Thứ Tư
24 Apr 2024
7:58 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG TIẾU LÂM » NGÔN NGỮ CƯỜI » CÀ KÊ DÊ NGỖNG (st)
CÀ KÊ DÊ NGỖNG
atoanmt Date: Chủ Nhật, 04 Mar 2012, 11:04 AM | Message # 1
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
CHỮ CÀ TRONG TIẾNG VIỆT

Không biết có phải từ nguyên thủy tiếng cà được dùng để gọi loài cây quả không mấy giá trị cho nên khi tiếng được ghép vào với những tiếng khác để tạo thành những cụm từ nhằm diễn tả cách thế, hình thái, đặc tính của sự vật và con người, thì hình như tiếng gì kết hợp với tiếng cà cũng chỉ nhằm diễn tả cái mặt xấu, dở, yếu kém, hay có nhiều khiếm khuyết của một sự vật chứ không có tiếng cà nào nhằm diễn tả sự hay ho, sung mãn hoặc tốt đẹp cả.

Khi đánh giá sự vật hay con người thì loại dở dở ương ương được người ta gọi là loại "cà mèng" hay còn gọi là "cà là mèng".

Người có vẻ như mất thần, không tập trung tư tưởng thì được gọi là "cà lơ".

Người hay đi lang-thang dạo phố mừ không làm việc, có khi được gọi là "cà lơ phất-phơ"

Chân bị đau khiến cho đi đứng cứ khập khiểng thì gọi là "cà nhắc".

Chân mà bị cà nhắc có khi còn được gọi là "cà thọt" mà có 1 thời ở Sài Gòn, người ta hay nói:
"Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến cà-thọt lên XHCN"...
(Mà không ngờ cái câu "Dân Giao" (hong phải "Đồng-Giao") ấy lại đúng !
Vì sự thật bi giờ thì hong còn cái gọi là XHCN nữa, mà chỉ còn toàn là "Tư-Bản-chủ-nghĩa và Sở-hữu-chủ-nghĩa thôi !)

Còn hễ Chân bị tai nạn gì (ngay cả việc đạp phải "kít Chó") mà đi khập khiễng, cà-nhắc cà nhắc thì còn gọi là bị "xi cà que".

Người nghèo ăn uống thiếu dinh dưỡng thì thân thể thường ốm "cà tong cà teo", hình dáng trông cứ như là que củi "cà khẳng cà kheo".

Do cái bệnh ốm đói kinh niên cho nên đi đứng làm việc lúc nào cũng có vẻ uể oải, hoặc làm việc mò mò chậm-chạp thì được gọi là làm theo kiểu "cà rịch cà tang", vì thường thích "kề rề cà rà" chứ không xông xáo.

Đường sá quê nghèo thì lồi lõm ổ gà, lỗ chân trâu, khiến cho xe chạy không lăn bánh êm ả như trên xa lộ mà hay bị dồi xóc nên gọi là "cà tưng".

Hoặc khi có Cô nào thấy việc gì đó mà mừng đến nhẩy "cỡn" lên thì sẽ được người ta nói:
-"Coi kìa, coi con nhỏ đó nhẩy "cà tưng" kìa !"

Những người đi đứng không chững chạc mà lúc đi lúc nhảy như con dê non thì gọi là "cà tửng".
Hoặc những người hơi...man-mát, hơi mát giây chập điện ở bộ Não, cũng được gọi là
"Đồ cà tửng" hoặc
-"Thằng đó nó hơi tửng tửng !"

Còn nhỏ mà không được đi học thì chỉ thích chạy "cà nhỏng" ngoài đường.

Người lớn mà vô công rồi nghề không biết làm gì thì thường hay "la cà" chỗ này chỗ nọ.

Gặp nhau chuyện gẫu hoài nhiều khi không còn biết chuyện gì để nói đành phải nói theo kiểu "cà kê dê ngỗng".

(Còn Bà Dzợ tui thì nói:
-"Em đi ngủ sớm đây, cho anh tha hồ mà lên "Mạng" "Cà-kê-dê-ngỗng" "Chát-chít tỷ-tê" )

Do cái tật cà kê dê ngỗng mà sinh ra tật nói "cà rởn" tức là nói chơi nói dỡn cho vui.

Tuy nhiên đôi lúc vui quá cũng dễ sinh ra mất lòng gây bất hòa nên đâm ra "cà khịa", có nghĩa là nói thọc ngang, nói xóc hông người khác.

Nếu tự ái của người nào đó bị xúc phạm quá nặng thì người đó có thể lên cơn giận đột xuất làm cho hệ thống thần kinh không còn làm chủ được cái lưỡi phát âm khiến cho nói không nên lời, mà cứ lắp ba lắp bắp vấp váp thành ra "cà lăm". Đúng ra thì cà lăm chính là tên gọi của một khuyết tật về nói bẩm sinh nơi một vài người mà khi sinh ra đã được trời ban cho họ một bộ máy phát âm không hoàn chỉnh, còn người bình thường thì chỉ cà lăm tạm thời rồi hết một khi cơn tức khí xung thiên đã qua đi.

Còn người cứ hứa bừa, rồi thay đổi như chong chóng thì đúng là đồ "cà giựt" !

Mặc dầu đã có nhiều tiếng được ghép với tiếng cà để diễn tả cái dở cái yếu kém nơi sự vật hay con người như đã nói trên, nhưng còn một tiếng nữa đáng nói đến nhất là tiếng "cà chớn".
Thật ra thì tôi cũng không biết định nghĩa tiếng cà chớn này như thế nào vì tôi không có khả năng làm tự điển, nhưng thường thì tiếng này được dùng để nói về người và cứ xem trong mối tương quan xã hội của mọi người đối với nhau thì người bị cho là cà chớn là người hay có những thái độ bốc đồng, những cách hành xử như ưa thọc gậy bánh xe hay phá thối những công việc chung, ăn nói thì lời lẽ tiền hậu bất nhất v.v...

Anh nào mà xây mộng ước với một cô nàng cà chớn là có ngày bị leo cây.

Một ông chồng hiền lành mà rước được một bà vợ cà chớn là coi như cuộc đời và sự nghiệp cũng tiêu tùng.

Bà vợ nào mà lấy phải một ông chồng cà chớn là chỉ ôm hận.
Làm ăn với người cà chớn có ngày vỡ nợ.

Kết bạn với người cà chớn có ngày mang họa vào thân hoặc bị bán đứng.

Đất nước mà được lãnh đạo bởi các "chính khách cà chớn cà cháo" thì Dân chúng chỉ có nước bị gậy ăn mày và "cà lam cà lọ "

Khuyết Danh
(Nhận qua email)


AToanMT
 
phiy Date: Chủ Nhật, 04 Mar 2012, 1:34 PM | Message # 2
Colonel
Group: Users
Messages: 167
Status: Tạm vắng
hì... Bài này hay thật !
Mùa hè mà không có CÀ thì dẫu cao lương mỹ vị cũng vẫn thấy thiếu.
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 04 Mar 2012, 4:03 PM | Message # 3
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


Đại Bi Chú
 
Tihon Date: Thứ Tư, 07 Mar 2012, 10:52 PM | Message # 4
Major
Group: Users
Messages: 93
Status: Tạm vắng

Em xin phép thỉnh thoảng "la cà" vào đây loanh quanh lẩn quẩn coi đọc mấy chuyện "Ma" cà kê dê ngỗng" chút xí thôi ạ... Bữa nay em dzô đây được "ăn cà rem" "Cà rà mèo (caramel) ngon quá à...Mờ sao em thấy có Chị nào đẹp đẹp ngồi ăn "Kem Dâu" coi ngon lành quá...


Message edited by Tihon - Thứ Tư, 07 Mar 2012, 10:57 PM
 
atoanmt Date: Thứ Tư, 28 Mar 2012, 11:11 PM | Message # 5
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
HAI LÚA ĐAU LƯNG

Hai Lúa hầm hầm bước vào Tiệm Thuốc Bắc hỏi:
-“Bà Thầy nè, Ông Thầy đâu rồi hả ?”
-“Ổng mới đi khỏi rồi, có người lại rước đi trị bịnh, mà Chú bị đau làm sao mà coi quạu-quọ quá xá ể dzậy hả ?”

Hai Lúa đáp:
-“Tui bị đau lưng nhức mỏi, bữa hổm có tới gặp, Ông thầy bán cho tui 1 Hộp Thuốc dán 36 miếng Salonpas, dặn hễ đau thì 6 tiếng dán 1 miếng.”

Bà Thầy ngạc nhiên hỏi:
-‘Dzậy là đúng rồi, bộ chú hong bớt đau hả ?”

Hai Lúa cởi phăng áo ra, chỉ Bà Thầy:
-"Bà coi, tui 6 tiếng dán 1 miếng bi giờ dán bít bùng từ đằng trước tới đằng sau rồi, người tui hết chỗ dán luôn...
...
Chỉ còn ...phía dưới chưa dán, mà dán cái này nó nóng ác, dán ở ... dưới thì bị “giải-phóng” lun làm sao mờ chịu nổi ?”


Bà Thầy cừi ngất nói:
-“Chùi ui, chắc tại Ông Thầy quên dặn “phải gỡ bỏ miếng cũ trước khi dán miếng mới” rồi !



AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Tư, 28 Mar 2012, 11:26 PM | Message # 6
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
KHẨN CẤP

Sau trận dán Salonpas cùng mình, Hai Lúa bèn mò vào ngồi sắp hàng ở Bệnh Viện chờ khám Bác Sĩ...ủa lộn, chờ Bác Sĩ khám.
Bỗng có 1 ông mặt hốt hoảng, chạy vào hét toáng lên:
-"Bác Sĩ ơi, mau mau ra giúp, con Vợ tui nó mún đẻ rơi kia kìa"

Bác-Sĩ vội hỏi:
-"Ở đâu?"
Ông kia chỉ tay ra nói:
-"Ở trên Xe Taxi đậu ngoài lề đường đó !"
Bác-Sĩ đứng dậy dzọt ! Hai Lúa cũng co dzò dzọt vèo 1 cái, qua mặt Bác-Sĩ, đồng-thời nói:
-"Để tui tiếp tay khiêng cho Bác-Sĩ !"

Hắn chạy lại xe Taxi, mở cửa, chụp 2 chân lôi bà ta ra, Bác Sĩ vội nhào đến đỡ 2 bên vai khiêng dzô...
Bà kia giãy đành-đạch ! đạp lung-tung !!!

Bác-Sĩ nhìn lại: Hoá ra trước cửa Bệnh viện, hiện có đến 3 chiếc Taxi đang đậu !



AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Hai, 02 Apr 2012, 0:03 AM | Message # 7
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
Người miền Nam không những thường phát âm sai những từ bắt đầu bằng phụ âm R mà còn những phụ âm khác như D; G; Q; và H. Chữ D và G, cho dễ phân biệt họ gọi D là “Dê trên” và G là “Dê dưới”. Còn từ nào bắt đầu bằng Q và H thì họ phát âm bằng Q, ví dụ, liên hoan họ gọi là liên quan; truy hoan là truy quan ... thành ra:

Cô nọ đến chủng viện ở Long Xuyên, gõ cửa nhà dòng.
Cửa nhỏ bằng bàn tay mở ra, một cha trực dòng hỏi :
- Thưa cô, cô tìm ai?
Cô kia đáp :
- Thưa cha, cha cho con gặp cha Quan có chút việc.
Cha không chắc là cha nào nên hỏi lại cô ta:
- Thưa cô, ở đây có 3 cha: cha Hoan, cha Quang và cha Quan. Cô muốn gặp cha nào?
Cô nhăn mặt, gãi đầu tìm cách giải thích, cô nói :
- Thưa cha, con muốn gặp cha Quan .... Cha Quan có cu (Q) mà hổng có dê (G) đó cha!



AToanMT
 
tieuthu_soma Date: Thứ Hai, 02 Apr 2012, 11:27 AM | Message # 8
Colonel
Group: Users
Messages: 197
Status: Tạm vắng
người miền tây nói ngọng hihihihi
 
ThiệnTâm Date: Thứ Bảy, 04 May 2013, 4:43 AM | Message # 9
Major general
Group: Moderators
Messages: 365
Status: Tạm vắng
ĐEO KHẨU TRANG

Thấy người ta đeo khẩu trang để tránh bụi, cũng muốn bắt chước cho giống người thành phố. Hai Lúa liền tới ngay cửa hiệu để sắm một cái khẩu trang, nhưng mua lộn miếng… băng vệ sinh . Hí hửng lắm, Hai Lúa đeo ngay “miếng” khẩu trang vào rồi đi vi vu ngoài đường. Chạy xe được một lúc, Hai Lúa thấy khó thở quá, bực mình tháo “miếng” khẩu trang ra quăng vào sọt rác. Vừa quăng xong, ngó vô sọt thấy trong đó cũng có một “miếng” khác của ai đó vứt đi, Hai Lúa tức mình lẩm bẩm: - "Đ.M! May mà mình quăng đi kịp, chứ nếu không là bị hộc máu giống thằng này rồi!"

biggrin


Message edited by ThiệnTâm - Thứ Bảy, 04 May 2013, 4:48 AM
 
FORUM » TRANG TIẾU LÂM » NGÔN NGỮ CƯỜI » CÀ KÊ DÊ NGỖNG (st)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO