muốn cho anh biết. Cho nên phải kịp thời ngưng đàm phán hoặc hợp tác để tiến hành những điều tra cần thiết, nếu không sẽ bị mắc lừa.

Có ý muốn tiếp xúc

Nếu đối phương trong khi nói mà nhìn vào anh thì chứng tỏ anh ta có cảm tình và muốn gần anh, anh ta có ý tiếp tục giao tiếp với anh. Nếu lâu lâu anh ta lại nhìn chằm chằm vào anh và không muốn dời ánh mắt đi thì rất có thể anh ta đang muốn tâm sự với anh. Ở đây cần chú ý: Nếu ánh mắt này xuất hiện ở phái nữ thì khả năng cô ta không muốn đem việc riêng của mình nói cho anh biết.

Đầy ác ý

Có lúc nhìn chằm chằm là biểu thị đầy ác ý. Đó là một trong những nguyên nhân nhiều người muốn né tránh ánh mắt này. Nếu anh kết hợp với những biểu hiện khác của đối phương thì rất dễ phát hiện ý đồ đối phương đang giấu.

Tìm nhược điểm

Trong giao tiếp nhìn chằm chằm còn thể hiện sắc thái “trinh sát”. Trong đàm phán buôn bán, một bên nhìn chằm chằm vào bên kia là muốn dò tìm tâm lý của đối phương, hay để tìm nhược điểm trong câu nói của đối phương, từ đó mong tìm ra đột phá khẩu tốt nhất để tiến công trở lại. Ánh mắt của những người lấy khẩu cung thường nhìn chằm chằm vào một điểm nào đó để tăng áp lực tâm lý cho đối phương, từ đó mà đánh gục phòng tuyến tâm lý chống đỡ của đối phương. Đó cũng là một trong những nguyên nhân mà người đời cảm thấy không thoải mái trong cách nhìn này.

Nhìn đảo mắt ...

(còn típ)

Message edited by cafesnt - Thứ Năm, 05 Aug 2010, 4:36 AM
 
socolar Date: Thứ Ba, 17 Aug 2010, 0:42 AM | Message # 9
Colonel
Group: Users
Messages: 194
Status: Tạm vắng
Thế nhìn đắm đuối thì sao ha cafesnt? Có cách nào nhìn nhận ra kiểu nhìn này không? Socolar rất giàu trí tưởng bở , cứ anh nào nhìn chút xíu là tất nhiên anh đó nhìn mình đắm đuối. Cứ như vầy hoài thì chết socolar tui.
 
cafesnt Date: Thứ Tư, 01 Sep 2010, 0:55 AM | Message # 10
Major general
Group: Moderators
Messages: 357
Status: Tạm vắng
Socolar :
Quote
Thế nhìn đắm đuối thì sao ha cafesnt? Có cách nào nhìn nhận ra kiểu nhìn này không? Socolar rất giàu trí tưởng bở , cứ anh nào nhìn chút xíu là tất nhiên anh đó nhìn mình đắm đuối. Cứ như vầy hoài thì chết socolar tui.

Bạn ơi, 2 đứa mình được Anh Thầy làm cho cái mắt chớp liên hồi, chắc phen này thế nào cũng có anh mê... mẩn. Chỉ mới nghĩ thế thôi mà đã thấy dzui sướng quá trời lun ... smile
Anh Thầy ơi, cảm ơn anh nhìu lắm đó nhé !
biggrin

 
cafesnt Date: Thứ Ba, 28 Sep 2010, 9:28 AM | Message # 11
Major general
Group: Moderators
Messages: 357
Status: Tạm vắng
tiếp theo...
Nhìn đảo mắt

Nhìn đảo mắt là chỉ ánh mắt di động luôn, như người ta thường nói tròng mắt không ngừng chuyển động.Ánh mắt này gây ra cảm giác không thoải mái một chút nào, dễ làm cho người ta muốn che giấu lòng mình. Nhưng cũng có lúc ánh mắt này là do sự bức hiếp của đối phương mà sản sinh ra.

Nhìn đảo mắt thường có những hàm nghĩa tâm lý dưới đây.

E ngượng

Ánh mắt đối phương lúc nhìn trái, lúc nhìn phải không cố định khi tiếp xúc với anh thì có thể khẳng định họ đang có một ý đồ gì đó không muốn cho anh biết. Đặc biệt có một số nhân viên bán hàng khi bán cho anh luôn đảo mắt nhìn, đồng thời nói liên tục không dứt thì anh phải chú ý giấu mình, phải cẩn thận xoay xở, cảnh giác với giá cả và chất lượng hàng.

Miệng ngay lòng dối

Khi đối phương luôn nhìn đảo mắt, còn giọng nói thì ấm ứ, có thể khẳng định anh ta đang nói dối, ánh mắt anh ta thay đổi, không cố định là vì không muốn anh nắm bắt được ánh mắt đó để đoán nội tâm của anh ta. Nếu đối phương là người hợp tác hay khách hàng buôn bán của anh, anh nên ngừng quan hệ ngay, nếu không dễ bị mắc mưu.

Trong lòng nôn nóng

Ánh mắt đảo luôn có lúc là vì trong lòng rất nôn nóng, hoặc mong muốn kiếm lợi nhanh. Nếu quan sát kỹ hơn anh sẽ phát hiện không những anh ta hay đảo mắt mà hành vi cũng không ổn định, thường thể hiện đứng ngồi không yên.

Thay đổi ý kiến

Nếu hai người yêu nhau, khi nói về những vấn đề nghiêm túc (như bàn chuyện kết hôn) mà đối phương lộ ta ánh mắt này tức là có ý thay đổi nào đó không có lợi cho mình. Nếu anh cứ mặc kệ, không thèm chú ý đến ánh mắt này, để cho nó phát triển thì nhất đinh dễ gặp điều thương tổn.

Nhìn lơ đễnh

Nhìn lơ đễnh là loại ánh mắt rất phức tạp, trong ánh mắt không biểu hiện một tình cảm gì, hơn nữa cũng không nhìn cố định vào một điểm nào, nó đem lại cho người khác cảm giác trống không và rất khó phản ứng.

Ánh mắt nhìn lơ đễnh trong giao tiếp có thể có những hàm ý tâm lý dưới đây :

Không chú ý đến sự hiện diện của đối phương

Khi đàm phán với nhau mà đối phương nhìn một cách lơ đễnh thì chứng tỏ anh ta không chú ý đến anh, phản ánh tâm lý không chú ý đến điều anh nói.

Trong lòng không vừa ý

Khi đối phương không vừa lòng hoặc phiền não cũng thường có ánh mắt lơ đễnh, không biểu lộ tình cảm gì. Trong cuộc sống không thiếu các ví dụ như thế. Ví dụ, giữa hai người yêu nhau, tuy không có mấu thuẫn gì, nhưng bỗng nhiên phát sinh trục trặc, thì mắt của người đó tạm thời không có thần, tuy bộ mặt vẫn không có biểu hiện gì khác thường. Chính ánh mắt lơ đễnh đó đã bộc lộ nội tâm bất an và sự bất mãn với hiện trạng.

Tính cách nhu nhược

Người có tính cách nhu nhược, dù là khi đang giao tiếp với mọi người hay ngồi trong phòng một mình, hoặc là khi có những điều khó nói, đều thường có ánh mắt này. Tuy trên mặt của người đó đang có nét cười, nhưng lại tắt ngay, sau đó lại trở về bộ mặt không có biểu cảm. Đó là vì người đó không muốn người khác hiểu được tâm trạng của mình, trong điều kiện không có cách nào khác thì đành phải dùng ánh mắt này để biểu thị mình đang tồn tại.

Chiu đựng đến cực điểm

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường gặp hiện tượng : Giữa hai người xung đột nhau, một người thì lồng lên, còn người kia lại biểu lộ ánh mắt lơ đễnh. Lúc đó ta không nên cho rằng : Người có ánh mắt như thế là nhu nhược, kỳ thực anh ta đang ở tận cùng của sự chịu đựng. đang trong trạng thái lập tức có thể bùng nổ đánh nhau ngay, hoặc đang chờ cơ hội để tấn công. Nếu đối phương không biết mà rút lui thì dễ dẫn đến bị phản kích mạnh mẽ. Có thể nói ánh mắt lơ đễnh có lúc hàm chứa một tâm lý vô cùng nguy hiểm.

Trầm tư

Chúng ta biết rằng, khi con người trầm tư thì ánh mắt biểu hiện rất khác nhau : Có người nhắm mắt lại. khép kín ánh mắt, có người ánh mắt đờ ra, có người lại nhìn lơ đễnh không có biểu cảm gì. Đừng nghĩ rằng anh ta lơ đễnh, thực ra trong đầu anh ta đang quay cuồng suy nghĩ, chẳng qua không muốn lộ rõ sự suy nghĩ đó ta ánh mắt mà thôi. Một khi đã nghĩ xong thì ánh mắt anh ta sẽ bừng lên, biểu lộ ra ngoài. Điều đó hợp với câu "mắt bừng sáng là lúc đã bật nghĩ ra"

Nhìn né tránh

(còn típ)

 
cafesnt Date: Thứ Tư, 13 Oct 2010, 10:57 AM | Message # 12
Major general
Group: Moderators
Messages: 357
Status: Tạm vắng

tiếp theo...
Nhìn né tránh

Chúng ta đều biết : Lúc tiếp xúc, ánh mắt là nguồn thông tin chủ yếu không có ngôn ngữ, nó biểu thị mức độ hứng thú của hai bên đối với cuộc nói chuyện. Thông qua ánh mắt người ta có thể tiếp nhận được những tình cảm như : Thân ái, vui mừng, căm giận... của đối phương truyền tới. Song trong một số trường hợp, có người chủ động né tránh cái nhìn trực diện khi tiếp xúc, như ta thường goi là thay đổi hướng nhìn. Thay đổi hướng nhìn là sự phản ảnh hoạt động nội tâm của con người. Nếu ta chú ý nhiều hơn nữa đối với sự thay đổi đó thì ta sẽ phát hiện được nhiều điều rất thật mà ta muốn biết. Chuyển hướng nhìn có rất nhiều dụng ý. Ví dụ, có người khi nói ra những thông tin không tốt lành, hoặc kể những chuyện đau khổ của mình cho người khác biết thì họ thường né tránh cái nhìn của đối phương; có lúc trong giao tiếp, vì người đó xấu hổ, hoặc sợ hãi, thậm chí là nói dối cũng thường dùng cách nhìn này để né tránh.

Nhìn né tránh trong tiếp xúc, nói chung có các hàm nghĩa tâm lý dưới đây:

Khép kín mình

Nếu đối phương khéo léo né tránh cái nhìn trực diện của anh, không dám nhìn thẳng vào nhau thì chứng tỏ trong lòng đối phương đang có sự trắc trở. Lúc né tránh nhìn anh, không những là lúc anh ta không muốn thấy anh, mà về căn bản cũng không muốn anh nhìn thấy anh ta. Loại người này có tính cách tự khép mình rất điển hình.

Che dấu ẩn ý

Trong giao tiếp, chúng ta thường phát hiện một hiện tương khá thú vị là : hai người quen biết nhau, sau khi ngẫu nhiên nhìn vào nhau thì lập tức quay đi. Điều đó chứng tỏ cả hai người đều không muốn đối phương biết rõ nội tâm mình, tuy rằng trong chốc lát nhìn trực diện đó chưa chắc đã nhìn thấy được gì. Điều đó cũng giống như trường hợp chúng ta thường thấy: có hai người không quen nhau, sau khi bị người kia nhìn chằm chằm một chốc thì người này bỗng cảm thấy áy náy trong lòng, thậm chí nảy sinh cảm giác lo sợ. Vì vậy ta có thể rút ra kết luận : Phàm hai người đứng đối mặt với nhau thì đó phần nhiều là bạn bè, hoặc người thân, hoặc quan hệ rất mật thiết, vì giữa họ không có điều gì giấu giếm nhau. Sự có mặt của người kia không làm cho người này có điều gì phải lo sợ.

Biểu thị hứng thú

Có một số trường hợp, muốn quen biết đối phương nhưng lại không muốn để cho đối phương phát hiện ra mình thích họ, nên thường nhìn một cái rất nhanh, rồi sau đó tránh đi. Ví dụ ở chỗ công cộng có một cô gái trẻ đẹp vừa xuất hiện, ánh mắt của mọi người đều đổ dồn vào cô ta, riêng có một chàng trai nhìn một cái thật sâu, rồi lập tức nhìn đi chỗ khác, thậm chí quay cả mặt đi. Lẽ nào anh chàng này lại không mảy may có cảm hứng gì đối với cô gái đó? Không phải thế, thực tình thì anh ta rất có cảm tình với cô gái ấy, chẳng qua là cố kìm lòng mình lại, thể hiện bằng cách khống chế hành vi của mình. Khi chung quanh có hiện tượng như thế, anh nên quan sát kỹ chàng thanh niên và sẽ bừng hiểu ra rằng : thì ra anh ta luôn “nhìn trộm” cô gái đó.

Gây sự chú ý

Trong giao tiếp, nếu một bên cố ý tránh cái nhìn trực diện của đối phương mà làm ra vẻ không thèm chú ý đến, thì thực ra người đó không phải không chú ý mà chẳng qua anh ta dùng cái trò đó để gây cho đối phương chú ý mà thôi.

Tính cách chủ động

Trong giao tiếp, người mà chuyển cái nhìn của mình đi trước thì đó là người có tính cách chủ động. Trong khi nói chuyện, người muốn tỏ ra mình ở vị trí ưu thế hơn cũng thường chủ động chuyển tia nhìn sang hướng khác để né tránh cái nhìn trực diện quá lâu. Nói chung, người chuyển cái nhìn trước thường là người có cảm giác thắng lợi, vì vô hình chung anh ta đã tạo cho đối phương một áp lực tâm lý : Anh khinh tôi phải không? Để xem tôi dùng câu chuyện này có thể giữ anh lại được không ? trong trường hợp, nếu đối phương nói chuyện là người gặp lần đầu mà vẫn thường nhìn né tránh, thì bắt buộc ta phải cẩn thận tìm cách ứng phó để không gây cho người nói chuyện hiểu nhầm và không tăng áp lực đối với mình. Ví dụ, hai người khác giới gặp nhau lần đầu, sau khi cả hai ngẫu nhiên nhìn vào nhau, cô gái bèn lập tức chuyển hướng nhìn đi nơi khác, thì tuy sự chuyển hướng nhìn một phần là do nguyên nhân nội tại : cô gái cảm thấy không tự nhiên, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng : cô ấy đã làm cho đối phương càng mất tự nhiên hơn. Nếu chàng trai là người có tính cách hướng nội thì có thể anh ta sẽ đứng ngớ ra, trong lòng nghĩ : có phải cô ấy chưa thông cảm với mình chăng ? mình có thể thuyết phục được cô ấy không ? v.v... Càng suy nghĩ thì cử chỉ của anh ta càng không tự nhiên, khả năng thành công sẽ càng ít.

Lòng cảm thấy có lỗi

Trong một số trường hợp, ví dụ, khi đang bị người khác chú ý mà anh ta chuyển hướng nhìn đi thì điều đó có khả năng là anh ta có cảm giác hối hận, đồng thời sợ người khác biết lỗi của mình. Sở dĩ như thế là vì nhãn thần của một người có thể diễn đạt nội tâm của người đó. Ví dụ, một em bé mắc lỗi thường tự giác hoặc không tự giác tránh cái nhìn của người lớn và cúi đầu không nói. Trong phim hoặc kịch trên vô tuyến truyền hình khi đã được “công thức hóa” chúng ta thường thấy những cảnh tội phạm mặt giàn giụa nước mắt, cúi đầu không nói, còn người đại diện công lý thì mặt đầy khí thế, miệng hét to : “Ngẩng đầu lên, nhìn vào mắt tôi đây này !”. Tiếp sau đó là sự đổ vỡ phòng tuyến tâm lý của tội phạm.

Cảm giác tự ty mạnh

Nếu đối phương không dám nhìn vào và cũng không muốn biết những thông tin từ ánh mắt anh truyền tới thì đó là người không dám coi thường người khác, hoặc là người rất cẩn thận. Loại người này thường có cảm giác tự ty bẩm sinh rất mạnh. Tiếp xúc với những người này đòi hỏi phải tìm hiểu lâu dài, không nên sớm kết luận về người ta khi chưa hiểu hết họ.

Không bằng lòng với hiện trạng

Khi đối phương không chờ cho anh nói hết câu đã nhìn đi chỗ khác, tức là anh ta muốn biểu thị : Tôi không đồng ý câu chuyện của anh. Nếu đó là người bạn nữ quen biết hoặc quan hệ rất gần gũi, sau khi nhìn sâu vào anh rồi lập tức lánh mặt đi thì anh không nên hiểu sai cách nhìn đó của bạn gái. Đó không phải là cô ta không coi trọng sự hiện diện của anh mà là cô ta đang muốn bộc lộ phẩm chất và tính cách của cô ta đối với anh. Những cô gái có biển hiện như thế thường là người muốn biểu thị không bằng lòng với hoàn cảnh hiện tại.

Nhìn chớp lóe ...

(còn típ...)

 
cafesnt Date: Thứ Hai, 28 Feb 2011, 2:03 AM | Message # 13
Major general
Group: Moderators
Messages: 357
Status: Tạm vắng
Tiếp theo :

Nhìn chớp lóe

Nhìn chớp lóe là chỉ ánh mắt luôn chuyển dời bất định, lúc sáng lúc tối. Đây là loại nhãn thần vô cùng nguy hiểm. Nói chung khi đối phương thù địch với anh hoặc trong lòng có sự lo lắng, nghi ngờ thì biểu hiện lên ánh mắt là cách nhìn này. Từ góc độ sinh lý học mà nói, đó là màng mắt hơi bị xập xuống gây ra.
Nhìn chớp lóe có thể có những hàm nghĩa tâm lý như sau:

Có cảm giác nghi ngờ

Nếu người có quan hệ gần gũi với anh, trong câu chuyện có ánh mắt chớp lóe thì đó là vì anh ta đối với việc làm, hoặc một câu nói nào đó của anh cảm thấy không đúng. Khi anh đã dùng đủ mọi lời để giải thích mà vẫn không đạt được kết quả thì chứng tỏ người đó không tin vào anh nữa.

Cảnh giác đề phòng

Trong giao tiếp, nếu người gặp lần đầu dùng ánh mắt chớp lóe đối với anh thì chứng tỏ anh ta có cảm giác phải đề phòng, hoặc là anh ta đã có cách nhìn không tốt đối với anh. Anh phải chú ý giữ gìn lời nói và hành vi, đồng thời bám sát theo dõi sự diễn biến tình cảm của anh ta để có cách ứng xử thích hợp.

Có ý đối địch

Nếu đối phương mắt chớp lóe rất mãnh liệt thì có thể khẳng định sự hiểu nhầm, hoặc cảm giác nghi ngờ đối với anh đã phát triển đến mức phẫn nộ. Lúc đó anh phải hết sức chú ý, phải dùng lời nói hoặc cử chỉ để giải trừ nỗi bực tức của anh ta thì mới có thể tránh được những phiền phức không đáng có. Một khi không làm được như thế thì sau này dù anh có nói gì hoặc làm gì cũng không thể giải trừ được sự bực tức đó nữa.

Nhìn lướt

Nhìn lướt là chỉ ánh mắt lướt qua chung quanh rất nhanh. Trên một ý nghĩa nào đó, khi muốn đánh giá những người chung quanh, người ta cũng thường nhìn lướt. Có lúc nhìn lướt là cách nhìn rất khó chịu đối với những người có mặt.
Nhìn lướt có thể có các hàm ý tâm lý như sau:

Tức khi muốn lăng nhục

Trong giao tiếp, khi đối phương không nhìn cố định một chỗ mà muốn dùng ánh mắt thách thức nhìn lướt qua mọi người thì chắc là vị trí xã hội của người đó khá cao. Sử dụng kiểu nhìn này, một mặt người đó muốn chứng tỏ địa vị về: thân phận, học thức, kinh tế của mình cao hơn người khác một bậc ; mặt khác dùng ánh mắt đó để duy trì cảm giác ưu thế của mình, đồng thời gây áp lực tâm lý đối với mọi người.

Tìm sự ủng hộ

Nói chung người có tính cách hướng nội hoặc tính cách nhu nhược, khi dùng cách nhìn này là có ý tìm sự ủng hộ. Vì họ không muốn đối phương hiểu được tâm trạng của mình, nhưng họ cũng không biết dùng biện pháp bảo vệ nào khác, cho nên mới không dừng ánh mắt tại một chỗ. Giống như em bé phạm lỗi,nhìn vào bố rồi sau đó lại nhìn vào mẹ để cầu cứu.

Nắn gân đối phương

Trong giao tiếp, khi đối phương nhìn đi nhìn lại vào anh thì chắc chắn là anh ta đang dò đoán ý nghĩ và cách nhìn của anh đối với anh ta, hy vọng qua anh sẽ phát hiện được một cái gì đó để có hành vi thích hợp ứng xử lại.

Lườm nguýt

Lườm nguýt là chỉ ánh mắt nhìn xiên rất dữ dội. Khi lườm nguýt là người đó muốn biểu thị sự từ chối, hoặc coi thường, hoặc không vừa lòng, hoặc có cảm tình. Trong đa số trường hợp, lườm nguýt là biểu thị không tôn trọng người khác. Người thường hay lườm nguýt là người có tính tự tôn rất cao, hoặc là người có tâm lý lo sợ. Nói chung phụ nữ thường hay sử dụng ánh mắt này.
Lườm nguýt biểu thị những hàm nghĩa tâm lý sau:

Cự tuyệt và miệt thị

Trong giao tiếp, khi đối phương sử dụng cách nhìn này thì nhất định vì một nguyên nhân nào đó mà khiến họ nảy ra tâm lý cự tuyệt và khinh thường anh. Nếu anh cứ mặc kệ, không thèm chú ý tới mà vẫn làm theo cách nói của mình thì không những không bảo đảm cho cuộc nói chuyện tiếp tục một cách suôn sẻ mà hơn nữa cũng để lại sự ám ảnh cho những lần nói chuyện về sau. Vì vậy trên ý nghĩa này mà nói, lườm nguýt là cách nhìn không nên coi thường bỏ qua.

Không vừa lòng

Có lúc lườm nguýt là đối phương muốn biểu thị sự bất mãn mãnh liệt đối với anh. Nếu anh cũng lườm nguýt lại thì dễ dẫn đến xung đột chính diện, khiến cho “việc bé xé thành to”. Theo nghĩa này mà nói, lườm nguýt cũng là một nhãn thần rất nguy hiểm.

Cảm thấy hứng thú

Giữa hai người khác giới, nếu dùng ánh mắt lườm nguýt và kèm theo mỉm cười thì chứng tỏ đối phương rất thích anh. Ánh mắt này phần nhiều xuất hiện giữa nữ đối với nam. Từ ý nghĩa này mà nói, lườm nguýt cũng là cách biểu hiện “tình yêu không lời”.

Chớp mắt

Chớp mắt là dựa vào các động tác mở mắt rồi nhắm mắt liên tục mà thành. Trong tâm lý học gọi chớp mắt là “hiện tượng co giật”, là một loại “hành vi không có lời” tức là nhờ vào chớp mắt để thể hiện nội tâm của mình. Nếu động tác này quá rõ và xảy ra luôn thì đó là biểu hiện của một dạng bệnh thần kinh.
Chớp mắt bao gồm những hàm nghĩa tâm lý sau.

Trong lòng áy náy

Người thường hay chớp mắt, nhất là nữ giới, chứng tỏ trong lòng có điều gì đó áy náy rất sâu sắc. Đặc biệt là những cô gái trưởng thành trong hoàn cảnh gia đình không thuận lợi thì đó là hành vi không tự chủ được.

Lấy mình làm trung tâm

Người nữ chớp mắt nhiều thường là người luôn coi mình là trung tâm. Họ tự ý thức về mình rất mạnh. Người nữ như thế dễ làm cho người nam cảm thấy khó xử.

(còn típ ...phần 2 : HÀM NGHĨA TÂM LÝ VÀ TÍNH CÁCH CỦA LÔNG MÀY)

Message edited by cafesnt - Thứ Hai, 28 Feb 2011, 2:52 AM
 
FORUM » NHÂN-TƯỚNG HỌC- PHONG THỦY & BÓI TOÁN » NHÂN TƯỚNG HỌC » NHÂN HỌC
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO