Thứ Năm
28 Mar 2024
1:46 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG KIẾN THỨC » VĂN HỌC » NHUỘM MÂY NẨY TRĂNG (BÀI VIẾT CỦA GIÁO SƯ NGUYỄN-VĂN TRƯỜNG)
NHUỘM MÂY NẨY TRĂNG
atoanmt Date: Thứ Ba, 11 Jan 2011, 10:10 PM | Message # 1
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
NHUỘM MÂY NẨY TRĂNG

(Giáo-Sư NGUYỄN VĂN TRƯỜNG)

Chúng tôi thường đùa nhau: Cái nghề của mình không khác việc “Nhuộm mây nẩy trăng” của Kim Thánh Thán.
Nghệ sĩ muốn vẽ Trăng, nhưng Trăng khó vẽ quá. Phải vẽ Mây. Nhưng vẽ Mây không vì Mây, mà vì Trăng.
Khi xong bức tranh, người xem khen rằng Trăng đẹp quá, nghệ sĩ thành công. Nếu trái lại được khen là Mây đẹp quá, thì là một thất bại.

Chúng tôi muốn tôi luyện môn sinh thành Người.
Con người mà chúng tôi muốn đạt đến quả thật là khó tả.
Phải chăng “Nó phải có danh gì với núi sông?” Hoặc “Không thành danh cũng thành Nhân” ? Con người ấy phải theo Lão? Nho? Phật? hay Ky Tô Giáo? Hay chi chi khác nữa?

Năm 1964, Hội Đồng Quốc Gia Giáo Dục Sài Gòn vạch cho tôi tôn chỉ: Nhân Bản, Dân Tộc, Khai Phóng.
Là phương châm cho một đạo mới: Đạo của những người làm Giáo-Dục. Suy rộng ra đó là Đạo Làm Người, trọn vẹn tin ở khả năng cải thiện của con người, trân trọng nhân cách của cá thể, có nói văn chương, có dạy thánh hiền, có nêu những nền tảng luân thường đạo lý, nhưng tất cả trong một tiến trình hình thành, trong một cấu trúc không ngừng biến dịch, cho nên gọi nó là Đạo mà không là Đạo.

Vậy Trăng của chúng tôi phải là những con người phát triển trong lòng dân tộc, có Tình, có Lý. Cái Tình Lý này là của con người của vùng này, lúc này, hôm nay để gắn liền với quê hương đất tổ (Dân Tộc), đồng thời cũng là cái Tình Lý của người đời, của muôn nơi, muôn thưở (Nhân Bản).

“Vi Nhân nan, vi Nhân nan”, người xưa bảo thế. Con người mà chúng tôi kiến tạo, đa dạng, muôn sắc muôn màu, đổi thay từng vùng, từng thời điểm. Khó lắm thay.

Cho nên phải nhuộm Mây, dùng kiến thức mà tôi-luyện con người.Nếu sau cùng, người đời bảo rằng chúng tôi chỉ đào tạo những cấp bằng. học vị, những chức tước, sống trên một mớ kiến thức cũ, xưa như trái đất, hoặc đục khoét dân chúng, ăn hại và làm nghèo đất nước thì công trình của chúng tôi phá sản, vì đã vẽ Mây cho Mây.

Trái lại, nếu người đời nhận rằng chúng tôi đào tạo những con người tốt, có khả năng, có nhiều đức tính, có tình nghĩa, biết sống một cuộc sống phong phú cho mình và cho tha nhân, chúng tôi gọi đó là thành công.

Cho nên, chúng tôi dạy kiến thức mà không vì kiến thức. Kiến thức là phương tiện để tôi luyện khả năng và tính tình: Can đảm, kiên nhẫn, trì chí, lòng tự tin, tinh thần trách nhiệm, óc sánh tạo…Những đức tính cần thiết cho một xã hội không ngừng chuyển biến và chuyển biến mỗi lúc mỗi nhanh.

Suy nghĩ về lễ nghi, kỷ luật, nội dung cái Dạy và cái Học. Phương pháp, mục tiêu, về những quan hệ với chính quyền, đoàn thể, tồ chức tôn giáo…trong chiều hướng cải thiện học đường, chúng tôi gọi đó là Trang Nghiêm Cửa Khổng, cái tu học của các Sư.
Sư ờ đây không là ờ chùa hay các thiền viện, mà là của làng Giáo.

(Trích TRƯỜNG PHAN THANH GIẢN CẦN THƠ TỰ TRUYỆN
của GIÁO SƯ NGUYỄN VĂN TRƯỜNG)


AToanMT
 
cafesnt Date: Thứ Ba, 11 Jan 2011, 11:09 PM | Message # 2
Major general
Group: Moderators
Messages: 357
Status: Tạm vắng
Lời của Giáo Sư thật chẳng có chữ nào thừa. Thán phục, thán phục !
 
NHIEU Date: Thứ Tư, 12 Jan 2011, 2:47 AM | Message # 3
Major
Group: Users
Messages: 81
Status: Tạm vắng
Nói đến GD thì N nghĩ đến cách làm dạy La hau la của Đức Phật :
Đức Phật dạy con như thế nào
Gil Fronsdal
http://www.insightmeditationcenter.org/books-a....tnamese
Đức Phật lại dạy La Hầu La
“Trong khi chuẩn bị làm điều chi bằng thân, khẩu, ý, con phải quán chiếu: hành động này có gây tổn hại cho mình hoặc cho kẻ khác không. Nếu, sau khi suy xét, con thấy rằng hành động đó sẽ có hại, thì con hãy đừng làm. Còn nếu con thấy rằng hành động đó có ích lợi cho con và cho kẻ khác, thì con hãy làm.”
Đức Phật lại dạy La Hầu La thiền :
Con phải thiền làm sao giống như đất vậy: đất không cảm thấy phiền vì bất cứ một thứ gì đổ lên đó. Vì vậy, nếu con tập thiền giống như đất, con sẽ không có cảm giác vui thích hay không vui thích về bất cứ một điều gì. Hãy tập thiền như nước, như lửa, như gió, và như không gian: tất cả đều không cảm thấy phiền bởi những cảm giác vui thích hay không vui thích. Thực tập được như nước, như lửa, như gió, như không gian, tâm của con sẽ không còn vướng bận gì cả.”
 
atoanmt Date: Thứ Tư, 12 Jan 2011, 6:27 AM | Message # 4
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
Bạn NHIEU


AToanMT
 
ThuanThien Date: Thứ Tư, 12 Jan 2011, 6:52 AM | Message # 5
Major general
Group: Users
Messages: 446
Status: Tạm vắng
 
maithanhlong169 Date: Thứ Hai, 17 Jan 2011, 5:54 AM | Message # 6
Lieutenant
Group: Users
Messages: 61
Status: Tạm vắng
 
FORUM » TRANG KIẾN THỨC » VĂN HỌC » NHUỘM MÂY NẨY TRĂNG (BÀI VIẾT CỦA GIÁO SƯ NGUYỄN-VĂN TRƯỜNG)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO