Thứ Năm
28 Mar 2024
7:29 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG KIẾN THỨC » VĂN HỌC » SỐNG GIỮA ĐÀN GÀ (GS LƯU VĂN VỊNH)
SỐNG GIỮA ĐÀN GÀ
atoanmt Date: Chủ Nhật, 01 Feb 2015, 11:11 AM | Message # 1
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
SỐNG GIỮA ĐÀN GÀ


GS LƯU VĂN VỊNH



sách quý xb 1953 HàNội chính thống.


Theo cuốn Trần Đức Thảo-Những Lời Trăng Trối, Triết gia thuần thành TĐThảo đã có những kinh nghiệm sống và để lại những nhận xét tinh tế, ông được Nguyễn Tuân dẫn ông vào thú ăn chơi một thời vang bóng :
ông dự buổi hát ả đào chui với Nguyễn Tuân trên vùng núi rừng Tuyên Quang, ông giật mình :
Hát ả đào vừa trữ tình, vừa huyền bí thiêng liêng như của tôn giáo. Nghe mà rợn cả người, như lạc vào cõi thiên thai…tâm tư u buồn…
Hát opéra của Tây thì dùng sức buồng phổi dẩy làn hơi qua thanh quản để đưa nốt nhạc vọt lên chót vót như thi tài với tiếng đàn…

Ả đào thì ca nương phải kiềm chế làn hơi, rồi từ từ vừa đẩy, vừa níu lại làn hơi qua họng, dể uốn nắn âm thanh qua thanh quản, làm nó uyển chuyển, luyến láy, nghẹn ngào, như than van, nức nở, để bày tỏ nỗi niềm ,

Nguyễn Tuân bàn giải thêm :
ca trù thẩm thấu tâm can vì nó chuyên chở âm điệu nuối tiếc, tình hận, chí cả sinh bất phùng thời của những kẻ bất mãn, bất đắc chí như anh đấy…
…Chúng ta là bọn Giang châu Tư mã đang bị giông bão thời cuộc đánh trôi dạt về cái bến Tầm Dương rừng rú này. Buồn lắm, thảm lắm anh ơi !
( tr 91-95)

Ông kể chuyện hồi VMCS mới tiếp thu Hà Nội 1954 :
Một cặp tình nhân đang ngồi ngắm trăng bên Bờ Hồ Hoàn Kiếm bị Công An tới hỏi giấy giá thú !với giọng nói đặc sệt các địa phương xa xôi, không mang chính giọng và chính tả ( từ cách viết tới phát âm).

Ông kể :
"Súng SKZ của Trần Đại Nghĩa (trong nhóm sinh viên theo về VN từ 1946) chỉ thấy trên ảnh chứ không thường thấy trên trận địa"(tr.281)

Rất may, sau năm 1975, hai ông CS gộc,Trần văn Giầu và Trần Bạch Đằng đã ra Hà Nội, khẩn khoản khuyên ông vào miền Nam để sinh sống và làm việc trong những điều kiện thông thoáng hơn, tiện nghi hơn.

Vào Sài gòn 1987, ông kinh ngạc, tuy chưa khóc như Dương Thu Hương, nhưng ông cũng thấy ngay sự thật, miền Nam giải phóng miền Bắc chứ không phải ngược lại !


Ông thán phục lời ca Trịnh Công Sơn, cám ơn lệnh buông súng của DVMinh vì :
"Nó giải thoát hàng vạn thanh niên miền Bắc ra khỏi rừng núi đầy bom đạn và muỗi mòng… tôi được vào sống ở SG chịu ảnh hưởng của người Saigòn" (tr.341).

Ở Sàigòn, ông được giới trí thức miền Nam tấp nập tới thăm, ông hoàn thành một tập sách nhỏ : Con người và chủ nghĩa lý luận không có con người.
Chỉ trích lối lý luận giáo điều xơ cứng, coi con người chỉ là dụng cụ…đưa tới bế tắc tư tưởng (tr219).

Ông quan sát xã hội đổi mới :
"Đi với đồng đôla Mỹ mà không có tự do dân chủ thì chỉ có đường làm đày tớ cho nó thôi…thế lực tư bản man rợ dật dây …mặt kinh tế thì buông thả để tư bản nước ngoài tung hoành lũng đoạn,.Vì tư bản nước ngoài sẽ là nguồn lực chính giúp Đảng và chế độ sống còn" (tr.227)

Ông diễn dịch súc tích :
VĂN HOÁ CHIẾN TRANH tồn đọng làm con người trở thành hung bạo hơn, gian xảo hơn, tàn nhẫn hơn trong suy nghĩ, hành động, nếp sống...Phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp VN ( dùng hiệp định để chuẩn bị mở rộng chiến tranh-tr.362).)

Có lẽ thấy ảnh hưởng của triết gia bắt đầu lan rộng, họ muốn ông đi cho khuất mắt, một ông quản giáo, Sông Trường, từ hồi ngoài Bắc, nay vào Nam, 1987, xếp đặt cho TĐThảo sang Pháp, ông cán bộ (từng làm việc cho Trường Chinh) nói một câu, có lẽ thành thật :

"Ông ở đây mãi với lũ Gà, chưa chán sao ?,
Anh sang Pháp đi, vì nếu anh ở lại Hà Nội hay Sài gòn thì cũng phí phạm thời gian của anh thôi…
Anh đi sẽ như đại bàng bay trở lại vùng trời cao..nó sẽ có thể làm được nhiều chuyện phi thường, khác với lúc nó bị nhốt trong chuồng, cho dù cái chuồng ấy tốt đẹp đến đâu nhưng vẫn phải sống với đàn gà...
Anh chưa chán cảnh phượng hoàng phải sống chung với đàn gà à ?"


Đây phải chăng là lời nói rất thành thực của một quản giáo bắt đầu phản tỉnh, từng hiện diện trong buổi TĐThảo, chủ hoà, đấu với Trường Chinh (2), chủ chiến thời 1955 ( tr.234-235).

Trong ba ông Thạc sĩ nổi danh tiền chiến : Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Hoàng Xuân Hãn, thì 2 ông Tường và Thảo đều vướng vào vụ Nhân Văn Giai phẩm 1956, bị đày đoạ hơn 30 năm, chỉ có ông Hãn vì đồng hương đồng đảng nên yên thân, khi chết còn được truy tặng huân chương đỏ !

Hạ Long Bụt Sĩ LƯU VĂN VỊNH


Nguồn: https://halongvandan.wordpress.com/2014/09/16/song-giua-dan-ga/


AToanMT
 
FORUM » TRANG KIẾN THỨC » VĂN HỌC » SỐNG GIỮA ĐÀN GÀ (GS LƯU VĂN VỊNH)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO